Viêm phế quản cấp ở trẻ em là khi trẻ viêm đường thở dưới, thường quen gọi là sưng cuống phổi. Đây là căn bệnh tương đối nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ mắc và tử vong do viêm phế quản cấp nhiều thứ hai chỉ xếp sau bệnh tiêu chảy. Vì vậy, cha mẹ cần chủ động trang bị thông tin đầy đủ để sớm phát hiện và có các biện pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý khi trẻ bị viêm phế quản cấp.
Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em là gì?
Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em là tình trạng sưng và viêm nhiễm ống phế quản phổi, có người gọi đây là bệnh cảm lạnh ngực. Bệnh có thể cải thiện trong vài ngày nhưng ho có thể tiếp tục kéo dài hàng tuần.
Cũng có thể hiểu, trẻ bị viêm phế quản cấp là khi lớp niêm mạc phế quản bị viêm dẫn đến hiện tượng rối loạn xuất tiết, tăng tính thấm, phản ứng tại chỗ của ống phế quản.
Viêm phế quản cấp ở trẻ em thường tương đối khó chẩn đoán. Ít khi bệnh này xuất hiện ở thể đờm mà thường xảy ra kết hợp với chứng viêm đường hô hấp trên, nhu mô phổi, cũng có khi xảy ra đồng thời với các bệnh về nhiễm khuẩn như cúm, ho hà, sởi…
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị viêm phế quản cấp, sự phức tạp này đã đóng góp vào mức độ phổ biến và khó kiểm soát và chẩn đoán của bệnh. Các chuyên gia nói rằng hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp tính ở trẻ xuất phát từ sự xâm nhập của virut ngoài ra còn có thể do vi khuẩn, nhiễm nấm, dị ứng hoặc một số nguyên nhân hóa học khác.
Trẻ em bị viêm phế quản cấp do vi khuẩn
Một vài trường hợp, viêm phế quản cấp trẻ em cũng xuất hiện do vi khuẩn tấn công hô hấp. Tuy nhiên nếu không có sự có mặt của virut trước đó đã phá hủy khả năng tự bảo vệ tại chỗ thì viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ do riêng vi khuẩn không phổ biến.
Nhiễm vi khuẩn ở lớp niêm mạch ống phế quản xuất hiện khi được tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến phế quản bị rối loạn trong tổ chức và chức năng. Vi khuẩn vào niêm mạc của phế quản thường trú ngụ và gây hiện tượng mưng mủ. Điển hình nhất của trẻ bị viêm phế quản cấp do vi khuẩn là đờm khi khạc ra có màu vàng hoặc xanh thay vì trắng như ban đầu do đã bị nhiễm khuẩn.
Những vi khuẩn thường gặp hây bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em gồm có: khuẩn Hemophilus influenzae, khuẩn liên cầu, khuẩn phế cầu, khuẩn tụ cầu cùng một số vi khuẩn đừng ruột và khuẩn Gram âm khác.
Viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ do nhiễm nấm
Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc sử dụng quá nhiều kháng sinh rất dễ bị nhiễm nấm Candida albicans theo đường miệng gây bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ. Trường hợp này phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Lớp niêm mạc phế quản rất nhạy cảm nên rất dễ gặp tình trạng dị ứng. Mỗi kích thích nhỏ ở đường hô hấp trên, lớp niêm mạc này cũng đều phản ứng và dẫn đến viêm nhiễm. Bé bị viêm phế quản cấp dạng dị ứng thường có các biểu hiện là ho, khò khè giống bệnh hen và cũng có thể tái phát khi gặp tác nhân dị ứng nếu không chữa dứt điểm.
Các hóa chất độc hại đi vào cơ thể theo đường hơi nước, khí hoặc bụi đều có thể kích thích niêm mạc của phế quản gây viêm. Trẻ cần tránh nhất là bụi do ô nhiễm môi trường ở những vùng đô thị, khu công nghiệp …
Triệu chứng và dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản cấp
Triệu chứng viêm phế quản cấp ở trẻ không quá phức tạp nhưng cũng rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh hô hấp khác. Quan sát các triệu chứng sẽ giúp bác sĩ tạm thời chẩn đoán phần nào mức độ phát triển và nghiêm trọng của bệnh. Viêm phế quản cấp thường gặp ở trẻ lớn và thường ở mức độ bệnh nhẹ, trừ những trường hợp trẻ bị mắc thêm các bệnh khác về đường hô hấp nên xuất tiết nhiều gây tắc phế quản. Mỗi giai đoạn bệnh thường trẻ sẽ có có các triệu chứng biểu hiện thay đổi.
– Giai đoạn toàn phát: các triệu chứng lúc này thường xuất hiện rõ rệt hơn, chuỗi biểu hiện này được gọi là hội chứng phế quản bao gồm
Ho: là triệu chứng chủ yếu, ban đầu là ho khan, đau rát họng, xuất hiện theo cơn, khi trẻ nằm sẽ ho nhiều hơn, đặc biệt là ngủ vào ban đêm những ngày trời lạnh; sau đó trẻ sẽ chuyển sang ho đờm, ho có thể kéo dài cùng xuất tiết.
Sốt: sốt nhẹ hoặc cao tùy từng trường hợp, cũng có những trẻ không có sốt khi bị viêm phế quản cấp. Chủ yếu duy trì ở mức 38 – 39 độ C.
Đau tức ngực: những trẻ lớn có ho nhiều và bệnh viêm họng thường gặp triệu chứng tức ngực nhiều nhất. Khi bị viêm phế quản cấp, trẻ cũng hay đau, bỏng rát sau xương ức khi vừa ho xong.
Viêm phế quản cấp ở trẻ là một bệnh hô hấp dạng nhẹ, có tốc độ tiến triển tốt. Hầu hết trẻ sẽ khỏi bệnh sau 7 ngày, riêng ho có thể kéo dài 1-2 tuần. Tuy nhiên trẻ có thể tái viêm phế quản cấp hoặc có biến chứng viêm phổi, rối loạn thông khí, trẻ nhỏ có thể bị viêm tai giữa.
Điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em
Đối với trẻ bị viêm phế quản cấp, không nhất thiết phải dùng thuốc kháng sinh. Khi có các dấu hiệu bội nhiễm với các biểu hiện như sốt cao, ho đờm nhiều, thở nhanh, nhịp thở gấp, khó thở hoặc những trẻ bị suy dinh dưỡng, mệt nhiều, sởi… thì có thể dùng kháng sinh như chloramphenicol, co-trimoxazol hoặc ampicilin. Nhưng không được dùng quá 7 ngày mà phải dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Phòng trẻ bị viêm phế quản cấp tái phát như thế nào?
Để ngăn ngừa bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em khởi phát và tái phát, cha mẹ cần chú ý thực hiện những điều sau:
Tránh cho bé tiếp xúc với các chất kích thích như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hóa chất tẩy rửa…
Sử dụng máy tạo độ ẩm cho không khí
Giữ ấm cơ thể bé đầy đủ vào những ngày trời lạnh
Giữ vệ sinh nhà cửa và môi trường sống sạch sẽ
Đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để bé có sức đề kháng tốt
Đối với trẻ sơ sinh, mẹ cần vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi bế hoặc cho bé bú
Tiêm phòng ngừa cúm cho trẻ hàng năm
Viêm phế quản cấp ở trẻ em là hiện tượng bệnh lý không quá nguy hiểm, không khó điều trị nhưng cần chữa dứt điểm để tránh tái phát và diễn biến xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của khi trẻ bị viêm phế quản cấp.
* “Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn*