Cập nhật thông tin chi tiết về Tuổi Xế Chiều Của Danh Ca Ánh Tuyết Phát Hiện Bị U Tuyến Yên Trong Não mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Danh ca Ánh Tuyết đã phát hiện bản thân bị u tuyến yên ở não vào 6 tháng trước. Hiện nữ nghệ sĩ đang tích cực điều trị theo phác đồ 2 năm.
Mới đây chia sẻ trên Tri thức trực tuyến, danh ca Ánh Tuyết cho biết cô phát hiện mắc phải khối u tuyến yên ở não cách đây 6 tháng, trong một lần đến bệnh viện để khám. Nữ danh ca bộc bạch, từ nhỏ cô vốn có sức khỏe yếu, mắc nhiều bệnh và phải thường xuyên uống nhiều thuốc nên hay lui tới gặp bác sĩ.
Danh ca Ánh Tuyết phát hiện bị u tuyến yên trong não cách đây 6 tháng (ảnh internet)
6 tháng trở lại đây, khi thấy người thường xuyên đau nhức, không đi lại được nên bác sĩ gần nhà đã nghi ngờ cô bị u trong não. Danh ca Ánh Tuyết đã quyết định đến bệnh viện làm xét nghiệm và nhận về kết quả có u tuyến yên trong não. Rất may đây là u lành tính nên nữ danh ca đã lập tức nhập viện điều trị. Đến hiện tại, tình hình sức khỏe đã được cải thiện, cô phải duy trì uống thuốc trong 2 năm.
Rất may mắn bản thân Ánh Tuyết là một người sống lạc quan, không bị gục ngã khi phát hiện bệnh nên cô giữ được tinh thần tốt. Ngoài ra, vì luôn giữ tinh thần tươi vui, rạng rỡ và hay cười nên không ai biết thông tin cô bị bệnh.
Hiện tại, do tình hình sức khỏe vẫn chưa ổn định nên danh ca Ánh Tuyết vẫn duy trì cuộc sống lành mạnh. Cô và ông xã hiện đang sống ở Hội An, hai vợ chồng hằng ngày cùng nhau đi ăn sáng, tập thể dục, trồng rau. Ngoài ra, vào thời gian rảnh cô vẫn đi hát trong một vài sự kiện.
Danh ca Ánh Tuyết sinh năm 1961, tên thật là Trần Thị Tiết. Cô là giọng ca nổi lên với các tác phẩm của nhạc sĩ Văn Cao như Ô mê ly, Con thuyền không bến, Cung đàn xưa, Ai lên xứ hoa đào, Trăng mờ bên suối…
Tổng Quan Về U Tuyến Yên
20-03-2012
U tuyến yên là một khối tân sinh bất thường xuất phát từ tuyến yên, một bộ phận của não có nhiệm vụ điều hòa sự cân bằng các nội tiết tố (hormon) của cơ thể.
– Điều may mắn là đa số các u tuyến yên đều lành tính (adenoma). Khoảng 20% dân số có các loại u tuyến yên. Tuy nhiên, khá nhiều khối u không gây ra triệu chứng gì và vì thế không bao giờ được chẩn đoán trong suốt cuộc đời.
– Tuyến yên là một tuyến nội tiết có kích thước bằng hạt đậu khu trú ở đáy não. Tuyến yên giúp điều hòa sự bài tiết của các hormone từ những tuyến nội tiết khác nhau như tuyến giáp và các tuyến thượng thận. Tuyến yên còn phóng thích những hormone gây ảnh hưởng trực tiếp lên các mô của cơ thể như xương và tuyến tiết sữa. Những hormone này bao gồm:
Hormon kích thích vỏ thượng thận (Adrenocorticotropic hormone=ACTH)
Hormon tăng trưởng (Growth hormone=GH)
Hormon tăng tiết sữa prolactin
Hormon kích thích tuyến giáp (Thyroid-stimulating hormone=TSH)
– Khi khối u tăng trưởng, các tế bào sản xuất ra hormon của tuyến yên có thể bị hủy hoại, gây ra tình trạng suy tuyến yên ( hypopituitarism).
– Nguyên nhân gây ra các khối u ở tuyến yên chưa được biết rõ. Tuy nhiên một số u có thể là một phần của rối loạn di truyền có tên gọi là đa tân sản nội tiết I ( multiple endocrine neoplasia I=MEN I).
Nhiều loại u khác có thể gặp ở cùng vị trí với u tuyến yên:
U sọ hầu (craniopharyngiomas)
U tế bào mầm (germinomas)
U di căn đến từ các bộ phận khác của cơ thể
– Đa số khối u tuyến yên sản xuất một hoặc nhiều hormone với lượng lớn. Do đó, các triệu chứng của một hoặc nhiều tình trạng sau đây có thể xảy ra:
– Các triệu chứng gây ra bởi sự chèn ép của một khối u tuyến yên lớn bao gồm:
+ Nhìn đôi (song thị)
+ Sụp mí mắt
+ Mất thị trường
– Trong một số trường hợp, các triệu chứng này có thể xảy ra đột ngột và khá nghiêm trọng.
– Khám kỹ lâm sàng. Ghi nhận các vấn đề về song thị và mất thị trường, như mất thị trường ngoại vi (peripheral vision) hoặc mất thị giác ở một số vùng của thị trường.
– Các xét nghiệm về chức năng nội tiết bao gồm:
+ Xét nghiệm ức chế bằng dexamethasone. Dexamethasone là một steroid ngoại sinh gây phản hồi âm tính (negative feedback) đến tuyến yên để ức chế bài tiết ACTH. Steroid này không thể vượt qua được hàng rào máu não khiến xét nghiệm này giúp đánh giá một phần đặc hiệu của trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận.
+ Xét nghiệm cortisol nước tiểu
Lượng hormon kích thích nang noãn (follicle-stimulating hormone=FSH)
Lượng yếu tố tăng trưởng insulin (insulin growth factor-1=IGF-1)
Lượng luteinizing hormone (LH). LH tiết bởi thùy trước tuyến yên, kích thích sự rụng trứng ở nữ và tiết androgen ở nam.
Lượng prolactin máu
Lượng testosterone/estradiol máu
Lượng hormon tuyến giáp:
+ T4 tự do
– Các xét nghiệm khác giúp xác định chẩn đoán bao gồm:
– U tuyến yên thường không phải là ung thư và do đó không di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, khi tăng trưởng, chúng có thể chèn ép lên các thần kinh và mạch máu quan trọng.
– Phẫu thuật để cắt bỏ khối u thường rất cần thiết, đặc biệt khi khối u gây chèn ép thần kinh thị giác, và có thể dẫn đến mù lòa.
– Trong đa số trường hợp, u tuyến yên được cắt bỏ qua đường mũi hoặc qua các xoang. Tuy nhiên một số u không thể phẫu thuật được bằng các đường kể trên và phải mổ cắt bỏ u xuyên qua sọ.
– Xạ trị được dùng để giảm thể tích khối u. Có thể phối hợp xạ trị với phẫu thuật hoặc sử dụng xạ trị đơn độc ở những bệnh nhân không thể phẫu thuật.
– Các thuốc sau đây có thể giúp giảm thể tích một số loại u:
Bromocriptine hoặc cabergoline là trị liệu đầu tay cho các khối u tiết prolactin. Các thuốc này giúp giảm lượng prolactin và làm teo nhỏ khối u.
Octreotide hoặc pegvisomant đôi khi được dùng cho các khối u tiết hormone tăng trưởng (GH), đặc biệt khi việc phẫu thuật ít có khả năng chữa khỏi
Tiên lượng khá tốt nếu có thể phẫu thuật và bóc tách được toàn bộ khối u.
6. Các biến chứng có thể gặp
– Biến chứng nghiêm trọng nhất là tình trạng mất thị lực hoàn toàn xảy ra khi thần kinh thị giác bị hủy hoại nặng.
BS. ĐỒNG NGỌC KHANH – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
– Bản thân khối u hoặc việc cắt bỏ khối u có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết vĩnh viễn. Cần xử trí bằng liệu pháp bổ sung hormon.
Khối U Trong Não Cậu Bé 4 Tháng Tuổi Bất Ngờ Mọc Răng
Khi phẫu thuật loại bỏ khối u não của bé trai mới 4 tháng tuổi, bác sĩ rất bất ngờ vì có một chiếc răng mọc hoàn thiện ngay trên khối u. Vừa qua, một bé trai 4 tháng tuổi tại Hoa Kỳ được phát hiện mắc một khối u não hiếm gặp, có triệu chứng là đầu tăng trưởng nhanh hơn bình thường. Xét nghiệm cho thấy bé có khối u sọ hầu (craniopharyngioma) – một dạng u hiếm gặp có thể phát triển to hơn quả bóng đánh golf, nhưng rất may là không lây lan. Hình ảnh chụp X-quang khối u trong não cậu bé …
Khi phẫu thuật loại bỏ khối u não của bé trai mới 4 tháng tuổi, bác sĩ rất bất ngờ vì có một chiếc răng mọc hoàn thiện ngay trên khối u.
Vừa qua, một bé trai 4 tháng tuổi tại Hoa Kỳ được phát hiện mắc một khối u não hiếm gặp, có triệu chứng là đầu tăng trưởng nhanh hơn bình thường. Xét nghiệm cho thấy bé có khối u sọ hầu (craniopharyngioma) – một dạng u hiếm gặp có thể phát triển to hơn quả bóng đánh golf, nhưng rất may là không lây lan.
Hình ảnh chụp X-quang khối u trong não cậu bé 4 tháng tuổi.
Tuy nhiên, đó không phải là việc đáng chú ý nhất của trường hợp này. Trong quá trình phẫu thuật loại bỏ khối u, các bác sĩ rất bất ngờ khi phát hiện ra một chiếc răng người đã hình thành đầy đủ bên trong đó.
Khi phẫu thuật, các bác sĩ rất bất ngờ vì trong khối u có một chiếc răng người hoàn thiện.
Bé trai được điều trị thay thế hormone tuyến giáp và tuyến thượng thận do tổn thương từ khối u. Hiện tại, sức khỏe bé đã hồi phục và tiến triển rất tốt.
U sọ hầu là gì?
Bệnh u sọ hầu là tình trạng khối u phát triển gần tuyến yên và sát xương sọ. U sọ hầu chiếm khoảng từ 2% – 4% các ca u não. Hầu hết các khối u phát triển chậm và lành tính (không gây ung thư). Do tuyến yên kiểm soát nhiều hormone quan trọng, khối u có thể cản trở quá trình sản xuất các hormone đó của cơ thể. Nó cũng gây ra vấn đề về thị lực ở một số trẻ.
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, u sọ hầu thường được phát hiện ở trẻ từ 5 đến 14 tuổi và hiếm thấy ở trẻ dưới 2 tuổi. Tỷ lệ bé trai và bé gái mắc bệnh u sọ hầu gần như bằng nhau. Trong vài trường hợp, u sọ hầu cũng có thể xuất hiện ở người lớn tuổi.
U sọ hầu xảy ra do sự phát triển quá mức của các tế bào xung quanh tuyến yên. Nguyên nhân gây ra sự phát triển của các tế bào này vẫn đang được nghiên cứu.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh u sọ hầu
Ở giai đoạn đầu, các khối u thường phát triển chậm, do đó sau 1 – 2 năm, các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện. Tùy thuộc vào vị trí của khối u, các triệu chứng có thể khác nhau. Tuy nhiên, triệu chứng rõ ràng và phổ biến nhất chính là đau đầu hoặc mất một phần thị lực.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể có một số triệu chứng phụ như:
– Tâm trạng thay đổi thất thường không rõ nguyên nhân
– Mất ngủ
– Buồn nôn, nôn mửa, đặc biệt vào buổi sáng
– Mất khả năng giữ thăng bằng
Những khối u lớn có thể gây ra các triệu chứng như mất trí nhớ, són tiểu, trầm cảm và hôn mê.
Trường hợp răng mọc trong khối u từng xuất hiện ở dạng u quái teratoma và cho đến nay nó là dạng khối u duy nhất có răng bên trong vì nó chứa đầy đủ cả 3 dạng mô của phôi thai người. Trong khi đó, u sọ hầu chỉ có một lớp mô.
An An – Dịch theo Fox News
Theo vietnamnet
Bệnh U Não Ở Trẻ Em Và Top 7 Biểu Hiện Của Bệnh U Não
Bệnh u não ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh u não có biểu hiện ban đầu là phát hiện các tế bào bất thường trong não thông qua việc thăm khám. U não được chia ra làm hai loại chính đó là ung thư não (các u ác tính) và u não lành tính. Dù gặp bệnh ở dạng nào, căn bệnh nào đều gây ra những ảnh hướng nhất định đến hệ thần kinh trung ương của trẻ. Các tế bão não bị tổn thương và trẻ luôn phải đối mặt với nguy cơ tính mạng bị đe dọa.
Điểm khác biệt giữa u não lành tình và u não ác tính là các u lành tính thường phát triển chậm hơn nên các biểu hiện thường không rõ ràng. Trẻ nhỏ mang u ác tính có biểu hiện và tình trạng bệnh phát triển nhanh chóng, tần suất dày đặc.
U não là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và được xếp đầu tiên trong danh sách các bệnh lý có khả năng gây tử vong cao đối với trẻ dưới 14 tuổi.
Hiện nay đã phát hiện được khoảng 120 loại u não, điểm chung của các dạng này là người bệnh đều có những khối u ở trong não. Các khối u này gây chèn ép lên dây thần kinh, màng não, mô não gây nguy hiểm cho người bệnh. Đặc biệt ở trẻ nhỏ khi não chưa phát triển hoàn thiện, căn bệnh này ảnh hưởng đến chức năng cũng như quá trình hoàn thiện của não bộ. Trẻ dễ bị suy giảm về trí nhớ và nhận thức.
Top 6 biểu hiện của căn bệnh u não
Khác với nhiều bệnh lý khác, u não nguy hiểm không chỉ bởi những biến chứng nó gây ra mà còn do một phần biểu hiện của bệnh không rõ ràng, rất khó nhận biết. Chính vì vậy, khi bệnh được phát hiện thường ở giai đoạn nặng, khó điều trị dứt điểm. Ít nhiều cũng để lại di chứng cho người bệnh, nhất là trẻ nhỏ. Các biểu hiện của bệnh u não còn phụ thuộc vào vị trí, kích thước của khối u trong não. Có thể điểm lại một vài biểu hiện của căn bệnh u não như:
Đây được xem là triệu chứng dễ nhận biết nhất của căn bệnh u não. Nhưng với trẻ nhỏ, biểu hiện này lại rất khó được các bậc phụ huynh biết tới do trẻ chưa biết bày tỏ được các cơn đau. Khi kích thước khối u tăng dần, trẻ sẽ thấy đau dữ dội, các cơn đau liên tục và kéo dài.
Việc u lớn dần gây gia tăng áp lực lên não, vùng sọ khiến trẻ thường xuyên nôn mửa, nhất là ở thời điểm vừa ngủ dậy. Nôn mửa là biểu hiện của rất nhiều loại bệnh nên triệu chứng này cũng thường xuyên bị bỏ qua.
Thị lực và thính lực bị rối loạn
Việc khối u xuất hiện trong não gây ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng nghe, nhìn của trẻ nhỏ. Trẻ bị mờ mắt, khó nghe rõ tiếng…
Nói lắp, nói không rõ ràng
Nếu trẻ có khối u tại vùng mặt sau não sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ. Trẻ thường nói lắp, nói không rõ chữ.
Một trong những biểu hiện đặc trưng khác của căn bệnh u não ở trẻ em là trẻ cảm thấy tay chân bị mất sức lực, người yếu. Tay, chân trái sẽ bị yếu đi khi khối u ở não phải và ngược lại.
Trẻ bị u não thường có trí nhớ kém, hay quên. Khi xuất hiện tình trạng này, thường bệnh u não đã ở giai đoạn nặng.
Không có khả năng giữ được thăng bằng
Người bị u não ở vị trí mặt sau của não thường không còn khả năng giữ được thăng bằng của cơ thể. Trẻ gặp khó khăn trong việc di chuyển và đi đứng.
Cách điều trị bệnh u não ở trẻ em
Thông qua các xét nghiệm và các phương pháp như chụp x quang, chụp cắt lớp, chụp city, chụp cộng hưởng từ…. các bác sĩ sẽ phát hiện được ra căn bệnh u não.
Các phương pháp đang được áp dụng để điều trị căn bệnh này đó là:
– Điều trị bằng tia phóng xạ.
– Điều trị bằng hóa chất.
– Phẫu thuật.
– Dùng thuốc Corticois.
– Áp dụng các liệu pháp miễn dịch.
Với trẻ nhỏ đã mắc bệnh ở giai đoạn nặng, có thể xem xét để áp dụng cùng lúc 2 hoặc 3 phương án điều trị để làm tăng hiệu quả chữa trị.
Bạn đang xem bài viết Tuổi Xế Chiều Của Danh Ca Ánh Tuyết Phát Hiện Bị U Tuyến Yên Trong Não trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!