Top 6 # Triệu Chứng Dị Ứng Tôm Ở Trẻ Nhỏ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Viêm Da Dị Ứng Ở Trẻ Nhỏ: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Chữa viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ do dị ứng thời tiết, bụi, vi khuẩn bằng cách giữ da trẻ luôn sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế để trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và nhất là tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh bên dưới.

Viêm da dị ứng ở trẻ là gì?

Bệnh viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da có thể gây đau kéo dài cho người bệnh, dị ứng trên da mặt trẻ chính là biểu hiện của tình trạng viêm da dị ứng và bệnh này rất phổ biến ở đối tượng là trẻ em. Trong khi chỉ số người lớn mắc bệnh viêm da dị ứng chiếm tỉ lệ từ 2% đến 5%, thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chiếm từ 10% đến 20%. Phần lớn người bệnh (chiếm khoảng 90%) mắc tình trạng viêm da dị ứng rơi vào độ tuổi dưới 5 tuổi.

Khi trẻ bị bệnh viêm da dị ứng, bệnh thường trải qua 2 giai đoạn phát triển. Hầu hết ở giai đoạn bệnh không hoạt động thì da trẻ sẽ rất khô, da trẻ cũng hay bị kích ứng cũng như chúng ta cần phải dưỡng ẩm da hàng ngày cho trẻ. Còn ở giai đoạn bệnh hoạt động, trẻ sẽ đau đớn hơn cũng như trẻ cần được điều trị với các loại dược phẩm nhằm làm dịu vùng da đang bị viêm và giảm bớt các cơn ngứa cho trẻ.

Nếu trẻ phát triển bệnh muộn hơn (thường thì trẻ từ 2 tuổi đến khi trẻ vào tuổi dậy thì), các vết phát ban thường khô đi kèm theo tình trạng ngứa, những mảng ngứa này sẽ đóng vảy. Tình trạng sần sùi sẽ dễ xuất hiện trên da trẻ ngày một dày hơn và không mềm mượt.

Các vùng da dễ xuất hiện bệnh viêm da dị ứng nhiều nhất ở trẻ đó là vùng mặt và da đầu, đặc biệt là vùng má cũng như vùng khuỷu tay và đầu gối.

Đối với các trẻ phát triển bệnh trễ thì các vết phát ban sẽ bắt đầu xuất hiện trên cơ thể trẻ nhất là ở các nếp gấp ngay khuỷu tay hay đầu gối của trẻ. Tình trạng này vô cùng phổ biến với các trường hợp người bệnh là trẻ em với làn da bị bệnh atopic ngay vùng cổ hay cổ tay, ở mắt cá chân hoặc các nếp gấp ngay giữa vùng mông và chân.

Tình trạng viêm da dị ứng sẽ ngày càng trầm trọng hơn khi trẻ gãi bằng móng tay, chính vì khi trẻ gãi sẽ làm phá hủy những hàng rào của da và làm da trẻ tiếp xúc với vi khuẩn, do đó da sẽ bị nhiễm trùng. Chúng ta thường bắt gặp tình trạng trẻ sơ sinh thường hay cọ xát da của trẻ vào giường hay thảm nhằm làm giảm tình trạng ngứa, cơn ngứa có thể sẽ trở nên dữ dội hơn bao giờ hết và làm trẻ không thể ngủ yên giấc. Lo lắng cho trẻ, cha mẹ của trẻ thường cảm thấy bất lực và luôn căng thẳng về tâm lý.

Bé bị viêm da dị ứng mẹ nên làm gì?

Tắm cho trẻ bằng nước ấm, tránh sử dụng nước quá nóng hay quá lạnh.

Mẹ cần giới hạn thời gian tắm cho trẻ từ 5 phút đến 10 phút.

Không sử dụng bồn tắm.

Vỗ nhẹ giúp da trẻ khô, sau đó các mẹ có thể sử dụng thuốc làm mềm da cho trẻ (đã có sự tư vấn của bác sĩ về loại thuốc làm mềm da).

Sử dụng ít nhất 2 lần/ ngày các loại thuốc bôi làm mềm da.

Vệ sinh móng tay bằng cách cắt ngắn hay giũa móng tay nhằm ngăn chặn trường hợp trẻ gãi vào da.

Mẹ có thể sử dụng găng tay bằng chất liệu cotton cho trẻ vào ban đêm nhằm hạn chế trường hợp trẻ gãi khi ngủ.

Luôn giữ nhiệt độ phòng ở trạng thái mát mẻ và có độ ẩm thấp.

Tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ với rất nhiều biểu hiện trên da, các bậc phụ huynh cần sớm phát hiện để kịp thời điều trị hiệu quả nhất cho trẻ. Mọi loại thuốc hay cách chữa tình trạng dị ứng da ở trẻ cần phải có sự tư vấn từ bác sĩ để phát huy hiệu quả điều trị bệnh. Chúc các bậc phụ huynh có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc con em mình.

từ khóa

bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì

cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản

chàm sữa ở bé sơ sinh

chữa chàm sữa bằng dầu dừa

Bài viết Viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ: triệu chứng và cách điều trị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Nhỏ

Khi thời tiết chuyển mùa, trẻ rất dễ mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh này nếu để lâu dài mà chưa trị không khỏi sẽ có thể chuyển biến sang viêm xoang. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú trong việc phát hiện và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ còn quá bé, sức đề kháng còn yếu chưa thể phòng được bệnh này.

Bệnh viêm mũi cấp tính hay nôm na gọi là bệnh cảm lạnh là một bệnh vô cùng phổ biến ở Việt nam. Bệnh này rất khó tránh, vì tính chất lan truyền mạnh mẽ của bệnh vào những lúc thời tiết giao mùa.

Tìm hiểu về viêm xoang ở trẻ nhỏ

1. Các dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ

– Dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ đó là trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi từng tràng hoặc từng cái một. Nếu trẻ đã lớn, trẻ có thể nói cho cha mẹ dấu hiệu của việc đau nặng đầu và đau mỏi tay chân. Còn đối với trẻ chưa biết nói, trẻ sẽ quấy khóc do cơ thể khó chịu.

– Nhiệt độ cơ thể có thể có thể tăng lên khoảng 39 độ C. Bạn ngày trẻ nằm lịm, mê man, không thiết ăn uống. Đến đêm trẻ bắt đầu quấy khóc, bắt mẹ phải bế trên tay.

– Nếu viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh, trẻ dễ bị khó thở do lỗ mũi của trẻ quá nhỏ nên dễ dàng bị tắc, trẻ lại chưa có thói quen thở bằng miệng vì vậy trẻ sẽ quấy khóc.

– Để ý 2 hốc mũi của trẻ, các bạn có thể thấy chúng bị sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch.

– Với những trẻ còn đang bú mẹ, lúc bị viêm mũi dị ứng, trẻ sẽ rất khó bú vì mỗi lần ngậm vú trẻ lại bị ngạt thở, tím tái hoặc trẻ sẽ bỏ vú ra và khóc thét lên.

– Trẻ hay bị đi ngoài, ăn ít những vẫn bị nôn trớ, nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ bị sụt cân nhanh chóng.

Sau 3, 4 ngày, các dấu hiệu trên có thể thuyên giảm. Mũi của trẻ sẽ bớt chảy dịch nhờn, trẻ đã dễ thở hơn, nhiệt độ trở lại bình thường. Tuy nhiên, tình trạng tiêu chảy và nôn chớ còn kéo dài thê, 2 ngày nữa.

Nếu không thấy tình trạng bệnh của trẻ thuyên giảm, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để chữa trị, tránh tình trạng bệnh kéo dài gây nguy hiểm đến trẻ.

2. Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ

Việc đầu tiên cha mẹ có thể làm đó là làm thông thoáng hai hốc mũi của trẻ, như vậy trẻ mới dễ thở và sức đề kháng của niêm mạc mới phục hồi, đồng thời trẻ mới dễ dàng bú mẹ được.

Các mẹ làm sạch dịch nhày trong mũi trẻ bằng thuốc nhỏ co mạch như adrenaline 0.1%. Hoặc các mẹ có thể làm theo cách dân gian, dùng miệng mình hút sạch dịch mũi cho trẻ. Cách này vừa an toàn lại không gây đau cho trẻ nhỏ.

3. Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy cha mẹ nên bảo vệ trẻ trước những tác nhân gây hại từ môi trường bằng cách giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ chơi ở những nơi gió lùa. Không nên để người lạ bế và hôn hit nhiều. Nếu thấy có người bị cảm lạnh, cần giữ trẻ cách ly với người đó. Không nên bế trẻ đi chơi đêm dù là thời tiết mùa hè.

Hãy phòng bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ ngay từ hôm nay, tránh để tình trạng bệnh kéo dài và chuyển biến sang bệnh viêm xoang rất khó chữa.

Từ khóa tìm kiếm:

+ viêm mũi ở trẻ sơ sinh

+ viêm mũi trẻ em

+ viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ

+ viêm mũi ở trẻ nhỏ

+ viêm mũi họng ở trẻ nhỏ

+ viêm mũi trẻ sơ sinh

+ hỗ trợ điều trị viêm mũi trẻ em

+ hỗ trợ điều trị viêm mũi cho trẻ nhỏ

Kinh Nghiệm Chữa Dị Ứng Bỉm Ở Trẻ Nhỏ Của Một Bà Mẹ Trẻ

Em bé của bạn đang tuổi dùng bỉm và một ngày các mẹ phát hiện bé dị ứng bỉm khi thấy các nốt mẩn ngứa li ti nổi quanh mông hoặc những vùng da tiếp xúc với bỉm.

Có khá nhiều bà mẹ, nhất là những mẹ mới sinh con lần đầu không biết triệu chứng này là gì. Các chuyên gia của chúng tôi cho biết rất có thể bé đã bị dị ứng với bỉm, và có rất nhiều trường hợp ghi nhận dị ứng bỉm ở trẻ nhỏ. Vậy các triệu chứng dị ứng bỉm ra sao và xử lý như thế nào thì mời các bạn đọc tham khảo bài viết sau đây:

I. Dấu hiệu nhận biết dị ứng bỉm ở trẻ nhỏ

Dị ứng bỉm sửa ở trẻ nhỏ là chứng bệnh ngoài da ngay tại khu vực tiếp xúc với bỉm. Dù các mẹ có dùng bỉm vải hay bỉm giấy thì tình trạng con bạn bị dị ứng bỉm vẫn sẽ diễn ra.

Với sự đa dạng và phong phú về mẫu mã, chủng loại thì các loại bỉm ngày nay dễ gây tình trạng dị ứng cho các bé. Nhiều phụ huynh khi nhìn thấy da trẻ hơi đỏ, nứt nẻ và đóng vẩy vẫn vô tâm không để ý và cũng như chưa có cách điều trị khiến trẻ gặp biến chứng nguy hiểm.

Ngay lần đầu tiên sử dụng những loại bỉm mới, thì da của bé sẽ ngay lập tức xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc mụn ở vùng mông, bẹn hoặc bụng dưới.

Bé thường có những biểu hiện khác thường như đau rát, ửng đỏ da hoặc bong tróc những chỗ tiếp xúc với bỉm.

Da của bé bị dị ứng bỉm sẽ khiến hậu môn bị đỏ và lở loét khiến bé quấy khóc dữ dội, hay đi tiểu và đi đại tiện. Chất thải có mùi rất hôi và khó chịu.

Tình trạng nặng mà bé gặp phải khi bị dị ứng bỉm là bé bị sốt và nổi mẩn đỏ khắp người.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bé bị dị ứng bỉm như mẹ mua bỉm không đảm bảo chất lượng, mua nhầm hàng nhái, hàng giả hoặc loại bỉm đó không phù hợp khiến da bé vốn mong manh dễ bị tổn thường với các chất gây kích ứng trong bỉm.

Trẻ bị dị ứng bỉm có thể gây đau đớn, tổn thương da và dễ để lại những hậu quả nghiêm trọng, nặng nề như sẹo, rộp da… nếu không điều trị kịp thời dễ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

II. Chia sẻ kinh nghiệm chữa dị ứng bỉm cho trẻ

Quan sát thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng dị ứng bỉm thì nên ngay lập tức tháo bỉm ra cho trẻ vì nếu tiếp tục mặc bỉm sẽ khiến trẻ dễ bị dị ứng nặng và nghiêm trọng hơn.

Các mẹ cũng nên tiến hành xử lý vùng da dị ứng của trẻ theo các bước như sau:

Cần rửa và vệ sinh sạch sẽ vùng da trẻ bị dị ứng bỉm nhằm rửa đi các hóa chất trong bỉm gây dị ứng bám trên da bé.

Theo dõi tình trạng của bé vài giờ sau đó, nếu các nốt mẩn đỏ, mề đay lặn hết thì không cần điều trị. Chỉ không dùng loại bỉm gây dị ứng đó cho trẻ nữa. Nếu cẩn thận thì hãy cho trẻ đi xét nghiệm xem cơ địa của trẻ dị ứng loại bỉm nào để dùng cho an toàn.

Trường hợp trẻ bị dị ứng bỉm nặng, toàn thân nổi mẩn ngứa thì nên đưa bé đến bác sĩ để thăm khám và bôi thuốc hợp lý.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài về điều trị để tránh trường hợp dùng sai thuốc khiến cho làn da nhạy cảm của trẻ bị tổn thương, bỏng rát và biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, các ông bố bà mẹ cần hết sức thận trọng và cảnh giác nếu trẻ đã có tiền lệ bị dị ứng bỉm. Cần hết sức hạn chế rủi ro cho trẻ với những lưu ý sau đây:

Khâu chọn mua bỉm ở địa chỉ uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng đã được qua kiểm duyệt.

Tuyệt đối không ham rẻ mà mua bỉm kém chất lượng chứa nhiều hóa chất gây tổn thương cho da của trẻ.

Không cho trẻ dùng lại bỉm cũ vì dễ bị nhiễm khuẩn khiến vùng mông và bộ phận sinh dục bị tổn thương.

Thay bỉm thường xuyên cho trẻ, tránh cho trẻ mặc bỉm hơn 8 tiếng đồng hồ.

Cần chọn cho trẻ loại bỉm đúng kích cỡ và độ tuổi của trẻ. Các mẹ cũng có thể thảo bỉm vài giờ mỗi ngày để trẻ được dễ chịu và thoáng mát.

Các mẹ nên chọn bỉm dạng vải, không quá dày và có hai bên vách mềm mại để không để lại vết hằn cho trẻ.

Chúc bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh!

Nguyễn Ngân

Triệu Chứng Trẻ Bị Dị Ứng Sữa

Dị ứng sữa có những biểu hiện khác nhau vào những thời điểm khác nhau và còn tùy thuộc vào cơ địa của bé. Một vài trường hợp chỉ có những biểu hiện nhẹ và ảnh hưởng đến một vài bộ phận trên cơ thể như nổi mề đay trên da, đau họng.

Dị ứng là phản ứng phòng vệ của hệ thống miễn dịch của cơ thể lên một vật thể lạ (trong trường hợp này là các protein trong sữa). Điều này có nghĩa khi trẻ uống sữa, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ nhầm các protein là các kháng thể lạ gây hại cho cơ thể và bắt đầu hoạt động để chống lại chúng, gây nên các biểu hiện dị ứng sữa ở trẻ.

Tương tự cơ thể trẻ sẽ khó hấp thu các protein có trong sữa bột công thức, đi kèm là các phản ứng dị ứng nên trẻ có thể bị suy nhược, thiếu dinh dưỡng. Tùy thuộc vào dấu hiệu bé dị ứng sữa công thức mà ta xác định mức độ nghiêm trọng của phản ứng. Thông thường trẻ bị dị ứng với protein trong sữa bò cũng sẽ phản ứng với các loại protein trong sữa cừu và sữa dê.

Ước tính có từ 10 – 30% trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến 1 tuổi bị dị ứng với sữa bột công thức. Từ 1 tuổi trở lên tình trạng trẻ dị ứng với sữa công thức sẽ giảm xuống dần, và khi trẻ từ 3 tuổi trở lên thì có đến 75% trẻ không còn bị dị ứng với sữa. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp trẻ sẽ bị dị ứng với sữa suốt đời.

Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác vì sao trẻ bị dị ứng sữa công thức. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu y khoa cho thấy trẻ bị dị ứng sữa công thức có thể là do di truyền từ cha mẹ. Nếu mẹ hoặc cha đã từng dị ứng với sữa bột lúc còn nhỏ thì có khoảng 50 – 80% cơ hội trẻ cũng thừa hưởng những biểu hiện tương tự.

Ngoài ra, cách xuất hiện các bệnh dị ứng còn phụ thuộc vào cơ địa, môi trường sống và chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Các biểu hiện dị ứng sữa ở trẻ thường là tổng hợp của nhiều triệu chứng và các triệu chứng này sẽ tăng lên nếu trẻ vẫn tiếp tục được dùng loại sữa gây dị ứng.

Triệu chứng trẻ bị dị ứng sữa

Thông thường biểu hiện dị ứng sữa ở trẻ sẽ xuất hiện ngay trong tuần đầu tiên sau khi trẻ uống sữa. Các bé được bú sữa mẹ sẽ ít có nguy cơ bị dị ứng hơn các trẻ uống sữa bột. Tuy nhiên, trẻ uống sữa mẹ cũng có thể bị dị ứng nếu trong khẩu phần ăn của mẹ tại thời điểm đó có các thành phần từ sữa.

Một vài trẻ có thể bị dị ứng sữa ngay sau khi uống, một vài trường hợp khác lại phản ứng sau khoảng vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Các dấu hiệu bé dị ứng sữa công thức bao gồm:

Trẻ gặp vấn đề về hô hấp: Trẻ có thể bị khò khè, khó thở, ho khàn tiếng, có đờm trong mũi và cổ họng, đây có thể là những biểu hiện của phản ứng với protein trong sữa.

Đau bụng, tiêu chảy: Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng là phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng nếu tần suất xảy ra thường xuyên (khoảng 2 đến 4 lần một ngày trong vòng hơn một tuần) và/hoặc có máu trong tã thì đó là dấu hiệu trẻ bị dị ứng sữa bột công thức.

Da nổi mẩn đỏ (mề đay): Chú ý khi trẻ bị nổi mẩn đỏ hoặc phát ban trên da như chàm (eczema), mày đay, ngứa hoặc sưng phù quanh vùng mặt.

Buồn nôn, nôn ra sữa: trẻ sơ sinh thường có trớ lượng ít sữa khi ăn nhưng nếu trẻ nôn trớ ngoài giờ ăn thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Triệu chứng trào ngược, thể hiện bởi hiện tượng nôn và khó nuốt, có thể là biểu hiện của bệnh dị ứng.

Trẻ cáu gắt, quấy khóc: Nếu trẻ đột nhiên khóc kéo dài, quấy khóc không dứt cơn thì có thể là do đau bụng do bị dị ứng protein trong sữa bột công thức.

Dị ứng sữa có những biểu hiện khác nhau vào những thời điểm khác nhau và còn tùy thuộc vào cơ địa của bé. Một vài trường hợp chỉ có những biểu hiện nhẹ và ảnh hưởng đến một vài bộ phận trên cơ thể như nổi mề đay trên da, đau họng. Tuy nhiên trường hợp nặng trẻ có thể bị sốc phản vệ với các dấu hiệu: Co giật, đau bụng dữ dội, tím tái, cơ thể hoặc chân tay mềm nhũn, hôn mê bất tỉnh…Đây là những dấu hiệu có thể đe dọa tính mạng nên cha mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay lập tức để điều trị kịp thời.

Triệu chứng trẻ bị dị ứng sữa

Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng sữa

Nếu không may trẻ có phản ứng mạnh mẽ với sữa công thức, mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ địa trẻ quá mẫn cảm, thì cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này là cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn đầu.

Trong trường hợp không có sữa mẹ thì có thể cho trẻ dùng sữa công thức, tuy nhiên cần chú ý cho trẻ bú từng chút một để xem trẻ có bị dị ứng với loại sữa đó không. Nếu thấy an toàn thì cha mẹ có thể điều chỉnh tăng dần lượng sữa ở những lần tiếp theo.

Lưu ý: Với những trẻ bị dị ứng với sữa bò thì có nhiều khả năng trẻ cũng sẽ bị dị ứng với các loại thực phẩm khác (sữa dê, sữa đậu nành…). Do vậy trong giai đoạn ăn dặm của trẻ, cha mẹ nên chú ý thêm đến vấn đề này, cần đến gặp bác sỹ chuyên gia Dị ưng để được tư vấn về chế độ ăn phù hợp cho trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể đưa trẻ đi tầm soát dị ứng bằng cách test lấy da và xét nghiệm máu. Việc không phát hiện tình trạng dị ứng sữa ở trẻ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, sức khỏe lâu dài của trẻ.