Ống dẫn mật bao gồm các ống dẫn mật trong gan, ống dẫn mật chủ, cuống của túi mật, ngã ba ống mật chủ đồng thời là cuống túi mật, túi mật. Điểm ống mật chủ đổ vào hành tá tràng có lỗ có cơ xương xung quanh, gọi là cơ vòng Oddi co bóp nhịp nhàng để đưa mật xuống hành tá tràng.
Giun đi từ ruột non lên hành tá tràng rồi chui vào ống mật chủ, túi mật, thường loại giun này là giun đũa. Có nhiều nguyên nhân làm cho giun đi từ ruột non ngược lên hành tá tràng rồi vào ống dẫn mật hoặc túi mật, hay gặp nhất là dùng thuốc tẩy giun không đủ liều. Theo đó, giun không bị tê liệt hoàn toàn mà ngược lại còn được kích thích rối loạn vận động, chúng chuyển động không phương hướng từ ruột non lên hành tá tràng, chui vào ống dẫn mật, túi mật.
Có nhiều nguyên nhân làm cho giun đi từ ruột non ngược lên hành tá tràng rồi vào ống dẫn mật (Ảnh: Internet)
Nguyên nhân khác có thể là do dịch vị dạ dày bài tiết kém, giun sẽ chui ngược lên trên. Dịch vị có độ pH thấp không thích hợp với nhiều loài sinh vật và cả loài giun.
Một số trường hợp là do môi trường của ruột thay đổi như tiêu chảy, táo bón dài ngày, giun phải tìm môi trường sống mới.
Ở trẻ em, nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng giun chui ống mật đó là số lượng giun trong ruột quá nhiều, khiến chúng bị thiếu chất nên tìm môi trường tồn tại khác.
2. Triệu chứng của giun chui ống mật
Biểu hiện dễ nhận biết nhất của giun chui ống mật là đau bụng. Riêng về triệu chứng đau bụng giun chui ống mật cụ thể là đau dữ dội vùng thượng vi, lệch sang phải đau đột ngột, sau đó đau từng cơn.
Cơn đau có thể khiến da xanh xao, tái nhợt, quằn quại, vật vã. Khi lên cơn đau, thường chúng ta sẽ nằm tư thế chổng mông (tư thế phủ thục) để đỡ đau hơn, tay ôm bụng hoặc cào cấu quần áo, cào cấu vào vùng thượng vị.
Với trẻ nhỏ, khi bị trường hợp này trẻ hay đòi bế lên vai, áp bụng vào người để giảm cảm giác đau, đau bụng có thể kèm theo nôn, buồn nôn. Ngoài ra trẻ còn bị số cao do giun mang vi khuẩn từ phân lên làm viêm nhiễm đường dẫn mật như E. coli, Proteus, Enterobacter, Citrobacter….
Biểu hiện dễ nhận biết nhất của giun chui ống mật là đau bụng (Ảnh: Internet)
Khi cơn đau dịu đi thì người bệnh cũng mệt lả, khát nước, tiếp tục nôn và xuất hiện cơn đau khác, lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi ấn vào mũi ức bị đau, nhất là vùng dưới sườn bên phải. Ở một số trường hợp, bác sỹ nhiều kinh nghiệm sẽ sờ thấy búi giun.
Khi chụp Xquang hành tá tràng có thuốc cản quang sẽ phát hiện hình ảnh của giun trong túi mật, đường dẫn mật, tá tràng. Nếu xét nghiệm dịch mật thấy trứng giun đũa, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó với xét nghiệm công thức máu, nhất là trường hợp có sốt thấy bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu ái toan tăng thì đây chính là dấu hiệu nhiễm trùng. Chỉ khi giun ra khỏi ống mật hoặc túi mật thì các triệu chứng đau bụng dữ dội mới cải thiện.
Bạn nên lưu ý là đau bụng giun chui ống mật dễ bị nhầm lẫn với đau ruột thừa, vì triệu chứng cũng là đau thượng vi, đau quanh rốn; đôi khi còn bị nhầm với hội chứng dạ dày, tắc ruột, lồng ruột…
Trường hợp giun chui túi mật thì có khả năng làm tắc ống dẫn mật, viêm đường dẫn mật, viêm túi mật, sốt cao. Nếu giun không quay lại hành tá tràng mà đi vào túi mật thì sẽ gây đau bụng lâu hơn và trướng bụng, viêm nhiễm sốt cao, ứ mật, vàng da, viêm tuyến tụy, áp xe gan.
Mặt khác, khi giun chui lên ống mật, đa phần sẽ để lại trứng giun, xác giun hay các ổ viêm, tạo thành nhân sỏi, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sỏi mật.
3. Điều trị giun chui ống mật
Trong cơn đau bụng giun chui ống mật cấp tính, bệnh nhân sẽ được điều trị triệu chứng đau, nhiễm trùng và thuốc tẩy giun. Đối với một số người bị tắc nghẽn cấp tính đường mật, phải phẫu thuật lưu đường mật và giải phóng tắc nghẽn.
Bệnh nhân sẽ được điều trị triệu chứng đau (Ảnh: Internet)
Quan trọng cần phải luôn duy trì thói quen ăn uống hợp vệ sinh, vệ sinh cá nhân, môi trường sống. Không ăn đồ ăn sống hay uống nước lã, đồ ăn chưa rửa sạch, đối với các loại rau cần ngâm muối để đảm bảo hơn.