Top 7 # Triệu Chứng Của Bệnh Chàm Ở Trẻ Sơ Sinh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Bệnh Chàm Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh

Bệnh chàm sữa còn gọi là lác sữa là một bệnh hay gặp ở trẻ ở độ tuổi 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Đặc tính của bệnh là viêm da dị ứng. Bệnh không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhưng khiến vùng da bị tổn thương khô căng, nứt nẻ, chảy máu gây khó chịu ngứa ngáy đau đớn cho trẻ.

Chàm sữa thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra cằm, da đầu, trán

Chàm sữa hay gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi…

Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước (một số bé có da rất khô), đóng mài và tróc vảy. Vị trí thường ở hai má, đối xứng, có thể lan cằm, da đầu, trán, nhưng không có ở mắt, mũi, miệng. Nếu nặng, có thể lan đến mặt dưới cánh tay, khuỷu, đầu, thân mình, tứ chi nhưng vùng tã lót và vùng nách không bị ảnh hưởng.

Khi bị bệnh, trẻ rất khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém. Nhiều trẻ chịu không nổi gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu.

Chàm sữa cấp tính: Da trẻ nổi ban màu hồng, mụn nước, bóng nước, rỉ dịch, đóng vảy, ngứa dữ dội.

Chàm sữa mạn tính: Da trẻ ngứa rát, mảng da dày, khô, ráp, và tróc vảy, với nhiều rãnh ngang – dọc, kèm theo thay đổi sắc tố da sau viêm.

Chàm sữa bán cấp: Giai đoạn trung gian giữa giai đoạn cấp và mạn tính.

Hiện nay nguyên nhân gây bệnh chàm sữa vẫn chưa xác định một cách chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường gặp ở người có cơ địa dễ dị ứng. Cha mẹ có tiền sử bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết… thì con cũng dễ mắc bệnh.

Cách điều trị tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sử dụng thuốc và cách bôi phù hợp và an toàn cho bé.

Không tự ý mua thuốc bôi cho trẻ, cũng không nên đắp lá, thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm.

Đã có nhiều trường hợp các gia đình tự ý ra nhà thuốc mua thuốc bôi nhiều loại, trong đó có corticosteroid, bôi lâu ngày thuốc gây những tác dụng phụ khiến trẻ bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Ngoài ra corticosteroid còn có thể khiến chàm lan rộng, nặng thêm và nhiễm trùng, nếu dùng thuốc kéo dài có thể gây suy yếu tuyến thượng thận…rất nguy hiểm cho trẻ.

Không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh vòng luẩn quẩn ngứa – gãi – ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da. Nếu tắm xà phòng cho trẻ nên loại sữa tắm vô cùng dịu nhẹ có pH trung tính hay acid nhẹ (pH= 4,5-6,5), thích hợp riêng cho da bị chàm tuyệt đối không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà phòng có tính chất tẩy rửa mạnh.

Không mặc cho trẻ các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da.

Giữ nhiệt độ môi trường xung quanh trẻ không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh, giữ môi trường cần thoáng mát, không quá khô.

Giữ cho da trẻ luôn khô ráo, tránh để cơ thể trẻ đổ mồ hôi ẩm ướt, thay tã lót cho trẻ ít nhất ba lần trong ngày, tránh để lâu gây ẩm ướt vì phân và nước tiểu là yếu tố dễ gây kích ứng da.

Không nên tiêm chủng cho trẻ trong thời điểm này hoặc để trẻ tiếp xúc với những người mới vừa được tiêm chủng.

Cần vệ sinh mặt, miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn hay bú sữa

Khi trẻ còn bú mẹ các mẹ nên ăn cá biển để tăng chất ARA, chất này giúp trẻ chống lại dị ứng. Mẹ cũng nên hạn chế ăn trứng, mỡ động vật, nội tạng động vật, trứng vịt lộn một cách tối đa… để tránh gây dị ứng cho trẻ qua đường sữa.

Cần vệ sinh mặt, miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn hay bú sữa.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của trẻ.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi này khi trẻ đang ở giai đoạn dễ mắc bệnh.

Bệnh chàm sữa không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhưng khiến trẻ phải chịu đau đớn, khó chịu làm các bậc cha mẹ luôn trong trạng thái lo lắng không yên tâm. Bản chất bệnh là viêm da dị ứng nên trong giai đoạn cho con bú các mẹ nên chú ý bổ sung cá biển và kiêng một số thức ăn có thể gây dị ứng cho trẻ qua đường sữa mẹ như mỡ, nội tạng động vật… để có thể giảm tối đa nguy cơ mắc chàm sữa cho trẻ.

Chàm Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là bệnh lác sữa. Đây là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ, theo một số thống kê cho thấy có trên 30% trẻ dưới 2 tuổi bị bệnh chàm sữa. Bệnh thường phát triển mạnh lúc đầu rồi thuyên giảm khi trẻ lớn lên. Bài viết sau sẽ chia sẻ dấu hiệu và cách điều trị bệnh chàm sữa mà mẹ nên biết.

1. Dấu hiệu nhận biết chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh hay gặp ở trẻ từ 2 tháng tuổi. Bệnh thường biểu hiện trên mặt, trên hai má và nặng thì sẽ lan xuống tay chân hoặc thân. Một số biểu hiện của bệnh như:

– Da trẻ bị khô ráp và nổi những mụn vẩy đỏ li ti trên hai má

– Trẻ cảm thấy da căng, ngứa và khó chịu. Thường sẽ cho tay lên để gãi hoặc dụi đầu hay má xuống gối

– Thường xuất hiện thường xuyên những mảng da mẩn đỏ ở trên má và những vùng có nếp gấp như cổ

– Khi bệnh phát triển hơn sẽ bị kéo theo một số bệnh như viêm mũi, hen suyễn khiến trẻ quấy khóc và ngủ không sâu giấc

– Nếu không vệ sinh sạch sẽ trẻ rất dễ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và làm cho việc hỗ trợ điều trị trở nên khó khăn hơn.

Hiện nay nguyên nhân gây nên bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định cụ thể. Nhưng theo nhiều chuyên gia về da liễu cho rằng, trẻ bị bệnh chàm sữa chủ yếu do trẻ có cơ địa nhạy cảm.

– Do da trẻ khô, thiếu lipid và cấu trúc da quá khít.

– Do cha mẹ từng mắc bệnh hen suyễn, dị ứng mũi, dị ứng da hay chàm thể tạng… dẫn đến con có nguy cơ cao bị bệnh chàm sữa.

– Một số do rối loạn về đường tiêu hóa, thức ăn, sữa mẹ chứa các chất gây dị ứng hoặc sự nhiễm khuẩn khi cho con bú không đúng cách.

– Bên cạnh đó chàm sữa ở trẻ sơ sinh còn chịu sự ảnh hưởng của những chất gây dị ứng trong môi trường sống của trẻ như: bọ chét, nấm, bụi, mốc hay lông động vật…

3. Điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

3.1. Chế độ ăn uống

Cha mẹ trẻ không được cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Nếu những bà mẹ đang cho con bú, không nên ăn những loại thực phẩm như đồ biển, trứng, cà chua, đậu phộng và những thực phẩm lên men…

a. Thuốc Tây y

Việc sử dụng thuốc chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh còn tùy vào từng triệu chứng của trẻ. Nên sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị theo kê đơn của bác sĩ.

– Biểu hiện: Da có những nốt đỏ, xuất hiện dịch chảy ra và có hiện tượng đóng vảy dịch

– Thuốc sử dụng: Dùng những loại thuốc dạng dung dịch màu có tính sát trùng nhẹ để tránh gây tổn thương nặng hơn cho da trẻ

b. Thuốc Đông y

Từ lâu Đông y cũng đã có phương pháp hỗ trợ điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả bằng những thảo dược thiên nhiên. Điều này đã bổ sung được hạn chế mà thuốc Tây y chưa làm được. Da của trẻ em rất mẫn cảm, nhất là đối với những bé có cơ địa dị ứng và mắc bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Thuốc trị bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh được nghiên cứu rất tỉ mỉ, làn da của trẻ thường dễ tổn thương nên ngoài sử dụng thuốc bôi, các loại thuốc để tắm cho trẻ cũng được nghiên cứu giúp trẻ giảm tình trạng ngứa và nhiễm khuẩn.

4. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Trẻ em cần chăm sóc hết sức cẩn thận, sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ. Nếu trẻ bị mắc bệnh chàm sữa nên dừng sử dụng và dùng các loại thuốc để tắm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tránh cho trẻ mặc những loại quần áo có chất vải len sợi gây bí và dị ứng cho da trẻ

Giữ môi trường sống của trẻ sạch sẽ như: vệ sinh chăn, mền, gối và đồ chơi của trẻ.

Tránh để trẻ ra nhiều mồ hôi hay tiếp xúc với người lạ

Nếu trẻ có những biểu hiện của bệnh hay đang trong quá trình hỗ trợ điều trị có những triệu chứng bất thường, hãy cho trẻ đến các cơ sở y tế hay phòng khám uy tín để được hỗ trợ chữa trị kịp thời.

Chàm Thể Tạng Ở Trẻ Sơ Sinh

Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh còn được gọi là bệnh lác sữa, viêm da cơ địa. Đây là bệnh da liễu rất phổ biến ở trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi và kéo dài trong nhiều năm.

Tìm hiểu về bệnh chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh

Chàm thể tạng hay còn gọi là viêm da cơ địa – một trong những bệnh lý da liễu rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Đây là bệnh lý đặc trưng bởi những nốt đỏ li ti và các mảng hồng ban trên mặt. Các triệu chứng này gây ngứa ngáy dữ dội khiến trẻ khó chịu và thường xuyên quấy khóc.

1. Nguyên nhân

Hiện tại nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm thể tạng vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên một số yếu tố có thể làm tăng khả năng mắc bệnh lý này, chẳng hạn như:

Giới tính: Trẻ sơ sinh có giới tính nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ có giới tính nam.

Môi trường sinh sống: Điều kiện sinh sống có ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh chàm thể tạng. Các chuyên gia cho biết, trẻ sinh sống trong môi trường có khí hậu lạnh và ô nhiễm có khả năng cao mắc những bệnh lý về da liễu.

Di truyền: Nếu cha mẹ của trẻ mắc các bệnh lý như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm hoặc một số bệnh da liễu khác, trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh có thể bùng phát và nghiêm trọng hơn nếu trẻ tiếp xúc với những tác nhân kích thích như phấn hoa, bụi, lông thú nuôi, dị ứng thực phẩm,…

2. Triệu chứng

Triệu chứng nhận biết chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh:

Hồng ban xuất hiện trên da mặt, tập trung ở má, cằm và trán.

Xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti và tập trung thành đám ở trên mặt, lưng, bụng.

Da sần sùi, bong vảy khi các mụn nước vỡ ra.

3. Biến chứng

Chàm thể tạng không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không tiến hành điều trị để kiểm soát bệnh, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng, gây ngứa ngáy dữ dội cho trẻ.

Trong trường hợp chăm sóc không đúng cách, vùng da tổn thương có thể bị nhiễm trùng.

Điều trị chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh

Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, vì vậy bạn cần thận trọng trong việc điều trị cho trẻ. Để có hướng điều trị đúng cách và an toàn, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa.

1. Dưỡng ẩm da

Tình trạng da khô do chàm thể tạng có thể kích thích các triệu chứng ngứa ngáy, bỏng rát trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, da khô còn có thể gây ra các vết nứt trên bề mặt khiến trẻ bị chảy máu. Chính vì vậy, việc đầu tiên bạn cần thực hiện là dưỡng ẩm và giữ da của trẻ ở trạng thái tối ưu nhất.

Với làn da nhạy cảm của trẻ, bạn nên sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ như Vaseline hoặc các tinh dầu tự nhiên. Để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào cho trẻ.

Thời điểm thoa kem dưỡng thích hợp nhất là ngay sau khi trẻ vừa tắm xong. Sử dụng khăn sạch lau khô và thoa kem dưỡng ẩm ngay sau đó.

2. Thuốc mỡ

Bên cạnh việc dưỡng ẩm cho da, bạn có thể sử dụng thuốc mỡ có chứa steroid để làm giảm viêm và ngứa ngáy. Tuy nhiên hoạt động của thuốc có thể gây kích ứng đối với một số trẻ, vì vậy cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn loại thuốc thích hợp.

Nên sử dụng thuốc có nồng độ thấp (khoảng 0.03%) và tuân thủ chỉ dẫn để giảm rủi ro khi sử dụng.

3. Thuốc ức chế histamine

Trong trường hợp trẻ bị chàm thể tạng do phản ứng dị ứng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng histamine.

Thuốc kháng histamine chỉ được sử dụng cho trẻ sơ sinh có sức khỏe ổn định và sinh đủ tháng. Với những trẻ gặp các vấn đề sức khỏe đặc biệt, bác sĩ sẽ cân nhắc trước khi chỉ định loại thuốc này.

Lưu ý: Không sử dụng thuốc steroid bôi ngoài có nồng độ cao, thuốc steroid đường uống, thuốc ức chế miễn dịch đường uống và đường bôi cho trẻ sơ sinh – trừ khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Chăm sóc cho trẻ bị chàm thể tạng

Chế độ chăm sóc có tác động trực tiếp đến mức độ tiến triển và ảnh hưởng của bệnh chàm thể tạng. Do đó bạn cần chăm sóc đúng cách để giảm các triệu chứng ngứa rát, đỏ, sưng trên da của trẻ.

Các biện pháp chăm sóc cho trẻ bị chàm thể tạng:

Tránh xa những tác nhân có khả năng gây kích ứng cao như bụi, phấn hoa, lông chó mèo, thực phẩm gây dị ứng,…

Trẻ có thể cào vào vùng da tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó bạn nên cắt móng, đeo bao tay và vớ cho trẻ.

Lựa chọn quần áo có chất liệu mỏng, nhẹ, thấm hút và thoáng khí. Đồng thời nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi để tránh ma sát lên da.

Nên tắm bằng nước ấm để làm mềm và giảm ngứa. Tắm trong khoảng 10 – 15 phút, không nên tắm quá lâu. Dưỡng ẩm cho da ngay sau khi tắm.

Lựa chọn những sản phẩm vệ sinh cho trẻ có độ pH khoảng 5.5, dịu nhẹ, không chứa thành phần hóa học và hương liệu.

Giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh bụi bẩn và ẩm thấp.

Cần chú ý đến nguồn sữa mẹ bởi yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Bạn nên hạn chế thực phẩm cay nóng, hải sản,… để tránh kích thích các triệu chứng của chàm thể tạng ở trẻ.

Nếu thời tiết quá khô, bạn nên dùng máy tạo độ ẩm và giữ ấm cho trẻ.

Nếu trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng (nóng sốt, sưng viêm, đỏ rát nghiêm trọng,…) bạn cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Bệnh Chàm Bội Nhiễm Ở Trẻ Em Và Trẻ Sơ Sinh

Bệnh chàm bội nhiễm là gì?

Bệnh chàm là tình trạng dị ứng gây viêm ở biểu bì da xuất hiện bên ngoài cơ thể. Thường xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu. Đặc biệt chiếm đa số là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Những tổn thương của bệnh thường được chia ra làm 2 giai đoạn chính với đặc điểm như:

– Giai đoạn cấp tính: Giai đoạn đầu này với những dấu hiệu như: xuất hiện cảm giác ngứa khó chịu kèm theo mụn nước dày đặc trên da, nền da đỏ ửng bị phù nề do bị viêm. Các mụn này ngay sau đó sẽ rất nhanh bị vỡ ra và chảy nước vàng gây dày sừng.

– Giai đoạn mãn tính: tình trạng này kéo dài và thường xuyên lặp đi lặp lại nhiều lần các triệu chứng, lúc này chàm bội nhiễm có thể gây tổn thương da nghiêm trọng và gây nhiễm trùng. Trường hợp này thường kéo dài sau một tháng vì vậy mà cần được dùng thuốc điều trị bệnh kịp thời nhanh chóng để loại bỏ bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ và trẻ sơ sinh

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường gặp phải bệnh chàm bội nhiễm được cho là do một số nguyên nhân như sau:

Sức đề kháng của trẻ yếu

Do vệ sinh kém

Da khô

Da bị kích ứng, dị ứng

Do yếu tố di truyền

Triệu chứng nhận biết bệnh chàm bội nhiễm

Đối với bệnh chàm bội nhiễm khi xuất hiện ở trẻ em và trẻ sơ sinh thì cũng không khác người lớn, cụ thể là bệnh có thể biểu hiện ra một số triệu chứng như sau:

Ngứa, đỏ da: Khi mới mắc nhiễm bệnh thì ngứa, nổi mẩn đỏ là dấu hiệu đầu tiên, đây cũng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh dị ứng, cơn ngứa xuất hiện chủ yếu ở trên mặt, cổ.

Đỏ, nổi mụn nước: Vùng da bị tổn thương do chàm thường đỏ ửng, và xuất hiện các mụn nước li ti trên da.

Trong trường hợp bệnh chàm bội nhiễm thì vùng da bị bệnh xuất hiện mủ dịch, da lở loét nghiêm trọng và nếu như không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng máu và dẫn tới tử vong.

Những triệu chứng bệnh chàm bội nhiễm thường tương tự như những bệnh cơ địa ngoài da khác nên khiến mọi người dễ bị nhầm lẫn các bệnh với nhau. Vì vậy mà nếu như bạn đang băn khoăn thì hãy tới gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Cách điều trị bệnh chàm ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Điều trị bệnh chàm bội nhiễm cần thực hiện sớm để hạn chế những ảnh hưởng không tốt của bệnh có thể gặp phải. Tuy nhiên vì trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có cơ địa sức khỏe yếu nên khi bị bệnh cần cắt thuốc theo đơn của bác sĩ hướng dẫn, vì có rất nhiều loại thuốc có thể gây nên các tác dụng phụ không tốt ảnh hưởng tới sức khỏe phát triển của bé.

Tắm cho trẻ bằng nước ấm để làm dịu bệnh chàm. Tuy nhiên, bạn không nên tắm quá 3 lần mỗi ngày và mỗi lần tắm không quá 10 phút. Nên sử dụng xà phòng dịu nhẹ, tránh những sản phẩm kháng khuẩn mạnh, chứa muối epsom để ngăn bệnh chàm bội nhiễm nặng hơn.

Khi tắm có thể cho thêm cam thảo, hoa cúc hoặc cỏ cà ri vào nước tắm để chống viêm, giảm đỏ.

Các bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc tẩy để tắm cho trẻ, bạn nhớ lưu ý là chỉ thực hiện cách này 2 lần mỗi tuần và nên pha loãng nước tẩy trước khi áp dụng.

Dưỡng ẩm và kháng khuẩn cho da bằng dầu dừa và hoa oải hưởng với công thức đơn giản. Bạn chỉ cần trộn đều 2 – 3 giọt tinh dầu oải hương cùng với 1/2 cốc dầu dừa, làm ấm bằng lò vi sống trước khi thoa lên vùng da bị chàm bội nhiễm của trẻ.

Thoa gel nha đam, bơ cacao, dầu nền từ hạnh nhân lên những vùng da bị chàm, massage nhẹ nhàng để dưỡng chất mang tính kháng viêm, chữa lành vết thương phát huy công dụng.

Xây dụng chế độ ăn uống khoa học dành cho trẻ. Nên cho trẻ bổ sung thêm vitamin D như nấm, cá hồi, đậu phụ, thịt lợn, trứng luộc,…

Hạn chế ăn những thực phẩm khiến bệnh chàm bùng phát như cam, chanh, cà chua, chocolate, hắc trà,…

Đồng thời bạn không nên cho trẻ mặc quá nhiều quần áo, quần áo quá chật vì sẽ làm trẻ đổ nhiều mồ hôi và bệnh nặng hơn.

Có thể bạn chưa biết: