Cập nhật thông tin chi tiết về U Nang Buồng Trứng Dạng Bì: Loại U “Quái” Có Vẻ Lành Tính Nhưng Chị Em Không Thể Chủ Quan mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bệnh u nang bì buồng trứng là tình trạng xuất hiện những khối u có nguồn gốc từ tế bào mầm. Những khối u này có cấu tạo vỏ dày, trơn láng, bên trong lớp vỏ có cấu trúc giống với da. U nang bì buồng trứng có chứa da, tóc, lông, móng, răng, các mô tuyến bã… nên còn có tên gọi khác là u quái. Dạng u này đa phần là u lành tính và có thể điều trị được.
U nang bì buồng trứng có thể gặp phải ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là ở những chị em đang trong độ tuổi sinh nở. Theo các thống kê y học, căn bệnh này có tỉ lệ phụ nữ trong độ tuổi 30 – 50 mắc phải chiếm 30%. Tỉ lệ phụ nữ gặp phải u nang buồng trứng dạng bì ác tính chỉ khoảng 2%.
Hình ảnh u nang bì buồng trứng
Thông thường, phụ nữ có thể gặp phải u nang bì buồng trứng phải hoặc u nang bì buồng trứng trái chứ không có nhiều trường hợp bị u nang buồng trứng ở cả hai bên.
Nguyên nhân gây u nang bì buồng trứng
Có một số nguyên nhân dẫn đến u nang bì uồng trứng là:
+ Nang trứng phát triển không bình thường, không hấp thụ được các chất lỏng bên trong buồng trứng.
+ Mạch máu của nang trứng bị vỡ và dẫn đến hình thành u nang xuất huyết.
+ Do dư thừa HCG dẫn tới u nang lutein
+ Do hormone luteinizing (LH) kích thích buồng trứng
Triệu chứng u nang bì buồng trứng
Theo các chuyên gia phụ khoa, khi mắc bệnh chị em thường có một số biểu hiện như: Xuất hiện những cơn đau âm ỉ liên tục tại vùng bụng, kinh nguyệt thất thường, đầy bụng hoặc cảm thấy khó chịu trong tử cung, đau tức vùng dưới rốn và bị chướng bụng.
Bị đau bụng bất thường có thể là dấu hiệu của u nang bì buồng trứng
Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể thấy xuất hiện các triệu chứng đi kèm như: Chảy máu âm đạo, vùng chậu đau theo từng cơn hoặc liên tục, cơn đau lan ra hai bên đùi và kéo dài dọc thắt lưng, đau khi quan hệ tình dục, khối u chèn ép trực tràng gây rối loạn đại tiện và tạo cảm giác buồn nôn.
Phân loại u nang buồng trứng dạng bì
– U nang bì trưởng thành
+ U quái trưởng thành đặc: Loại u nang này rất hiếm gặp, thường chỉ xuất hiện ở đối tượng trẻ em và thiếu niên. U quái đặc bắt nguồn từ mô phôi thai là u ác tính còn nếu bắt nguồn từ 3 lá phôi lành thường là u lành tính với tiên lượng tốt.
+ U quái trưởng thành bọc hay còn được gọi là u bọc dạng bì có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những phụ nữ nằm trong độ tuổi sinh sản.
Hình ảnh u nang buồng trứng dạng bì có kích thước lớn.
+ U quái trưởng thành hóa quái ác: Loại u này phổ biến ở phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh, có tiên lượng xấu và thường người bệnh chỉ sống sót được trong khoảng 5 năm từ khi bệnh phát tác. Mặc dù, u quái trưởng thành hóa quái ác chỉ chiếm 2% nhưng chị em vẫn nên có biện pháp phòng ngừa để tránh hậu quả nghiêm trọng về sau.
– U nang bì không trưởng thành
Là những u quái không trưởng thành, xuất phát từ các mô được hình thành trong 3 lá phôi và cấu trúc non hoặc phôi. Thông thường, u quái không trưởng thành chỉ chiếm 1% trong các loại u nang buồng trứng dạng bì. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở nữ giới đang trong tuổi dậy thì và đa phần chỉ hình thành ở một bên buồng trứng.
U nang bì buồng trứng có nguy hiểm không
Nếu mắc phải u nang bì buồng trứng, chị em gặp phải một số nguy hiểm như sau:
– Xoắn cuống nang
Tình trạng này thường xuất hiện khi u nang dạng bì có đường kính khoảng 8 – 10cm và có cuống dài. Kích thước nhỏ nhưng trọng lượng nặng, lại thêm cuống dài nên u nang bì dễ di động và gây ra xoắn. U bị xoắn sẽ dẫn đến vỡ nang và làm chảy nhiều máu hoặc hoại tử. Nếu không phát hiện và điều trị u nang bì bị xoắn kịp thời, phụ nữ có thể bị tử vong.
– Gây vô sinh, sinh non, hoặc sảy thai
Nguy cơ này dễ gặp là do u nang bì buồng trứng phát triển không bình thường và chèn ép lên các cơ quan khác. Nếu phụ nữ mắc phải u nang bì buồng trứng khi mang thai thì rất có khả năng u nang bì sẽ chèn ép lên tử cung khiến người mẹ gặp phải nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.
U nang bì buồng trứng không được chữa trị có thể khiến chị em vô sinh.
– Gây ung thư
U nang bì buồng trứng nếu không điều trị triệt để có thể tiến triển thành ung thư.
U nang bì buồng trứng và cách điều trị
U nang bì buồng trứng dù được đánh giá là lành tính nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm đối với sức khỏe và khả năng sinh sản. Trong những trường hợp phụ nữ không gặp biến chứng của u nang bì thì loại u này vẫn không thể mất đi và có thể phát triển to lên. Do vậy người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế để điều trị.
Có ba cách chính được áp dụng trong điều trị u nang bì buồng trứng là:
– Mổ nội soi u nang bì buồng trứng
Với những u nang bì buồng trứng kích thước nhỏ và chưa tiến triển thành ung thư thì bác sĩ sẽ tiến hành mổ nội soi để loại bỏ những khối u này.
– Phẫu thuật bóc tách
Với những u nang bì buồng trứng đã lớn, không thể phẫu thuật nội soi, bác sĩ sẽ lựa chọn giải pháp phẫu thuật bóc tách lấy khối u ra khỏi cơ thể. Cách chữa này thường áp dụng đối với những phụ nữ vẫn muốn sinh con sau này. Khi đó bác sĩ sẽ mổ mở bụng và lấy khối u ra, đồng thời cố gắng đảm bảo buồng trứng được giữ lại.
– Cắt toàn bộ buồng trứng chứa u nang bì
Bị u nang bì buồng trứng có thể phải phẫu thuật cắt buồng trứng
Đây là phương pháp được chỉ định cho những phụ nữ bị u nang bì có nguy cơ ung thư hoặc những chị em không còn ý định mang thai. Cắt bỏ buồng trứng có chứa u nang bì là cách điều trị triệt để tình trạng này.
Sau khi mổ u nang bì buồng trứng, chị em cần phải đến khám lại thường xuyên vì loại u này có thể lặp lại (trừ trường hợp đã cắt buồng trứng) hoặc tiến triển thành ung thư.
Ngoài ra, với nếu may mắn chưa gặp phải loại u này thì bạn cần quan tâm hơn đến sức khỏe sinh sản của mình bằng cách đi khám phụ khoa định kỳ để tầm soát những nguy cơ mắc bệnh. Khi phát hiện chu kỳ kinh nguyệt có những bất thường, vùng chậu bị đau liên tục, giảm cân không rõ lý do… thì bạn nên sớm đi khám phụ khoa vì có thể đó là những dấu hiệu cảnh báo buồng trứng của bạn có vấn đề.
Như vậy, với những thông tin trên có thể thấy rằng u nang bì nuồng trứng là loại u có thể gây nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ. U để lâu sẽ dễ biến trứng và gây khó khăn cho việc điều trị, thậm chí phụ nữ có thể bị cắt bỏ buồng trứng. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe và khả năng sinh sản của mình, chị em cần chủ động đi thăm khám phụ khoa thường xuyên và điều trị sớm khi mắc phát hiện bị u nang bì buồng trứng.
Phạm Thảo, Tuyết Trinh (tổng hợp)
chúng tôi
Tìm Hiểu Nhanh Về U Nang Bì Buồng Trứng
U nang bì là một dạng u nang buồng trứng thực thể, phát triển âm thầm qua nhiều năm. Mặc dù hiếm khi chuyển thành u ác tính, nhưng nó có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng khác như chèn ép nội tạng, vỡ hoặc xoắn nang gây nhiễm khuẩn, viêm phúc mạc cấp, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Đặc điểm, tính chất của u nang bì buồng trứng
U nang bì (tiếng anh: Dermoid Cyst) còn được gọi là u nang da hay u quái. Nó không chỉ có ở buồng trứng mà còn có thể phát triển tại bất cứ vị trí nào trong cơ thể (trong não, trong xương, trên da đầu, trên cổ, trên mặt…).
Thực chất, u nang bì buồng trứng là một loại u nang bẩm sinh, được hình thành ngay từ giai đoạn bào thai. Bởi tốc độ phát triển của u nang bì rất chậm, vì thế nó rất hiếm khi được phát hiện lúc các bé gái còn nhỏ, mà cho đến tuổi trưởng thành (từ 20 – 30 tuổi) khối u mới được phát hiện ra.
Cấu tạo:
U nang bì là một khối rắn chắc, có nguồn gốc từ các tế bào mầm tổng hợp (một noãn bào sơ cấp).
Nó có lớp vỏ ngoài khá dày và trơn láng.
Lớp vỏ bên trong giống như da người và gồm những hỗn hợp phức tạp khác như tóc, xương, răng, móng, máu, sụn và mô tuyến giáp.
Kích thước, trọng lượng:
U nang bì có thể có đường kính từ 1cm cho đến đến đường kính 45cm (khoảng 17 inch).
Kích thước phổ biến của u nang bì là dưới 10cm (bằng khoảng một quả cam), nhưng trọng lượng khá nặng nên dễ bị xoắn.
Vị trí:
Đa phần, u nang bì chỉ có ở một bên nhất định của buồng trứng, có khoảng 15% u nang bì mọc đồng thời ở 2 bên buồng trứng.
Phân biệt các loại u nang bì buồng trứng
U nang bì trưởng thành
Khối u xuất phát từ lá thai ngoài hoặc các tổ chức biệt hóa. 95% u nang bì thuộc loại u trưởng thành.
U nang bì trưởng thành có 3 loại:
U nang bì trưởng thành dạng đặc: Loại u này không phổ biến. Thường gặp ở các bé gái nhỏ và tuổi dậy thì. U quái buồng trứng đặc có một phần mô phôi thai được xếp vào nhóm ác tính. Trái lại, u quái đặc gồm mô trưởng thành xuất phát từ 3 lá phôi là u lành, tiên lượng rất tốt.
U nang bì trưởng thành dạng bọc: U nang bì trưởng thành dạng bọc là loại thường gặp nhất và có thể gây ra các triệu chứng như là đau âm ỉ bụng dưới, rong kinh, ra máu bất thường…
U nang bì không trưởng thành
U nang bì không trưởng thành là khối u phát triển từ 3 lá thai trong hoặc những cấu trúc non hay phôi. Nó chiếm khoảng 1% u nang bì buồng trứng và 70% trường hợp u nang bì không trưởng thành chỉ mọc ở một bên của buồng trứng.
Triệu chứng của u nang bì
Hầu như, các chị em sẽ không cảm nhận được các triệu chứng của bệnh khi u nang bì còn nhỏ. Chỉ khi u phát triển lớn hơn hoặc gây ra biến chứng thì người bệnh mới có thể cảm nhận được một vài dấu hiệu bất thường như là:
Đau bụng âm ỉ, khi có biến chứng cơn đau sẽ nặng hơn và đến đột ngột
Rối loạn kinh nguyệt (rong kinh, trễ kinh)
Chảy máu âm đạo bất thường
Đau đớn khi giao hợp
Tiểu tiện nhiều lần hoặc khó đi tiểu
Buồn nôn
Chướng bụng
Thay đổi cân nặng
➤ Bình thường, người bệnh sẽ rất khó để phát hiện ra bản thân đang bị u nang buồng trứng. Chỉ cho tới khi họ đi khám vì các vấn đề khác như bị rong kinh dài ngày, đau bụng, vô sinh – hiếm muộn thì mới biết mình đã bị u nang buồng trứng.
Nữ giới bị u nang bì có nguy hiểm hay không?
Khoảng 98% u nang bì là loại u lành tính. Tuy nhiên, nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác như là xoắn, vỡ hay nhiễm khuẩn. Mặc dù khả năng xảy ra biến chứng rất thấp, nhưng nếu u nang bì có kích thước càng lớn thì nguy cơ xảy ra biến chứng càng cao.
U nang bì xoắn: U nang bì có cuống dài và nặng thường dễ bị xoắn. U nang xoắn lại nhiều vòng khiến người bệnh bị đau bụng dữ dội, mạch máu nuôi dưỡng u nang bị nghẽn và dần hoại tử. Phụ nữ mang thai có u nang bì là đối tượng dễ gặp phải biến chứng này nhất. Nếu không được điều trị, biến chứng này có thể gây tổn thương cho mô buồng trứng và nguy hại cho tính mạng người bệnh.
U nang bì vỡ: Thường xảy ra khi u bị chèn ép mạnh hoặc u xoắn nghiêm trọng. Đây là tình trạng cấp cứu cần phải can thiệp ngoại khoa ngay lập tức. Nếu không được cứu chữa kịp thời, thì u vỡ ra sẽ khiến bệnh nhân sẽ bị mất nhiều máu, nguy cơ tràn dịch ra xung quanh gây nên sự kết dính, tăng cao nguy cơ nhiễm trùng, viêm phúc mạc cấp, có thể tử vong nhanh chóng.
U nang bì chèn ép tiểu khung: U có kích thước quá lớn chèn ép các nội tạng xung quanh như là bàng quang, niệu quản, trực tràng, tĩnh mạch chi dưới, khiến chức năng hoạt động của những nội tạng này bị rối loạn. Gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, táo bón, chướng bụng, phù chi dưới, cổ chướng…
U nang hóa ác: U nang bì buồng trứng có khả năng chuyển thành ung thư nếu chủ quan không điều trị. Ung thư buồng trứng sẽ cướp đi khả năng sinh sản của phụ nữ và cơ hội sống nếu như phát hiện ở giai đoạn muộn.
U nang bì điều trị thế nào?
Nếu bạn có u nang bì trong buồng trứng, thì dựa vào tính chất khối u (kích thước, khối lượng, ….) và nguyện vọng sinh sản của bạn, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị cụ thể là nên phẫu thuật bóc tách hay điều trị bảo tồn.
Điều trị bảo tồn
Phương pháp điều trị bảo tồn được áp dụng với những u nang bì có kích thước nhỏ (dưới 6cm), được phát hiện sớm, chưa chèn ép các cơ quan khác.
Bệnh nhân sẽ được theo dõi và điều trị tại nhà, có thể sử dụng thêm đơn thuốc điều chỉnh nội tiết tố phù hợp do bác sĩ kê để ức chế sự phát triển của khối u qua cơ chế thực bào.
Phương pháp này thường được áp dụng trong thời gian chờ mổ.
Lưu ý: Một số người có quan niệm uống thuốc nam, thuốc bắc để hết khối u. Tuy nhiên, u nang bì buồng trứng thuộc loại u thực thể – nghĩa là nó sẽ không biến mất theo thời gian. Do đó, việc chữa bệnh sai cách càng kéo dài thêm thời gian điều trị khối u, khiến bệnh có nguy cơ tiến triển trầm trọng hơn.
Điều trị bằng phẫu thuật
Khi một u nang bì lớn hoặc gây ra biến chứng thì nó cần được loại bỏ bằng phẫu thuật. Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật được áp dụng cho những ca mổ u nang buồng trứng. Đó là mổ nội soi và mổ hở.
Đa phần, u nang bì được bóc tách bằng kỹ thuật mổ nội soi để giảm tránh biến chứng và giúp bệnh nhân mau phục hồi sau điều trị.
Phần mô của u nang bì sẽ được đem đi sinh thiết để kiểm tra xem có phải là u ác tính hay không.
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy là u lành tính, thì coi như quá trình phẫu thuật hoàn tất.
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy là u ác tính, thì tùy thuộc vào mức độ phát triển của tế bào ác tính, các bác sĩ sẽ cân nhắc mổ hở để cắt bỏ một phần hay hoàn toàn tử cung, buồng trứng hay các mạc nối lớn. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân vẫn còn phải tiếp tục điều trị kéo dài với các đợt hóa – xạ trị, để đảm bảo cắt đứt hoàn toàn mầm mống của ung thư, tránh hiện tượng di căn đến các cơ quan khác.
Điều trị khi mang thai: U nang bì có thể được phát hiện khi phụ nữ mang thai. Các bác sĩ sẽ cố gắng theo dõi u nang này đến khoảng tháng 4 – 6 của thai kỳ – thời điểm thích hợp để loại bỏ u nang. Nếu như u nang bì được phát hiện muộn hơn, thì việc điều trị có thể đợi tới khi em bé được sinh ra và phẫu thuật đồng thời để bóc tách u nang. Nhưng nếu u có biến chứng thì phải can thiệp ngay lập tức dù thai ở tuần tuổi thứ mấy.
***
Không có biện pháp cụ thể nào để phòng ngừa u nang buồng trứng hình thành cũng như ngăn ngừa tái phát. Chúng ta chỉ có thể chủ động phát hiện sớm bằng cách thăm khám phụ khoa định kì để để chữa bệnh hiệu quả.
Đặc điểm của u nang bì là có khả năng tái phát rất cao dù đã được phẫu thuật loại bỏ. Vì vậy, sau khi mổ, bệnh nhân vẫn nên sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe để phòng ngừa u nang.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm có công dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa u nang buồng trứng. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả thì không phải sản phẩm nào cũng đáp ứng được.
Muốn chấm dứt sự “tái sinh” của u nang buồng trứng thì cần phải đảm bảo được 2 yếu tố đó là: Cắt đứt mạch máu nuôi dưỡng tế bào U và ngăn chặn sự nhân lên của những tế bào này.
Vương Bảo Phụ chính là sản phẩm có thể mang lại tác động kép này. Với sự kết hợp từ bộ đôi thảo dược Náng hoa trắng – Thanh hao hoa vàng có tác dụng giảm kích thước khối U nang nhanh chóng. Các thành phần này có khả năng chặn tín hiệu nhân lên của tế bào U. Hoạt chất Lycorine trong Náng hoa trắng còn giúp cắt đứt mạch máu nuôi dưỡng tế bào U. Nhờ đó Vương Bảo Phụ ngăn chặn sự tồn tại và phát triển của khối U hiệu quả.
Vương Bảo phụ là sản phẩm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa u nang buồng trứng được chúng tôi Vương Tiến Hòa – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Phụ sản VN – Phó tổng biên tập Tạp chí Phụ sản – Bệnh viện Phụ sản Trung ương – chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực U xơ tử cung, U nang buồng trứng khuyên dùng.
Để có kết quả tích cực, người bệnh nên áp dụng đủ liệu trình sử dụng từ 2-3 tháng giúp giảm kích thước khối U nang buồng trứng và cân bằng nội tiết tố. Chấm dứt các triệu chứng rong kinh, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều,…
Biểu Hiện Của U Nang Bì Buồng Trứng Cần Biết
Thứ Sáu, 04-11-2016
U nang dạng bì có thể gây ra biến chứng xoắn nang, gây đẻ non, sẩy thai hoặc phát triển thành ung thư nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời. Biểu hiện của u nang bì buồng trứng cần biết để chữa trị sớm bảo đảm sức khỏe và tính mạng cho chính bản thân mình.
U nang bì buồng trứng là gì?
U nang bì buồng trứng hay còn gọi là u quái, là một dạng u nang buồng trứng khi loại u nang này có nguồn gốc từ các tế bào mầm. Các tế bào mầm này nếu phát triển và biệt hoá càng tốt thì sẽ tạo thành các khối u quái trưởng thành hay các u bì với cấu trúc là các mô tuyến bã, da, tóc, xương,…; là lành tính.
Nếu như không tiến hành biệt hoá tốt các tế bào mầm này thì các u quái này sẽ không trưởng thành được, là loại ác tính. Theo thống kê: Có khoảng 95% các u quái đều là những u quái trưởng thành. U nang bì buồng trứng có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau: Các bé gái, thiếu nữ hoặc chị em trong độ tuổi sinh sản và phụ nữ mãn kinh hay cả người già.
U nang bì trưởng thành: gồm có u trưởng thành đặc: hay gặp ở trẻ em và thiếu niên; u trưởng thành bọc: thường gặp ở độ tuổi sinh sản; u nang bì trưởng thành hóa ác: hay gặp ở độ tuổi sau mãn kinh.
U nang bì không trưởng thành: xuất phát từ lá thai trong hoặc lá thai giữa chưa biệt hóa và có nguy cơ gây ung thư cao.
*Đặc điểm của u nang bì buồng trứng:
Chỉ xuất hiện ở một bên của buồng trứng, hiếm khi xuất hiện cả 2 bên (khoảng 10 đến 20%).
Có vỏ dày, trơn láng. Trong các u nang bì này có lẫn các sợi cơ, lớp vỏ bên trong của u quái có cấu trúc giống như da.
Kích thước trung bình là dưới 10cm, nhưng nếu năng lên thì rất dễ gây xoắn.
Bên trong u quái có chứa các thành phần như: lông, tóc, móng, răng, các chất bã đậu, các tổ chức xương hay của sụn,…
Triệu chứng bệnh u nang bì buồng trứng
Ít có trường hợp phát hiện mình bị mắc u nang bì buồng trứng ở giai đoạn mới hình thành bởi căn bệnh này diễn biến âm thầm và không biểu hiện bằng những triệu chứng đặc trưng. Thông thường, khi khối u quái đã phát triển to, có hiện tượng xoắn hoặc có các biến chứng do khối u chèn ép thì sẽ có cảm giác đau đơn, bí trung đại tiện.
Hoặc thông qua một đợt thăm khám sức khỏe định kỳ thì mới tình cờ phát hiện mình mắc bệnh.
* U nang bì buồng trứng có nguy hiểm không?
Như đã nói, u nang bì buồng trứng có thể là u lành tính hoặc ác tính. Thường có đến 95% trường hợp là u quái trưởng thành lành tính. Tuy nhiên, các khối u không được giải quyết kịp thời có thể tiềm ẩn các biến chứng như:
Xoắn nang: Thường là xoắn cuống nang gây đau, có thể gây ra tình trạng xuất huyết, vỡ, viêm nhiễm khuẩn,… Lúc này cần can thiệp ngoại khoa.
Gây sẩy thai, sinh non hoặc thậm chí là vô sinh nhưng nếu được điều trị sớm kịp thời vẫn có thể sinh con được.
Một số chị em chủ quan không điều trị có thể chuyển thành ung thư gây nguy hại đến tính mạng.
U nang bì buồng trứng không có triệu chứng rõ ràng và phát triển âm thầm gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe và cả tính mạng người bệnh. Do đó, cách tốt nhất để phát hiện và can thiệp chữa trị u nang bì buồng trứng cũng như nhiều bệnh phụ khoa khác là chị em nên có thói quen khám phụ khoa định kỳ 4-6 tháng/lần.
Chúc chị em luôn vui khỏe!
BẠN MUỐN THÊM NHỮNG THÔNG TIN:
* Cách phòng ngừa bệnh u nang buồng trứng mới nhất
* Mới mổ u nang buồng trứng nên ăn gì ?
* Thuốc chữa bệnh u nang buồng trứng trái phải hiệu quả nhất
Vết Mổ U Nang Buồng Trứng
Bạn được chỉ định mổ u nang buồng trứng, Bên cạnh những lo lắng về điều trị thì không ít bạn sẽ muốn biết vết mổ sẽ như thế nào? Vị trí nào? Thực tế thì vị trí vết mổ u nang buồng trứng phụ thuộc vào phẫu thuật bạn được chỉ định: nội soi hay mổ hở. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại vết mổ, điều này cũng ảnh hưởng đến phục hồi sau mổ.
U nang buồng trứng- khi nào chỉ định mổ
Chỉ định mổ u nang buồng trứng là từ bác sĩ. Chỉ định này bác sĩ sẽ dựa trên quá trình theo dõi u nang, kích thước và tính chất khối u để đưa ra quyết định.
U nang buồng trứng có kích thước lớn hơn 5cm sẽ được bác sĩ cân nhắc mổ. Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tình trạng bệnh cần được theo dõi kỹ trước khi quyết định phẫu thuật. Các chỉ định này bao gồm: bóc tách u nang, cắt bỏ buồng trứng, cắt bỏ tử cung. Tùy vào tính chất cấp thiết và nguyện vọng mong muốn mang thai của bệnh nhân mà cân nhắc. Yếu tố hàng đầu là đảm bảo sức khỏe của người bệnh.
Vết mổ hở u nang buồng trứng
Với chỉ định cắt tử cung thì phẫu thuật mổ hở được yêu cầu. Bác sĩ sẽ rạch ở phần bụng dưới nơi gần xương mu. Đôi khi vết mổ này cũng có thể thực hiện theo đường dọc kéo từ vùng trung tâm bụng xuống tới ngay phía trên xương mu. Tùy vào từng trường hợp mà lựa chọn khác nhau. Ví dụ, nếu khối u nang lớn, hay trường hợp lạc nội mạc tử cung, hoặc ung thư thì nhiều khả năng vết mổ dọc được chỉ định.
Trong trường hợp chỉ định cắt bỏ tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện với vết mổ mở lớn để giúp quan sát tất cả các cơ quan vùng chậu của bạn. Và điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có một vết sẹo tương đối lớn trên bụng sau này.
Vết mổ ngang
Vết mổ ngang là vết được hướng tới nhiều hơn về tính thẩm mĩ. Vết ngang này chạy dọc theo chiều rộng của vùng lông mu và được che kín dễ hơn bởi đồ lót hay đồ bơi.
Vết mổ dọc thường chạy dọc từ rốn đến vùng xương mu nhưng đôi khi có thể rộng hơn một chút. Đặc biệt nếu bạn có tử cung lớn thì cần phải rạch lớn hơn. Và vị trí vết rạch dọc này nằm ở chính giữa bụng nên dễ lộ, khó che bằng đồ lót. Bạn sẽ không tự tin mặc bikini cho những kì nghỉ. Tuy nhiên bạn vẫn có thể lựa chọn áo tắm loại một mảnh thay vì bikini.
Vết mổ nội soi u nang buồng trứng
Đối với vết mổ nội soi u nang buồng trứng, bác sĩ sẽ rạch 3 hoặc 4 vết mổ nhỏ, một trong số đó nằm sát rốn. Những vết này nhỏ tầm 1-2 cm, đủ nhỏ để đưa dụng cụ phẫu thuật nội soi vào trong khoang bụng trong đó có máy ảnh nhỏ chuyên dụng của phẫu thuật nội soi.
Mổ nội soi có xu hướng lành nhanh hơn vết mổ hở, nhưng vẫn có vết sẹo nhỏ để lại.
Khâu vết mổ – Đóng ổ bụng
Bạn có thể có ít nhiều vết sẹo, rất rõ hay có thể được che đi. Nhưng điều đáng quan tâm ở đây không chỉ tính thẩm mĩ của vết sẹo mà quan trọng là mức độ kĩ năng của bác sĩ phẫu thuật, khả năng chữa lành của chính cơ thể bạn, liệu vết mổ có bị nhiễm trùng hay không? Và các phương pháp đóng vết mổ sau phẫu thuật như nào?
Đối với các vết mổ hở u nang buồng trứng thì thường bác sĩ sẽ khâu vết mổ bằng chỉ khâu. Có chỉ khâu thường và chỉ tự tiêu. Chỉ khâu thường là chỉ cần phải cắt chỉ sau 7-10 ngày sau mổ. Chỉ tự tiêu thì sẽ không cần phải thao tác cắt chỉ mà sẽ tự tiêu trong vòng một đến hai tuần.
Thông thường với các vết thương trên bề mặt da, các bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng loại chỉ thông thường để khâu và sau một thời gian sẽ cắt chỉ vì tỷ lệ để lại sẹo của loại chỉ này thấp hơn so với chỉ tự tiêu. Với các vết thương tại các cơ quan bên trong, chỉ tự tiêu luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Những vết thương lâu lành, cần nhiều thời gian để lành hẳn, nên dùng chỉ tự tiêu.
Rủi ro và biến chứng
Đôi khi, có thể có những biến chứng bất ngờ trong quá trình phẫu thuật. Và cả khi, mặc dù chăm sóc hậu phẫu tốt nhất, có thể có một số biến chứng trong giai đoạn phục hồi. Họ cần được điều trị riêng. Các biến chứng có thể kể tên như:
Chảy máu: Một mạch máu gần buồng trứng đang được phẫu thuật, có thể vô tình bị thương trong khi phẫu thuật có thể dẫn đến chảy máu. Máu tích tụ trong khung chậu cần phải được rút hết để nó không cản trở tầm nhìn của bác sĩ phẫu thuật. Nếu mất máu quá nhiều, truyền máu được thực hiện để bổ sung lượng máu đã mất.
U nang có thể vô tình bị tác động trong khi nó được lấy ra và nó có thể vỡ. Nếu chất lỏng từ u nang được thu thập vào khoang chậu, nó có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe. Trong những trường hợp như vậy, chất lỏng được rút ra ngay lập tức. Một liều kháng sinh mạnh hơn có thể được khuyến nghị để chống lại bất kỳ nhiễm trùng vùng chậu.
Ảnh hưởng tới các cơ quan khác: Các cơ quan như bàng quang, tử cung, trực tràng bao quanh buồng trứng có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật. Phẫu thuật khắc phục là cần thiết để khắc phục tổn thương cho các cơ quan này.
Đây là một số biến chứng thường xảy ra sau phẫu thuật cắt bỏ u nang buồng trứng. Nhưng điều này không có nghĩa là về cơ bản chúng xảy ra trong mọi trường hợp sau phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt bỏ u nang buồng trứng không đảm bảo rằng u nang sẽ không bao giờ tái phát. Có khả năng các u nang có thể phát triển trở lại. Mặc dù thủ tục này không phải là phương pháp chữa trị vĩnh viễn cho u nang, nhưng nó đảm bảo giảm đau trong một thời gian dài.
Chăm sóc sau mổ
Bệnh nhân được theo dõi tại bệnh viện 1-2 ngày sau phẫu thuật nội soi, và sau 3-4 ngày với mổ mở. Sau đó có thể về nhà tùy thuộc vào sự phục hồi của bạn.
Chăm sóc sau mổ rất quan trọng giúp nhanh phục hồi sức khỏe. Hãy làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, y tá trước khi ra viện để chăm sóc vết mổ sau khi về nhà. Với vết thương mổ nội soi thì phục hồi nhanh hơn. Vết thương này trong giai đoạn đầu cũng được băng gạc cẩn thận.
Vết thương phẫu thuật phải được giữ sạch sẽ và khô ráo. Việc thay băng nên được thay đổi theo lời khuyên của bác sĩ phẫu thuật. Bất kỳ dấu hiệu chảy máu, đau và nhiễm trùng nên được báo cáo ngay lập tức. Việc thay băng và đi tắm thường là ổn khi vết thương bắt đầu lành. Đôi khi vết thường trở lên ngứa (ăn da non) khi lành, hạn chế tác động lên vết thương như gãi hay bôi kem trực tiếp lên vết thương. Thay vì đó bạn có thể chườm túi nước đá tầm 10 phút để làm giảm ngứa khó chịu. Nên nhớ hạn chế chạm trực tiếp lên vết mổ.
Ngoài ra chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vận động thể dục nhẹ nhàng cũng ảnh hưởng tốt tới quá trình phục hồi năng lượng sau mổ.
Để hạn chế các biến chứng sau mổ u nang buồng trứng, người bệnh nên tham khảo bác sĩ về dạng phẫu thuật phù hợp với nguyện vọng sinh sản cũng như tuân thủ theo các chỉ định sau phẫu thuật. Hay gọi ngay về tổng đài 18001591 (miễn cước). Hoặc kết nối Zalo 038 549 7247 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí giải pháp điều trị u nang buồng trứng và phòng các biến chứng sau mổ từ thảo dược.
Bạn đang xem bài viết U Nang Buồng Trứng Dạng Bì: Loại U “Quái” Có Vẻ Lành Tính Nhưng Chị Em Không Thể Chủ Quan trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!