Top 4 # Triệu Chứng Bệnh Ort Ở Gà Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Phòng Và Trị Bệnh Ort Ở Gà

Do Ornithobacterium rhinotracheale là một vi khuẩn Gram âm, hình que. Trước năm 1994, vi khuẩn được đặt tên giống như là Pasteurella, Kingella hoặc Pleomorphic Gram Negative Rod ( PGNR ). Hiện nay các loại vi khuẩn thường được gọi là ORT. O. rhinotracheale có thể gây bệnh cấp tính ở gia cầm. O. rhinotracheale đã được phân lập từ nhiều loài như: gà, chim đa đa, vịt, ngỗng, mòng biển, đà điểu, chim trĩ, chim bồ câu, chim cút và gà tây.

1. Triệu chứng, bệnh tích

Hen khẹc, , chảy nước mắt, sưng phù đầu, tím tái mào tích, gà ho, hắt hơi, giảm tăng trọng,

giảm sản lượng trứng. Bệnh chết nhanh và tỷ lệ chết cao, dùng kháng sinh thông thường bệnh có thuyên giảm nhưng không đáng kể. Bệnh lây lan nhanh từ huyện này sang huyện khác, từ tỉnh này sang tỉnh khác trong một thời gian ngắn. Hiện nay chúng tôi đã phát hiện bệnh tại Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bình Định, Đăk Lăk và nhiều tỉnh thành khác.

Những kháng sinh có tác dụng như: Erythromycine, Tilcomycin, Doxycilline, Neomycine, Florfenicol, Enroflocine, Lincomycine, Amoxicilline…

Bệnh biểu hiện viêm phổi, O. rhinotracheale cũng có thể gây tử vong đột ngột ở gia cầm non thông qua nhiễm trùng não và hộp sọ, làm suy yếu xương sọ. Loại O. rhinotracheale nhiễm trùng có thể thấy có hoặc không có các triệu chứng đường hô hấp trên. Ở gà trên 12 tuần tuổi, O.rhinotracheale có thể gây ra viêm phổi cấp tính với tỷ lệ tử vong lên đến 50 %. Một loại O. rhinotracheale nhiễm trùng ở gà cũng gây ra tê liệt thông qua chứng viêm khớp, viêm xương và viêm xương tủy, thường thấy mủ, dịch tiết nhầy nhụa trong các khớp xương của các loài chim què. Nhiễm trùng O. rhinotracheale ở gà dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng, giảm sản lượng trứng và giảm chất lượng trứng. Ngoài ra các yếu tố như: Virus, vi khuẩn kế phát (Newcastle, Escherichia coli và Bordetella avium…), stress, thông gió không đầy đủ, vệ sinh kém, nồng độ amoniac cao cũng có tác động làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

2. Bệnh tích khi mổ khám:

– Xuất huyết thanh khí quản

– Viêm xuất huyết hóa cục ở phổi

– Màng niêm mạc mắt viêm phù thũng

– Gan sưng to, xuất huyết

– Kế phát với chúng tôi và một số bệnh khác sẽ biểu hiện viêm thận, sưng, xuất huyết tim.

3. Phòng bệnh – , máng ăn, máng uống, phun thuốc sát trùng, chủng vaccin, dùng các loại thuốc kháng sinh, Vitamin, Điện giải, Men tiêu hóa: Trộn định kỳ Marphamox premix, Doxy 2% premix, Marflomix vào thức ăn để phòng bệnh có hiệu quả.

* Bước 1: Chủng vaccin với liều gấp đôi

Bệnh dễ ghép với Newcastle (ND) và viêm phế quản truyền nhiễm (IB) nên trước khi điều trị cần dùng lại vaccin ND-IB với liều gấp đôi. (kể cả trước đó đã dùng vaccin này).

* Bước 2: Kết hợp kháng sinh đặc trị bệnh ORT với thuốc bổ. Lựa chọn 1 trong số 6 phác đồ điều trị cho hiệu quả tối ưu sau:

Trộn NYSTA PRED với liều 1g/llit nước pha lẫn với MARPHARSOL thảo dược 1g/ 1lit nước uống . Kết gợp tiêm đồng thời MARFLO – LA với liều 1ml / 10kg thể trọng

Cho uống TINSINMAR 1ml/4 lít nước, kết hợp cho uống MARFLOVET 1ml/2 lít nước, kết hợp

với MARPHASOL THẢO DƯỢC, ba loại thuốc này pha lẫn cho uống cả ngày lẫn đêm.

Giống cách 1 nhưng thay MARFLO – LA bằng MARTRILL 5% tiêm với liều 1ml/4kg TT/ngày, tiêm trong 3-4 ngày.

Triệu Chứng Và Cách Xử Lý Khi Phát Hiện Gà Nhiễm Bệnh Ort?

Bệnh ORT hay còn được gọi với những tên khác là bệnh viêm mũi, khí quản, phổi, túi khí, bệnh viêm phổi hóa mủ. Đây là bệnh khá phổ biến ở gia cầm, đặc biệt là ở gà. Hàng năm, căn bệnh này đã gây nhiều thiệt hại cho bà con chăn nuôi gà. Bài viết này sẽ chỉ cho bà con biết những dấu hiệu của bệnh ORT và cách xử lý khi phát hiện gà nhiễm bệnh ORT kịp thời, để hạn chế thiệt hại.

Điều trị bằng các thuốc kháng sinh thông thường như: Tylosin, Cephacilin, Enrocin…bệnh có giảm nhưng không đáng kể.

Vi khuẩn này có thể sống ký sinh trên gà và ngoài môi trường, khả năng lây lan nhanh. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào khả năng gây bệnh của các chủng vi khuẩn, virus kế phát, các vấn đề về điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như việc can thiệp chữa trị, dùng thuốc có đúng, kịp thời hay không.

2. Nhận diện bệnh ORT trên gà

– Gà khó thở, rướn cổ thở, ngáp gió, ho, lắc đầu, vẩy mỏ, khẹc, …

– Gà sốt rất cao, ủ rũ, giảm ăn.

– Chảy nước mắt mũi, sưng mặt.

– Có thể tiêu chảy, có dịch viêm trên nền chuồng

– Chết trong trạng thái “ngã ngửa” (xác chết béo).

– Gà đẻ: sụt đẻ, đẻ non, vỏ trứng mỏng.

– Bệnh phát sinh từ từ theo từng ô chuồng chứ không xẩy ra ồ ạt.

– Thể bệnh mãn tính âm thầm: nhiều gà còi cọc, chậm lớn, tiêu tốn thức ăn tăng cao, giá thành sản xuất tăng.

– Thể bệnh cấp tính hơn: gây chết lên tới 30% trở lên.

– Bên trong khí quản, 2 phế quản chính và phổi có bã đậu, mủ, dịch mủ.

– Túi khí viêm có bọt khí, có thể có mủ màu vàng; Có màng ở túi khí, màng gan, màng tim.

– Phổi bị viêm hóa mủ tập trung hoặc rải rác trên bề mặt.

– Khí quản (cuống họng) gần như không xuất huyết hoặc có xuất huyết ít. Niêm mạc khô, ít nhầy.

3. Phân biệt bệnh ORT trên gà với ILT và IB

– Triệu chứng: gà bị ngạt thở, khó thở nhưng không biểu hiện thành chu kỳ, không thành từng cơn như ILT mà gà ngáp liên tục và thường xuyên khó thở. – Bệnh tích: + bã đậu hình ống chứ không vón cục như ILT. + vị trí bã đậu: trong phổi, trong 2 ống phế quản chính và trong lòng khí quản (gà ho đẩy bã đậu từ dưới lên ống khí quản). + khí quản bình thường hoặc xung huyết nhẹ. Điển hình của ORT: bã đậu hình ống trong phổi và 2 phế quản chính.

– Triệu chứng: khó thở, ngạt thở theo chu kỳ: nghĩa là khi khó thở, gà tím mào, há mồm, rướn dài cổ và khạc khạc ra đờm, thi thoảng có lẫn máu trong đờm. sau khi khạc đờm thì gà rùng mình, vẩy mỏ và mào tích lẫn lông lá trở lại bình thường (không tím tái). – Bệnh tích: + Bã đậu vón cục. + Vị trí bã đậu: ngã 3 thanh khí quản hoặc có thể bị trôi xuống khí quản. Như vậy: nếu thấy bã đậu có trong khí quản, ta nên dựa vào hình dạng của bã đậu (hình ống hay vón cục) để xác định nguyên nhân gây bệnh là ORT hay ILT.

– Gà có khó thở nhưng không rướn cổ ngáp dài như ORT và ILT mà chỉ thở khò khè. – Khí quản có dịch nhầy, xuất huyết nặng nhìn rõ (không khô, ít dịch như ORT).

Ví dụ: Nếu đàn gà mắc ILT trước và sau đó kế phát thêm ORT thì ta nên làm lại vacxin ILT (nhỏ thẳng mũi, nếu cho uống thì uống với liều gấp đôi) rồi ngày hôm sau mới điều trị ORT.

Hướng xử lý bệnh ORT trên gà cụ thể như sau:

Bước 1: trước khi điều trị cần giảm sốt cho gà, sau đó nâng cao sức khỏe cho gà rồi mới sử dụng thuốc kháng sinh hay các thuốc để tiêu diệt mầm bệnh → khi phát hiện bệnh, trước tiên chúng ta cần cho gà sử dụng đồng thời các thuốc sau:

– Hạ sốt: có thể dùng paracetamon.

– Long đờm: có thể dùng Bromhexin.

– Giải độc gan thận cùng với bổ gan thận.

– Thuốc trợ sức, trợ lực, vitamin tổng hợp tăng sức đề kháng, .

Bước 2: Tiêu diệt, kìm hãm mầm bệnh bằng các thuốc kháng sinh hay các axit hữu cơ có tác dụng kháng khuẩn.

– Một số kháng sinh nhạy cảm với bệnh ORT trên gà:

+ Ceftiofur (kháng sinh thế hệ mới hoạt phổ rộng): tiêm.

+ Linco – Spect: tiêm

+ Gentamycin kết hợp với amoxicilin: tiêm.

+ Flodoxy (florfenicol và doxycycline): uống và trộn

– Axit hữu cơ: Butaphosphan.

Do bệnh xảy ra chậm nên mỗi liệu trình cần điều trị cần kéo dài trong khoảng thời gian 5-7 ngày nhằm tiêu diệt triệt để mầm bệnh.

Ví dụ một liệu trình đã được sử dụng để điều trị bệnh ORT trên gà có hiệu quả khi phát hiện bệnh như sau:

– Đầu tiên: Dọn dẹp vệ sinh lại chuồng trại sau đó phun sát trùng trong và ngoài trang trại.

– Mỗi ngày 2 lần sáng và tối trong 5 ngày điều trị:

Hòa bột Para C (hạ sốt) vào nước cho toàn đàn uống.

Trộn cám thuốc long đờm (trường hợp này bác sỹ điều trị sử dụng thuốc long đờm giành cho người nhưng VietDVM không khuyến cáo bạn sử dụng như vậy, bạn có thể thay thế bằng các loại thuốc long đờm dành cho thú y) cho toàn đàn.

Đồng thời dùng 3 loại: thuốc giải độc + bổ gan thận + vitamin tổng hợp (thành phần trọng yếu là vitamin C) hòa tan vào nước cho toàn đàn uống.

– Chiều ngày thứ nhất và ngày thứ 2: nhanh nhất là 4-6 tiếng sau khi dùng các thuốc trên, tiến hành tiêm thuốc: Ceftiofur: tiêm 1ml/6kg thể trọng.

Thuốc có chứa Butaphosphan và vitamin B12: 0,1-0,15ml/con.

Nên tiêm thuốc vào giữa 2 lần dùng thuốc bổ (thuốc bổ → tiêm kháng sinh  thuốc bổ).

– Ngày thứ 3-5:

Có thể bỏ Para C nếu đàn gà đã hết sốt.

Ceftiofur: tiêm 1ml/6kg thể trọng.

Flodoxi (florfenicol và doxycycline): hòa vào nước cho toàn đàn uống với liều 100g/8 tạ gà (dùng xen kẽ giữa 2 lần uống thuốc bổ).

Lưu ý: sau khi điều trị tỉ lệ chết ngừng ngay nhưng sau 3 ngày vẫn còn tình trạng vẩy mỏ, khẹc trong vài ngày nữa.

Như vậy, nếu thấy đàn gà có các triệu chứng hô hấp như khó thở, ho, khẹc, rướn cổ thở; ta mổ khám thấy phổi viêm có mủ, bã đậu hình ống trong phổi và 2 phế quản chính thì có thể gần như chắc chắn đó là bệnh ORT trên gà. Điều trị ORT ngoài việc sử dụng kháng sinh còn cần đặc biệt chú trọng đến việc bổ trợ sức khỏe cho toàn đàn. chúng tôi hy vọng những thông tin trên có thể giúp quý độc giả trong việc phát hiện, kiểm soát và điều trị ORT hiệu quả.

Biện Pháp Điều Trị Bệnh Ort Trên Gà

Trả lời:

ORT trên gà là bệnh hô hấp cấp tính do vi khuẩn có tên là Ornithobacterium rhinotracheale gây ra. Vi khuẩn tác động trực tiếp lên đường hô hấp và phổi với các biểu hiện điển hình như: Gà khó thở, khẹc, ngáp, ho, chảy nước mắt mũi, phổi viêm có mủ và bã đậu hình ống. Dùng kháng sinh điều trị bệnh ORT là rất khó khăn bởi tính nhạy cảm của các chủng vi khuẩn. Một số kháng sinh có hiệu quả cao trong điều trị bệnh ORT: Timicocin, Amoxycillin, Chlortetracycline, Tiamulin, Lincomycin… Liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong quá trình điều trị cần dùng thêm một số thuốc hỗ trợ long đờm, bổ gan, men tiêu hóa sống, vitamin và điện giải… giúp nâng cao hiệu quả. Nguyên tắc điều trị trong đàn gà mới thấy một số con bị ORT thì phải chữa cho cả đàn. Ngoài uống cho cả đàn cần phải tiêm trực tiếp cho những con bị nặng.

Những loại thuốc dùng để tiêm gồm: Vidan T, T. Enteron, Lincospec, Nigen… tiêm bắp 1 ml/5 – 6 kg gà, tiêm 1 lần/ngày, liệu trình điều trị 5 – 7 ngày. Biện pháp hữu hiệu nhất phòng bệnh ORT cũng như tất cả các bệnh khác là chăm sóc tốt đàn gà, nâng cao sức đề kháng, đảm bảo môi trường chăn nuôi, giữ khí hậu chuồng nuôi được sạch sẽ, thông thoáng. Sát trùng chuồng trại thường xuyên, định kỳ bằng các thuốc sát trùng: Iodin, Benkocid, Omecide… hạn chế khí độc chuồng nuôi H2S, NH3, CO2, SO2…

Chăm sóc nuôi dưỡng gà tốt, không được để gà quá đói hoặc quá khát, đảm bảo ổn định chất lượng nguồn thức ăn, nước uống, mật độ nuôi phù hợp theo đúng lứa tuổi, giống gà. Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng các thuốc bổ như: B-Comlex, giải độc gan, điện giải thảo dược, Redmin… Thực hiện đầy đủ quy trình phòng bệnh cho gà bằng vaccine. Khống chế ảnh hưởng của thời tiết như: Chắn gió lùa, che mưa, giảm độ nóng vào mùa hè bằng việc xây chuồng hai mái, có hệ thống phun nước chống nóng lên mái.

Phát Hiện Triệu Chứng Và Chữa Trị Bệnh Ort Trên Gia Cầm

Bệnh ORT còn có tên khác là bệnh viêm mũi, khí quản, phổi, túi khí. Hay bệnh viêm phổi hóa mủ. Bệnh này khá phổ biến ở gia cầm, nhất là ở gà. Gà thịt giai đoạn 3 – 6 tuần thường mắc bệnh ORT. Đối với các loại gà khác là từ 6 tuần tuổi trở lên. Tỷ lệ gà nhiễm bệnh cao từ 50 – 100%. Tuy vậy, tỷ lệ chết và loại thải thấp, chỉ từ 5 – 20%.

ORT là bệnh hô hấp cấp tính do Ornithobacterium rhinotracheale gây ra. Loại vi khuẩn thuộc G- và có hình que. Vi khuẩn tác động trực tiếp lên đường hô hấp và phổi. Gà có biểu hiện điển hình như: khó thở, khẹc, ngáp, ho, chảy nước mắt mũi. Phổi viêm có mủ và bã đậu hình ống.

Bệnh ORT lây lan nhanh, nhất là ở những vùng chăn nuôi gà tập trung.

Vào mùa xuân, mùa hè và thời điểm giao mùa, khi độ ẩm không khí tăng cao, bệnh dễ phát nhất.

Vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale thường có trong phổi của gà bệnh. CŨng có trong túi khí, chất tiết của đường hô hấp như nước mũi, nước mắt. Ngoài ra ở dịch nhầy khí quản. Đặc biệt trong cục mủ ở hai phế quản gốc chứa nhiều virus.

Gà bệnh lây virus cho gà khỏe qua tiếp xúc trực tiếp. Khi gà bệnh hắt hơi, chất tiết đường hô hấp chứa mầm bệnh bắn ra ngoài không khí. Gà khỏe bị lây bằng đường hít thở. Ngoài ra, virus lây lan trong gió. Dụng cụ chăn nuôi, xe vận chuyển, động vật mang mầm bệnh, con người cũng là yếu tố truyền bệnh.

Vi khuẩn xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp vào cơ thể gà. Chúng sinh sôi và phát triển ở niêm mạc đường hô hấp. Sau đấy cư trú ở cơ quan đích là phổi, hai phế quản gốc. Tại đây, virus gây nên bệnh tích đặc trưng của bệnh ORT.

ORT là một loại bệnh hô hấp cấp tính. Thời gian ủ bệnh ngắn chỉ trong 1 – 3 ngày. Giai đoạn mới bị, gà hen nhẹ, thở khò khè và thỉnh thoảng hắt hơi, vảy mỏ. Tuy nhiên bệnh tiến triển rất nhanh. 1 – 2 ngày sau đã thấy gà giảm ăn, ủ rũ và ngày càng khó thở. Trong giai đoạn này có thể thấy gà há mỏ để thở, thở đớp khí, có tiếng rít và ngáp. Triệu chứng này xuất hiện do bên trong khí quản và hai phế quản gốc có cục mủ bịt kín. Vì thế đường hô hấp hẹp đi nhiều, gây khó thở ở gà, dẫn tới chết.

Tỷ lệ gà mắc bệnh ORT rất cao, vào khoảng 50 – 100%. Trong khi đó tỷ lệ chết thường từ 5 – 20%. Bệnh gây thiệt hại chủ yếu là khiến gà gầy yếu, lớn chậm. Do đó tỷ lệ đồng đều kém, tỷ lệ loại thải và chi phí chăn nuôi tăng cao. Bệnh thường đi kèm với một số bệnh khác như: Newcastle, E.coli, CRD… Vì thế biểu hiện của bệnh càng trở nên trầm trọng.

Đường hô hấp thường tập trung bệnh tích của bệnh ORT. Các cơ quan khác nhìn chung không thấy biến đổi. Khi mổ khám gà chết thấy phổi bị viêm hóa mủ tập trung hoặc rải rác. Vị trí trên bề mặt, bên trong khí quản. Hai phế quản gốc có mủ nhầy đặc hoặc rắn phụ thuộc giai đoạn và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Túi khí viêm, có bọt khí và có thể có mủ màu vàng bên trong. Khí quản bình thường hoặc chỉ bị xung huyết nhẹ. Xuất hiện dịch nhầy trên bề mặt, màu sắc vẫn bình thường.

Để điều trị bệnh ORT, cần chăm sóc, bổ sung các vitamin, khoáng chất cho gà. Ngoài ra, phải giữ cho khí hậu chuồng nuôi, môi trường xung quanh thông thoáng, sạch sẽ. Như vậy công tác điều trị bệnh mới hiệu quả cao.

Phác đồ 1

Bước 1: Pha BIO BROMHEXINE WSP + BIO HEPATOL B12 cho uống ngày 2 lần (Tác dụng long đờm và tăng sức đề kháng)

– Ngày 1-3: Tiêm LINSPEC 5/10 + ANAGIN 30% + BIO METASAL (tỷ lệ 1+1+1 ) , 1ml đã pha tiêm 0,5- 1kg thể trọng (tùy loại gà lớn nhỏ)

– Ngày 4-5: Cho uống TYLO-DOX EXTRA (Hà Lan) + TRISUL 80/400 WSP (Hà Lan) ( Để bệnh khỏi dứt điểm và không tái phát)

– Pha 1ml MENTOPHIN + 1 lít nước cho uống liên tục (Tác dụng long đờm)

– Tiêm BIO CEPTRI BACTAM 1ml cho 3-4 kg thể trọng/ ngày liên tục 3 ngày

– Sau 3 ngày tiêm cho uồng 3-4 ngày TIMICOSIN (Để bệnh khỏi dứt điểm và không tái phát).

Nguồn: chúng tôi