Xem Nhiều 3/2023 #️ Triệu Chứng Tăng Huyết Áp: Không Phải Ai Cũng Biết Rõ # Top 12 Trend | Kidzkream.com

Xem Nhiều 3/2023 # Triệu Chứng Tăng Huyết Áp: Không Phải Ai Cũng Biết Rõ # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Triệu Chứng Tăng Huyết Áp: Không Phải Ai Cũng Biết Rõ mới nhất trên website Kidzkream.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các triệu chứng tăng huyết áp phổ biến

Thực tế, triệu chứng tăng huyết áp không phải lúc nào cũng bộc lộ rõ ràng. Nhiều người có thể phát triển huyết áp cao trong thời gian dài nhưng không hề biểu hiện bất kỳ đặc điểm bất thường nào.

Tuy nhiên, triệu chứng tăng huyết áp không xuất hiện không đồng nghĩa với việc nó vô hại. Thực tế, nếu tình trạng huyết cao không được kiểm soát tốt, nó có thể gây tổn thương đến các động mạch, đặc biệt là ở thận và mắt. Đồng thời, tăng huyết áp còn là yếu tố rủi ro dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như đột quỵ hay các vấn đề tim mạch.

Sự thật về triệu chứng tăng huyết áp

Ngày nay, không ít người vẫn có quan niệm rằng khi bị tăng huyết áp, bạn có khả sẽ bắt gặp những dấu hiệu như:

Tuy nhiên, thực tế, những dấu hiệu trên không thể “cảnh báo” về chỉ số huyết áp cao của bạn. Đồng thời, trong hầu hết trường hợp, cao huyết áp không gây đau đầu hoặc chảy máu cam. Tình trạng này chỉ có thể xảy ra khi bạn rơi vào tình huống tăng huyết áp ác tính, tức là chỉ số của bạn là 180/120mmHg hoặc cao hơn.

Nếu chỉ số đo huyết áp cao bất thường và bạn cảm thấy đau đầu hay chảy máu cam, hãy nằm xuống nghỉ ngơi. Sau năm phút, bạn lại tiến hành đo áp lực máu một lần nữa. Nếu chỉ số huyết áp tiếp tục ở mức 180/120mmHg trở lên, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu có nguy cơ xảy ra

Ở một số trường hợp hiếm gặp, một loạt triệu chứng tăng huyết áp gián tiếp có thể xuất hiện, bao gồm:

Mặt khác, một số chuyên gia nhãn khoa cho biết tăng huyết áp không được kiểm soát hiệu quả có nguy cơ gây tổn thương dây thần kinh thị giác.

Phơi nắng

Thời tiết chuyển lạnh

Dùng thức ăn cay

Uống đồ nóng

Phản ứng với sản phẩm chăm sóc da

Ngoài ra, một số yếu tố gây tăng huyết áp tạm thời cũng có thể làm mặt bạn đỏ lên, bao gồm:

Cảm xúc căng thẳng

Tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng

Dùng thức uống chứa cồn, ví dụ như bia, rượu…

Rèn luyện thể chất

Mặc dù đỏ bừng mặt có thể xảy ra khi chỉ số huyết áp của bạn cao hơn bình thường, nhưng thực tế, tăng huyết áp không phải là nguyên nhân gây ra đỏ mặt.

Chóng mặt có thể tự khỏi mà không cần đến sự can thiệp y tế. Mặc dù vậy, bạn vẫn không nên xem thường triệu chứng này, đặc biệt nếu nó đột ngột phát sinh. Chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng và đi đứng khó khăn là ba trong số những dấu hiệu đột quỵ điển hình. Ngoài ra, cao huyết áp còn là yếu tố rủi ro hàng đầu đối với đột quỵ.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Hãy tìm đến bác sĩ nếu những phương pháp kiểm soát triệu chứng tăng huyết áp của bạn không hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng một số loại thuốc dành cho người bị cao huyết áp có thể cần đến hai tuần để phát huy công dụng.

Chỉ số huyết áp của bạn không quay lại mức bình thường có thể báo hiệu bạn cần biện pháp điều trị khác phù hợp hơn. Đồng thời, tình trạng này cũng có khả năng là hệ quả của một vấn đề sức khỏe khác xảy ra cùng với tăng huyết áp.

Những dấu hiệu trên có thể đại diện cho việc biến chứng đã xảy ra hoặc là tác dụng phụ từ thuốc điều trị tăng huyết áp. Trong trường hợp này, bạn hãy yêu cầu bác sĩ kê toa thuốc thay thế.

【Top】5 Triệu Chứng Nhận Biết Ngộ Độc Thức Ăn Bất Cứ Ai Cũng Phải Nắm Rõ.

Thực phẩm bẩn bày bán tràn lan trên thị trường là một trong những lí do dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân mắc ngộ độc thức ăn ngày gia tăng. Ngộ độc thức ăn có rất nhiều biểu hiện. Những biểu hiện này dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng bệnh khác.

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng ngộ độc thức ăn gây ra những biểu hiện bất thường đối với cơ thể sau khi ăn uống. Đây là một tình trạng nguy hiểm, nặng có thể dẫn đến tử vong. Nắm chắc triệu chứng nhận biết ngộ độc thức ăn là việc cần thiết và quan trọng mà chúng ta cần làm.

Triệu chứng nhận biết ngộ độc thức ăn là gì?

Ngộ độc thức ăn có rất nhiều biểu hiện. Những biểu hiện này dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng bệnh khác mà nhiều người chủ quan không thăm khám sớm.

1. Đau bụng tiêu chảy nhiều lần:

Triệu chứng đầu tiên dễ nhận biết nhất của ngộ độc thực phẩm là đau bụng tiêu chảy. Người bệnh có thể cảm nhận được những cơn co thắt liên hồi xung quang vùng bụng.

Đặc biệt, nếu ngộ độc do vi khuẩn Shigella, Salmonella, Campylobacter hoặc vi khuẩn E. coli gây ra, người bệnh có thể bị tiêu chảy ra máu. Người già và trẻ em là hai đối tượng cần được lưu tâm vì tình trạng đau bụng tiêu chảy thường xảy ra ở mức độ nặng hơn, gây kiệt sức, mất nước, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Đau bụng tiêu chảy là triệu chứng cơ bản khi ngộ độc thức ăn

2. Buồn nôn, nôn mửa liên tục:

Buồn nôn, nôn mửa liên tục là triệu chứng xuất hiện sau khoảng vài giờ người bệnh dùng bị nhiễm độc.

Sau khi nôn hết lượng thực phẩm gây ngộ độc, người bệnh vẫn có thể tiếp tục nôn khan dù không ăn gì tiếp theo.

Không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa liên tục còn khiến người bệnh bị mất chất điện giải.

3. Sốt và đau khắp người:

Đây là triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường, do vậy, người bệnh cần phải hết sức chú ý.

Khi bị nhiễm độc, cơ thể người có thể sẽ tăng thân nhiệt, nóng lên kèm theo cảm giác đau đầu, đau nhứ toàn thân.

Nhiệt độ có thể tăng cao lên đến 40 độ, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý càng sớm càng tốt.

4. Chóng mặt:

Sau vài giờ bị nhiễm độc, bệnh nhân sẽ có cảm giác chóng mặt, đầu óc quay cuồng. Thường thì triệu chứng này sẽ đi kèm với các dấu hiệu khác như buồn nôn, sốt, đau đầu…

Sau vài giờ nhiễm độc, người bệnh có thể thấy chóng mặt kèm buồn nôn

5. Khô miệng

Triệu chứng tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm có thể gây mất nước trầm trọng. Từ đó, bạn sẽ luôn có cảm giác khát nước, kháo nước, miệng khô, lưỡi đắng.

Cách xử lý ngộ độc thức ăn.

Hướng giải quyết cơ bản nhất khi thấy một người bị ngộ độc thức ăn là tìm cách đào thải lượng thực phẩm gây nhiễm độc bên trong cơ thể người đó ra bên ngoài.

Ta có thể dùng 2 ngón tay của chính bệnh nhân để ngoáy họng hay dùng một thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi gây phản xạ nôn. Chú ý để đầu bệnh nhân cúi thấp hơn ngực, nhằm tránh trường hợp thực phẩm bị sặc đi vào vào phổi.

Đối với chất độc là dầu hỏa, xăng, hóa chất trừ sâu thì không nên gây nôn. Bởi vì, làm như vậy có thể sẽ khiến bệnh nhân hít chất độc vào phổi hoặc lên cơn co giật khi nôn.

Nên ngay lập tức tìm đến cơ sở ý tế gần nhất để sơ cứu khi phát hiện bệnh nhân ngộ độc thức ăn

Cách tốt nhất là khi phát hiện người bị ngộ độc thực phẩm, cần đưa họ đến trạm y tế gần nhất để tiến hành rửa dạ dày.

Sau đó nhanh chóng cho bệnh nhân uống than hoạt (1g/kg cân nặng) đối với người lớn và 0,5g/kg cân nặng đối với trẻ em (than hoạt tính có thể uống nhắc lại với liều như vậy sau 3 – 4 giờ).

Bước tiếp theo, cho bệnh nhân uống thuốc tẩy sunfat magnesium hoặc sorbitol để tống chất độc còn lại trong ruột và than hoạt qua đường phân.

Cấp cứu tại chỗ xong, bệnh nhân nên được chuyển đến hồi sức hoặc điều trị chuyên khoa để theo dõi quá trình cải thiện sức khỏe sau ngộ độc. Tất cả các bước sơ cứu cần được làm chuẩn xác, cẩn thận, triệt để để tránh những biến chứng không đáng có.

Nguy Cơ Của Viêm Tĩnh Mạch Huyết Khối Không Phải Ai Cũng Biết

Viêm tĩnh mạch huyết khối là tình trạng tĩnh mạch bị sưng và hình thành những cục máu đông. Những cục máu đông này làm giảm tốc độ lưu thông máu, nguy hiểm hơn những cục máu đông nhỏ sẽ đi sâu vào trong tĩnh mạch.

1) Viêm tĩnh mạch huyết khối là bệnh gì?

Viêm tĩnh mạch huyết khối là tình trạng tĩnh mạch bị sưng và hình thành những cục máu đông. Những cục máu đông này làm giảm tốc độ lưu thông máu, nguy hiểm hơn những cục máu đông nhỏ sẽ đi sâu vào trong tĩnh mạch.

Những vùng bị viêm thường có tình trạng sưng to, sờ vào thấy đau, ngứa ngáy, đỏ rát gây khó chịu cho người bệnh. Tuy viêm tĩnh mạch khối có thể xảy ra ở cả tay, chân, cổ nhưng viêm tĩnh mạch chân ảnh hưởng nhiều hơn.

Tuy viêm tĩnh mạch không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên nó có thể gây ra nhiều biến chứng là các căn bệnh nguy hiểm. Viêm tĩnh mạch được chia làm 2 loại. Nếu các khối máu đông ở gần bề mặt da thì gọi là viêm tĩnh mạch nông.

Nếu khối máu đông đi sâu vào tĩnh mạch thì gọi là viêm huyết khối tĩnh mạch sâu. Những khối máu khi vỡ sẽ đi vào phổi, gây ra bệnh viêm tắc phổi nguy hiểm đến tính mạng.

2) Triệu chứng thường gặp

Viêm tĩnh mạch huyết khối nông: Tĩnh mạch bị viêm và xuất hiện huyết khối ở gần bề mặt da. Khu vực tắc tĩnh mạch có các vệt đỏ chạy dài, khi chạm vào có cảm giác xơ cứng, nóng, đau âm ỉ. Căn bệnh diễn biến khá thất thường, có thể xuất hiện do tự phát.

Những người dễ mắc bệnh nhất là những người có tiền sử giãn tĩnh mạch hay viêm mạch kết hợp chấn thương. Người bị bệnh ung thư cũng xuất hiện viêm tĩnh mạch nông ở nhiều đoạn và tái đi tái lại nhiều lần.

Viêm tĩnh mạch huyết khối nông là bệnh không quá nghiêm trọng và có thể điều trị. Tuy nhiên nó cũng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời.

Viêm tĩnh mạch huyết khối sâu: Bệnh chỉ được xác định bằng phương pháp xét nghiệm. Triệu chứng thường gặp ở viêm tĩnh mạch huyết khối sâu là đau đớn khi đi lại, bắp chân căng đau, có thể xảy ra hiện tượng sưng, phù. Các cục máu đông nằm sâu trong tĩnh mạch có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng.

Trong những người mắc bệnh viêm tĩnh mạch, chỉ có khoảng 50% mắc viêm tĩnh mạch huyết khối sâu. Vì có những triệu chứng không rõ ràng, bệnh thường chỉ được phát hiện khi xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Đối với viêm tĩnh mạch huyết khối nông:

Di truyền bởi cha hoặc mẹ

Người đang mắc bệnh giãn tĩnh mạch

Chấn thương tạo nên những khối máu đông

Phụ nữ có thai bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố

Ung thư

Tĩnh mạch bị ảnh hưởng do tiêm thuốc kích thích

Đối với viêm tĩnh mạch huyết khối sâu:

Di truyền

Gặp phải các chấn thương nghiêm trọng

Nằm trên giường lâu ngày bị tê liệt

Thiếu vận động

Hút thuốc lá gây ra các khối máu đông

Ung thư: ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến giáp

Những người phải đứng hoặc ngồi lâu do công việc

4) Nguy cơ mắc phải bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối

Viêm tĩnh mạch huyết khối có thể xảy ra ở những độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là:

Phụ nữ có thai: Nội tiết tố thay đổi, tăng cân, giảm thời gian vận động và nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ mắc viêm tĩnh mạch huyết khối hơn bình thường

Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai khiến hormone thay đổi, không những ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt mà còn có nguy cơ mắc bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối

Không vận động: Không vận động trong trong thời gian dài ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Xảy ra do nằm viện trong thời gian dài hoặc do lười vận động.

Người thừa cân, béo phì: Cân nặng lớn làm tăng áp lực lên chân, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao.

Phải đứng nhiều hoặc ngồi nhiều: Người có công việc bắt buộc phải đứng hay ngồi nhiều sẽ hạn chế khả năng lưu thông máu, hay tê buốt, nhức mỏi mỗi khi đứng lên ngồi xuống.

Rượu bia, thuốc lá: Là tác nhân gây ra rất nhiều bệnh, trong đó có viêm tĩnh mạch huyết khối.

Đang mắc bệnh ung thư: Ung thư bụng, ung thư tuyến tụy … là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh.

5) Điều trị viêm tĩnh mạch huyết khối

Đối với viêm tĩnh mạch huyết khối nông:

Để làm giảm triệu chứng viêm, đầu tiên bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như Steroid. Nếu khu vực viêm huyết khối không nằm phía sau khớp đầu gối thì có thể kết hợp động tác nâng cao chân lên xuống hoặc làm nóng tại chỗ.

Trong tình trạng nguy hiểm hơn như vùng bị bệnh lan rộng và lan xuống điểm nối đùi, phương pháp điều trị có thể là thắt và tách tĩnh mạch. Phương pháp trên sẽ giúp thuyên giảm triệu chứng bệnh. Nếu muốn khỏi bệnh nhanh có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch.

Nêu bệnh có dấu hiệu lây lan nhanh, bệnh nhân sẽ phải sử dụng thuốc chống đông máu. Đây là trường hợp khối máu đông đã đi sâu vào tĩnh mạch, gây nguy hiểm cao cho người bệnh.

Đối với viêm tĩnh mạch huyết khối sâu:

Khi bị viêm tĩnh mạch huyết khối sâu, đầu tiên phải dùng thuốc chống đông máu để ngăn ngừa những khối máu đông nhỏ đi vào sâu tĩnh mạch.

Trong trường hợp khu vực bệnh lan rộng và khiến quá trình lưu thông máu gặp trục trặc, có thể áp dụng phương pháp cắt tiểu cầu. Đây là phẫu thuật chèn một ống thông vào tĩnh mạch để hút các cục máu đông. Một cách khác đó là làm tan máu đông bằng thuốc.

Nếu các huyết khối hình thành nhiều trong tĩnh mạch sâu làm tăng nguy cơ thuyên tắc phổi. Bác sĩ có thể áp dụng phương pháp đặt ống lọc. Thủ thuật này có tác dụng ngăn chặn máu đông đi vào phổi.

Tuy nhiên, dễ gây ra những biến chứng như: Nhiễm trùng, tổn thương tĩnh mạch, mạch máu bị mở rộng khiến máu đông dễ đi qua ống lọc di chuyển vào phổi, ….

6) Chế độ sinh hoạt khi bị viêm tĩnh mạch huyết khối

Sử dụng vớ y khoa: Đây là các đơn giản và hiệu quả khi bị viêm tĩnh mạch huyết khối ở chân. Khi dùng vớ, áp lực của vớ ở chân sẽ giúp các van trong tĩnh mạch được khép kín, hạn chế hiện tượng máu trào ngược – nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch chân. Thêm vào đó, đối với người bệnh là phụ nữ công sở, mang vớ còn giúp che đi phần mạch máu thiếu thẩm mỹ, giúp người bệnh yên tâm diện đồ.

Kiểm soát cân nặng: Áp lực quá lớn dồn vào đôi chân gây ra suy giãn tĩnh mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối. Nếu bạn có vấn đề về cân nặng, hãy đặt ra chế độ ăn kiêng để giảm cân. Nên chú trọng vào những thực phẩm tươi sống, hạn chế chất béo đồ ngọt để không làm bệnh tiến triển xấu.

Đi bộ: Bị viêm tĩnh mạch huyết khối rất cần đi bộ. Đây là cách đơn giản giúp tăng tuần hoàn máu ở chân giúp bệnh mau hồi phục. Ngay khi phẫu thuật xong, bạn cũng cần tập đi bộ càng sớm càng tốt.

Tập các bài thể dục cho chân: Hoàn toàn có thể tập luyện ngay khi đi làm hoặc lúc mới thức dậy. Ở trên giường, bạn có thể tập những bài nâng chân lên cao, hạ chân xuống lặp đi lặp lại trong vòng 10 phút. Ở nơi làm việc, nếu ngồi hoặc đứng quá lâu, hãy vận động chân bằng cách thay đổi tư thế, co chân, kê chân lên cao để máu tuần hoàn tốt nhất.

Kiêng rượu bia, thuốc lá: Rượu bia, thuốc lá là tác nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như gout và suy giãn tĩnh mạch. Đây là những nguyên nhân gây ra bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối cực kì nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh tuyệt đối phải kiêng rượu bia và thuốc lá.

7 Triệu Chứng Xuất Huyết Dạ Dày Ai Cũng Phải Biết Để Nhận Ra Kịp Thời

Các triệu chứng xuất huyết dạ dày khá khó chịu như đau thượng vị, cơ thể nhợt nhạt xanh xao, nôn ra máu.. tình trạng này nếu để lâu không có biện pháp can thiệt kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Xuất huyết dạ dày là một trong những bệnh lý về dạ dày rất phổ biến. Bệnh có thể chuyển biến nguy hiểm nếu như người bệnh không kịp thời thăm khám và chữa trị. Vì vậy chúng ta luôn phải chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất xung quanh căn bệnh này. Việc nắm các biểu hiện khi mắc bệnh là một trong những thông tin rất quan trọng nhưng không phải ai cũng biết.

7 triệu chứng xuất huyết dạ dày phổ biến nhất

Nhận biết được các dấu hiệu và triệu chứng xuất huyết dạ dày sẽ giúp bạn chủ động hơn trong phòng ngừa và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất. Khi bị chảy máu dạ dày, tùy nặng hay nhẹ mà người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau, những dấu hiệu chính bao gồm:

1. Đau vùng thượng vị dữ dội

Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết chứng xuất huyết dạ dày đó là đau vùng thượng vị dữ dội. Những cơn đau xuất phát từ vùng thượng vị rồi nhanh chóng lan ra khắp bụng, làm cho bệnh nhân bị cứng bụng và toát mồ hôi hột. Ngoài triệu chứng đau dữ dội, bạn còn cảm thấy vùng thượng vị có biểu hiện nóng rát khó chịu.

Bạn cần biết thêm vùng thượng vị là khu vực nằm trên rốn và ở dưới mũi xương ức, đây là nơi tập trung rất nhiều bộ phận quan trọng của cơ thể như ruột thừa, dạ dày, tuyến tụy, tuyến mật. Chính vì vậy, nếu có bất kì vấn đề nào xảy ra tại vùng thượng vị bạn cần hết sức cảnh giác.

2. Đại tiện ra phân đen

Trong trường hợp trong phân có nhiều máu thì phân sẽ bị loãng, có màu đỏ kèm theo lổn ngổn đen có mùi rất khó chịu. Cũng có nhiều trường hợp máu chảy ít, phân thành khuôn nhưng có màu đen giống màu nhựa đường và có mùi khó chịu.

Người bệnh cần khi bị đau thượng vị, cần chú ý quan sát xem triệu chứng chảy máu dạ dày ở phân hay không, để chẩn đoán chính xác vấn đề mình đang gặp phải.

3. Nôn ra máu hoặc chất màu nâu

Nôn ra máu hay chất có màu nâu như cà phê được xem là một trong những triệu chứng xuất huyết dạ dày. Trước khi nôn, người bệnh cảm thấy nôn nao, khó chịu, lợm giọng, buồn nôn. Khi khi nôn ra rất nhiều và nhanh chóng, không có dấu hiệu báo trước. Máu có thể là máu tươi nếu như mới được nôn ra ngay.

Ngoài ra, có thể là máu đen lẫn máu cục vì chảy máu ra còn đọng lại ở dạ dày một thời gian rồi mới nôn ra. Chất nôn có màu nâu, hồng do khi chảy máu ít đọng lại lâu trong dạ dày, bị hòa loãng và thay đổi bởi dịch dạ dày và thức ăn.

4. Cơ thể mệt mỏi, da xanh xao

Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, da xanh xao cũng là một trong những dấu hiệu xuất huyết dạ dày. Người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, từ đó dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, cơ thể suy nhược, gầy gò, ốm yếu. Điều này cũng dễ lý giải khi lúc này cơ thể mất máu nên gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của cơ thể. Đồng thời tình trạng nôn ra máu ít nhiều ảnh hưởng đến vị giác, cảm giác tanh trong cổ họng làm cho chúng ta ăn không có cảm giác ngon miệng.

5. Thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, khó thở

Nếu triệu chứng chảy máu dạ dày diễn ra trong một thời gian dài sẽ gây thiếu máu, da xanh xao. Chính vì thiếu máu nên rất dễ dẫn đến hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, thở dốc và có thể bị ngất. Cơ thể luôn cảm thấy mệt và yếu đuối. Điều này hết sức nguy hiểm và chúng ta cần phải có biện pháp kiểm soát ngay lập lức.

6. Ợ nóng, khó tiêu

Chứng ợ nóng, khó tiêu cũng là biểu hiện xuất huyết dạ dày thườn gặp. Điều này phản ánh hệ tiêu hóa của bạn đang có vấn đề. Lúc này hoạt động của dạ dày không tốt nên dẫn đến tình trạng tích tự trong dạ dày, dẫn đến dịch axit tích ra nhiều hơn. Ợ nóng thường xảy ra sau khi ăn, bụng luôn cảm thấy đầy hơi, chướng bụng khó tiêu.

7. Vàng da, giảm cân

Đối với bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày thường hay bị vàng da, da có màu vàng nhạt, vàng như nghệ, kèm theo đó là nước tiểu sẫm có màu khác lạ. Người bệnh bị giảm cân nhanh chóng vì bị thiếu chất do chán ăn, ăn không ngon miệng. Ngoài ra, còn kèm theo một số triệu chứng khác như: Tay chân lạnh, vã mồ hôi, tụt huyết áp, sốt nhẹ, đi tiểu ít, mạch nhỏ không bắt được.

Hướng dẫn cách cấp cứu xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày)

Tùy theo số lượng máu và thời gian chảy máu mà mức độ nguy hiểm của bệnh gây ra khác nhau. Ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ thấy hơi mệt mỏi, không có thay đổi rõ rệt về toàn trạng, huyết áp, mạch. Nhưng nếu lượng máu ra nhiều trong một thời gian ngắn sẽ xuất hiện tình trạng mất máu cấp tính, gây ra các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, hạ huyết áp, có khi gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Chính vì vậy, mỗi chúng ta nên trang bị cho mình những kiến thức về bệnh cũng như cách sơ cứu ngăn chặn triệu chứng chảy máu dạ dày tránh trường hợp gặp nguy hiểm. Hướng dẫn cách cấp cứu xuất huyết dạ dày khẩn cấp như sau:

Bước 1: Sơ cứu tại chỗ cho bệnh nhân xuất huyết dạ dày: Đặt người bệnh nằm thẳng trên giường, để đầu thấp và kê cao 2 chân. Tất cả các nhu cầu về sinh hoạt đều thực hiện trên giường, tránh để người bệnh di chuyển đi lại sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Nếu người bệnh bị lạnh thì nên đắp thêm chăn để làm ấm cơ thể.

Bước 2: Bước tiếp theo là cho người bệnh dùng ngay thuốc cầm máu nếu có sẵn trong nhà, nếu không có thì có thể mua ngay tại nhà thuốc gần nhất. Tốt nhất, chúng ta nên dự sẵn thuốc cầm máy trong nhà. Lưu ý, cần phải cho bệnh nhân lót dạ trước khi dùng thuốc.

Bước 3: Để việc cầm máu nhanh hơn, chúng ta nên cho bệnh nhân uống thêm nước muối pha. Thực hiện như sau: Lấy khoảng 6-8 gam muối tinh hòa tan trong 100ml nước lọc, uống dần dần cho đến khi hết nước.

Xuất huyết dạ dày là một chứng bệnh rất nguy hiểm, nếu như không được thăm khám và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến mất máu nhiều và tử vong. Chính vì vậy, mỗi chúng ta nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về chứng bệnh này để từ đó biết cách phòng ngừa cũng như nhận biết được những triệu chứng xuất huyết dạ dày sớm nhất, hạn chế những rủi ro có thể gặp nhất. Khi có các dấu hiệu bệnh, bạn không được chủ quan mà phải tiến hành các biên pháp sơ cứu và đến ngay bệnh viện để bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời.

→ Không nên bỏ qua những thông tin này:

Bạn đang xem bài viết Triệu Chứng Tăng Huyết Áp: Không Phải Ai Cũng Biết Rõ trên website Kidzkream.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!