Top 3 # Triệu Chứng Bệnh Viêm Phế Quản Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Triệu Chứng Bệnh Viêm Phế Quản Cấp

Viêm phế quản cấp là bệnh thường gặp, thể hiện tình trạng viêm niêm mạc phế quản cấp tính khi tiếp xúc tác nhân gây hại từ môi trường. Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh viêm phế quản cấp ?

Tùy theo tác nhân gây bệnh khác nhau mà triệu chứng và diễn tiến của bệnh có thể thay đổi.

+ Triệu chứng viêm phế quản cấp có thể xuất hiện thật rầm rộ, diễn biến nhanh chóng ngay lập tức sau khi tiếp xúc với tác nhân gây hại nồng độ cao ví dụ không khí ô nhiễm, tiếp xúc khói amoniac, khói acid .v.v. ;

+ Triệu chứng viêm phế quản cấp cũng có thể diễn tiến âm thầm nhẹ nhàng hơn trong trường hợp sau tiếp xúc siêu vi.

Bệnh cảnh lâm sàng viêm phế quản cấp thường gặp nhất là bệnh cảnh viêm phế quản cấp sau nhiễm siêu vi. Viêm phế quản cấp thường diễn ra các giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn ủ bệnh : sau khi tiếp xúc với các giọt nước bọt bắn ra từ người nhiễm siêu vi hô hấp, người bệnh sẽ có thời gian từ 1 – 3 ngày ủ bệnh, trong giai đoạn này người bệnh hoàn toàn không có triệu chứng gì.

+ Giai đoạn viêm long hô hấp trên : bệnh nhân có các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như hắt hơi, sổ mũi, đau họng ; triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ, khớp. Trong giai đoạn này người bệnh thải ra môi trường bên ngoài rất nhiều siêu vi và có thể lây cho người khác nếu có tiếp xúc lân cận.

+ Giai đoạn viêm phế quản cấp : bệnh nhân có các triệu chứng ho, ban đầu là ho khan sau đó ho đàm, đàm có thể là màu trắng hoặc đàm đục, đàm vàng, xanh, có một số trường hợp vướng máu khi ho nhiều quá ; bệnh nhân thường than đau rát sau xương ức tăng lên khi ho.

+ Giai đoạn phục hồi : các triệu chứng hô hấp và triệu chứng toàn thân giảm dần và hồi phục trong thời gian từ 7 – 10 ngày trong đa số các trường hợp.

Trong một số ít các trường hợp có thể bội nhiễm vi khuẩn và xuất hiện viêm phế quản cấp do vi khuẩn, thậm chí là viêm phổi do vi khuẩn.

Một số ít trường hợp diễn tiến của viêm phế quản cấp có thể không thuận lợi và trong các trường hợp đó bệnh nhân nên đến khám bác sỹ để được khám bệnh và kê toa :

+ Viêm phế quản cấp sau khi tiếp xúc chất kích ứng mạnh từ môi trường ví dụ : hơi amoniac, hơi acid, khói bụi ô nhiễm nồng độ cao. Bệnh nhân cần phải đến ngay bác sỹ vì trong một số trường hợp tác nhân kích ứng có thể gây nên bỏng đường thở nặng nề, nếu không được can thiệp từ sớm có thể có những di chứng nặng nề về sau.

+ Viêm phế quản cấp nhưng triệu chứng quá nặng nề :

o Viêm phế quản cấp, thông thường chỉ sốt khoảng 380C – 3805C ; Nhưng lần này sốt cao tên 3805C.

o Ho thông thường là ho khan hay khạc đàm trắng hơi đục lượng ít ; Nhưng lần này ho khạc đàm vàng, xanh có vướng máu lượng nhiều.

+ Viêm phế quản cấp nhưng triệu chứng kéo dài quá lâu, tái phát nhiều lần :

o Viêm phế quản cấp thông thường kéo dài khoảng 5 – 7 ngày ; Nhưng lần này triệu chứng kéo dài hơn 7 ngày mà chưa có dấu hiệu suy giảm.

o Viêm phế quản cấp có thể kéo dài chỉ 5 – 7 ngày nhưng lại tái đi tái lại nhiều lần.

+ Viêm phế quản cấp xuất hiện trên cơ địa bệnh nhân có bệnh mạn tính từ trước ví dụ suy tim, suy thận, đái tháo đường, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bệnh nhân cần phải đi cần phải đi khám bác sỹ sớm trong các trường hợp kể trên vì nếu không đi khám và điều trị kịp thời sẽ có thể phải đối diện với các nguy cơ sau :

+ Tác nhân gây bệnh trong các trường hợp trên thường có độc lực quá cao sẽ gây tổn thương nặng nề phế quản, cần phải được chẩn đoán và điều trị sớm.

+ Cơ địa bệnh có sẵn sẽ diễn tiến nặng hơn khi bị mắc kèm viêm phế quản cấp.

Theo Kienthucsuckhoe

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Các Triệu Chứng Bệnh Viêm Phế Quản Mãn Tính

Cường độ ho và lượng đờm ở mỗi người bệnh là khác nhau. Bên cạnh các triệu chứng bệnh viêm phế quản mãn tính còn có thể để đến như khó thở (thở gấp), thở khò khè.

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm phế quản mãn tính

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm phế quản mãn tính, tuy nhiên nguyên nhân chính là do hút, hít khói thuốc lá, thuốc lào. Những nghiên cứu từ trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã chỉ ra rằng 49% người hút thuốc mắc viêm phế quản mãn tính và 24% mắc khí phế thũng hoặc COPD.

Những nhân tố kích thích khác được hít vào đường thở (như khói bụi, ô nhiễm công nghiệp, …) cũng có thể dẫn tới viêm phế quản mãn tính.

Những triệu chứng của viêm phế quản mãn tính

– Ho và khạc đờm: Đây là triệu chứng phổ biến nhất. Tình trạng này thường kéo dài liên tục hoặc theo từng đợt với tổng số ngày ho, khạc đờm trên 90 ngày/năm. Cường độ ho và lượng đờm ở mỗi người bệnh là khác nhau. Đờm nhầy có thể trong, vàng, xanh hoặc thi thoảng kèm với máu. Ho và khạc đờm thường có xu hướng nặng lên theo thời gian và đờm xuất hiện nhiều hơn vào sáng sớm.

– Khó thở (thở gấp): tăng dần cùng với mức độ nặng của bệnh. Thông thường, những người có bệnh viêm phế quản mãn tính có khó thở khi vận động và bắt đầu ho, khó thở khi nghỉ ngơi là dấu hiệu báo rằng bệnh đã chuyển sang bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – COPD hoặc phát triển thành khí phế thũng.

– Thở khò khè: tiếng huýt sáo thô được tạo nên khi đường thở bị cản trở một phần) thường xảy ra.

Bên cạnh các triệu chứng mệt mỏi, đau họng, đau nhức cơ, nghẹt mũi, đau đầu có thể xuất hiện cùng những triệu chứng chính. Họ dữ dội có thể gây ra đau ngực, da xanh tím (da xanh, tím tái) có thể gặp ở những người trong giai đoạn tiền COPD. Sốt có thể là dấu hiệu cho thấy nhiễm khuẩn phổi do virus hoặc vi khuẩn.

Đối với trẻ nhỏ, thì cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sức đề kháng như: Immune Alpha, Sữa non, FOS để trẻ có hệ miễn dịch hoàn thiện, không bị ốm vặt, phòng ngừa tốt các bệnh về đường hô hấp.

Triệu Chứng Giúp Nhận Biết Bệnh Viêm Tiểu Phế Quản

Viêm tiểu phế quản là tình trạng viêm cấp tính ở đường hô hấp dưới, nguyên nhân chủ yếu là do virut hợp bào hô hấp hoặc virut cảm lạnh thông thường xâm nhập vào cơ thể khiến đường thở bị viêm và sưng tấy. Viêm khiến cho phế quản tiết nhiều chất nhày hơn cản trở sự lưu thông không khí dẫn đến các triệu chứng như tắc mũi, ho đờm nhiều, thở khò khè….

Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản đều là những bệnh dễ lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc sử dụng chung đồ dùng, vật dụng của những trẻ bệnh sau đó chạm vào mắt, mũi, miệng.

Triệu chứng giúp nhận biết bệnh viêm tiểu phế quản

Để có cách điều trị viêm tiểu phế quản hiệu quả, cần xác định chính xác tình trạng bệnh. Bệnh nhân mắc bệnh viêm tiểu phế quản thường có những biểu hiện chính sau:

Giai đoạn đầu khởi phát: các triệu chứng viêm tiểu phế quản trong giai đoạn này khá giống với một số bệnh hô hấp thông thường như: chảy nước mũi, nghẹt mũi, sốt nhẹ…

Giai đoạn sau: bệnh nhân sẽ bắt đầu có những biểu hiện như: thở khò khè, thở nhanh hoặc khó thở, tim đập nhanh…

Sau khoảng 1 – 2 tuần, các triệu chứng bệnh viêm tiểu phế quản sẽ dần thuyên giảm và hết hẳn. Tuy nhiên ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu, hoặc đang mắc các bệnh về tim mạch, bệnh phổi hoặc một số nhiễm trùng thì nên nhập viện điều trị chứ không nên tự chữa tại nhà.

Điều trị viêm tiểu phế quản, cần theo dõi cẩn thận các triệu chứng của bệnh nhân và đưa đi cấp cứu nếu có các biểu hiện sau đây:

Nôn ói, da xanh tái, đặc biệt là xung quanh môi và phần móng tay

Thở nhanh, thở gấp

Khó thở, kiệt sức khi có gắng thở

Nghe thấy tiếng ran rít, khò khè khi thở

Không muốn uống nước, hít thở quá nhanh lúc ăn.

Hiện nay có khá nhiều cách chữa viêm tiểu phế quản, tuy nhiên vì chủ yếu bệnh nhân là trẻ em nên việc điều trị bằng thuốc Tây thông thường cần được hạn chế để tránh các tác dụng phụ gây hại. Cha mẹ nên áp dụng những cách điều trị viêm tiêu phế quản vừa hiệu quả, vừa an toàn:

10 lá trầu không thái nhỏ, 5 lát gừng tươi giã nhuyễn cho vào bát ngâm với nước sôi 20 phút. Vò lá trầu không, vắt hết nước, lọc lấy nước này uống, bỏ bã. Mỗi ngày uống 2 lần, 30 phút sau khi ăn. Thực hiện trong 5 – 6 ngày liên tục, nếu bệnh tái phát thì khoảng hơn 1 tháng sau lại tiếp tục uống.

Lấy 500g quất, cắt đôi quả rồi bỏ vào bình thủy tinh, ngâm cũng mật ong và gừng tươi. Sau 4 – 5 ngày lấy nước này uống mỗi ngày 2 lần. Sử dụng vài tuần liên tục sẽ thấy được kết quả.

Viêm tiểu phế quản có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào quá trình điều trị, việc lơ là không điều trị dứt điểm sẽ khiến những đợt viêm tiểu phế quản cấp tính tái phát liên tục rồi phát triển thành những căn bệnh nguy hiểm hơn.

Triệu Chứng Viêm Phế Quản Co Thắt Mãn Tính

Bệnh viêm phế quản co thắt mãn tính là bệnh lý có tên gọi khác là viêm phế quản dạng hen. Bệnh lý này do tình trạng viêm niêm mạc phế quản, gây sưng, phù nề, co thắt khiến đường thở bị bó hẹp lại. Bệnh co thắt viêm phế quản mãn tính ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt.

Ho: Người bệnh có đặc trưng những cơn ho kéo dài. Đặc biệt các cơn ho thường có tính chu kì, ho có đờm đặc.

Khó thở: Do niêm mạc các phế quản gây sưng và phù nề làm đường thở bị co thắt, bó hẹp lại gây ra triệu chứng khó thở. Nhiều khi người bệnh sẽ có cảm giác thở rít lên từng cơn.

Bệnh co thắt viêm phế quản mãn tính thường xuất hiện nhiều vào mùa lạnh, đặc biệt sẽ tái phát bệnh khi gặp phải những chất kích ứng.

Cách chữa viêm phế quản co thắt mãn tính

Khi bị co thắt viêm phế quản mãn tính cách chữa trị như sau:

Cho bệnh nhân nằm nghỉ tại giường, nằm gối cao.

Hướng dẫn người bệnh hít sâu, thở đều.

2: Cách chữa co thắt viêm phế quản mãn tính

Đa phần bệnh nhân co thắt viêm phế quản mãn tính thường được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh.

Phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người, cách chữa co thắt viêm phế quản mãn tính cũng khác nhau. Các loại thuốc thường được dùng dưới dạng xịt hoặc viên uống. Tuy nhiên, dù thuốc dưới dạng nào thì người bệnh vẫn cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng dùng. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài.

Đối với những trường hợp người bệnh co thắt viêm phế quản mãn tính nặng cần đưa đến bệnh viện để điều trị và có những cách chăm sóc dành cho người bệnh.

Ngoài việc chữa co thắt viêm phế quản mãn tính bằng thuốc điều trị thì người bệnh cũng cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng.

Nên ăn những thực phẩm nhiều vitamin như rau xanh, hoa quả tươi.

Bổ sung nhiều thực phẩm từ sữa như sữa chua, sữa uống.

Nên ăn những món ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp.

Bên cạnh đó, cần ăn kiêng với những thực phẩm gây kích ứng, dị ứng cho cơ thể người bệnh.

Phòng tránh bệnh co thắt viêm phế quản mãn tính

Để phòng tránh bệnh co thắt viêm phế quản mãn tính, mọi người cần:

Hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi, độc hại. Đặc biệt là khói thuốc lá.

Hạn chế tiếp xúc với lông vật nuôi trong gia đình.

Giữ ấm cơ thể, đặc biệt trong mùa lạnh.

Vệ sinh không gian sống sạch sẽ.

Kiểm tra sức khỏe định kì để kiểm soát tình trạng bệnh.