Top 5 # Triệu Chứng Của Hạ Đường Huyết Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Nguyên Nhân Gây Hạ Đường Huyết, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị Hạ Đường Huyết

Đường được tích trữ trong gan và mô dưới dạng glucogen và sẽ được phân hóa thành glucose để tạo năng lượng cho cơ thể, cơ thể sẽ hấp thụ đường qua các thức ăn có nhiều carbohydrate như gạo, khoai tây, bánh mì, ngũ cốc, sữa, trái cây và đồ ngọt. Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu quá thấp

Trong cơ thể người tụy là cơ quan chủ chốt có vai trò kiểm soát đường huyết, tiết ra insulin, một hormone có chức năng điều tiết đường trong máu bằng cách tăng cường sự chuyển hóa glucose của tế bào, từ đó làm giảm lượng đường huyết.

Ngoài ra cũng có một hormone khác cũng có vai trò điều tiết đường trong máu là glucagon, có vai trò tăng đường huyết, khi tụy không sản xuất đủ glucagon, lượng đường trong máu sẽ giảm và gây hạ đường huyết.

Những người bị tiểu đường, trong cơ thế thiếu lượng glucagon do tác dụng ức chế của thuốc. Vì vậy, dù bị tiểu đường nhưng vẫn có thể hạ đường huyết do glucose trong máu bị ức chế quá mức.

Có những nguyên nhân hạ đường huyết nào?

Bệnh hạ đường huyết do tiểu đường xảy ra khi lượng hormone insulin và glucagon điều tiết trong máu bị mất cân bằng. Các nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng hormone có thể là: sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc tiểu đường khác, không ăn đủ hoặc đợi quá lâu giữa các bữa ăn (như qua một đêm), tập thể dục mà chưa ăn đầy đủ, không ăn đủ lượng đường bột cần thiết, chế độ ăn kiêng không hợp lý, uống nhiều rượu bia gây mất cân bằng nội tiết.

Để chẩn đoán bệnh hạ đường huyết có thể khá dễ dàng vì chứng hạ đường huyết có triệu chứng khá rõ và đặc trưng.

Để chẩn đoán bệnh, có thể cần phải làm các xét nghiệm đường huyết và các xét nghiệm máu khác để chẩn đoán cụ thể tình trạng của bệnh nhân.

Các đối tượng sau có nguy cơ cao bị mắc bệnh hạ đường huyết:

Những người đang bị tiểu đường và đang dùng thuốc trị tiểu đường.

Những người bị nghiện rượu bia.

Người đang điều trị viêm gan hoặc bệnh về thận.

Bệnh nhân có khối u làm tăng tiết insulin.

Bệnh nhân bị mắc các bệnh rối loạn nội tiết như suy tuyến yên, suy tuyến thượng thận.

Bệnh hạ đường huyết thường không phổ biến ở người lớn và trẻ em trên 10 tuổi mà thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường đang được điều trị bằng cách bổ sung insulin hay tự ý uống thuốc đặc trị tiểu đường không theo chỉ định của bác sĩ.

Để phòng ngừa hạ đường huyết nên làm gì?

Để phòng ngừa hạ đường huyết có thể áp dụng các biện pháp sau:

Ăn uống điều độ, cân bằng các bữa ăn với lượng carbohydrate mà bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng chấp nhận, chú ý ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết.

Lắng nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê.

Cần chú ý không nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức, không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu để tránh hạ đường huyết đột ngột.

Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống điều trị bệnh tiểu đường, loại bỏ các yếu tố nguy cơ như kiêng khem quá mức, bỏ ăn vì mệt mỏi hoặc do các bệnh lý khác…

Bệnh hạ đường huyết không lây truyền từ người này sang người khác.

Triệu chứng hạ đường huyết như thế nào?

Bệnh hạ đường huyết có các triệu chứng cơ bản như: run rẩy, chóng mặt, đau đầu; thường đổ mồ hôi và cảm thấy đói; tim đập nhanh và da tái.

Các triệu chứng trên thường xảy ra vào ban đêm và sẽ làm cho người bệnh gặp ác mộng và la hét trong lúc ngủ, người bị hạ đường huyết thường cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

Hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Có nhiều trường hợp đường huyết giảm đột ngột sẽ gây ngất xỉu hoặc động kinh.

Vì bệnh hạ đường huyết thường xảy ra nhanh chóng chứ không phát triển trong thời gian dài nên khi có các dấu hiệu sau cần kịp thời đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời:

Xuất hiện triệu chứng dù bạn không bị tiểu đường.

Bị tiểu đường và bị choáng hoặc ngất do hạ đường huyết.

Đã được điều trị bệnh nhưng triệu chứng vẫn tái phát.

Cách điều trị hạ đường huyết chính là để lượng đường trong máu trở lại mức cân bằng như bình thường trong một đợt hạ đường huyết, nên nhanh chóng bổ sung đường cho cơ thể bằng các cách sau: Uống thuốc viên nén glucose; Uống nước trái cây; Cách đơn giản và dễ dàng nhất là ăn kẹo.

Sau khoảng 15 đến 20 phút, nếu lượng đường vẫn chưa bình thường trở lại hoặc không thấy đỡ hơn, nên bổ sung đường thêm một lần nữa.

Khi bị ngất hoặc động kinh do hạ đường huyết,cần được tiêm glucagon ngay lập tức.

Đối với tình trạng hạ đường huyết gây lú lẫn, co giật, hôn mê cần chú ý cách xử trí như:

Cách xử trí tại nhà: không được mở miệng bệnh nhân để đổ nước đường vào miệng, vì khi bệnh nhân hôn mê, việc này có thể làm dung dịch đường vào đường hô hấp và gây nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Cách xử trí tại bệnh viện: có thể bắt đầu bằng việc tiêm hoặc truyền 10-25g Glucose (20-50 mL Dextrose 50%) qua đường tĩnh mạch, sau đó duy trì bằng Dextrose 5% hay 10% nhằm giữ đường huyết trên 100mg/dl.

Copyright © 2019 – Sitemap

Triệu Chứng Hạ Đường Huyết Và Điều Trị

Glucose là nhiên liệu chuyển hoá bắt buộc đối với não. Hạ đường huyết nên được nghĩ đến trên bệnh nhân lú lẫn, thay đổi ý thức hoặc co giật. Đáp ứng điều chỉnh đối lập với hạ đường huyết gồm giảm insuline và giải phóng catecholamines, glucagon, hormone tăng trưởng và cortisol.

Chẩn đoán hạ đường huyết thường được xác định khi nồng độ glucose huyết tương <2.5-2.8 mmol/L (<45-50 mg/dL), mặc dù với mức đường huyết tuyệt đối này, triệu chứng lâm sàng rất đa dạng tùy người bệnh. Vì lý do này, nên dựa vào tam chứng Whipple’s triad: (1) triệu chứng lâm sàng phù hợp với hạ đường huyết, (2) nồng độ glucose huyết tương thấp khi đo bằng phương pháp có thể đo chính xác mức độ glucose (không phải theo dõi đường huyết liên tục), and (3) các triệu chứng lâm sàng giảm sau khi nâng glucose huyết tương.

NGUYÊN NHÂN

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Các triệu chứng hạ đường huyết có thể chia thành các dấu hiệu thần kinh thực vật (giao cảm: nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, run vẫy, và lo lắng; đối giao cảm: vã mồ hôi, đói và dị cảm) và các dấu hiệu tổn thương thần kinh do thiếu glucose não (thay đổi hành vi, lú lẫn, mệt mỏi, co giật, mấy y thức và tử vong nếu hạ đường huyết nặng kéo dài). Các dấu hiệu của rối loạn thần kinh thực vật, như nhịp tim nhanh, tăng huyết áp tâm thu, da xanh tái, và vã mồ hôi thường gặp trên bệnh nhân mất ý thức do hạ đường huyết những có thể ít gặp trên bệnh nhân chỉ có các dấu hiệu tổn thương thần kinh do hạ đường huyết.

Hạ đường huyết tái phát làm thay đổi ngưỡng của các triệu chứng thần kinh thực vật và đáp ứng chống điều hòa với mức glucose thấp, dẫn đến mất ý thức do hạ đường huyết. Theo vòng luẩn quẩn này, biểu hiện lâm sàng đầu tiên của hạ đường huyết là các dấu hiệu tổn thương thần kinh, gặp trên những bệnh nhân có nguy cơ không có khả năng tự điều trị.

Chẩn đoán cơ chế hạ đường huyết là cơ sở lựa chọn phương pháp điều trị nhằm ngăn ngừa hạ đường huyết tái phát (Hình 25-1). Điều trị cấp cứu thường cần thiết trên bệnh nhân nghi ngờ hạ đường huyết. Tuy nhiên, nên lấy máu ngay lúc có triệu chứng lâm sàng, mỗi khi có thể trước khi cho truyền glucose, để tạo dữ liệu về nồng độ glucose trong máu. Nếu nồng độ glucose thấp và chưa biết rõ nguyên nhân hạ đường huyết, nên làm thêm các xét nghiệm khác trên mẫu máu lấy cùng lúc glucose huyết tương thấp, gồm: iginsulin, proinsulin, C-peptide, nồng độ sulfonylurea, cortisol và ethanol. Trong trường hợp không ghi nhận hạ đường huyết trước đó, đường huyết đói qua đêm hoặc quan sát thấy không có thức ăn khi khám đối với bệnh nhân ngoại trú đôi khi có thể giúp loại trừ hạ đường huyết và cho phép đánh giá chẩn đoán.

BẢNG 25-1 XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Mặc khác, nhịn đói kéo dài (đến 2 giờ) dưới sự giám sát cẩn thận trong bệnh viện có thể cần làm – xét nghiệm này nên ngừng nếu glucose huyết tương giảm dưới 2.5 mmol/L (45 mg/dL) và bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng.

Diễn giải kết quả xét nghiệm nhịn đói được trình bày trong Bảng 25-1.

ĐIỀU TRỊ Hạ đường huyết

Điều trị nhanh chóng đối với tình trạng hạ đường huyết cần cho uống glucose hoặc nếu có thể, dùng đường hấp thu nhanh (vd, nước trái cây), hoặc tiêm mạch 25 g dung dịch 50% sau khi truyền cố định dung dịch dextrose 5% hoặc 10% nếu cần thiết. Hạ đường huyết do sulfonylureas thường kéo dài, cần điều trị và theo dõi trong vòng 24 giờ trở lên. Glucagon tiêm dưới da hoặc tiêm bắp có thể dùng trên bệnh nhân đái tháo đường. Để phòng ngừa hạ đường huyết tái diễn, cần điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn, gồm ngưng hoặc giảm liều thuốc gây khó chịu, điều trị các bệnh lý nền, thay thế sự thiếu hụt hormon, và phẫu thuật u insulin hoắc các khối u khác. Liệu pháp Diazoxide hoặc octreotide có thể được sử dụng để kiểm soát đường huyết đối với u tiết insulin di căn không phẫu thuật được hoặc u tế bào beta đảo tụy. Điều trị các dạng khác của hạ đường huyết như chế độ ăn kiêng, với tránh nhịn đói và tăng số bữa ăn.

Điều Trị Triệu Chứng Hạ Đường Huyết Ở Trẻ

Hạ đường huyết là một biến chứng nguy hiểm có thể dẫn tới bệnh đái tháo đường, gây hôn mê, chết não và có thể tử vong cho bệnh nhân.

Sau cơn bệnh, đường huyết thường không ổn định do có sự thay đổi liều thuốc và chế độ ăn. Do vậy, sau khi gặp vấn đề này, trẻ cần được theo dõi bởi các bác sĩ nội tiết để điều chỉnh liều thuốc và chế độ ăn phù hợp, tránh các biến chứng lâu dài về sau.

Nguy hiểm hơn với trẻ sơ sinh, hạ đường huyết nếu không được điều trị tức thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt có thể gây tổn thương não của trẻ nếu để tình trạng này kéo dài.

Tai biến này thường xảy ra trong những ngày đầu sau đẻ và thường hay gặp với những trẻ sinh thiếu tháng, nhẹ cân dưới 2.500g. Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi trung ương cho thấy, có tới 41% trẻ đẻ thấp cân bị hạ đường huyết. Nó có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm thần kinh của trẻ sau này. Vì vậy, cần có những chuẩn đoán cụ thể để phát hiện và điều trị tốt nhất có thể.

Bệnh hạ đường huyết là một bệnh vô cùng nguy hiểm, phải cấp cứu không thể trì hoãn, cần tiến hành ở bất cứ đâu, bất cứ cơ sở nào, không phân tuyến điều trị.

Việc chữa trị căn bệnh này cần đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc là lập tức điều trị nâng cao độ đường trong máu, điều trị tình trạng cơ bản gây ra hạ đường huyết, để ngăn chặn nó tái diễn và điều trị các triệu chứng ban đầu. Triệu chứng ban đầu thường có thể được điều trị bằng đường tiêu thụ, chẳng hạn như ăn kẹo, uống nước ép trái cây hoặc dùng thuốc đường để nâng cao độ đường trong máu.

Tùy thuộc vào các biểu hiện phát bệnh và độ tuổi mà chọn biện pháp điều trị hợp lý. Trường hợp trẻ sơ sinh hay trẻ lớn, có tình trạng thần kinh hư biến nhanh chóng, co giật, hôn mê cần tiêm ngay TM 0,5-3g glucose dưới dạng dung dịch glucose 30% (2-10 ml, tuỳ theo tuổi nhỏ hay lớn).

Sau đó, cần truyền tĩnh mạch dung dịch đường 10% theo lứa tuổi, 4mg/kg/phút hay 0,25g/kg/giờ (2,5ml/kg/giờ) đối với trẻ sơ sinh và 0,5g/giờ hay 5ml/kg/giờ với trẻ ngoài sơ sinh. Đồng thời cần tiêm glucagon với liều từ 0,25-1 mg tùy theo độ tuổi của trẻ.

Lưu ý với trẻ đang trong tình trạng tiểu đường cần tiêm đường ưu trương liều để cứu sống trẻ để không khiến trẻ rơi vào tình trạng hôn mê. Ngoài ra, chế độ ăn cũng cần đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cho tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ.

3. Phòng chống bệnh hạ đường huyết của trẻ

Trường hợp trẻ sơ sinh có nguy cơ cao cần điều trị dự phòng hạ đường huyết cho trẻ một cách hệ thống như cho trẻ ăn hoặc bú sớm trong vòng 3-6 giờ sau đẻ. Đối với trẻ lớn hơn cần cho trẻ bú 8 bữa sữa mỗi ngày.

Để chắc chắn, có thể tiến hành xét nghiệm đường máu có hệ thống bằng que thử Dextrostix 3 giờ một lần, trước mỗi bữa ăn, trong 3 ngày đầu nếu định lượng đường máu dưới 0,45g/l.

Bài viết đã đăng ký bản quyền nội dung số.Mọi sao chép phải tuân thủ quy định của NKB

Có Các Dấu Hiệu Hạ Đường Huyết Nào Của Trẻ?

Nắm những dấu hiệu hạ đường huyết của trẻ có vai trò quan trọng, giúp cha mẹ có biện pháp điều trị và chăm sóc kịp thời, tránh những hậu quả không đáng có.

1. Dấu hiệu cảnh báo trẻ bị hạ đường huyết

Thông thường, khi trẻ có biểu hiện bất thường về sức khỏe, trẻ khó tự nhận biết, phụ huynh nếu không để ý con kỹ sẽ bỏ qua những triệu chứng ban đầu cảnh báo dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Ở trẻ sơ sinh các triệu chứng thường không rõ rệt cần có sự hỗ trợ của bác sĩ và thiết bị mới có thể chẩn đoán được. Với trẻ lớn hơn các bậc phụ huynh cần chú ý một số biểu hiện sau:

Trước tiên, trẻ mắc bệnh hạ đường huyết thường run lên nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn, thân nhiệt cơ thể giảm xuống nhanh, da dẻ nhợt nhạt, lạnh, có thể giảm trương lực toàn thân. Ngoài ra, trẻ có các dấu hiệu hạ đường huyết nghiêm trọng như thở nhanh, nhịp thở gấp, mạnh, thậm chí trẻ cũng có thể bị ngừng thở trong khoảng một thời gian ngắn. Nếu bệnh trở nặng trẻ có thể bị co giật mạnh rồi hôn mê li bì.

Bé hạ đường huyết sẽ có biểu hiện da xanh xao nhợt nhạt, mệt, nằm li bì

2. Cách xử lý trẻ bị hạ đường huyết

Khi thấy con có các dấu hiệu hạ đường huyết, cha mẹ phải có biện pháp điều chỉnh ngay. Bởi bệnh hạ đường huyết là một bệnh vô cùng nguy hiểm, phải cấp cứu ngay và cần tiến hành ở bất cứ đâu, bất cứ cơ sở nào, không phân tuyến điều trị.

Việc chữa trị căn bệnh này thì phải tuân thủ các nguyên tắc:

Lập tức điều trị nâng cao độ đường trong máu:

Điều trị tình trạng cơ bản gây ra dấu hiệu hạ đường huyết, để ngăn chặn nó tái diễn. Triệu chứng ban đầu của trẻ thường có thể được điều trị bằng đường tiêu thụ. Chẳng hạn cha mẹ cho bé ăn kẹo, uống nước ép trái cây hoặc dùng thuốc chứa đường để nâng cao độ đường trong máu.

Tiêm cho trẻ ngay tùy từng trường hợp:

Tùy thuộc vào các dấu hiệu hạ đường huyết biểu hiện và độ tuổi trẻ mà chọn biện pháp điều trị hợp lý. Trường hợp trẻ sơ sinh hay trẻ lớn có tình trạng thần kinh hư biến nhanh chóng, bị co giật, hôn mê thì cần tiêm ngay TM 0,5-3g glucose – dưới dạng dung dịch glucose 30% (khoảng 2-10 ml tuỳ theo tuổi nhỏ hay lớn). Sau đó, bé cần truyền tĩnh mạch dung dịch đường 10% theo lứa tuổi. Đồng thời, các bác sĩ có thể tiêm glucagon với liều từ 0,25-1 mg tùy theo độ tuổi của trẻ.

Lưu ý, trẻ đang trong tình trạng tiểu đường cần tiêm đường ưu trương liều trước để cứu sống trẻ để không khiến trẻ rơi vào tình trạng hôn mê. Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng cũng cần đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cho tất cả các hoạt động hàng ngày.

Tùy từng độ tuổi của trẻ mà tiêm glucagon thích hợp

3. Phòng chống hạ đường huyết ở trẻ

Việc phòng chống các dấu hiệu hạ đường huyết cho trẻ rất cấp bách và cần thiết. Trường hợp, trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị cần điều trị dự phòng hạ đường huyết một cách hệ thống như cho trẻ ăn hoặc bú sớm trong vòng 3-6 giờ sau sinh. Đối với trẻ lớn hơn cha mẹ cần cho trẻ bú 8 bữa sữa/ngày.

Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do hạ đường huyết, cha mẹ có thể cho bé đi tới bệnh viện để xét nghiệm đường máu để được hướng dẫn và có lời khuyên tốt nhất.