Top 4 # Triệu Chứng Bệnh Polyp Túi Mật Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Polyp Túi Mật Là Gì? Những Điều Quan Trọng Về Polyp Túi Mật

Polyp túi mật hay còn gọi là u nhú niêm mạc tuyến mật. Là một tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mạt niêm mạc túi mật. Đây là một chứng bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi (nhưng chủ yếu gặp ở những người trưởng thành, trẻ em hiếm gặp) và không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ.

Đa số các Polyp túi mật đều vô hại, chúng chỉ đơn giản là các khối cholesterol được tích tụ chứ không phải là các tế bào ung thư. Tuy nhiên, Polyp túi mật cũng có thể là các khối u nhỏ, một số trong đó có thể là ung thư trong khi những khối u khác là u lành tính. Những khối u nhỏ này có thể nhô ra từ bên trong các thành của túi mật.

Triệu chứng của Polyp túi mật

Hầu hết Polyp túi mật đều không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho người bệnh. Nhưng căn bệnh này có thể gây ra cơn đau quặn mật (đau bụng từ túi mật). Cơn đau này thường do sỏi mật, nhưng nếu không tìm thấy sỏi mật thì Polyp túi mật có thể chính là nguyên nhân gây ra cơn đau.

Bệnh Polyp túi mật có nguy hiểm không?

Đây là một căn bệnh rất phổ biến ở nước ta. Mặc dù Polyp túi mật là lành tính nhưng cũng có một số trường hợp là ung thư. Nếu như không phát hiện và điều trị Polyp túi mật dạng ung thư, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh Polyp túi mật vẫn chưa được xác định rõ. Những khối u này thường lành tính. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy, còn một số bằng chứng cho thấy tuổi của người, sỏi mật hoặc Polyp có kích thước lớn cũng có thể phát triển thành ác tính.

Tuy nhiên trên thực tế, vì khối u thường không được chẩn đoán cho đến khi siêu âm bụng hoặc phẫu thuật túi mật. Chính vì vậy, bạn cần phải hiểu rõ về căn bệnh này để có thể ứng phó kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng.

Cách điều trị bệnh Polyp túi mật

Về cơ bản, người bị bệnh Polyp túi mật sẽ có 2 sự lựa chọn: xem xét và chờ đợi hoặc phẫu thuật cắt bỏ túi mật.

Nếu Polyp rất nhỏ và những khối u chỉ dưới 1 cm (hoặc ít hơn 1.5 cm) thì bạn có thể không cần phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Đối với trường hợp này, bạn cần được theo dõi thường xuyên bằng cách quét và tái đánh giá bất kỳ thay đổi đáng ngờ nào có thể cho thấy đó là ung thư túi mật.

Trong trường hợp Polyp túi mật có kích thước lớn hơn 1 cm, có nhiều khả năng sẽ trở thành ung thư. Nhất là đối với những Polyp có kích thước lớn hơn 1.5 cm. Vì những Polyp này có khả năng chứa các tế bào ung thư lên đến 46 – 70%.

Còn đối với Polyp túi mật lớn, bác sĩ sẽ đề nghị cắt bỏ túi mật để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Nói chung, quyết định làm thế nào để điều trị Polyp túi mật đòi hỏi sự cân bằng kỹ lưỡng giữa các rủi ro tiềm tàng của phẫu thuật với các rủi ro tiềm ẩn của sự phát triển ung thư túi mật. Hơn nữa, bạn có thể chú ý đến nguy cơ ung thư nói chung và thường xuyên theo dõi tình trạng của Polyp túi mật để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Quy tắc đầu tiên trong chế độ ăn uống tốt cho người bệnh bị Polyp túi mật là uống nhiều nước. Bạn có thể uống nước lọc hoặc pha với một chút xíu nước cốt chanh hay nước hoa quả.

Một chế độ ăn được xem là hợp lý cho người bệnh bị Polyp túi mật đó là vẫn phải luôn đảm bảo được sự cân bằng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bao gồm chất đạm, chất béo, tinh bột và vitamin.

Nhìn chung, người bị bệnh Polyp túi mật nên ưu tiên các thực phẩm như:

Trái cây tươi

Lòng trắng trứng

Các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt lợn nạc, bỏ mỡ và bì; thịt gia cầm bỏ da

Sữa ít chất béo hoặc không có chất béo

Tinh bột có trong gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch,…

Chất đạm: cá, đậu, đỗ, các loại thịt có màu trắng,…

Chất béo tốt từ các loại quả hạch (quả hồ đào, hạnh nhân, óc chó,…) hoặc chất béo có trong cá biển và các loại thực vật như dầu oliu, dầu hạt cải, quả bơ,…

Polyp túi mật kiêng ăn gì?

Trên thực tế, những người bệnh bị Polyp túi mật không cần phải có một chế độ ăn uống quá kiêng khem. Nhưng để có thể làm giảm được triệu chứng cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, người bệnh nên hạn chế ăn một số loại thực phẩm như:

Socola

Sữa

Thực phẩm có chất béo cao: dầu mỡ, đồ chiên xào,…

Rượu, đồ uống có cồn

Nguyên Nhân Gây Polyp Túi Mật, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị Polyp Túi Mật

Polyp túi mật hay còn gọi là u nhú niêm mạc tuyến túi mật, là tổn thương dạng u hoặc giả u trên bề mặt niêm mạc túi mật. Căn bệnh này xuất hiện khá phổ biến, tỷ lệ mắc của nam và nữ là ngang nhau và chủ yếu là ở người trưởng thành.

Tỷ lệ gặp polyp túi mật trong cộng đồng khoảng từ 0.3%- 9%, đa số ở dạng lành tính nhưng vẫn có thể tiến triển thành ác tính và polyp túi mật có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy, khi bị polyp túi mật, bệnh nhân cần đi khám thường xuyên để theo dõi diễn tiến của bệnh.

Để phòng ngừa polyp túi mật, bệnh nhân cần đi khám sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện các bệnh về gan mật như gan nhiễm mỡ, rối loạn men gan mật, sỏi, viêm gan, các bệnh lý rối loạn đường máu, rối loạn mỡ máu…

Ngoài ra, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lý, không ăn nhiều các loại nội tạng động vật như tim, gan, lách, thận, lòng…

Bệnh nhân cũng nên vận động cơ thể mỗi ngày, chơi các môn thể thao để ngăn ngừa việc tăng cân và giúp khí huyết được lưu thông.

Đa phần các trường hợp polyp túi mật thường không có triệu chứng biểu hiện, chỉ được tình cờ phát hiện khi bệnh nhân đi khám sức khỏe.

Bệnh nhân có thể đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn.

Khi được thăm khám bụng, bệnh nhân có thể cảm thấy đau tức nhẹ khi ấn vào vùng hạ sườn phải, đau xuất hiện sau khi ăn.

Vì túi mật tham gia và hệ thống đường dẫn mật, có chức năng điều hòa bài tiết mật và tiêu hóa thức ăn nên không thể tùy tiện cắt bỏ nếu không có chỉ định.

Về điều trị polyp túi mật, có hai khả năng xảy ra: theo dõi định kỳ hoặc chỉ định mổ polyp túi mật.

Khoảng 92% polyp túi mật là lành tính nên bệnh nhân hầu như không cần phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Với polyp có kích thước nhỏ hơn 1cm hoặc nghi ngờ polyp túi mật qua siêu âm, chỉ cần theo dõi thường xuyên mỗi 3-6 tháng.

Với những polyp có kích thước lớn hơn 1cm, nó sẽ có khả năng tiến triển thành ung thư, nhất là những polyp lớn hơn 1.5cm, cần có chỉ định cắt bỏ túi mật để ngăn chặn sự phát triển của ung thư túi mật. Ngày nay, kỹ thuật phẫu thuật cắt túi mật nội soi được xem là một phương pháp ít xâm hại đến cơ thể người bệnh nhất, ít đau và giúp bệnh nhân phục hồi nhanh, ít dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Polyp túi mật

Trên lâm sàng, bệnh nhân thường không có biểu hiện quá rõ ràng nên để chẩn đoán chính xác polyp túi mật, cần phải nhờ đến các phương pháp cận lâm sàng:

Xét nghiệm chức năng gan mật.

Siêu âm là một trong những kỹ thuật chẩn đoán có giá trị lớn nhất đối với polyp túi mật. Hình ảnh polyp túi mật trên siêu âm thường là hình ảnh tăng âm, không có bóng cản. Siêu âm ổ bụng giúp xác định được polyp, vị trí, kích thước và hình dạng polyp có cuống hay không có cuống, từ đó có thể giúp theo dõi diễn tiến của polyp.

Tuy nhiên, siêu âm không thể phân biệt được là polyp lành tính hay ác tính nên cần làm thêm những kỹ thuật khác để hỗ trợ chẩn đoán như:

Chụp đường mật cản quang qua đường uống

Chụp đường mật ngược dòng qua nội soi

Chụp cắt lớp vi tính: nếu là polyp túi mật ác tính, hình ảnh tổn thương là khối tăng tỷ trọng lồi ra trong lòng túi mật. Chụp cắt lớp vi tính có bơm thuốc cản quang giúp chẩn đoán chính xác gần 90%.

Chụp cộng hưởng từ: nếu là polyp ác tính, hình ảnh biểu hiện là khối tăng tín hiệu ở thì T2.

Các xét nghiệm sinh hóa như đánh giá chức năng gan thận, test virus viêm gan ( HCV, HbsAg…), miễn dịch u ( CEA, CA 19-9)

Nguyên nhân bệnh Polyp túi mật

Đối tượng nguy cơ bệnh Polyp túi mật

Cũng như nguyên nhân hình thành, yếu tố nguy cơ dẫn đến polyp túi mật cũng chưa được tìm ra rõ ràng và cụ thể. Các yếu tố nguy cơ của bệnh có thể là:

Độ tuổi trên 60

Bệnh nhân có chức năng gan mật kém

Bệnh nhân có nồng độ đường máu, nồng độ mỡ máu cao.

Bệnh nhân béo phì.

Bệnh nhân nhiễm virus viêm gan

Bệnh nhân có thói quen ăn uống nhiều chất béo, làm tăng thêm lượng cholesterol trong cơ thể.

Bệnh nhân đã bị sỏi mật

Bệnh nhân mắc phải viêm đường mật nguyên phát

Các yếu tố nguy cơ polyp: kích thích lớn hơn 6mm, duy nhất và không có cuống.

Copyright © 2019 – Sitemap

Polyp Túi Mật Có Phải Là Ung Thư?

Những tổn thương này đa số là lành tính, tuy nhiên vẫn có một số ít là ác tính(ung thư), tỷ lệ ác tính theo những số liệu gần đây cho biết khoảng 5%.

Polyp túi mật không phải là bệnh lý hiếm gặp.Trong thực tế, khoảng 5% ở người trưởng thành khi kiểm tra trên siêu âm phát hiện có polyp túi mật.

Tỷ lệ polyp túi mật ở nam và nữ không khác biệt bao nhiêu. Hầu hết gặp ở người trưởng thành, riêng ở trẻ em rất hiếm gặp. Tần suất ở Châu Á cao hơn các châu lục khác, theo thống kê cho thấy ở người đàn ông gốc Trung Quốc tần suất này lên đến 9,5%.

Khảo sát trên siêu âm thấy số lượng và kích thước của polyp túi mật cũng rất phong phú, có một số người có vài Polyp trong túi mật và kích thước của những polyp này cũng to nhỏ khác nhau. Có những trường hợp vừa thấy sỏi vừa thấy polyp.

Nhìn chung, polyp túi mật ít phổ biến hơn so với sỏi túi mật. Đa số các trường hợp polyp túi mật thường không có biểu hiện triệu chứng và chúng được phát hiện một cách tình cờ ngẫu nhiên trên siêu âm khi kiểm tra sức khỏe.

Polyp túi mật có đường kính nhỏ hơn 10 mm thì hầu hết đều lành tính và kích thước này vẫn có thể không thay đổi trong nhiều năm, tuy nhiên, nếu kết hợp các điều kiện khác chẳng hạn như chứng viêm đường mật xơ hóa ( Sclerosing cholanggitis), hoặc kích thước polyp to lên một cách nhanh chóng thì những polyp này có nguy cơ ác tính cao(kích thước của khối u tăng lên rất hiếm khi lành tính), do đó vẫn phải theo dõi tìm kiếm những dấu hiệu thay đổi trong polyp túi mật khi nó được xem là lành tính. Điều này cón thể thực hiện bằng cách sử dụng tiêu chuẩn siêu âm mỗi 3 tháng hoặc các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác.

Một số ít polyp túi mật khác là polyp tuyến tương tự như polyp đại tràng điển hình có đường kính lớn hơn 10 mm có thể tiến triển đến ung thư, đặc biệt là ở những người có polyp mà đường kính lớn hơn 15 mm thì khả năng gây ra một nguy cơ ác tính rất cao( tỷ lệ 50-70% có chứa các tế bào ung thư),polyp càng lớn thì nguy cơ ác tính càng cao.

Những dấu hiệu gợi ý polyp ác tính là:

-Kích thước polyp lớn hơn 10 mm

-Polyp có chân rộng

-Hình không đều đặn

-Phát triển nhanh

Các dấu hiệu và triệu chứng của polyp túi mật

Hầu hết polyp túi mật không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Polyp túi mật thường được phát hiện một cách tình cờ khi kiểm tra vùng bụng bằng siêu âm trong các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ hay bệnh vì một nguyên nhân nào khác.

Một số ít trường hợp có thể gây ra cơn đau quặn mật. Đây là cơn đau thường do sỏi mật kết hợp với polyp túi mật hoặc là những polyp lớn ( trên 10 mm) gây ra sự co thắt túi mật.Cơn đau này xảy ra phía trên bên phải của bụng( còn gọi là vùng hạ sườn phải ), đau âm ỉ, hoặc đau lói hoặc đau từng cơn và đau sau một bữa ăn thịnh soạn có nhiều dầu mỡ, trứng …Nếu đau dữ dội,có nhiều khả năng là một triệu chứng của sỏi mật

Chẩn đoán polyp túi mật

Chẩn đoán polyp túi mật thường được thực hiện bằng siêu âm. Trên siêu âm ở những bệnh nhân nhịn ăn uống,hình ảnh polyp túi mật sẽ được nhìn thấy rất rõ và có thể đo được kích thước của chúng một cách dễ dàng, sau khi ăn no thì rất khó quan sát vì lúc này túi mật teo nhỏ.

Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc Positron emission tomography (PET). Những thử nghiệm này có thể được sử dụng để giám sát, theo dõi các polyp túi mật nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu thay đổi bất kỳ đáng ngờ nào có thể chỉ ra ung thư túi mật. ( Lưu ý: Các thử nghiệm này cần chỉ định của bác sĩ và chi phí thường khá cao, do đó người bệnh không nên tự ý thực hiện hoặc “yêu cầu” bác sĩ trong những trường hợp không có chỉ định)

Kỹ thuật nội soi siêu âm có thể trở thành tiêu chuẩn chẩn đoán trong tương lai gần để xác định cấu trúc mô học của polyp túi mật.Các nghiên cứu gần đây cho thấy có một sự tương tác giữa các đặc điểm siêu âm nội soi và cấu trúc mô học của polyp túi mật.

Điều trị

Trước khi đi sâu vào các chi tiết của việc điều trị polyp túi mật, điều đầu tiên chúng ta nên hiểu rằng polyp túi mật thường lành tính nhưng cũng có thể là ung thư.

Túi mật là một bộ phận của hệ thống đường mật ở ngoài gan, có chức năng dự trữ và cô đặc mật đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa bài tiết mật để giúp tiêu hóa thức ăn, do đó muốm cắt bỏ túi mật phải đúng chỉ định ( polyp có đường kính trên 10 mm, có hình ảnh gợi ý ác tính, phát triển nhanh sau 03 tháng theo dõi).

Có rất nhiều tranh cải trong việc điều trị một bệnh nhân không có triệu chứng được phát hiện có một polyp túi mật.

Cho nên sau khi nhận được một chẩn đoán polyp túi mật, có một số điều mà bạn nên thực hiện là có thể chung sống hòa bình với polyp túi mật nếu kích thước polyp túi mật dưới 10 mm. Nhưng phải theo dõi thường xuyên bằng cách làm các xét nghiệm chẩn đoán và siêu âm kiểm tra 3-6 tháng.

Trong hầu hết trường hợp, không cần điều trị polyp túi mật.

Phẫu thuật điều trị polyp túi mật có nghĩa là cắt bỏ túi mật thường được thực hiện chỉ khi bệnh nhân có polyp túi mật lớn hơn 10 mm hoặc vừa có sỏi vừa có polyp, hoặc polyp gây ra cơn đau do co thắt túi mật, đặc biệt là các polyp phát triển nhanh hoặc xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ ác tính.

Bs Nguyễn Đức Thành -Thuốc và sức khỏe

Polyp Túi Mật Có Nguy Hiểm Không? Chữa Trị Thế Nào?

Polyp túi mật có nguy hiểm không?

Để giải đáp cho câu hỏi polyp túi mật có nguy hiểm không, trước hết phải hiểu được polyp túi mật là bệnh gì. Thực chất polyp túi mật được ví như một cục thịt thừa phát triển trên bề mặt của niêm mạc túi mật, chủ yếu do cholesterol cấu thành.

Nếu polyp túi mật có kích thước dưới 6mm, theo dõi từ 6 – 9 tháng liên tục mà kích thước polyp không tăng, không có biểu hiện đau, đầy trướng bụng thì không nguy hiểm, đây là polyp lành tính và không cần điều trị.

Kích thước polyp của bạn từ 6 – 9 mm thì cần phải theo dõi sát sao hơn, có thể 2 – 3 tháng một lần bạn nên đến bệnh viện kiểm tra. Nếu polyp không tăng kích thước, thì chưa đáng lo ngại, bạn nên theo dõi thường xuyên tối thiểu trong vòng 2 năm. Ngược lại nếu polyp tăng nhanh về kích thước, số lượng, chân polyp lan rộng, hoặc polyp nứt vỡ gây tắc dịch mật, dẫn tới đau, đầy trướng, đó là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, cần phải có biện pháp điều trị kịp thời.

Nếu kích thước polyp lớn hơn 10 mm, hoặc trong túi mật có nhiều hơn một polyp thì không thể coi thường. Trong trường hợp này, polyp có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư túi mật.

Những cách điều trị polyp túi mật

Hiện chưa có loại thuốc nào có thể làm tan polyp. Các bác sỹ sẽ dựa vào kích thước polyp và các triệu chứng mà người bệnh gặp phải trên lâm sàng để có chỉ định điều trị phù hợp nhất.

Nếu polyp kích thước nhỏ hơn 10mm, chưa có triệu chứng thì chỉ cần siêu âm định kỳ để theo dõi. Trong trường hợp polyp đã gây viêm, đau sốt tái đi tái lại, có kích thước lớn (hơn 10mm) hoặc kích thước phát triển nhanh, hay có nhiều polyp trong túi mật (da polyp)thì cần nghĩ đến polyp ác tính (ung thư), khi đó cần sớm phẫu thuật để cắt bỏ túi mật.

Như vậy, ở trường hợp của bạn, kích thước polyp là 6mm, nếu chưa gây đau viêm gì thì không cần phải lo lắng. Bạn chỉ cần định kỳ 3 – 6 tháng đi siêu âm lại để theo dõi.

Trước mắt bạn cần có chế độ ăn hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol (như mỡ, da, phủ tạng động vật, thức ăn chiên xào, lòng đỏ trứng…), tăng cường rau ranh chất xơ và luyện tập thể dục hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang để giúp tăng cường lưu thông dịch mật, hạn chế các triệu chứng và biến chứng có thể xảy ra do polyp như: đầy trướng bụng, chậm tiêu, khó tiêu sau khi ăn, đau tức ở vùng hạ sườn phải, viêm túi mật,…

Nếu cần thêm thông tin, hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 0964 781 912 – 0962 326 300để được tư vấn chi tiết!

Chúc bạn sức khỏe!