Xem Nhiều 3/2023 #️ U Não: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh U Não # Top 5 Trend | Kidzkream.com

Xem Nhiều 3/2023 # U Não: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh U Não # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về U Não: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh U Não mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. U não là gì?

U não là khi trong não xuất hiện các khối mô được tạo ra bởi các tế bào tăng trưởng nhanh bất thường. Có hai loại u não: khối u lành tính và khối u ác tính.

Những khối u bắt đầu ở não được gọi là u não nguyên phát có nguồn gốc từ mô não, màng não, dây thần kinh sọ, mạch máu,tuyến yên,… Còn lại u não thứ phát là do ung thư nơi khác di căn đến, trừ ung thư tế bào đáy của da tất cả các loại ung thư phổ biến như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư ruột kết, ung thư thận,…đều có khả năng di căn lên não.

2. Nguyên nhân gây ra u não

Nguyên nhân gây ra những biến đổi trong tế bào não vẫn chưa được xác định, đa phần u não thứ phát thường hay gặp hơn u não nguyên phát.

3. Triệu chứng, biểu hiện của u não

Các dấu hiệu và triệu chứng sớm hay gặp ở u não:

– Đau nhức đầu là triệu chứng hay gặp, dần dần đau thường xuyên, nhức nặng hơn, đau nhiều vào sáng sớm.– Buồn nôn hoặc nôn ói không rõ nguyên nhân.– Say sẩm, chóng mặt, dễ mất thăng bằng.– Gặp khó khăn trong khả năng nói.– Thị lực suy giảm, nhìn mờ, nhìn đôi, giới hạn góc nhìn.– Thính lực dần kém 1 bên tai hoặc bị điếc đột ngột.– Dần dần mất cảm giác hoặc mất khả năng vận động một cánh tay hoặc chân.– Trí nhớ bị giảm sút, lơ đãng, mất khả năng tập trung.– Thay đổi tính khí, nhân cách, trầm cảm, lo âu.– Rối loại ăn uống.– Động kinh đặc biệt là những người không có tiền sử động kinh trước đó.

Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh u não:

– Khám thần kinh: chẩn đoán có mắc bệnh hay không.– Chụp cắt lớp vi tính ( CT scan): phát hiện ra mô ung thư.– Chụp cộng hưởng từ (MRI): rất hữu ích trong chẩn đoán u não.– Chụp X- quang não: thấy những thay đổi xương sọ do u não gây ra.– Chụp động mạch có tiêm thuốc cản quang: giúp nhìn rõ mạch máu não cũng như khối u trên phim X-quang.– Chụp tủy sống: chụp X- quang tủy sống khi có nghi ngờ khối u nằm trong tủy sống.

4. Điều trị bệnh u não

Những phương pháp thường được các bác sĩ dùng để điều trị u não như:

Phương pháp phẫu thuật:

Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u nếu khối u ở ngoài trục như u màng não, u dây thần kinh số VIII. Trong trường hợp khối u không thể tách khỏi mô xung quanh hoặc nơi quan trọng không tiếp cận bằng phẫu thuật được thì sẽ cố gắng loại bỏ phần khối u an toàn để giảm triệu chứng, kết hợp xạ trị và hóa trị để thu nhỏ u.Phẫu thuật còn giúp khẳng định chẩn đoán và làm giảm áp lực nội soj, giảm triệu chứng, phẫu thuật dẫn lưu não thất rất có hiệu quả đối với não úng thủy.

Phương pháp xạ trị:

Sử dụng chùm hạt năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư, thường được áp dụng cho trường hợp u tế bào thần kinh đệm ác tính, kết hợp với hóa chất trước mổ tăng khả năng thành công.Tia bức xạ ngoài có thể tập trung chỉ trên diện tích não nơi khối u có vị trí hoặc có thể được áp dụng cho toàn bộ não. Bức xạ toàn bộ não dùng sau phẫu thuật để diệt tế bào khối u còn lại.

Phương pháp hóa trị:

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để diệt tế bào ung thư, dưới dạng thuốc viên uống hoặc tiêm tĩnh mạch.Tác dụng phụ là gây buồn nôn, nôn, rụng tóc cho bệnh nhân.

Thuốc:

Thuốc corticoid có thể được dùng để làm giảm phù não trước khi phẫu thuật.Trường hợp thoát vị não được điều trị bằng truyền dịch dexamethason và truyền mannitol. Ngoài ra còn có thuốc chống động kinh để điều trị triệu chứng.

5. Phòng ngừa bệnh u não

Bệnh u não khó phòng ngừa do không xác định được nguyên nhân chính. Mọi người có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh nhờ xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế các chất kích thích, ăn uống điều độ, rèn luyện thể thao, tránh căng thẳng stress. Kiểm tra sức khỏe định kì nhất là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh u não.

Bệnh U Não: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

Các tên gọi khác của bệnh này:

Ung thư não hay U não là sự tăng trưởng bất thường của các tế bào bên trong hộp sọ. U não có thể là lành tính hoặc ung thư (ác tính

Triệu chứng

Triệu chứng Ung thư não hay U não là Nhức đầu, co giật, ói mửa, yếu mệt, nói lắp, nhìn đôi, nhầm lẫn.

Chẩn đoán

Điều trị

Điều trị Ung thư não hay U não Phụ thuộc vào loại u, bao gồm phẫu thuật cắt bỏ, hóa trị, và/hoặc xạ trị.

Ung thư não hay U Não là bệnh gì?

Ung thư não hay U não là sự tăng trưởng bất thường của các tế bào bên trong hộp sọ. U não có thể là lành tính hoặc ung thư (ác tính). Khối U lành tính có thể đe dọa sự sống nếu nó gây tăng áp lực nội sọ, tràn dịch não. Khối u ác tính có thể phát sinh từ các tế bào não (như tế bào não hình sao), hoặc di căn từ các bộ phận khác qua đường máu/hệ bạch huyết.

Triệu chứng

Triệu chứng Ung thư não hay U não là Nhức đầu, co giật, ói mửa, yếu mệt, nói lắp, nhìn đôi, nhầm lẫn.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán các khối u.

Sinh thiết u não để xác định loại khối u.

Kiểm tra bổ sung có thể được yêu cầu.

Điều trị

Điều trị Ung thư não hay U não Phụ thuộc vào loại u, bao gồm phẫu thuật cắt bỏ, hóa trị, và/hoặc xạ trị.

Não là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Não kiểm soát trí nhớ, sự nhận thức, các giác quan (nghe, nhìn, ngửi, nếm và xúc giác) và xúc cảm. Ngoài ra, não cũng kiểm soát những bộ phận khác như các cơ, các cơ quan và mạch máu.

Những khối u bắt đầu ở não được gọi là u não nguyên phát. Các trường hợp u não nguyên phát, khối u có thể có nguồn gốc từ mô não, màng não, dây thần kinh sọ, mạch máu, tuyến yên…

Các trường hợp khối u ở não là thứ phát do ung thư nơi khác di căn đến. Trừ ung thư tế bào đáy của da, tất cả các loại ung thư (đặc biệt là phế quản và vú) đều có khả năng di căn đến não.

Do yếu tố di truyền: U não thường gặp ở những người có tiền sử mắc các bệnh rối loạn di truyền nhiễm sắc thể thường như trong xơ cứng rải rác, bệnh xơ hóa thần kinh và trong hội chứng Hippel – Lindau.

Do tia xạ: Nếu trẻ em bị nhiễm tia xạ, khi lớn dễ sinh ra khối u hệ thần kinh trung ương.

Chấn thương: Vai trò chấn thương trong bệnh sinh của các u hệ thần kinh trung ương còn chưa được công nhận.

Mặc dù không có cách nào để ngăn ngừa bệnh ung thư não, chẩn đoán sớm và điều trị các khối u mà có xu hướng di căn lên não có thể làm giảm nguy cơ u não di căn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bcare.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Dấu Hiệu Bệnh U Não Ở Trẻ Em, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Cập nhật vào 17/10

U não ở trẻ em là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Đọc bài viết để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh, các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.

1. Bệnh u não ở trẻ em là gì?

U não ở trẻ em hình thành từ các tế bào phát triển bất thường ở trong bộ não hoặc tại các cấu trúc, các mô lân cận. U não được phân chia thành 2 thể chính:

Lành tính: loại u này không chứa các tế bào ung thư. Trong hầu hết các trường hợp, một khi khối u được cắt bỏ thì chúng sẽ không tái phát. Đa số các khối u lành tính không xâm lấn các mô lân cận. Triệu chứng của loại u này phụ thuộc vào kích thước, vị trí u.

Ác tính: loại u này chứa các tế bào ung thư. Chúng thường phát triền rất nhanh, xâm lấn các mô lân cận. Các u não ác tính thường không di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể. Ngoài ra, nó dễ tái phát sau điều trị.

Bệnh nhi u não có thể biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu do hội chứng tăng áp lực trong sọ, hội chứng tiểu não, hội chứng chèn ép khu trú… Dấu hiệu khác so với u não ở người lớn là đầu to, thóp phồng, thóp giãn, giãn khớp so (hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi) hay bệnh nhi rất hay nôn, dễ nôn (nhiều trường hợp đã được chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa và nằm điều trị ở khoa tiêu hóa dài ngày). Dấu hiệu u não có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhi do vị trí, kích thước và giai đoạn của khối u.

Các triệu chứng do tăng áp lực nội sọ bao gồm: Nhức đầu, phồng não, đặc biệt ở trẻ nhỏ, nôn ói, thay đổi tính tình, dễ kích động, ngủ gà, co giật, hôn mê…

Triệu chứng của u não tại đại não: Co giật, thay đổi thị lực và khả năng nghe, khó khăn trong việc đi lại, yếu cơ hoặc liệt, thay đổi khí sắc, ví dụ như trầm cảm.

Triệu chứng của u não tại tiểu não: Khó nuốt, khó vận động mắt, nói chuyện khó khăn, cử động tay, chân một cách vụng về, khó khăn trong đi đứng.

Triệu chứng của u não tại cuống não: yếu người, khó khăn trong đi lại, cứng cơ, khó khăn trong cử động mắt và các cơ mặt, nhìn đôi, giảm thính giác…

3. Nguyên nhân khiến trẻ bị u não?

Thông thường, nguyên nhân dẫn đến não là bất thường gen hoặc bất thường nhiễm sắc thể. Còn lý do khiến gen và nhiễm sắc thể bị bất thường hiện vẫn chưa rõ. Một số chất hoá học cũng đóng vai trò trong sự thay đổi gen. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn còn đang nghiên cứu.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh u não ở trẻ em:

U sợi thần kinh:

Đây là rối loạn di truyền gây u trên các mô thần kinh. Nó có thể phát triển bất cứ nơi nào trên hệ thần kinh, bao gồm não, tủy sống và dây thần kinh. Thường u sợi thần kinh được chẩn đoán ở trẻ em hoặc giai đoạn sớm của thanh thiếu niên.

Bệnh Von-Hippel-Lindau:

Đây là một dạng rối loạn di truyền, hình thành các u, nang trong cơ thể. U có thể lành tính hoặc ác tính. Chúng có thể xuất phát từ não, tủy sống, thận, tụy và hệ sinh dục (ở nam). Triệu chứng bệnh rất đa dạng phụ thuộc kích thước, vị trí u: nhức dấu, gặp vấn đề trong thăng bằng, đi lại, thị giác, yếu tay chân và cao huyết áp. Việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng. Điều trị bao gồm phẫu thuật hay xạ trị.

U nguyên bào võng mạc:

Đây là dạng u bắt nguồn từ lớp võng mạc ở mắt. U thường xảy ra ở trẻ em. Đây là dạng u hiếm gặp ở mắt và có thể ảnh hưởng đến cả hai mắt.

4. U não nguy hiểm như thế nào đối với trẻ?

Trong quá trình bệnh cũng như trong quá trình điều trị, một số biến chứng trẻ có thể trải qua như sau:

Tổn thương não hoặc hệ thần kinh trung ương: dẫn đến: rối loạn phối hợp hoạt động, yếu cơ, giảm khả năng ngôn ngữ, giảm khả năng nhìn.

Các vấn đề sau phẫu thuật như: nhiễm trùng, chảy máu, tác dụng phụ thuốc gây mê.

Giảm phát triển ở trẻ em

Vô sinh

Ung thư tái phát

Phát triển các ung thư khác.

5. Chẩn đoán u não ở trẻ bằng phương pháp nào?

Chụp CT: phương pháp này dùng tia X và máy tính để xử lý và cho ra hình ảnh cơ thể dưới dạng các lát cắt.

MRI: phương pháp này dùng một nam châm lớn, sóng điện từ và máy tính để xử lý và cho ra những hình ảnh về chi tiết trong cơ thể. Thuốc cản từ có thể sẽ được tiêm vào tĩnh mạch bé, giúp hình ảnh khối u hiện rõ hơn.

Chọc ống sống thắt lưng: bệnh nhân nằm nghiêng cong người, Bác sĩ sẽ dùng kim đâm vào vùng lưng ở đoạn thấp, đi vào ống sống (khoang xung quanh tủy sống). Sau đó hút dịch não tủy mang đi xét nghiệm tìm tế bào ung thư.

PET: trong phương pháp này, dung dịch đường có hoạt tính phóng xạ sẽ được tiêm vào máu. Các tế bào ung thư sử dụng đường nhiều hơn tế bào bình thường, nên đường sẽ tập trung nhiều trong tế bào ung thư. Một máy ghi đặc biệt sẽ giúp nhận biết các phân tử đường. Phương pháp này còn giúp phát hiện tế bào ung thư ở nhiều nơi khác trong cơ thể, ngay cả khi các phương pháp thông thường không thể phát hiện. Hiện nay, PET thường được kết hợp với CT, nên còn được gọi là PET/CT.

Sinh thiết: các tế bào trong khối u sẽ được trích ra và mang đi xét nghiệm. Phương pháp này còn giúp xác định loại khối u và tốc độ phát triển của khối u.

Xét nghiệm máu: giúp kiểm tra các chất chỉ điểm ung thư, chúng được giải phóng từ khối u.

6. Các phương pháp điều trị u não ở trẻ

Phẫu thuật:

Điều trị u não trẻ em chủ yếu dựa vào phẫu thuật. Phẫu thuật triệt để khối u là biện pháp điều trị tốt nhất cho trẻ em, tuy nhiên điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn khối u, kinh nghiệm phẫu thuật viên, vấn đề gây mê hồi sức và vấn đề di chứng sau mổ. Phẫu thuật lấy u não trẻ em gặp nhiều khó khăn do tư thế khó, khó cố định đầu, tắc mạch do khí nếu mổ tư thế ngồi, mất máu…

Xạ trị:

Phương pháp này sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại tia khác để giết tế bào ung thư hay ngăn chặn sự phát triển củng tế bào ung thư. Có tác dụng trong một số loại u não trẻ em, nhất là Medulloblastoma, Germinoma. Điều trị xạ trị là cần thiết nếu còn sót u sau phẫu thuật. Tuy nhiên, xạ trị có thể ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của trẻ nên phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định xạ trị. Một số trường hợp có thể chờ đợi tới khi trẻ lớn sẽ giảm thiểu được tác dụng phụ do tia xạ.

Hóa trị:

Chỉ định điều trị cho những u ác tính mức độ cao ở trẻ em. Đây là các thuốc giúp giết các tế bào ung thư hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Các thuốc này được đưa vào cơ thể có thể qua đường tĩnh mạch, tiêm trực tiếp vào mô hay qua đường uống.Chính vì vậy, nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng hóa chất cho u não ở trẻ em.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau hóa trị và xạ trị:

Rụng tóc: cả hóa trị và xạ trị đều có khả năng gây rụng tóc. Nếu như do hóa trị, tóc sẽ mọc lại sau kết thúc điều trị. Nhưng đối với xạ trị, tóc có thể sẽ không mọc trở lại.

Mệt mỏi: rất thường gặp trong cả hai phương pháp điều trị này, và có thể kéo dài nhiều tuần sau khi kết thúc hóa trị hoặc xạ trị.

Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Biến đổi da tại nơi xạ trị: phương pháp này có thể khiến phần da chiếu xạ bị tổn thương, giống như cháy nắng. Vùng da đó trở nên đỏ, dễ bong, hoặc đau nếu như da sáng. Còn trong trường hợp da sạm, vùng đó trở nên sạm hơn và dễ bong da.

7. Một số điều cha mẹ cần nhớ trong quá trình điều trị u não cho con?

Nếu trẻ gặp vấn đề trong ăn uống, hãy tham vấn chuyên gia dinh dưỡng để có những lời khuyên hữu ích.

Trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, cần hài hòa giữa việc nghỉ ngơi và hoạt động. Hãy động viên bé tập thể dục nhẹ nhàng bởi việc này giúp tăng sức khỏe và có thể làm giảm đau.

Nếu con bạn có thói quen hút thuốc lá, hãy khuyên trẻ cai thuốc và diễn giải cho con biết về những tác hại của thuốc lá.

Luôn bên cạnh động viên và trở thành chỗ dựa tinh thần cho trẻ

Đưa trẻ tái khám định kỳ

Chẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Lý U Màng Não

U màng não là khối u phát triển từ lớp màng nhện của màng não, chiếm 15% trong số các loại u não. Đây là bệnh lý ở mọi lứa tuổi giới tính, tuy nhiên tỉ lệ u xuất hiện ở người lớn nhiều hơn trẻ em, nữ nhiều hơn nam.

PGS.TS Đồng Văn Hệ – Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh ASEAN, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho biết: U màng não đa số tiến triển chậm, biểu hiện lâm sàng khi u phát triển kích thước đủ lớn chèn ép vào cấu trúc não hoặc dây thần kinh sọ, biểu hiện của hội chứng tăng áp lực nội sọ: đau đầu, nôn hoặc buồn nôn, giảm thị lực.Dấu hiệu tổn thương thần kinh sọ: mất ngửi, nhìn mờ, mất thị lực 1 phần hoặc toàn bộ, nhìn đôi,lác, ù tai, giảm thính lực, điếc, tê bì mặt, yếu hoặc liệt tăng dần, co giật. Ngoài ra còn 1 số dấu hiệu khác như: thay đổi tính cách, hành vi, giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ.

Chụp Cộng hưởng từ sọ não là chỉ định được khuyến cáo cho các trường hợp có biểu hiện lâm sàng gợi ý trên. Phương pháp này giúp chẩn đoán xác định u não.Cắt lớp vi tính sọ não có tiêm thuốc cản quang cũng giúp chẩn đoán xác định khối u màng não.Giải phẫu bệnh lý: kết quả giải phẫu bệnh thường có sau 7 – 10 ngày sau mổ, giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng giúp tiên lượng và đưa ra kế hoạch điều trị tiếp theo sau mổ.Đa số khối u màng não đều có chỉ định phẫu thuật với mục đích cắt bỏ khối u (toàn bộ, gần toàn bộ hoặc sinh thiết một phần u) và làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý.

Tuỳ thuộc vào vị trí và kích thước khối u, bác sỹ lựa chọn các kỹ thuật mổ như:Phẫu thuật mở nắp sọ kinh điển, phẫu thuật ít xâm lấn mở nắp sọ lỗ khoá, phẫu thuật nội soi qua xoang bướm hoặc qua não thất.

Theo dõi là một lựa chọn điều trị với một số trường hợp: Khối u màng não nhỏ không có biểu hiện lâm sàng, tình cờ phát hiện; U nằm ở vị trí vùng chức năng quan trọng như: vùng vận động, quanh mạch máu lớn như động mạch cảnh trong, xoang tĩnh mạch lớn; Khối u được theo dõi trong một thời gian tái khám nhiều lần tăng kích thước không đáng kể; Khối u đã phẫu thuật nhưng còn 1 phần tồn dư hoặc tái phát ở các vị trí khó phẫu thuật.

Tuổi cao và bệnh lý kèm theo là yếu tố cân nhắc có phẫu thuật được hay không. Chỉ định sau mổ với khối u có giải phẫu bệnh lý độ 2 trở lên hoặc khối u kích thước nhỏ dưới 3cm với các trường hợp không phẫu thuật được.Các phương pháp tia xạ sử dụng: xạ trị phân liều, xạ trị định vị, xạ trị bằng chùm proton, dao gamma (sử dụng chùm mảnh photon gamma).Mục đích nhằm giảm nguy cơ tái phát u, u tồn dư sau mổ.

Đến với chương trình, người dân sẽ được khám và tư vấn miễn phí cùng các chuyên gia hàng đầu về thần kinh nhằm phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời các bệnh lý như: U màng não, U thần kinh đệm, U tuyến yên, U sọ hầu, U nền sọ.

Đặc biệt, chương trình miễn phí cho 10 người đầu tiên có chỉ định chụp MRI/Cộng hưởng từ đã đăng ký qua tổng đài chăm sóc khách hàng 19001902.

Thời gian khám: Ngày 28 tháng 3 năm 2020

Địa điểm: Phòng khám 11, Tầng 2, nhà C4, Khu khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Đăng ký trực tiếp qua Tổng đài CSKH 19001902

Bạn đang xem bài viết U Não: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Bệnh U Não trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!