Top 6 # Triệu Chứng Ho Lao Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Bệnh Ho Lao: Triệu Chứng Nhận Biết &Amp; Cách Điều Trị Hiệu Dứt Điểm

Ho lao là một trong “tứ chứng nan y”, đã từng cướp đi sinh mạng của nhiều người. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học, y tế thì bệnh ho lao đã có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan vì những triệu chứng ho lao khá giống với các bệnh ho khác nên dễ bị nhầm lẫn, dẫn đến tình trạng điều trị muộn, gây ra hậu quả nặng nề.

Bệnh ho lao là gì

Ho lao là bệnh do trực khuẩn lao gây ra. Vi khuẩn gây bệnh lao có tên khoa học là Mycobacterium Tuberculosis (MTB). Chúng lây truyền qua không khí, sau đó khi có cơ hội xâm nhập vào cơ thể con người sẽ tấn công và hủy hoại mô cơ thể.

Đặc biệt, vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis có khả năng chống lại các tế bào miễn dịch của cơ thể. Bệnh này cũng có thể đã tiềm tàng trong nhiều người, nhưng đến khi hệ miễn dịch kém, sức khỏe đi xuống mới bắt đầu xuất hiện và gây ra các triệu chứng bệnh ho lao.

Bệnh ho lao được cảnh báo rất nguy hiểm bởi lẽ nó không chỉ ảnh hưởng đến phổi, dẫn đến những triệu chứng lao phổi mà còn lây sang những cơ quan khác như xương, hạch bạch huyết, tim, hệ thần kinh,… Bên cạnh đó, trực khuẩn lao còn có thể sống tiềm ẩn bên trong và bên ngoài tế bào nên tránh được các tác động của thuốc chống lao. Vì vậy mà rất khó để điều trị dứt điểm.

Nguyên nhân ho lao

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh ho lao. Việc nắm được nguyên nhân sẽ giúp cho bạn tránh được nguy cơ nhiễm bệnh ở mức tối đa.

Ho lao do vi khuẩn MTB gây ra. Do loại vi khuẩn này lây truyền qua không khí nên bệnh có thể lây từ người với người qua đường hô hấp. Việc ở cùng một môi trường không khí với bệnh nhân ho lao sẽ có thể làm chúng ta hít phải vi khuẩn MTB, từ đấy dẫn đến bị bệnh lao.

Việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, nhiều khí uế, ẩm ướt cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn MTB phát triển và gây ho lao.

Tiếp xúc với người bị bệnh hay những chất thải có chứa vi khuẩn MTB như nước bọt, đờm, dãi,…

Sử dụng thực phẩm đã bị nhiễm vi khuẩn MTB, vật nuôi nhiễm bệnh.

Phân loại ho lao

Tùy vào vị trí bị bệnh mà có thể chia ra làm 2 loại đó là lao phổi và lao ngoài phổi. Lao phổi là thể lao hay gặp nhất, chiếm khoảng 80% trường hợp mắc ho lao.

Ngoài lao phổi còn có các loại ho lao khác như lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao xương khớp, lao ruột,… Các bệnh lao ngoài phổi không có nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác.

Đối với lao phổi cũng sẽ có những trường hợp có ít khả năng lây bệnh hơn. Đó là những người có triệu chứng lao phổi nhưng số lượng vi khuẩn lao trong ổ tổn thương ít nên khi xét nghiệm đờm không tìm thấy.

Vi khuẩn MTB sau khi vào cơ thể sẽ có giai đoạn ủ bệnh, chúng tồn tại ở trạng thái ngủ. Do đó mà dù không có triệu chứng bệnh lao nhưng xét nghiệm vẫn cho kết quả dương tính.

Nếu phát hiện ra vi khuẩn MTB ở giai đoạn này thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ giảm đi rất nhiều. Thời gian ủ bệnh ở mỗi người sẽ không giống nhau, do đó, mọi người cần chú ý đến những biểu hiện của cơ thể mình. Vi khuẩn lao sẽ phát triển từ phổi rồi di chuyển sang các cơ quan khác theo đường mạch máu.

Ai có nguy cơ mắc ho lao

Như đã nói, vi khuẩn lao lây truyền trong không khí. Nên bất kì ai nếu tiếp xúc với môi trường không khí có chứa vi khuẩn MTB, thì đều có nguy cơ nhiễm bệnh.

Với những người có hệ miễn dịch kém, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV, ung thư, tiểu đường,…thì lại càng có nguy cơ mắc ho lao hơn người bình thường.

Triệu chứng bệnh lao phổi

Triệu chứng lao phổi có rất nhiều nhưng lại dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng bệnh ho, viêm họng thông thường nên nhiều người không để ý hoặc hiểu rõ sẽ không biết được.

Do đó mà hầu hết những người mắc bệnh ho lao đều không phát hiện mình bị bệnh dẫn đến tình trạng bệnh diễn biến nặng. Việc nắm được triệu chứng bệnh sẽ giúp bệnh nhân được chữa trị kịp thời và có thể hoàn toàn khỏi bệnh. Một số triệu chứng bệnh lao phổi điển hình đó là:

Ho

Đa số các bệnh phổi cấp tính và mạn tính như viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi, lao phổi,… đều có triệu chứng là ho.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã bị ho trên 3 tuần, dùng thuốc kháng sinh nhưng ho không thuyên giảm, đồng thời xác định không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản hay ung thư phổi thì cần phải nghĩ đến là triệu chứng lao phổi.

Khạc ra đờm

Khi phổi, phế quản bị kích thích hoặc có tổn thương sẽ làm tăng xuất tiết dẫn đến tình trạng có đờm trong cổ họng và khạc đờm. Nhưng cũng như ho thì có nhiều nguyên nhân gây ra khạc đờm, trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do viêm nhiễm.

Nếu người bệnh đã bị ho trên 3 tuần, đã sử dụng thuốc kháng sinh nhưng khạc đờm không giảm thì rất có thể là triệu chứng ho lao. Đây là 2 dấu hiệu thường thấy nhất trong những triệu chứng bệnh ho lao.

Ho ra máu

60% người mắc lao phổi đều có triệu chứng là ho ra máu, vì đường hô hấp vì tổn thương và chảy máu bên trong.

Ngoài là triệu chứng lao phổi, ho ra máu cũng là biểu hiện của nhiều bệnh khác như bệnh về phổi – phế quản, bệnh ngoài đường hô hấp như tim mạch, bệnh toàn thân,…

Đau tức ngực, khó thở

Triệu chứng bệnh lao phổi dễ thấy nhất chính là đau tức ngực, do việc ho nhiều gây ức chế lên phế quản, dẫn đến tình trạng khó thở, ngực cảm thấy đau tức.

Đặc biệt là khi phổi đang bị tổn thương thì càng khiến khả năng trao đổi khí khó khăn hơn.

Gầy, sụt cân

Hầu hết những bệnh nhân ho lao, trong đó chủ yếu là lao phổi đều có triệu chứng gầy yếu, sụt cân, cơ thể không còn sức sống.

Nếu bạn bị sụt cân, gầy yếu không rõ nguyên nhân, đã xác định không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS, đồng thời lại xuất hiện những triệu chứng hô hấp như đã nói thì phải nghĩ ngay tới ho lao.

Ra mồ hôi

Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể ra mồ hôi và một trong số đó là ho lao phổi, do rối loạn thần kinh thực vật.

Hiện tượng này thường được gọi là ra mồ hôi trộm, dễ thấy nhất ở trẻ nhỏ.

Mệt mỏi, chán ăn

Do tác động tâm lí, tình trạng sức khỏe, stress, căng thẳng nên người bị bệnh ho lao thường cảm thấy bị ức chế, từ đó sinh cảm giác mệt mỏi, thiếu ngủ, chán ăn. Đây là triệu chứng bệnh lao phổi rất quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.

Những biến chứng của ho lao

Ho lao, mà đặc biệt là lao phổi sẽ dẫn đến nhiều biến chứng. Có thể có biến chứng rồi mới phát hiện ra bệnh hoặc xảy ra trong quá trình bệnh tiến triển. Một số biến chứng thường gặp nhất là:

Ho ra máu

Tùy từng người và mức độ bệnh mà có thể ho ra máu ít hoặc nhiều. Do ho lao làm hoại tử thành của một động mạch nên có thể khiến người bệnh ho ra máu sét đánh.

Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể khiến bệnh nhân tử vong chỉ sau vài phút.

Tràn khí màng phổi

Là một biến chứng nặng khi bị bệnh ho lao, do vỡ một hang lao vào khoang màng phổi. Vi trùng từ hang lao nhiễm vào màng phổi gây ra tràn mủ – tràn khí màng phổi.

Khi bệnh nhân gặp phải biến chứng này thì việc điều trị sẽ khó khăn gấp đôi vì vừa phải điều trị bệnh ho lao, vừa phải đặt ống dẫn lưu màng phổi.

Tràn dịch màng phổi

Nguyên nhân là do tiếp xúc với một ổ lao phổi đang tiến triển. Biến chứng này có thể xảy ra sau khi người mắc ho lao đã được chữa khỏi, và trở thành di chứng của bệnh lao phổi.

Dãn phế quản

Có triệu chứng ho đàm và ho ra máu khá giống với triệu chứng lao phổi nên nhiều người nhầm tưởng là bệnh ho lao tái phát. Tuy nhiên, chỉ khi nào xác định có vi khuẩn MTB mới được cho là tái phát.

Tràn khí màng phổi

Nguyên nhân là do vỡ một bóng khí nhưng sẽ không làm nhiễm trùng màng phổi như tràn khí màng phổi đã đề cập.

U nấm phổi

Do vi nấm Aspergillus fumigatus sinh sôi trong một hang lao cũ trong phổi. Cách điều trị biến chứng này đó là phẫu thuật.

Điều trị bệnh ho lao

Điều trị ho lao chủ yếu dùng thuốc. Thuốc điều trị ho lao là miễn phí và 5 loại thuốc chống ho lao thường gặp nhất là:

Người bệnh cần phải sử dụng đúng liều, đúng ngày, đúng thời gian, đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý bỏ dở thuốc vì sẽ khiến vi khuẩn lao sẽ phát triển thậm chí còn có khả năng kháng thuốc. Quá trình điều trị bệnh ho lao sẽ trải qua hai giai đoạn:

Giai đoạn tấn công: mục đích là để giảm nhanh số vi trùng MTB có trong các tổn thương để ngăn chặn đột biến kháng thuốc, thường kéo dài 2-3 tháng.

Giai đoạn duy trì: mục đích là tiêu diệt các vi khuẩn lao trong tồn thương để ngăn ngừa tình trạng tái phát, thường kéo dài 4-6 tháng.

Quá trình chữa ho lao sẽ kéo dài ít nhất là 6-8 tháng nên đòi hỏi sự quyết tâm cao của người bệnh. Nếu để bệnh tái phát ở mức độ cao hơn sẽ có thể gặp phải tình trạng kháng thuốc, kéo dài thời gian điều trị lên đến 19-24 tháng, và khả năng trị dứt điểm là cực kì thấp.

Kiểm tra sức khỏe định kì theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc kiểm tra chủ yếu là xét nghiệm đờm để xem tình trạng tiến triển của vi khuẩn lao. Thông thường, các mốc thời gian xét nghiệm đờm sẽ là sau 2-3 tháng, sau 4 tháng, sau 6-8 tháng.

Khi nào bệnh nhân ho lao cần nhập viện

Không có điều kiện cách ly tốt ở nhà, thì nên nhập viện để tránh lây nhiễm bệnh sang cho người khác cũng như bảo vệ sức khỏe bản thân.

Lưu ý, người bệnh cần giữ gìn sức khỏe, chú ý vệ sinh sạch sẽ, tuyệt đối không khạc nhổ đờm bừa bãi ra môi trường, dễ lây nhiễm bệnh cho cộng đồng.

Không nên điều trị tại nhà với các thể loại lao nặng như lao màng não, lao cột sống…

Lao phổi có nguy cơ chuyển sang giai đoạn suy hô hấp, lao phổi tổn thương rộng.

Tình trạng ho lao có nguy cơ gây trụy tuần hoàn như lao màng tim, lao phổi suy kiệt.

Gặp biến chứng nghiêm trọng như ho ra máu, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi.

Bệnh nhân ho lao bị tai biến do thuốc chống lao gây ra.

Chăm sóc bệnh nhân ho lao

Như đã nói, quá trình điều trị bệnh ho lao là một cuộc chiến dài hơi nên đòi hỏi người bệnh phải có tâm lí vững vàng, kiên trì, một tinh thần thoải mái. Bên cạnh đó, 1 chế độ dinh dưỡng hợp lí sẽ giúp bạn có đủ sức khỏe để chống chọi với tác dụng phụ của thuốc.

Bệnh ho lao nên ăn gì

Thực phẩm nhiều kẽm: như sò, hến, đậu Hà Lan, đậu tương, củ cải, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc, Những thực phẩm này giúp bổ sung lượng kẽm bị thiếu hụt do cơ chế các loại thuốc điều trị lao phổi gây ra, có thể gây chán ăn, suy giảm miễn dịch.

Bổ sung vitamin A,C,E có trong rau xanh, quả chín màu vàng đỏ, gan súc vật và gia cầm, thịt lợn nạc, thịt bò,…giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ niêm mạc, tránh được nguy cơ gây nhiễm khuẩn.

Bổ sung sắt có trong nấm hương, đậu nành, lòng đỏ trứng, thịt bò, …để tránh tình trạng thiếu máu làm giảm sức đề kháng, dẫn đến các bệnh nhiễm khuẩn, tim mạch.

Đa dạng món ăn: tránh cảm giác chán ăn.

Các thực phẩm cần tránh

Rượu, bia, đồ uống có cồn vì sẽ gây sốt nhẹ kéo dài, ra mồ hôi trộm, tâm phiền và rối loạn thần kinh

Thực phẩm giàu chất béo, không nên ăn mộc nhĩ vì có thể làm kéo dài quá trình đông máu.

Gia vị cay như tiêu, ớt,… vì sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng hơn, thậm chí dẫn đến ho khạc kèm theo máu rất nguy hiểm.

Ho lao mặc dù không còn bị coi là bệnh nan y hết thuốc chữa nhưng vẫn đòi hỏi người bệnh kiên trì tuân thủ theo quy trình điều trị, không được bỏ dở thuốc hoặc ngưng thuốc nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ, tránh tình trạng bệnh nặng thêm.

Một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh kết hợp với tinh thần thoải mái và nghiêm túc thực hiện phác đồ điều trị sẽ giúp cho bạn nhanh chóng khỏi bệnh.

Nhận Biết Dấu Hiệu Bệnh Ho Lao

Ho lao không phải là một bệnh mà là một triệu chứng của bệnh lao phổi. Vì vậy không có khái niệm “bệnh ho lao” mà chỉ có định nghĩa về bệnh lao. Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), bệnh lao được định nghĩa là tình trạng nhiễm vi khuẩn có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis, thường được gọi tắt là TB gây nên.

* Ho

Ho là triệu chứng của một số bệnh phổi cấp và mãn tính. Người bệnh ho lao thường có ho khạc kéo dài, người ta cho rằng, mọi bệnh nhân ho trên 3 tuần không phải do viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi dùng thuốc kháng sinh không giảm ho phải nghĩ đến ho do lao.

* Khạc đờm do bệnh lao

Đường hô hấp khi bị viêm nhiễm, sẽ phù nề và tăng sản xuất chất nhầy và tạo đờm. Đờm sinh ra trong đường hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân gây ho. Do vậy, nếu sau khi dùng thuốc kháng sinh, triệu chứng khạc đờm không giảm thì mọi triệu chứng ho, khạc trên 3 tuần phải nghĩ đến bệnh lao phổi.

* Ho ra máu

Ho ra máu là một trong những triệu chứng khiến người bệnh nghĩ đến mình bị bệnh ho lao. Triệu chứng này có thể gặp ở 60% những người mắc bệnh lao phổi, thể hiện có tổn thương đường hô hấp. Một số bệnh khác cũng gây ho ra máu: viêm phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, ung thư phổi,…hay rối loạn đông máu, chảy máu, thiếu hụt vitamin chúng tôi nhiên, do triệu chứng ho ra máu gặp tỷ lệ cao trong bệnh lao phổi nên những người ho ra máu phải nghĩ đến mình bị bệnh ho lao, cần đi xét nghiệm trực khuẩn lao.

Bệnh lao phổi gây ho nhiều, khiến phế quản bị chèn ép, không những thế khi phổi bị tổn thương, khả năng trao đổi khí sẽ giảm dẫn đến tình trạng khó thở, đau ngực.

Gầy, sút cân là biểu hiện thường thấy ở đa số những người bệnh lao phổi. Nếu bị gầy, sút cân không rõ nguyên nhân do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS kèm theo các biểu hiện ho, tức ngực, khó thở…thì cần nghĩ tới lao phổi.

Ở người bệnh lao phổi, thường có triệu chứng sốt nhẹ hay gai lạnh về chiều.

Ra mồ hôi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ra mồ hôi trong bệnh lao phổi là do rối loạn thần kinh thực vật.

* Mệt mỏi, chán ăn

Mệt mỏi, chán ăn là dấu hiệu gặp trong nhiều bệnh, có thể là do căng thẳng…Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi kèm theo các triệu chứng kể trên cần nghĩ đến khả năng nhiễm lao.

Lao phổi là bệnh nguy hiểm, cần được phát hiện sớm để xử lý kịp thời. Vì vậy, khi có những dấu hiệu bệnh ho lao người bệnh cần đến cơ sở y tế làm xét nghiệm chẩn đoán chính xác.

Để được chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, kính mời đọc giả liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí: 18000055 *Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Bệnh Lao Phổi (Ho Lao): Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Hiện nay, bệnh lao vẫn là một trong những bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới cao hơn cả sốt rét và HIV/AIDS. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 2 tỷ người trên thế giới mắc bệnh lao tiềm tàng và xấp xỉ 3 triệu người chết vì lao. Trong đó khoảng 95% số bệnh nhân mắc mới và 99% số ca tử vong do lao ở các nước nghèo và các nước đang phát triển. ( 2)

Mỗi ngày, khoảng 4.500 người tử vong vì bệnh lao và có đến gần 30.000 người nhiễm bệnh. Thống kê tại Việt Nam chỉ trong năm 2017 có tới 12 nghìn người chết do lao, con số này con hơn nhiều lần số người tử vong vì tai nạn giao thông. Ngoài ra, sự xuất hiện của đại dịch HIV/AIDS, đồng nhiễm lao và HIV/AIDS cùng với sự phát triển của các chủng vi khuẩn lao kháng thuốc lưu truyền trong cộng đồng cũng khiến bệnh lao ngày càng phổ biến. ( 3)

Theo báo cáo của của tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố năm 2018, Việt Nam đứng thứ 16 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 15 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Đây là một bệnh lây lan qua không khí, mầm bệnh không tồn tại trong tự nhiên và không có vật trung gian truyền bệnh. Bệnh lao có thể tấn công bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như thận, cột sống, tủy xương, hệ thần kinh… Tuy nhiên thường gặp nhất là lao phổi, bệnh cảnh này chiếm từ 80 – 85% trong tổng số ca mắc bệnh do lao.

ảy ra khi vi khuẩn M.Tuberculosis tấn công chủ yếu vào phổi. Bệnh ho lao phổi dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. ( Bệnh lao phổi6) ( tiếng Anh là Pulmonary Tuberculosis) là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, x

Trong điều kiện tự nhiên, vi khuẩn này có thể tồn tại từ 3 – 4 tháng. Trong phòng thí nghiệm, vi khuẩn lao có thể được bảo quản trong nhiều năm. Nếu ở dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn này sẽ chết trong vòng 1,5 giờ và sống được 5 phút khi bị chiếu tia cực tím.

Vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis là một vi khuẩn ái khí vì vậy vi khuẩn ưa cư trú trong môi trường có nhiều oxy, vì đặc tính này mà vi khuẩn lao thường khu trú ở phổi và số lượng vi khuẩn có nhiều nhất trong các hang lao có phế quản thông. ( 4)

Các triệu chứng lao phổi thường gặp

Tùy thuộc vào sức khỏe và để kháng của từng người mà bệnh lao ở phổi có thời gian ủ bệnh dài ngắn khác nhau. Trong giai đoạn ủ bệnh, bệnh nhân lao không có hoặc có ít biểu hiện các triệu chứng bệnh, do đó rất khó phát hiện được bệnh nhân mắc bệnh trong giai đoạn này.

Ở nền bệnh lao tiến triển, tùy vào mức độ gây bệnh ở từng cơ quan bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau. Ở lao phổi, các dấu hiệu thường đặc hiệu biểu hiện qua đường hô hấp như:

Ho khan, ho ít, nhiều khi bệnh nhân không để ý mình bị ho từ lúc nào. Nếu bệnh nhân có ho khan kéo dài, sốt nhẹ trên 3 tuần (có thể sốt về chiều), bác sĩ chỉ định chụp X-quang phổi và làm xét nghiệm đờm tìm trực khuẩn lao.

Ho khạc đờm, đờm thường có màu trắng.

Ho ra máu (đờm lẫn máu) số lượng từ ít tới nhiều.

Thường hay có triệu chứng khó thở, khám phổi thấy ran ẩm, ran nổ vùng tổn thương.

Nguyên nhân gây bệnh ho lao

Bệnh ho lao là bệnh lây lan qua không khí, mầm bệnh không tồn tại trong tự nhiên và không có vật trung gian truyền bệnh. Nguồn lây bệnh chủ yếu là người hoặc động vật mắc vi khuẩn lao, bệnh dễ lây truyền khi người hoặc động vật nhiễm bệnh ho, hắt hơi tạo ra những hạt nước bọt rất nhỏ chứa nhiều vi khuẩn lao lơ lửng trong không khí. Người ta có thể hít những hạt này vào phổi và mắc bệnh.

Ngày nay, người ta chia bệnh học lao thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn lao nhiễm: Vi khuẩn lao xâm nhập lần đầu vào phổi gây sơ nhiễm, từ đó lan theo các đường bạch huyết, đường máu có thể làm tổn thương một số cơ quan khác.

Giai đoạn lao bệnh: Đối với mọi lứa tuổi, khoảng 10% lao nhiễm sẽ chuyển sang lao bệnh và 80% số bệnh lao này sẽ xảy ra trong 2 năm đầu đời. 50% số bệnh lao là nguồn lây mới trong xã hội.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Lao dễ lây từ người sang người qua đường hô hấp, vì thế những đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc lao phổi:

Người có tiếp xúc, nói chuyện, chăm sóc gần gũi với người mắc bệnh lao

Người sống và làm việc tại vùng có tỷ lệ mắc lao cao, hay nơi có bệnh nhân lao sinh sống

Người bị mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV, bệnh gan, lách…

Nguy cơ chuyển lao tiềm ẩn thành bệnh ho lao

Người nhiễm HIV

Sử dụng ma túy dạng chích

Suy thận hay chạy thận

Đái tháo đường

Cắt dạ dày hay ruột non

Dùng thuốc corticoid kéo dài hay thuốc ức chế miễn dịch

Ung thư đầu cổ.

Theo các chuyên gia cho biết, không phải cứ nhiễm vi khuẩn lao đều bị mắc bệnh lao phổi, khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ bị tấn công bởi hệ miễn dịch. Ở những người có sức đề kháng yếu, vi khuẩn lao sẽ sinh sôi nảy nở và gây bệnh, thời gian phát bệnh nhanh. Ngược lại, ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, bệnh sẽ phát rất chậm, có khi đến vài chục năm, thậm chí là không phát bệnh. ( 7)

Để chẩn đoán dấu hiệu lao ở phổi, bên cạnh những triệu chứng đặc hiệu, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm để phát hiện bệnh:

Lâm sàng: bệnh nhân có biểu hiện ho kéo dài, ho ra máu, sốt nhẹ về chiều hoặc tối, gầy sút cân.

X-quang: tổn thương xâm nhiễm xuất hiện chủ yếu ở đỉnh phổi.

Tìm thấy trực khuẩn lao (nhuộm soi hoặc nuôi cấy) thông qua các mẫu bệnh phẩm như đờm, dịch phế quản, dịch màng phổi…

Tổn thương nang lao trên sinh thiết: sinh thiết phổi, niêm mạc phế quản, hạch

Bệnh nhân mắc bệnh ho lao là nguồn lây vi khuẩn cho người lành nhiều nhất, đặc biệt thể lao ở phổi có vi khuẩn AFB dương tính trong đờm. Nếu không điều trị sớm và dùng thuốc không đúng phác đồ, bệnh có thể gây nguy hại tới tính mạng bởi những biến chứng sau:

Tràn dịch, tràn khí màng phổi: Tràn dịch màng phổi có nước dịch vàng chanh, dịch tiết chứa nhiều protein và lympho bào, đôi khi là dịch hồng hoặc đỏ. Tràn khí màng phổi xảy ra khi vỡ một hang lao thông với hang màng phổi, triệu chứng chủ yếu là đau ngực đột ngột bên có tràn khí và khó thở. Khi khí và dịch tràn ra nhiều quá sẽ ép phổi lại còn một thể tích rất nhỏ. Thể tích này không thể cung cấp đủ khí khiến người bệnh bị ngạt thở và tử vong. Do vậy, cần xử lý ngay tràn dịch và khí để khai thông sự dễ thở cho bệnh nhân.

Lao thanh quản: Thường biểu hiện bằng khàn tiếng, thay đổi giọng nói, nuốt đau, đau tai. Khám thường thấy loét ở dây thanh âm hoặc những nơi khác thuộc đường hô hấp trên, cần xét nghiệm đờm trực khuẩn Koch khi bệnh nhân đang bị lao phổi tiến triển.

Nấm Aspergillus phổi: Có những trường hợp bệnh lao đã được chữa khỏi nhưng vẫn để lại các hang. Các hang này sau đó có thể bị nhiễm nấm Aspergillus fummigatus. Nhiễm nấm có thể dẫn tới ho ra máu nặng thậm chí là tử vong.

Rò thành ngực: Nếu không được điều trị, hoặc điều trị không đủ thuốc, không đủ thời gian hoặc lao kháng thuốc có thể gây ra rò thông phế quản và thành ngực.

Giáo sư Ngô Quý Châu cho biết, ho lao là một bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi được, nhưng vẫn còn là gánh nặng cho sức khỏe cộng đồng. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, phần lớn các bệnh nhân lao đều khỏi bệnh mà không chịu biến chứng. Hiện nay, phương pháp điều trị lao phổi phổ biến là dùng kết hợp kháng sinh tối thiểu 6 tháng. Tùy thuộc vào thể trạng và bệnh lý của bệnh nhân bác sĩ sẽ có từng phác đồ riêng với từng người.

Việc điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh và chịu ít biến chứng, không chỉ vậy còn giảm bớt gánh nặng trong cộng động. Phương pháp điều trị lao theo quy chuẩn của bộ y tế bao gồm:

Điều trị có kiểm soát trực tiếp (DOTS). (5)

Điều trị theo phác đồ chuẩn được Bộ Y tế quy định cho các trường hợp lao ở phổi mới được phát hiện.

Uống thuốc đúng phác đồ

Uống thuốc đủ thời gian

Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, đều đặn tránh việc bỏ thuốc, gián đoạn trong điều trị

Những người bị lao phổi phải được đăng ký điều trị và theo dõi suốt quá trình điều trị. Hiện nay có rất nhiều đơn vị chống lao ở các tuyến huyện và tỉnh, người bệnh có thể đăng ký nơi điều trị gần với nơi mình cư trú. Việc điều trị có kiểm soát với phác đồ ngắn hạn cần được tổ chức chặt chẽ và người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ và hợp tác với bác sĩ để việc điều trị có kết quả tốt nhất.

Ngày nay, với hệ thống chống và điều trị lao phủ rộng trên toàn quốc, bệnh nhân lao được điều trị trong môi trường tốt nhất với các phác đồ hiệu quả. Trong 2 tháng đầu tiên, bệnh nhân được giám sát và điều trị với các cán bộ y tế. Sau đó, bệnh nhân sẽ được giám sát bởi người thân hoặc nhân viên y tế trong giai đoạn sau.

Bên cạnh tiêm vắc xin phòng lao, người dân cần thực hiện các biện pháp tự bảo vệ trước sự tấn công của vi khuẩn lao như (nếu thường xuyên tiếp xúc với người mắc bệnh lý này):

Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân lao.

Thường xuyên mở cửa cho không khí trong phòng thông thoáng.

Đeo khẩu trang thường xuyên

Cách chăm sóc bệnh nhân mắc lao phổi

Người bệnh bắt buộc phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm đúng nơi quy định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được hủy đúng phương pháp. Cần tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh. Tạo được những điều kiện thông gió tốt để không khí được lưu thông nhằm giảm thấp nhất nồng độ các hạt chứa vi khuẩn lao trong không khí.

Xử lý chất thải ở bệnh nhân lao là bước quan trọng để tránh việc lây lan lao ra cộng đồng, một số chất dịch như đờm và đồ chứa của bệnh nhân lao cần được đốt hoặc xử lý. Bệnh nhân mắc HIV/AIDS cần uống INH 300mg/ngày trong suốt 6 tháng để dự phòng lao. Một số đối tượng như người đái tháo đường, loét dạ dày… cần được tầm soát bệnh lao thường xuyên để phòng bệnh. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp phòng các biến chứng.

Để được tư vấn và đặt lịch khám tầm soát và điều trị các bệnh lý hô hấp khác tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ:

108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, chúng tôi Biên, TP.Hà Nội

2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Bệnh lao phổi (bệnh ho lao) là một trong những bệnh viêm đường hô hấp dưới phổ biến nhất trong xã hội hiện đại. Mặc dù có thể hoàn toàn chữa khỏi nhưng sẽ mất nhiều thời gian do điều trị kéo dài, vì vậy cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh ngay từ đầu. Nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, lập tức đến ngay các bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán, điều trị.

Châu Bùi

Triệu Chứng Bệnh Ho Cũi Chó

Triệu chứng bệnh ho cũi chó ban đầu thường có những biểu hiện còn chưa rõ ràng. Nhiều người dễ chủ quan bởi những tiếng ho thông thường. Vô tình bệnh tiến triển nhanh và mạnh lên gây ảnh hướng xấu đến sức khỏe của chú chó nhà bạn.

Bài viết này, bệnh viện thú y PetHealth mong muốn chia sẻ những kiến thức về triệu chứng và cách chẩn đoán chính xác nhất bệnh ho cũi chó đến với những bạn đang nuôi chó. Mời các bạn đón đọc!

Triệu chứng bệnh ho cũi chó lâm sàng

Ở Việt Nam, bệnh ho cũi chó thường xuyên xuất hiện vào thời điểm giao mùa. Đối với miền Bắc thường là thời điểm giao sang mùa lạnh, ở miền Nam là vào mùa mưa. Khi thấy chó xuất hiện những những biểu hiện sau đây, rất có thể chó của bạn đã mắc những triệu chứng bệnh ho cũi chó. Cùng theo dõi và để ý nhiều hơn đến sức khỏe cho chúng.

Nghe tiếng ho

Chó bị nhiễm bệnh thường phát triển các cơn ho đột ngột. Có thể khác nhau về độ nghiêm trọng. Từ những cơn ho dai dẳng không thành tiếng đến cơn ho khan, ho khạc nặng.

Kiểu ho khan, khạc thường bị nhầm lẫn với trường hợp chó bị hóc vật gì đó trong cổ họng. Nếu có thể, bạn hãy mở miệng chó để kiểm tra. Để đảm bảo rằng có xương hay que bị mắc bên trong không.

Một cách khác để xác định liệu chó có bị hóc dị vật không. Đó là cho chó món khoái khẩu của nó. Chó bị hóc sẽ không ăn được. Vì vậy nếu thấy chó ăn và nuốt không khó khăn gì thì có lẽ không có dị vật nào mắc trong cổ họng của chó.

Quan sát hiện tượng khạc

Tương tự như người bị đau họng khi bị cảm cúm, chó cũng bị như vậy khi mắc bệnh ho cũi chó. Tình trạng này dẫn đến phản xạ các cơn khạc, ọe, nôn khan.

Ở một số chó, tình trạng này nặng đến mức chúng nôn ọe ra nước dãi hoặc sùi bọt mép.

Chó bị nôn do buồn nôn (không phải do ho quá nhiều) sẽ nôn ra mật vàng hoặc thức ăn từ dạ dày. Đây là một dấu hiệu của vấn đề khác.

Theo dõi hoạt động của chó

Nhiều chú chó ít có biểu hiện bệnh ra bên ngoài. Chính vì vậy, việc theo dõi hoạt động của chó là vô cùng cần thiết. Cũng như là cách phòng bệnh cho chó.

Một số chó mắc triệu chứng bệnh ho cũi chó không có biểu hiện bệnh ngoài các cơn ho khó chịu. Số chó khác có thể uể oải, lờ đờ và chán ăn.

Đem chó bị ho đến bác sĩ thú y để khám bao giờ cũng là điều tốt. Nhưng điều này đặc biệt cần thiết nếu chó mất sức đột ngột hoặc không ăn trong vòng 24 tiếng.

Cách chẩn đoán chính xác triệu chứng bệnh ho cũi chó

Chẩn đoán nhiễm siêu vi khuẩn Parainfluenza là việc làm cần thiết.

Dựa vào triệu chứng lâm sàng, lịch sử tiêm phòng,…

Làm xét nghiệm máu và các mẫu máu. Cũng như xét nghiệm các mẫu chất lỏng và mô khác nhau để loại trừ một số các chẩn đoán tiềm năng.

Khi kết quả thử nghiệm được phân tích, các bác sĩ thú y sẽ đưa ra một lộ trình điều trị thích hợp với chú chó của bạn.