Top 6 # Triệu Chứng Bong Gân Ở Trẻ Em Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Bong Gân Ở Trẻ Em, Triệu Chứng Và Cách Xử Trí.

Bong gân là sự tổn thương các dây chằng quanh khớp do chấn thương mạnh gây ra . Các dây chằng có thể bị bong ra khỏi chỗ bám bị rách, bị đứt nhưng không làm sai khớp

Các khớp thường bị bong gân đó là khớp cổ chân, khớp gối, khớp cổ tay, khớp tay trái . Đau nhức nơi bị tổn thương đau nhói khi cử động, u trú tại 1 điểm , sưng tề to có vết bầm tím ở dưới da vận động khó khăn . Chiều dài chi không bình thường . Tại chỗ mà khớp bị tổn thương có khi rất lỏng lẻo, chảy nước dịch trong da.

Chứng bong gân thường xảy ra do bị kéo căng quá hay do một động tác xoắn bất thình lình vặn khớp xương quá cử động bình thường của nó.

Sự cố trên khiến cho chảy máu trong khớp xương, dẫ đến sưng, đau vì tình trạng bị giập nặng. Nếu chỉ có một vài sợi của dây gân bị rách, ngươì ta gọi là bị sái.

Các khớp xương thường hay bị bong gân, nhất là mắt cá chân, đầu gối và cổ tay. Bởi lẽ, dây chằng ở những khớp này gần bề mặt da và dưới dây chằng chẳng có gì ngoài xương cứng. Vết sưng lộ ra mau và bé sẽ không chịu được sự tác động lên khớp bị bong gân.

Trẻ nhỏ bị bong gân là chuyện hiếm bởi khớp xương của chúng rất mềm mại. Bong gân thường xảy ra vơí nhóm tuổi 6 đến 12.

1. Nếu khớp xương hay chân bị thương không biến dạng (trật khớp hay gãy xương), đặt bé nằm xuống, nâng phần bị thương lên cao.

2. Đắp một miếng gạc lạnh cho bớt sưng.

3. Nâng đỡ khớp xương bằng một cuộn băng nhiễu bền chắc, quấn lên trên một lớp bông gòn dầy. Kiểm tra thường xuyên phần đoạn được bong bó để đảm bảo không bị quá chật.

4. Khuyến khích bé cho khớp xương nghỉ ngơi trong 24 tiếng.

Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bị đau dữ dội và nếp khớp xương hay chân tay bị biến dạng, hãy nghĩ đến trật khớp hay gãy xương. Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu sau 48 tiếng không bớt sưng hoặc bé vẫn kêu đau nhiều, không chịu được bất cứ sức nặng nào đè lên phần bị thương. Bác sĩ sẽ băng bó khớp xương bị tổn thương bằng một cuộn băng bền chắc.

Thế Giới Mẹ Và Bé – Nơi bạn gửi trọn niềm tin! http://sausinh.com.vn Hotline: 090-666-5483/ 0909-97-91-94

Cách Trị Bong Gân Ở Trẻ

Bong gân là những tổn thương làm căng dãn, đứt một phần hoặc hoàn toàn dây chằng – là cấu trúc kết nối xương với xương, có vai trò làm vững khớp – dẫn đến tình trạng mất vững khớp nhưng chưa gây trật khớp.

Bong gân có 3 mức độ khác nhau: mức độ 1 dây chằng chỉ bị căng giãn nhẹ mà không đứt; mức độ 2 dây chằng bị đứt một phần và mức độ 3 dây chằng bị đứt hoàn toàn.

Bong gân có thể gặp ở tất cả các khớp nhưng ở trẻ em thường gặp nhất ở khớp cổ chân.

Triệu chứng bong gân ở trẻ em

Đau tại chỗ; sưng nề tại vùng chi thể bị tổn thương; khó khăn khi vận động hoặc sử dụng phần chi thể bị tổn thương; Nóng đỏ, tụ máu dưới da vùng chi thể bị tổn thương.

Các triệu chứng của bong gân thường không điển hình và rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng khác, đặc biệt là gãy bong sụn tiếp và gãy xương thể cành tươi ở trẻ. Vì vậy bố mẹ nên đưa con mình đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn đầy đủ khi trẻ bị bong gân.

Điều trị

Điều trị cụ thể từng trường hợp bong gân được xác định bởi các bác sĩ, dựa vào các yếu tố sau: tuổi, tình trạng sức khỏe chung và tiền sử bệnh; độ nặng của tổn thương; sự phối hợp của trẻ nhỏ đối với điều trị; kết quả kỳ vọng sau điều trị; kinh nghiệm của bác sĩ.

Điều trị ban đầu cho các trường hợp bong gân cần được tiến hành theo trình tự: để chi thể bị bong gân được nghỉ ngơi – chườm lạnh – băng ép- nâng cao chi thể.

Các điều trị khác có thể bao gồm:

Thuốc: thuốc giảm đau chống viêm có thể dùng cho trẻ nhỏ như paracetamol, ibuprofen, aspirin…

Hạn chế vận động: tùy vào vùng chi thể bị tổn thương và mức độ tổn thương mà bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh hạn chế các vận động thể lực ở các mức độ khác nhau trong thời gian ngắn dài khác nhau.

Bất động bằng bó bột hoặc nẹp trợ đỡ: được sử dụng đối với những trường hợp bong gân nặng hoặc những trường hợp bong gân nhẹ nhưng trẻ hiếu động nhằm giúp bất động tạm thời vùng chi thể bị tổn thương ở tư thế nghỉ ngơi.

Di chuyển bằng nạng hoặc xe lăn: được chỉ định cho những trường hợp bong gân nặng ở chi dưới.

Tập phục hồi chức năng nhằm lấy lại biên độ vận động của khớp, tăng sức mạnh của gân cơ, dây chằng và bao khớp. Tập phục hồi chức năng được thực hiện khi bệnh nhân hết đau cấp tính.

Phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp đứt hoàn toàn dây chằng gây lỏng khớp, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ hoặc ở những trẻ có nhu cầu vận động thể lực cao.

BS. Đỗ Văn Minh

Dấu Hiệu Bong Gân Ngón Tay Cái &Amp; Yếu Tố Làm Tăng Nguy Cơ Bong Gân

Bong gân ngón tay cái là tổn thương dây chằng ở ngón tay bị kéo căng hoặc rách. Ngón tay và ngón tay cái có thể bị bong gân khi chúng bị bẻ cong theo hướng bất thường, thường gặp lúc bàn tay dang ra khi ngã. Có những dấu hiệu bong gân ngón tay mà chúng ta dễ dàng phát hiện ra.

Dấu hiệu bong gân ngón tay cái

Các triệu chứng của bong gân ngón tay bao gồm:

✣ Đau ở các khớp ở ngón tay, đau khi bẻ các ngón tay, sưng khớp, đau, vận động ngón tay bị hạn chế.

✣ Người bệnh có thể có cảm giác rách hoặc nghe tiếng rắc bên trong các ngón tay.

✣ Chấn thương nghiêm trọng hay rách dây chằng có thể khiến ngón tay yếu và không thể cầm nắm được.

Nguyên nhân gây bong gân ngón tay cái

Bong gân ngón tay cái có thể là do các tai nạn trong thể thao như khi bóng chạm tay trong trò chơi bóng hoặc bẻ cong ngón tay một cách mạnh bạo. Ngã mạnh cũng có thể dẫn đến bong gân ngón tay cái. Những người đã từng bị chấn thương ngón tay, tay kém linh hoạt hay thiết bị bảo vệ không vừa hoặc không đủ an toàn có nhiều khả năng bị bong gân hơn.

Ngoài ra những yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ bong gân ngón tay

Các yếu tố nguy cơ sau làm tăng nguy cơ bị bong gân:

Thiếu luyện tập: Điều này khiến cơ bạn yếu hơn và dễ bong gân hơn

Mệt mỏi: Cơ bị mệt sẽ kém hơn trong việc nâng đỡ khớp. Khi bị mệt, bạn cũng không thể vận sức được, làm tăng gánh nặng cho khớp hoặc cơ duỗi quá mức, dẫn đến bong gân.

Khởi động chưa đúng mức: Khởi động không đúng cách trước khi vận động sẽ làm các cơ giữ chặt, giảm tầm vận động của khớp, khiến cơ bị bó chặt hơn và dễ dàng xảy ra chấn thương hay rách đứt dây chằng cũng như xương khớp.

Điều kiện môi trường vận động: Mặt trượt trơn hay không bằng phẳng có thể khiến bạn dễ bị chấn thương.

Dùng dụng cụ thiết bị không tốt: Những giày tập hoặc các dụng cụ thể thao chất lượng kém khác có thể gây bong gân cho bạn.

Bong Gân Ở Cổ Tay Bao Lâu Thì Khỏi? Bs Chuyên Khoa Tư Vấn

Bong gân ở cổ tay là một chấn thương dây chằng ở cổ tay. Các chấn thương làm khớp xê dịch đột ngột, trật khớp khỏi vị trí ban đầu, vượt quá phạm vi chuyển động. Bệnh thường gặp ở những người hoạt động mạnh hoặc chơi thể thao sai tư thế,…Cùng nhận biết bong gân cổ tay qua các triệu chứng và biết được bong gân cổ tay bao lâu thì khỏi theo từng cấp độ khác nhau.

Triệu chứng của bong gân cổ tay

Bong gân ở cổ tay được chia thành 3 cấp độ sau:

✤ Độ 1: Dây chằng ở cổ tay bị kéo căng, gây đau

✤ Độ 2 (vừa phải): Một số dây chằng cổ tay bị rách một phần, tuy nhiên khớp vẫn vững, tổn thương mau lành, ít gây biến chứng.

✤ Cấp độ 3 (bong gân nặng): Một hoặc nhiều dây chằng ở cổ tay bị lệch xa so với phạm vi ban đầu, có thể bị rách dẫn đến lỏng khớp và có thể kèm theo nhiều biến chứng.

Nhận biết bong gân một cách khoa học

Do biểu hiện bong gân và gãy xương rất giống nhau vì thế người bệnh cần hết sức chú ý. Tốt nhất người bệnh nên:

Siêu âm khớp

Chụp X-quang thậm chí cần chụp cộng hưởng từ MRI (tùy mức độ bệnh) để xác định vị trí tổn thương, với những người cao tuổi cần có hướng điều trị đúng vì xương khớp của người già đang trong giai đoạn lão hóa, khó lành vết thương.

Bong gân cổ tay bao lâu thì khỏi?

✯ : Bệnh nhân có thể khỏi bong gân ở cổ tay cấp độ này trong 2 – 3 ngày nếu điều trị đúng cách. Theo nguyên tắc RICE người bệnh cần: nghỉ ngơi khớp, chườm lạnh vị trí sưng khớp, băng bó và đặt cao khu vực bị thương. Bác sĩ có thể chỉ định uống thuốc kháng viêm nhằm giảm đau giảm sưng.

✯ Cấp độ 2: Thời gian nẹp cố định vết thương từ 7 đến 10 ngày.

✯ Cấp độ 3: Người bệnh có thể cần phẫu thuật tạo hình dây chằng. Phẫu thuật này mất nhiều thời gian, có thể bó bột nhằm làm bất động khớp trong vòng 1 tháng. Cần giữ gìn sức khỏe, tâm lý ổn định để bệnh thuyên giảm. Tuyệt đối không tự ý điều trị mà cần có bác sĩ chuyên khoa chỉ định.