Xem Nhiều 3/2023 #️ U Não: Liệu Có Thật Sự Là Căn Bệnh Nan Y? # Top 11 Trend | Kidzkream.com

Xem Nhiều 3/2023 # U Não: Liệu Có Thật Sự Là Căn Bệnh Nan Y? # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về U Não: Liệu Có Thật Sự Là Căn Bệnh Nan Y? mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Có thể ít nhất một lần bạn đã nghe nói đến bệnh u não qua báo đài, phim ảnh. Khi nhắc đến một nhân vật chính bị bệnh này trong những bộ phim điện ảnh Hàn quốc, chắc hẳn các bạn đang liên tưởng đến một cái kết buồn. Vậy bạn đã từng thắc mắc u não là bệnh gì? Đó có thật sự là căn bệnh nan y?

U não là một nhóm tế bào phát triển bất thường trong não bộ chúng ta. Các tế bào này chia thành 2 nhóm là lành tính và ác tính. Bệnh có thể bắt nguồn tại chỗ trong não hoặc do u ở vị trí khác di chuyển tới não, gọi là u do di căn.

Kể cả người lớn hay trẻ em đều có thể bị u não. Số liệu thống kê tại Mỹ năm 2015 cho thấy có đến 166 039 người lớn mắc bệnh, tương đương 51,7 ca trên 100 000 dân và 28 000 trẻ em dưới 20 tuổi bị bệnh, tương đương 8,7 ca trên 100 000 dân.

U nguyên phát tại não có thể kể đến u tế bào thần kinh đệm (50,4%), u màng não (20,8%), u tuyến yến (15%), u bao sợi thần kinh (8%) và nhiều loại u khác (5,8%). U di căn là do ung thư từ nhiều vị trí khác của cơ thể như ung thư phổi, vú, thận, da và đại tràng. Khi bệnh đã phát triển đến não thì cũng là giai đoạn muộn, tiên lượng sống còn chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.

2.1. Đau đầu

Đau đầu là triệu chứng rất thường gặp. Khi đau đầu kèm các dấu hiệu dưới đây thì bạn cần nghĩ đến u não:

Vấn đề thần kinh như yếu liệt tay chân, méo miệng, nói khó, lác mắt, …

Đau tăng lên với nghiệm pháp Valsava (nghiệm pháp thở ra gắng sức khi bịt kín mũi miệng)

Đau nhiều khi mới ngủ dậy

Đau mới xuất hiện ở người trên 50 tuổi

Đau đầu có tính chất nặng nề hơn, dữ dội hơn những cơn đau trước đây

Não bộ chúng ta chia thành nhiều thành phần với những chức năng khác nhau.

Cơn động kinh xuất hiện lần đầu sau 20 tuổi, đặc biệt là động kinh một phần, có thể lan ra toàn cơ thể. Chụp cộng hưởng từ sọ não là rất cần thiết.

Để trả lời câu hỏi này, ta trở lại về phân loại các loại u não. Có 2 loại căn bản là u não lành tính và ác tính.

U não lành tính: có thể kể đến như các loại u màng não, u tuyến yên, u bao sợi thần kinh (u dây VIII,..). Các u này xuất phát từ các thành phần của não bộ, chúng phát triển chậm và có thể loại bỏ bằng phẫu thuật. Người bệnh hoàn toàn khỏe mạnh và trở lại công việc bình thường.

U não ác tính: thường gặp nhất là u di căn. Các ung thư ở vị trí khác phát triển lan rộng và cuối cùng di trú đến não. Bệnh nhân lúc này đã là giai đoạn cuối cùng, tiên lượng sống ngắn. Điều trị lúc này chủ yếu là nâng đỡ, giảm đau. Hóa xạ trị nhằm kéo dài sự sống.

Một loại u ác tính nữa phát triển nội tại tại não bộ đó chính là u tế bào thần kinh đệm. Bệnh lý này có thể gặp ở nhiều lứa tuổi từ trẻ em, người trưởng thành hay người già. Phần lớn là ác tính. Điều trị thường là phẫu thuật giảm bớt khối u; sau đó là hóa xạ trị bổ sung. Tiên lượng sống trung bình từ 2 đến 3 năm tùy loại u. Đây ắt hẳn là loại “ung thư não” mà bạn hay bắt gặp trong các bộ phim ảnh Hàn quốc.

Khi có các triệu chứng đã được mô tả ở trên, bạn cần đến khám tại chuyên khoa thần kinh. Các bác sĩ sẽ hỏi về tình chất đau đầu, khám các dấu hiệu thần kinh để có thể thực hiện thêm các khảo sát về hình ảnh học. Điều này giúp phát hiện sớm và điều trị thích hợp.

Nói tóm lại, nói về u não là một lĩnh vực rất rộng với hàng ngàn loại u khác nhau. Có nhiều loại u ác tính, tỉ lệ sống còn thấp hiện vẫn còn là thách thức của y học. Bên cạnh đó vẫn có các loại u lành tính có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Bài viết này chỉ nhằm sơ lược về u não. Các bạn có thể tìm kiếm thêm nhiều bài viết chi tiết bổ ích hơn về các loại u não trên trang thông tin YouMed.

Bác sĩ Nguyễn Nhật Duy

Nguồn: youmed.vn Từ khóa tìm kiếm: U não: Liệu có thật sự là căn bệnh nan y?

Sự Thật Bệnh Bạch Biến Có Lây Không ?

Posted on 03/11/2020

Bệnh bạch biến có lây không ?

Bệnh bạch biến là tình trạng các sắc tố trên da bị rối loạn gây ra hiện tượng da không đều màu. Trong đó melanin đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định màu sắc da của một người. Vậy bệnh bạch biến có lây không?

Cơ chế sản sinh melanin là khi làn da tiếp xúc với ánh sáng, các tế bào sẽ được sản sinh ra melanin và liên tục tạo ra các hắc tố, khiến da có màu. Nhưng nếu bị bạch biến thì các tế bào sản sinh melanin trên da bị chết, bị phá hủy hoặc ngừng hoạt động, da dần bị mất màu và trở nên trắng bệch.

Vấn đề đặt ra ở đây là khả năng bệnh bạch biến có lây không sao mà tỉ lệ người nắc bệnh nhiều đến vậy. Lý giải vấn đề này, bác sĩ phòng khám đông y An Đông cho rằng bạch biến xuất hiện nhiều do nhiều yếu tố gây nên, trong đó tính di truyền chiếm phần lớn.

Do đó, bệnh bạch biến không có khả năng lây truyền từ người này qua người khác khi tiếp xúc vật lý thông thường như bắt tay, ôm, ăn uống chung hay nói chuyện,… Tuy nhiên, bạch biến lại có khả năng lây lan rộng trên cơ thể người bệnh. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, bệnh sẽ lan rộng ra toàn thân và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh bạch biến lây qua đường nào?

Bạch biến có lây không từ mẹ sang con không?

Di truyền là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến bệnh nhân bị bạch biến, thông thường những người có người thân trong gia đình như ông bà, anh chị hay đặc biệt là cha, mẹ mắc bệnh thì nguy cơ các thế hệ sau cũng bị bạch biến là rất cao.

Nếu người mẹ bị bạch biến thì sinh con cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này, bởi bạch biến hình thành là do có sai sót trong quá trình sản xuất sắc tố da melanin, đây thực chất chỉ là một loại rối loạn sắc tố xảy ra trên tế bào da người.

Suy giảm hệ miễn dịch: Các tác nhân gây bệnh có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bùng phát cũng như trầm trọng hơn nếu cơ thể của người bệnh bị suy yếu.

Da bị tổn thương: Các tổn thương trên da do bị đứt, rách, bỏng, gặp tai nạn hoặc mắc bệnh da liễu nếu để lâu ngày không điều trị hoặc điều trị khỏi cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch biến về sau.

Thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại: Những người sống trong môi trường ô nhiễm hoặc đặc thù công việc phải tiếp xúc với các chất hóa học, chất độc hại có thể gây ảnh hưởng đến làn da và gây ra bệnh.

Lạm dụng các loại thuốc chữa bệnh: Việc lạm dụng thuốc tây y để chữa bệnh có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể, trong thời gian dài hình thành nên nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có cả bệnh bạch biến,…

Khi nào người bệnh nên gặp bác sĩ?

Bệnh bạch biến có lây không chúng ta đã rõ và Bạch biến có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều tác hại xấu ảnh hưởng đến cơ thể như bệnh ngày càng lan rộng. Gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sức khỏe và biến chứng ung thư da,…

Các biểu hiện bao gồm:

Trên da bắt đầu xuất hiện những mảng da có màu nhạt, trắng hoặc hơi hồng hơn những vùng da xung quanh.

Xuất hiện thành từng đám hoặc khoanh tròn có giới hạn rõ, nhưng không gây đau ngứa, cảm giác bình thường.

Bệnh thường xuất hiện trên vùng da mặt, cổ, cánh tay, chân hoặc lưng và ngực,…

Da nhạy cảm, người bệnh cảm thấy đau rát khi để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Tại vùng da bị bệnh lông và tóc mọc lên cũng có thể bị bạc màu và gặp các vấn đề như dễ rụng, chậm phát triển,…

Tùy thuộc vào từng thể mà bệnh có thể xuất hiện một mảnh tại một khu vực trên cơ thể, phân đoạn lan tỏa khắp cơ thể hoặc xuất hiện đối xứng nhau,…

Chẩn đoán bệnh bạch biến bằng cách nào?

Để chẩn đoán bệnh bạch biến, bác sĩ chuyên khoa da liễu cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau để có kết quả chính xác nhất.

Các triệu chứng bên ngoài: Da người bệnh xuất hiện những dát, mảng, đốm da nhạt màu hơn bình thường, có giới hạn rõ, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời nhưng không đau ngứa.

Tiến hành xét nghiệm: Để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất người bệnh có thể tiến hành phương pháp sinh thiết vùng da nghi ngờ mắc bệnh.

Bệnh bạch biến có chữa khỏi được không?

Hiện nay, bệnh bạch biến có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên khả năng điều trị bệnh bạch biến còn phụ thuộc vào mức độ mắc bệnh, giai đoạn nặng/nhẹ hoặc cơ địa của từng người là khác nhau. Nếu phát hiện càng sớm và tỷ lệ phần trăm da trên cơ thể bị ảnh hưởng ít thì khả năng trị khỏi bệnh là rất cao.

Một số cách giúp điều trị và cải thiện bệnh bạch biến có thể kể đến bao gồm:

Dùng các loại thuốc uống và thuốc bôi tây y như corticoid, tacromilus,… giúp lấy lại sắc tố da và ngăn chăn lây lan.

Áp dụng biện pháp quang hóa trị liệu, thường là sử dụng một số bước sóng nhất định của tia cực tím UVB, UVA kết hợp với sử dụng thuốc uống để kích thích sản xuất sắc tố da.

Tiến hành điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cấy ghép da, giúp tái tạo lại vùng da bị bệnh. Tuy nhiên cần được thực hiện với kỹ thuật và chi phí cao.

Sử dụng các bài thuốc nam để đắp ngoài da, giúp cải thiện tình trạng bệnh từ từ.

Thuốc đông y với các vị thuốc từ thảo dược thiên nhiên có khả năng thẩm thấu vào cơ thể và trị bệnh từ tận gốc, mang lại tác dụng vô cùng tốt.

Dù áp dụng bằng bất kỳ phương pháp điều trị nào, người bệnh cũng nên đến các cơ sở y tế uy tín và chất lượng cao để được thăm khám và có liệu trình điều trị phù hợp. Tránh tình trạng tự ý chữa bệnh tại nhà có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Cách phòng ngừa bệnh bạch biến hiệu quả là gì?

Chúng ta đã hiểu rõ về bệnh bạch biến có lây không, vậy làm thế nào để phòng bệnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là phương châm giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả nhất. Do vậy cũng như các bệnh về da liễu khác thì việc phòng ngừa bệnh bạch biến cũng vô cùng quan trọng.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Ăn nhiều rau xanh, các loại rau củ và trái cây tươi như: Củ cải, cà rốt, củ dền, đậu gà, táo, chuối,….

Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, giúp cơ thể giải độc, tế bào da được nuôi dưỡng và dưỡng ẩm tốt nhất.

Hạn chế sử dụng các loại thức uống chứa cồn và các chất gây nghiện như thuốc lá, bia rượu, cà phê, trà đặc, nước uống có gas,…

Nên kiêng ăn các loại thực phẩm chứa chiên xào, cay nóng và chứa nhiều gluten như lúa mì, yến mạch… bởi chúng có thể làm nặng thêm và quá trình điều trị bệnh cũng khó khăn hơn.

Chủ động bảo vệ làn da trước những tác động của ánh nắng mặt trời, che chăn và mặc quần áo dài tay khi ra ngoài, tránh làm tổn thương đến da.

Vệ sinh các nhân sạch sẽ, tắm gội hàng ngày, thận trọng trong việc lựa chọn và sử dụng các loại mỹ phẩm về da, sữa tắm và xà phòng.

Cần cân bằng cuộc sống, làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, luôn giữ cho tâm trạng được thoải mái, lạc quan và tránh stress, mất ngủ kéo dài.

Người bệnh có thể cải thiện hoặc khắc phục tình trạng da không đều màu của mình bằng cách dùng các loại phấn mỹ phẩm để che đi khuyết điểm.

Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏe mạnh từ bên trong.

Nên thăm khám sức khỏe theo định kỳ 6 tháng một lần hoặc chủ động tìm gặp bác sĩ ngay khi gặp các triệu chứng bất thường xuất hiện trên da.

Nếu có ý định điều trị bệnh, bạn nên tìn hiểu kỹ lưỡng và cân nhắc để lựa chọn cho mình phương pháp cũng như cơ sở thăm khám và điều trị bệnh phù hợp nhất.

Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về uống hoặc điều trị bệnh tại nhà mà không có bác sĩ theo dõi.

Thẻ: bệnh bạch biến, bệnh bạch biến có lây không, cách phòng ngừa bạch biến, nguyên nhân bạch biến

Chướng Bụng Đầy Hơi Có Phải Là Dấu Hiệu Của Bệnh Đau Bao Tử?

Đau bao tử (còn gọi là đau dạ dày) là một căn bệnh đang ngày càng phổ biến.Từ những triệu chứng ban đầu là các cơn đau, cho đến những vết viêm loét, đau bao tử nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày và rất dễ dẫn đến ung thư dạ dày.

Có rất nhiều triệu chứng của căn bệnh này. Thường gặp là các biểu hiện đau vùng thượng vị (vùng phía trên rốn và ngay dưới mũi ức) với những cơn đau âm ỉ; ợ chua, ợ nóng cả trong khi ăn và trước (hoặc sau) khi ăn. Nếu nặng hơn, triệu chứng bệnh lúc này có thể là nôn, hoặc buồn nôn ngay sau khi bạn ăn một thứ gì đó; đi kèm là cảm giác chán ăn, đầy bụng.

Vậy tại sao đầy bụng, chướng hơi lại là triệu chứng của đau bao tử?

Như đã nói ở trên, những cơn đau vùng thượng vị thường đau âm ỉ, kéo dài gây khó chịu cho cơ thể của bạn. Và chúng luôn có “chu kỳ đau”, xuất hiện khi bạn ăn quá no, hay để cho bao tử của mình quá đói.

Vì có tính chu kỳ nên biểu hiện đau lặp đi lặp lại nhiều lần, thậm chí có thể là cơn đau dữ dội. Điều này làm cho cơ thể của bạn mệt mỏi, và dần dần khiến cho bạn cảm thấy chán ăn. Lúc này, dạ dày sẽ bị rỗng nhiều hơn, làm tăng tiết acid – yếu tố gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày, và những cơn đau lại có cơ hội kéo đến nhiều hơn nữa.

Khi dạ dày bị tổn thương, cơ thể thường xuyên bị căng thẳng bởi chức năng của bộ máy tiêu hóa kém đi, lượng acid dư thừa trong dạ dày chính là một trong các nguyên nhân gây ra chứng đầy bụng, chướng hơi. Phần bụng luôn có cảm giác bị chướng hơi, đầy hơi rất khó chịu. Nguy cơ đau dạ dày (đau bao tử) của bạn càng tăng cao hơn.

Để đề phòng những triệu chứng này và phòng bệnh đau bao tử, một trong những cách hiệu quả nhất vẫn là thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hàng ngày cho hợp lý, khoa học.

Việc giữ một thói quen ăn uống lành mạnh, có thực đơn hợp lý trong mỗi bữa ăn không chỉ giúp cơ thể có đầy đủ dưỡng chất, mà còn đảm bảo bạn không ăn quá no, tránh tình trạng bị đầy bụng và dạ dày phải hoạt động quá tải. Nhưng cũng cần chú ý thời gian giữa các bữa ăn đều nhau, không nên để cho bị đói quá lâu.

Không nên ăn nhiều các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,… các đồ uống có chứa chất kích thích (café, đồ uống có cồn) với niêm mạc dạ dày. Khi ăn cũng nên chú ý việc ăn chậm, nhai kỹ; nghỉ ngơi thư giãn sau ăn. Thời gian dành cho bữa ăn cũng khá quan trọng, bạn không nên ăn vội vàng trong thời gian quá ngắn, thức ăn không được nhai kỹ cũng làm cho hệ tiêu hóa phải “vất vả” hơn.

Ho Khạc Ra Máu Là Triệu Chứng Của Những Căn Bệnh Nguy Hiểm Nào?

Thưa bác sĩ, mấy hôm nay chồng tôi thường xuyên bị ho ra máu, đôi lúc xuất hiện thêm cảm giác khó thở và tức ngực. Vợ chồng tôi chưa có thời gian đi khám được nên muốn hỏi bác sĩ ho khạc ra máu là triệu chứng của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cảm ơn bác sĩ!

Chào chị!

Ho ra máu là tình trạng người bệnh khạc ra máu tươi trong lúc ho, máu có thể nhiều hay ít tùy căn bệnh hay thể trạng của từng người. Khi ho ra máu thường có các triệu chứng đi kèm như tức ngực, khó thở, ngứa cổ, vùng xương ức bị nóng rát.

Với tình trạng ho khạc ra máu tươi mấy ngày hôm nay của anh nhà, do chị chưa nói rõ lượng máu khi ho của anh là nhiều hay ít, nên chúng tôi không thể đưa ra được kết luận chính xác nhất. Để trả lời câu hỏi ho ra máu là triệu chứng bệnh gì của chị, chúng tôi xin đưa ra một số bệnh dưới đây để chị tham khảo như sau:

– Bệnh xơ phổi: Khạc ra máu là triệu chứng thường gặp của bệnh xơ phổi. Đây được xem là căn bệnh mãn tính, các mô bên trong phổi bị tổn thương, căng cứng do mất đi tính đàn hồi. Khi bị xơ phổi, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, xuất hiện tình trạng ho ra máu. Các cơn ho kéo dài từng đợt, gây mệt mỏi cho người bệnh.

– Bệnh lao phổi: Lao phổi là căn bệnh có tỷ lệ người tử vong rất cao ở nước ta hiện nay. Ho ra máu là triệu chứng của bệnh lao phổi dễ nhận biết nhất. Đầu tiên, triệu chứng ho ra máu còn nhẹ, lượng máu không đáng kể. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời các cơn ho ra máu sẽ nặng hơn, lượng máu ra nhiều hơn, có thể mất mạng bất cứ lúc nào.

– Giãn phế quản: Ho khạc ra máu là triệu chứng của bệnh giãn phế quản không thể bỏ qua. Lượng máu khi ho không quá nhiều, đôi khi chỉ vài giọt, có thể tự khỏi trong 3- 5 ngày. Tuy nhiên triệu chứng ho ra máu sẽ tái diễn lại nhiều lần, lần sau có thể nặng hơn lần trước, nguy cơ tử vong rất cao.

– Ung thư phổi: Là căn bệnh nan y vô cùng nguy hiểm nhưng không hiếm gặp hiện nay. Bệnh diễn biến âm thầm, thường chỉ phát hiện ở giai đoạn cuối. Ho khạc ra máu là triệu chứng thường thấy khi bị bệnh ung thư phổi. Hiện tượng ho ra máu nhưng không nhiều, các cơn ho kéo dài, ngắt quãng. Ngoài ra còn có thêm một số triệu chứng đi kèm như chán ăn, khó thở, đau tức vùng ngực.

– Bệnh toàn thân: Người bệnh bị ho ra máu có thể do chấn thương, gãy xương sườn hoặc một số bệnh lý như thiếu hụt vitamin C, nhiễm khuẩn khuyết hay chảy máu trong. Tất cả các bệnh trên đều có thể gây ra triệu chứng ho khạc ra đờm.

– Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: Danh sách cuối cùng trả lời cho câu hỏi ho ra máu là triệu chứng bệnh gì? Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm phổi hay áp xe phổi đều có thể gây ra hiện tượng ho ra máu. Các cơn ho ra máu với lượng máu không quá nhiều, tuy nhiên dai dẳng nhiều ngày. Kèm theo đó là các triệu chứng như sốt cao, sụt cân, khó thở.

Chị Hoa thân mến, tình trạng ho ra máu của anh nhà xuất hiện vài hôm nay kèm theo các hiện tượng như tức ngực, khó thở thì rất có thể anh nhà đã mắc một trong các bệnh kể trên. Nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế, anh nhà cần đến các cơ sở khám chữa bệnh để được chuẩn đoán bệnh cũng như có biện pháp điều trị kịp thời nhất!

Nguồn: chúng tôi

Bạn đang xem bài viết U Não: Liệu Có Thật Sự Là Căn Bệnh Nan Y? trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!