Top 9 # Triệu Chứng Xoắn Tinh Hoàn Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Xoắn Tinh Hoàn Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân &Amp; Điều Trị

Xoắn tinh hoàn là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở tinh hoàn nam giới. Bởi nó có diễn biến rất bất ngờ, nhanh chóng và gây nguy hại trực tiếp đến tinh hoàn. Việc tìm hiểu những thông tin cơ bản về tình trạng xoắn tinh hoàn là gì sẽ giúp cánh mày râu có cách nhận biết cũng như khắc phục tình trạng này kịp thời.

Xoắn tinh hoàn là gì?

Xoắn tinh hoàn hay còn gọi xoắn thừng tinh, là tình trạng tinh hoàn xoắn lại ở đoạn cuối của dây thừng tinh. Ở vị trí xoắn này sẽ cắt đứt nguồn cung cấp máu cho tinh hoàn. Nếu kéo dài có thể gây tổn thương và hoại tử tinh hoàn.

Theo các chuyên gia, xoắn tinh hoàn có thể xảy ra đột ngột hoặc do chấn thương. Bệnh thường thường gặp ở thanh thiếu niên trong độ tuổi 12 – 18. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và nam giới lớn tuổi cũng có thể gặp bệnh lý này.

Xoắn thừng tinh nhẹ: Biểu hiện là xuất hiện những cơn đau không thường xuyên ở tinh hoàn. Các cơn đau này có thể tự cải thiện và tái phát nếu không được chữa trị.

Xoắn tinh hoàn ngoài: Là tình trạng lớp tinh mạc của tinh hoàn và dây chằng bìu xoay tự do. Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh với những cơn đau, sưng bìu. Hoặc xuất hiện các khối cứng không đau ở bìu.

Xoắn thừng tinh hoàn nội mạc: Là tình trạng tinh hoàn xoay tự do bên trong bìu. Bệnh thường xảy ra ở thanh thiếu niên và người trưởng thành.

Xoắn phần phụ tinh hoàn: Bệnh gây nên những cơn đau bìu cấp tính, thường xuất hiện ở trẻ em từ 7 – 14 tuổi. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể khỏi sau 2 ngày.

Biểu hiện xoắn tinh hoàn

Biểu hiện xoắn thừng tinh hoàn dễ nhận biết nhất là xảy ra các cơn đau đột ngột ở bìu. Ngoài ra, nam giới có thể nhận thấy có sự chênh lệch ở 2 bên tinh hoàn. Nếu tinh hoàn bị xoắn sẽ lớn hơn bình thường và có màu đỏ, nâu đỏ hoặc đỏ đậm.

Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng khác như:

Đau đột ngột hoặc dữ dội ở một tinh hoàn;

Sưng bìu;

Có khối u ở bìu;

Buồn nôn hoặc nôn;

Có máu trong tinh dịch

Đau bụng;

Xuất hiện khối u bên trong túi bìu.

Xoắn tinh hoàn khi nào cần gặp bác sĩ?

Thời gian đầu, bệnh lý này sẽ gây những khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài sẽ dẫn đến hoại tử vì tinh hoàn không được cung cấp đủ máu. Do đó, khi phát hiện xoắn tinh hoàn, nam giới cần thăm khám ngay lập tức.

Bị đau hoặc sưng tinh hoàn dữ dội đột ngột;

Các triệu chứng tinh hoàn bị xoắn quay trở lại sau khi phẫu thuật;

Cảm thấy một chỗ u trên tinh hoàn;

Bị sốt, chảy máu hoặc đau sau khi phẫu thuật.

Nếu có những triệu chứng như trên, để lại câu hỏi TẠI ĐÂY hoặc gọi tổng đài 0969 668 152 để được tư vấn cụ thể hơn.

Nguyên nhân gây xoắn thừng tinh

Bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh do bẩm sinh

Thông thường, tinh hoàn không thể di chuyển tự do trong bìu. Vì các mô xung quanh có trách nhiệm cố định tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn trẻ em do di truyền

Bệnh lý xoắn tinh hoàn có thể di truyền. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 10% mắc bệnh.

Do đó, nếu trong gia đình có người mắc xoắn thừng tinh hoàn thì bạn cũng nên đi kiểm tra nếu có dấu hiệu nghi ngờ.

Yếu tố nguy cơ gây xoắn tinh hoàn

Tuổi tác: Bệnh có thẩy xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, phổ biến là thiếu niên từ 12 – 18 tuổi. Còn những người trên 30 tuổi rất hiếm bị xoắn.

Tinh hoàn đã từng bị xoắn: Nhiều trường hợp thừng tinh hoàn bị xoắn có thể xảy ra và tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh sẽ có nguy cơ tái phát cao.

Khí hậu: Bệnh thường có xu hướng xuất hiện vào mùa đông khi tiết trời lạnh. Ngoài ra, thời tiết thay đổi đột ngột cũng khiến tinh hoàn thay đổi vị trí và gây xoắn.

Xoắn tinh hoàn có nguy hiểm không?

Xoắn tinh hoàn là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa và nguy hiểm. Nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:

Nhiễm trùng: Nếu tinh hoàn bị tổn thương hoặc chết mà không được loại bỏ có thể dẫn đến hoạt tử và nhiễm trùng, viêm tinh hoàn.

Teo tinh hoàn: Trường hợp bệnh nhẹ không được điều trị có thể gây teo tinh hoàn và mất khả năng sản xuất tinh trùng.

Mất thẩm mỹ: Xoắn tinh hoàn có thể gây mất một hoặc hai tinh hoàn rất mất thẩm mỹ.

Vô sinh: Nếu mất cả 2 tinh hoàn đồng nghĩa với việc nam giới không thể sinh con. Trường hợp mất 1 bên tinh hoàn cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh.

Chẩn đoán và điều trị xoắn tinh hoàn

Biểu hiện của tinh hoàn nam giới bị xoắn khá giống với nhiều bệnh lý khác. Do đó, nam giới cần chủ động trong việc thăm khám để chẩn đoán và điều trị chính xác bệnh.

Chẩn đoán xoắn tinh hoàn bằng cách nào?

Tinh hoàn bị xoắn là trường hợp cấp cứu nên cần được chẩn đoán sớm.

Trước tiên bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng lâm sàng. Sau đó, kiểm tra phản xạ của người bệnh bằng cách chà xát hoặc véo vào mặt trong đùi tinh hoàn bị xoắn. Nếu bình thường thì tinh hoàn sẽ co lại. Còn nếu bị xoắn thì phản xạ sẽ không xảy ra.

Ngoài ra, người bệnh sẽ được làm một số kiểm tra, xét nghiệm để xác định chính xác hơn. Bao gồm các kỹ thuật sau:

Xét nghiệm nước tiểu;

Công thức máu;

Siêu âm Doppler màu;

Chụp Scan phóng xạ.

Điều trị xoắn tinh hoàn bằng cách nào hiệu quả?

Có rất nhiều trường hợp mắc bệnh và tự ý áp dụng cách chữa xoắn tinh hoàn tại nhà. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, vặn xoắn thừng tinh hoàn tại nhà không có hiệu quả. Ngoài ra, có thể khiến bệnh nặng nề hơn, khó chữa trị.

Phương pháp điều trị trong trường hợp này là phẫu thuật giúp hạn chế tổn thương và mất tinh hoàn. Việc tháo xoắn thừng tinh hoàn càng sớm thì khả thành công cao. Cụ thể, tỷ lệ thành công phẫu thuật sẽ diễn ra như sau:

Phẫu thuật trước 6 giờ, tỷ lệ thành công là 90 – 100%;

Từ trên 6 giờ đến trước 12 giờ, tỷ lệ là 50%;

Từ trên 12 giờ đến 24 giờ, chỉ 10% là cứu được tinh hoàn. Trường hợ này, khả năng cắt bỏ tinh hoàn bị xoắn là rất cao.

Để điều trị, bác sĩ sẽ tháo xoắn dây thừng tinh và khôi phục nguồn cung cấp máu cho tinh hoàn. Trước khi phẫu thuật người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật theo các bước sau:

Bác sĩ rạch đường nhỏ ở bìu và tháo dây thừng tinh;

Tháo dây tinh trùng (nếu có);

Khâu tinh hoàn và phần da bìu bên trong đến tránh bệnh tái phát;

Khâu vết mổ.

Trong trường hợp điều trị muộn, mô tinh hoàn chết, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ tinh hoàn để tránh hoại tử. Việc này đồng nghĩa với nam giới sẽ mất khả năng sinh sản.

Chăm sóc bệnh nhân sau khi phẫu thuật

Sau khi làm phẫu thuật điều trị xoắn tinh hoàn, nếu sức khỏe ổn định người bệnh sẽ được về ngay trong ngày. Bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc giảm đau, hoặc thuốc chống nhiễm trùng.

Vệ sinh vết mổ bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn 2 lần/ngày.

Kiêng hoạt động mạnh cũng như quan hệ trong vài tuần. Đồng thời, nên hạn chế thủ dâm hoặc kích thích dương vật.

Chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, vitamin và khoáng chất.

Nên đi bộ mỗi ngày để tăng lưu lượng máu đến tinh hoàn.

Sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ.

Nếu xuất hiện các cơn đau cần quay lại cơ sở y tế để kiểm tra.

Cách phòng tránh xoắn tinh hoàn hiệu quả

Để phòng tránh xoắn tinh hoàn, nam giới ần xác định và loại bỏ yếu tố di truyền. Với những trường hợp đã bị xoắn cần cố định bên còn lại để tránh tinh hoàn tự do.

Ngoài ra, có thể áp dụng một số cách sau để phòng tránh tinh hoàn bị xoắn:

Tránh các tư thế nằm nghiêng 1 bên quá lâu, nằm sấp, nằm vặn đùi.

Không mặc quần bó sát làm tăng nguy cơ tinh hoàn bị xoắn. Tốt nhất, nên lựa chọn các sản phẩm có chất liệu mềm mại, thông thoáng.

Nên tập luyện thường xuyên để tăng lưu thông máu. Tuy nhiên, cần lưu ý tập vừa sức, không nên chạy nhảy liên tục.

Không quan hệ tình dục mạnh bạo vì có thể ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn.

Không nên tiếp xúc với môi trường lạnh đột ngột hoặc tắm bằng nước lạnh.

Không nên ngồi hoặc đứng lâu một chỗ.

Với những trường hợp tự tháo xoắn thì cũng cần theo dõi để tránh tái phát.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe nam khoa để phát hiện bệnh kịp thời.

Nếu có triệu chứng bị xoắn tinh hoàn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo : 2khoe.com

Xoắn Tinh Hoàn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa

Hình ảnh xoắn tinh hoàn ở nam giới

Xoắn tinh hoàn là gì?

Xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh (bộ phận cung cấp lưu lượng máu đến tinh hoàn) bị xoắn quanh trục của nó làm tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng tinh hoàn, dẫn đến thiếu máu và hoại tử tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời.

Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp hơn ở trẻ nhỏ và những nam giới dưới tuổi 25. Đối với nam giới trên 25 tuổi, tỉ lệ mắc bệnh giảm xuống chỉ còn 1/4000.

Nguyên nhân xoắn tinh hoàn

– Do bẩm sinh: Nhiều trường hợp phát hiện ra chứng xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh.

– Mắc chứng tinh hoàn ẩn: Tinh hoàn ẩn là tinh hoàn không xuống bìu, mà nằm trong bụng hoặc ống bẹn của nam giới, có thể gây ra xoắn tinh hoàn trong trường hợp xảy ra chấn thương.

– Mặc quần chật: Quần chật không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng xoắn tinh hoàn ở nam giới nhưng nó có thể tạo điều kiện cho xoắn tinh hoàn xảy ra.

– Ngủ không đúng tư thế: Nhiều nam giới trong khi ngủ thường có xu hướng vặn đùi sang bên này, hoặc vẹo sang bên kia, tạo điều kiện cho thừng tinh bị xoắn và gây ra hiện tượng xoắn tinh hoàn.

– Chấn thương: Chấn thương do va chạm thường là nguyên nhân dẫn đến nhiều hiện tượng như vỡ mào tinh, đứt ống dẫn tinh,… bao gồm cả xoắn tinh hoàn.

Triệu chứng xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như bệnh viêm tinh hoàn, viêm mào tinh và chấn thương tinh hoàn vì triệu chứng của chúng khá giống nhau.

Nam giới bị xoắn tinh hoàn có những triệu chứng tiêu biểu như:

– Cảm giác đau đột ngột vùng bìu: Đây là triệu chứng thường gặp nhất của xoắn tinh hoàn; cảm giác đau có lúc tăng giảm khác nhau nhưng sẽ không biến mất nếu như tình trạng xoắn tinh hoàn không được giải quyết triệt để.

– Vùng bìu bị sưng tấy và đỏ ửng.

– Một tinh hoàn có vị trí cao hơn so với bình thường.

– Tiểu rắt và lẫn máu trong tinh dịch.

– Các triệu chứng toàn thân khác: Buồn nôn và nôn, sốt, chóng mặt,…

Cách điều trị xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn đòi hỏi các biện pháp chữa trị khẩn cấp ngay tại thời điểm bị xoắn trong vòng một vài giờ. Việc điều trị muộn có thể gây tổn thương vĩnh viễn, thậm chí phải cắt bỏ đi tinh hoàn, làm giảm khả năng sinh sản của nam giới và là nguyên nhân gây vô sinh.

Thực tế, xoắn tinh hoàn rất dễ điều trị. Điều quan trọng là phải phát hiện bệnh lý càng sớm càng tốt, để tránh hậu quả đáng tiếc là phải cắt đi tinh hoàn.

Một số trường hợp bệnh nhân bị xoắn thừng tinh hoàn nhưng sau đó có thể tự duỗi ra mà không cần các biện pháp can thiệp nào. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, nam giới gặp phải trường hợp này không nên chủ quan mà vẫn phải đi khám để kiểm tra những bất thường, đề phòng xoắn tinh hoàn lại có thể xảy ra trong tương lai.

Hầu hết các trường hợp xoắn tinh hoàn nhẹ đều cần phải phẫu thuật gỡ xoắn, hoặc là gỡ xoắn bằng cách đẩy vào bìu. Các trường hợp còn lại, bác sĩ sẽ xử lý bằng cách cố định một hoặc cả hai bên tinh hoàn vào bìu để điều trị bệnh lý dứt điểm, phòng ngừa xoắn tinh hoàn tái phát.

Trong trường hợp phải cắt bỏ tinh hoàn, nam giới cũng không nên quá lo lắng, vì bạn vẫn có thể làm cha và có một cuộc sống bình thường với một bên tinh hoàn còn lại. Ngoài ra, có thể cân nhắc đến cấy một tinh hoàn giả hoặc tinh hoàn nhân tạo sau một vài tháng cắt bỏ tinh hoàn.

Triệu Chứng Ngứa Vùng Da Tinh Hoàn Là Bệnh Gì?

Các chuyên gia cho biết, triệu chứng ngứa vùng da tinh hoàn rất có thể là dấu hiệu báo bệnh ở vùng kín ở nam giới. Bởi thực tế đã chứng minh, rất nhiều trường hợp khi tới cơ sở y tế thì tình trạng bệnh đã rất nặng, gây ra hàng loạt biến chứng dẫn tới vô sinh hiếm muộn, xuất phát từ chính sự thiếu hiểu biết và thơ ơ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của mình. Chính bởi vậy, việc tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân cũng như cách điều trị là rất cần thiết đối với cánh mày râu.

Bìu tinh hoàn là lớp da mỏng, có nhiệm vụ giữ nhiệt và bảo vệ tinh hoàn tránh các tác nhân dẫn tới hại. Nhưng khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tinh hoàn cũng như số lượng và chất lượng của tinh trùng và tinh hoàn. Bởi thế, lớp da bìu ngoài tinh hoàn có vai trò giữ nhiệt độ ổn định cũng như bảo vệ tinh hoàn. Vì bìu tinh hoàn thuộc của quý của quý ông nên luôn bắt buộc “giấu kín” bên trong quần làm cho chúng luôn trong hiện tượng bí bách, ẩm thấp dẫn tới tình trạng ngứa bìu tinh hoàn.

Theo đó, các chuyên gia cho biết, triệu chứng ngứa vùng da tinh hoàn ngoài dấu hiệu sinh lý do vệ sinh không sạch sẽ hay mặc quần lót quá chật và ra mồ hôi bí bách thì đây rất có thể là dấu hiệu bệnh lý nam khoa nguy hiểm, cụ thể là:

– Nấm bìu tinh hoàn: Đây là một trong những căn bệnh nam khoa nguy hiểm, khi bị nấm tinh hoàn nam giới sẽ có triệu chứng rất ngứa ngáy, khó chịu ở tinh hoàn. Ngoài ra, vùng bìu thường sưng tấy, có màu đỏ hoặc nâu đỏ đóng vảy.

– Ghẻ, chàm: Triệu chứng ngứa vùng da tinh hoàn có thể gặp ở nam giới vệ sinh vùng kín không đảm bảo, thường xuyên mặc quần lót ẩm,…và cũng chính là những tác nhân gây ghẻ ngứa, chàm ở vùng tinh hoàn. Khi bị chàm nam giới sẽ thấy vùng tinh hoàn xuất hiện các mụn nước, gây ngứa ngáy khó chịu nhất là khi về đêm.

– Mụn rộp sinh dục: Một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm, bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, do vi rút HSV gây ra. Khi bị mụn rộp sinh dục, vùng da bộ phận sinh dục nam giới sẽ có biểu hiện nóng rát, sau đó xuất hiện các nốt mụn trắng chứa dịch mủ gây đau rát, ngứa ngáy. Về sau vỡ ra gây lở loét, rồi đóng vảy khô rồi mất đi. Tuy nhiên, bệnh không khỏi mà chỉ tạm thời mất đi khi có cơ hội sẽ bội phát trở lại.

– Sùi mào gà: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ngứa rát ở tinh hoàn. Có thể ở giai đoạn đầu khi đám mụn sùi xuất hiện nhỏ sẽ không có cảm giác ngứa ngáy hay khó chịu gì nhưng càng về sau, nếu không được chữa trị kịp thời, các triệu chứng sẽ nặng dần, vết mụn sẽ lở loét chảy dịch mủ gây ngứa vùng da bìu tinh hoàn. Đám mụn sùi từ nhỏ và mềm, mọc riêng rẻ, về sua liên kết thành từng chùm như hình mào gà và có những triệu chứng nặng hơn cũng như tái phát nhiều lần.

Ngứa vùng da tinh hoàn có nguy hiểm không?

Như vậy, khi thấy triệu chứng ngứa vùng da tinh hoàn, rất có thể nam giới đã gặp phải một trong những bệnh lý nam khoa nguy hiểm, cần thăm khám và điều trị kịp thời, nếu để lâu rất có thể sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Ngứa rát tinh hoàn do bệnh lý gây ra, điển hình là sùi mào gà hay mụn rộp sinh dục sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản, khả năng sinh lý của phái mạnh. Bởi càng về sau, vi khuẩn virut sẽ càng tấn công trên diện rộng và lây lan ra các bộ phận khác thuộc vùng kín như tinh hoàn, tuyến tiền liệt, hệ tiết niệu, gây viêm nhiễm, thậm chí là viêm mạn tính không thể điều trị được.

Triệu chứng ngứa vùng da tinh hoàn thường dễ khiến nam giới nhầm lần với những vấn đề thông thường. Vì vậy để đảm bảo ngay sau khi phát hiện có những triệu chứng bất ổn trên hãy liên hệ đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ lưỡng, phát hiện bệnh và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Tại các cơ sở sơ y tế chuyên khoa, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, tìm hiểu rõ nguyên nhân, xác định tình trạng bệnh lý để có phương pháp chữa trị tốt nhất, an toàn và phù hợp.

Các chuyên gia khuyên rằng, để phòng ngữa và điều trị tốt nhất, bạn giới cần chú ý:

Không tự ý mua dùng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Giữ vùng kín sạch sẽ, khô thoáng, tránh mặt đồ ẩm ướt, đồ bẩn hoặc các loại quần jean không thoát ẩm hay quần lót bó sát.

Hạn chế mặc quần lót vào ban đêm, tạm ngưng sử dụng các loại dung dịch vệ sinh.

Uống hoặc bôi thuốc đúng thời gian, đúng liều lượng và tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc khi thấy các dấu hiệu đã giảm bớt.

Tăng cường bổ sung các loại vitamin trong rau củ quả, đặc biệt là vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng chống chịu lại bệnh tật.

Nên kiêng quan hệ tình dục, sau khi khỏi bệnh nên sử dụng bao cao để quan hệ tình dục.

Như vậy, khi thấy triệu chứng ngứa vùng da tinh hoàn, nam giới cần tới trực tiếp có cở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Lưu ý: “Kết Quả Phụ Thuộc Vào Cơ Địa Mỗi Người…”

U Tinh Hoàn Là Bệnh Gì ?

U tinh hoàn là bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, vì có tới 90% trường hợp là ung thư. Bệnh thường phát sinh ở thanh niên độ tuổi từ 25 đến 35, đang hoạt động sinh dục mạnh.U tinh hoàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.

Những di căn sớm qua đường máu và đường bạch huyết làm tăng phần nguy hiểm của u tinh hoàn. Trước đây, u tinh hoàn có tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong khoảng 70%, nhưng hiện nay, nhờ sự ra đời của các hóa chất trị liệu, tỷ lệ tử vong đã giảm đáng kể, nhiều trường hợp đã khỏi hẳn.

Triệu chứng của bệnh không dễ phát hiện sớm.

Bất kỳ tổn thương nào ở tinh hoàn gây đau thực sự. Những căn bệnh như viêm mào tinh hoàn, quai bị và nhiễm trùng như viêm tinh hoàn có thể dẫn đến các khối u tinh hoàn gây đau. Cũng có thể là một khối lượng tinh dịch ứ đọng trong đường dẫn tinh.

Biểu hiện của u tinh hoàn rất thất thường, khó tiên đoán. Người ta chia làm ba thời kỳ:

– Thời kỳ 1: u nằm trong tinh hoàn, chưa có di căn ở hạch và các cơ quan khác hoặc đã di căn sang hạch bạch huyết.– Thời kỳ 2: Đã có triệu chứng di căn sang hạch, nhưng chưa di căn sang các cơ quan khác.– Thời kỳ 3: Đã có triệu chứng di căn sang cơ quan khác như gan, phổi…

Thường thì túi dịch ở bìu tăng từ từ hoặc nhanh, không gây đau đớn. Lớp da của bìu không bị viêm, không thay đổi mầu sắc, độ đàn hồi da vẫn bình thường. Nếu ít dịch thì ngoại trừ bìu hơi sưng to hơn bình thường một chút, còn lại tất cả đều bình thường.

Nếu sờ, bạn sẽ thấy mào tinh hoàn bên to ỏ cực trên còn tinh hoàn bên kia bình thường. Bạn nên cảnh giác bởi u tinh hoàn phát triển rất thầm lặng, thường chỉ phát hiện được khi đã có di căn. Cách điều trị hiệu quả nhất là cắt toàn bộ tinh hoàn và cắt thừng tinh trên cao. Nếu là u tinh hoàn, bạn sẽ thấy một vùng bị đen. Tuy nhiên, việc đi tiểu không vì thế mà trở nên bất bình thường. Bệnh ít khi tự khỏi, chỉ có cách điều trị duy nhất là mổ cắt bỏ màng tinh hoàn.

Nếu khối u là do viêm tinh hoàn hay viêm mào tinh hoàn, bạn nên dùng thuốc kháng sinh cụ thể theo quy định của bác sĩ. Nếu cơn đau là do quai bị, bạn cần quá trình điều trị theo toa.

Việc điều trị gồm ba bước chủ yếu là cắt bỏ tinh hoàn – nạo hạch, điều trị tia xạ và hóa trị liệu. U được cắt bỏ sẽ được đưa đi xét nghiệm tế bào và lấy máu làm HCG và FP. Nếu là u tinh hoàn đơn thuần, HCG và FP âm tính thì tiên lượng tốt.