Top 8 # Phòng Bệnh E Coli Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Bệnh Crd Và Crd Ghép E.coli (C

Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở gia cầm với biểu hiện đặc trưng là gà thở khò khè, sưng mặt. Đây là một bệnh rất phổ biến ở cầm trong giai đoạn chuyển mùa, thường xảy ra trên mọi lứa tuổi, nhưng gà 3-6 tuần tuổi và gà mái sắp đẻ mẫn cảm hơn các nhóm gà khác.

Nguyên nhân: Do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra. Mycoplasma sống chủ yếu trong cơ thể của gia cầm và gây bệnh, khi ra khỏi cơ thể chúng chỉ sống được từ 1-3 ngày ở trong phân, dụng cụ chăn nuôi hoặc tồn tại được 4-5 ngày ở trong dịch nhày.

Hầu hết các chất sát trùng đều có khả năng diệt được Mycoplasma, những thuốc sát trùng của công ty BIO như rất công hiệu với Mycoplasma và các mầm bệnh khác như virus, vi khuẩn, bào tử và nấm.

Gà bị bệnh hô hấp mãn tính

Đường truyền lây: Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp giữa gà bệnh và gà khỏe, do thức ăn nước uống, do dụng cụ chăn nuôi hoặc do không khí có chứa mầm bệnh. Bệnh còn lây qua trứng nếu đàn gà giống bị bệnh CRD, mầm bệnh truyền qua trứng, khi ấp nở gà con sẽ bị bệnh CRD. Bệnh rất dễ nổ ra khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa mưa, khi ẩm độ không khí tăng cao hoặc do tiêm phòng, cắt mỏ, chuyển chuồng…

Triệu chứng: Gà hay vẫy mỏ, sưng mặt, mắt nhắm, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, thở khò khè. Gà giảm ăn, chậm lớn, giảm đẻ 10-40%, tỷ lệ ấp nở thấp, gà con nở ra yếu.

Hiện nay gà bị bệnh CRD ghép với E.coli rất thường xảy ra, nếu gà bị CRD ghép với E.coli (C – CRD) thì gà thường sốt cao, tỷ lệ chết có thể lên đến 30%. Ở gà mái thì trứng đẻ ra bị méo mó và vỏ trứng có những vệt máu lấm tấm. Bệnh này sẽ cho kết quả điều trị kém nếu người chăn nuôi không chọn đúng thuốc đặc trị (chúng tôi sẽ giới thiệu thuốc mới đặc trị bệnh C-CRD ở cuối bài).

BViêm xuất huyết ở đường hô hấp trên, túi khí dày và đục có khi màu vàng nhạt, viêm màng bao quanh gan, viêm màng ngoài tim, viêm phổi. Ở gà mái đẻ thấy viêm ống dẫn trứng.

Xuất huyết ở khí quản

+ Chuồng trại phải thông thoáng, sát trùng định kỳ, sát trùng máy ấp thật tốt. Bệnh CRD rất dễ xảy ra lúc giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi, gia cầm bị stress, vì vậy biện pháp phòng bệnh cần được thực hiện đầy đủ các bước sau:

+ Nên mua gà giống ở những cơ sở chăn nuôi có gà bố mẹ không bị bệnh CRD.

+ Bổ sung đầy đủ các loại vitamin, đặc biệt làBIO-VITAMIN C 10%, BIO-VITA-COMPLEX, các chất điện giải như BIO-ELECTROLYTES nhằm nâng cao sức đề kháng. + Sử dụng kháng sinh để phòng bệnh: Cần lưu ý hiện nay có 3 nhóm kháng sinh có hiệu lực với Mycoplasma đó là nhóm Tetracycline, nhóm Macrolide và nhóm Quinolone. Người chăn nuôi có thể sử dụng một trong hai chế phẩm sau đây thuộc một trong các nhóm kháng sinh nhạy cảm trên để phòng bệnh mỗi khi thời tiết thay đổi đó là BIO-TYLODOX PLUS hoặc BIO-TILMICOSIN.

Thuốc BIO-TILMICOSIN rất công hiệu với bệnh CRD ở gia cầm. Liều lượng: 1 ml/12,5kg thể trọng hoặc 0,3ml/lít nước uống, liên tục trong 3 ngày. Nếu nghi ngờ bệnh CRD có kết hợp với E.coli, thì người chăn nuôi nên sử dụng thuốc đặc trị BIO-TYLODOX PLUS cho kết quả rất công hiệu với bệnh CRD kết hợp E,coli. (xem liều lượng và cách dùng ở bên dưới). Ngoài ra cần sử dụng thêm chất điện giải nhưBIO VITA-ELECTROLYTES hoặc BIO-ELECTROLYTES nhằm tăng sức đề kháng cho gia cầm. Chuồng trại phải luôn thông thoáng, cung cấp đầy đủ nước sạch, cho ăn thức ăn tốt và cân đối các chất dinh dưỡng.

Bệnh Do Vi Khuẩn E. Coli Trên Heo

BỆNH DO VI KHUẨN E. COLI TRÊN HEO

BỆNH DO VI KHUẨN E. COLI

Vi khuẩn E. coli là thành phần thường xuyên của hệ vi sinh vật đường ruột của heo. Khi vật chủ gặp điều kiện bất lợi, ảnh hưởng đến sức đề kháng, những vi khuẩn E. coli có độc lực sẽ phát triển mạnh và gây bệnh. Tiêu chảy và phù đầu do vi khuẩn E. coli là một trong những nguyên nhân chính gây thiệt hại kinh tế quan trọng cho ngành chăn nuôi heo. Bệnh do E. coli có thể xảy ra trên tất cả các lứa tuổi heo: theo mẹ, sau cai sữa, nuôi thịt và cả trên nái.

Tiêu chảy do vi khuẩn E. coli

Tác nhân gây bệnh

coli là trực khuẩn nhỏ, Gram âm, dễ dàng phân lập trên một số môi trường thông thường như EMB, Macconkey… Các yếu tố độc lực của E. coli bao gồm: yếu tố kết bám giúp E. coli bám lên bề mặt tế bào niêm mạc ruột, nhân lên sinh độc tố gây tiêu chảy, mất nước. Yếu tố kết bám của E. coli gây tiêu chảy chủ yếu bao gồm: F4, F5, F6 và F41. Độc tố của E. coli bao gồm các ngoại độc tố đường ruột ST, LT và nội độc tố.

Tiêu chảy do E. coli xảy ra chủ yếu ở heo con theo mẹ và trong vòng 1 tuần sau cai sữa. Vi khuẩn E. coli từ nái thải ra trong phân lây nhiễm sang heo con. Heo con của nái tơ bị bệnh nhiều hơn heo con của nái rạ. Khoảng 80% heo con theo mẹ bị tiêu chảy là do E. coli. Tỷ lệ bệnh tiêu chảy do ở heo con theo mẹ có thể lên đến 100% và tỷ lệ chết thay đổi từ 5 – 100%. Vệ sinh tiêu độc, sát trùng kém và sử dụng chuồng nái đẻ liên tục là điều kiện thuận lợi dẫn đến tiêu chảy do E. coli trên heo con theo mẹ. Nhiệt độ chuồng nái đẻ thấp hơn 25 OC sẽ tạo điều kiện cho bệnh tiêu chảy do E. coli gia tăng. Vi khuẩn E. coli hiện diện thường xuyên trong đường tiêu hoá và phân của heo. Heo sẽ tăng tình trạng cảm nhiễm bệnh tiêu chảy do E. coli khi điều kiện chuồng trại ẩm ướt, lạnh và khi heo bị stress.

Kháng thể đặc hiệu kháng E. coli trong sữa đầu của heo nái có tác dụng ngăn ngừa tiêu chảy do E. coli trên heo con theo mẹ. Heo con thu nhận được kháng thể chống vi khuẩn E. coli thông qua sữa đầu và sữa của heo mẹ. Kháng thể vào ruột sẽ ngăn chặn sự kết bám của E. coli trên niêm mạc ruột, trung hòa độc tố đường ruột của vi khuẩn E. coli, nhờ đó ngăn ngừa tiêu chảy do E. coli. Trong vòng 1 tuần tuổi đầu và suốt thời gian theo mẹ, sự bảo vệ ở heo con chủ yếu là nhờ vào kháng thể của mẹ truyền thông qua sữa đầu và sữa. Do vậy, nếu heo mẹ không có được miễn dịch tốt chống vi khuẩn E. coli hoặc thiếu sữa cho heo con bú, heo con sinh ra sẽ dễ bị tiêu chảy do E. coli. Heo con theo mẹ từ 3 – 4 tuần tuổi có giai đoạn thiếu hụt miễn dịch cũng sẽ dễ bị tiêu chảy do E. coli. Miễn dịch phòng bệnh tiêu chảy do E. coli thường dựa vào kháng thể đặc hiệu đối với các yếu tố kết bám F4, F5, F6 và F41. Kháng thể này có thể có được khi tiêm phòng vắc-xin chứa các yếu tố kết bám F4, F5, F6 và F41.

4.1 Triệu chứng

Bệnh xảy ra chủ yếu trên heo sơ sinh trong vòng 1 tuần tuổi, nhất là ở giai đoạn dưới 3 ngày tuổi. Heo bệnh tiêu chảy rất lỏng, màu vàng hoặc xám (Hình 1, 2), mất nước nghiêm trọng và chết.

Hình 1: Heo con theo mẹ tiêu chảy do chúng tôi

Hình 2: Heo con theo mẹ tiêu chảy với các màu phân khác nhau

4.2 Bệnh tích

Bệnh tiêu chảy do E. coli không có bệnh tích đặc trưng. Mổ khám heo bệnh tiêu chảy do E. coli có thể thấy sung huyết ở ruột non, dạ dày. Dạ dày có thể phồng to do sữa, thức ăn không tiêu hóa.

5.1 Chẩn đoán lâm sàng

Việc chẩn đoán lâm sàng bệnh tiêu chảy do E. coli dựa chủ yếu trên đặc điểm dịch tễ và triệu chứng tiêu chảy ở heo. Bệnh xảy ra chủ yếu ở heo con theo mẹ nhỏ hơn 1 tuần tuổi, hoặc trong vòng 1 tuần sau cai sữa với tình trạng tiêu chảy lỏng nhưng hơi sệt, không lẫn máu, lây lan chậm, xảy ra chỉ trên một số heo trong bầy, đàn. Tình trạng tiêu chảy kéo dài trong 2 – 3 ngày, điều trị dễ dàng bằng kháng sinh thích hợp, kết hợp biện pháp bù nước, điện giải, ủ ấm.

5.3 Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh tiêu chảy do Clostridium perfringens, bệnh PED, TGE, bệnh do Rotavirus, cầu trùng…

6.1 Phòng bệnh

– Giữ ấm cho heo con nhất là vào những ngày đầu sau khi heo sinh ra (35 OC). Đảm bảo nhiệt độ chuồng thích hợp cho heo con theo mẹ (30- 35 O C), vệ sinh tiêu độc chuồng nái đẻ cẩn thận, giữ khô ráo, tránh gió lùa.

– Dinh dưỡng đúng cho cả heo mẹ và heo con. Cho heo con tập ăn sớm (khoảng 7 ngày tuổi) với loại thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lý của heo con theo mẹ và chuẩn bị cai sữa. Khi cai sữa phải chuyển đổi thức ăn từ từ, trong vòng 1 tuần lễ. Tiêm sắt và vitamin A đầy đủ.

– Tăng cường khả năng tiêu hóa ở heo con (bổ sung chế phẩm chứa enzyme tiêu hóa hoặc vi sinh vật có lợi trên đường tiêu hóa như Lactobacillus, Bacillus subtilis…hay các a-xít hữu cơ).

– Nước uống phải đảm bảo thật sạch, ấm và đầy đủ.

– Tăng cường miễn dịch của heo con bằng việc đảm bảo heo con theo mẹ được bù sữa đầu và sữa đầy đủ (tiêm vắc-xin phòng bệnh do E. coli cho nái có chứa các kháng nguyên kết bám F4, F5, F6 và F41).

– Giảm bài thải vi khuẩn E. coli từ nái bằng cách cấp kháng sinh cho nái 3 -4 ngày trước và sau khi sinh.

6.2 Điều trị

– Cấp kháng sinh qua đường uống, có thể sử dụng một số kháng sinh sau: amikacin, colistin, gentamycin, apramycin, oxytetracyclin, neomycin, ceftiofur, enrofloxacin…

– Bù nước và chất điện giải, truyền dung dịch glucose qua đường miệng.

– Cấp thuốc chống tiết dịch, cầm tiêu chảy, hấp phụ độc tố đường ruột.

– Bổ sung axit hữu cơ vào trong thức ăn, nước uống (pH khoảng 4,5 – 4,8).

– Sau khi ngưng dùng kháng sinh cho uống chế phẩm vi sinh vật có lợi (nhóm Lactobacillus).

Bệnh phù đầu trên heo sau cai sữa do E. coli

Vi khuẩn E. coli gây bệnh phù đầu trên heo sau cai sữa, về hình dạng cũng giống như vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy, dễ dàng phân lập trên một số môi trường thông thường như EMB, Macconkey…nhưng chúng có các yếu tố gây bệnh khác với vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy. Yếu tố gây bệnh của E. coli gây bệnh phù đầu trên heo sau cai sữa bao gồm: yếu tố kết bám F18 giúp E. coli bám lên bề mặt tế bào niêm mạc ruột và ngoại độc tố verotoxin gây phù.

Bệnh phù đầu do E. coli xảy ra chủ yếu trên heo sau cai sữa, thỉnh thoảng có thể xảy ra ở heo lớn hơn, khoảng 2 – 3 tháng tuổi. Heo bị bệnh phù do E. coli thường là những heo to nhất bầy, ăn khỏe. Những heo này, ngay sau khi cai sữa, do đói và ham ăn, chúng thường ăn rất nhiều, vượt quá khả năng tiêu hóa của đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E. coli gây phù có sẳn trong đường ruột, phát triển mạnh, tiết ngoại độc tố verotoxin xâm nhập vào máu, lên não gây phù và triệu chứng thần kinh. Tỷ lệ bệnh không cao, thường không nhiều hơn 20 – 30%, nhưng tỷ lệ tử vong rất cao, có thể đến 100%, nhất là khi heo đã có triệu chứng thần kinh.

Chế độ dinh dưỡng nhiều đạm, ít chất xơ, thay đổi thức ăn đột ngột, heo ăn quá nhiều… là những yếu tố tạo điều kiện cho bệnh phù do E. coli xảy ra. Bệnh không có tính lây lan, chỉ hạn chế trong bầy và có tính di truyền.

Do bệnh xảy ra ở giai đoạn sau cai sữa nên kháng thể đặc hiệu kháng E. coli trong sữa đầu và sữa của heo nái không có tác dụng ngăn ngừa bệnh phù do E. coli trên heo sau cai sữa. Vì thế, heo sau cai sữa hoàn toàn không có miễn dịch mẹ truyền để chống lại bệnh. Để được bảo vệ chống lại bệnh phù do E. coli, heo sau cai sữa cần phải có kháng thể chống lại yếu tố kết bám F18 và độc tố verotoxin. Kháng thể chống lại yếu tố kết bám cần phải là kháng thể niêm mạc (kháng thể IgA) hiện diện trên đường ruột để chống lại sự kết bám của vi khuẩn E. coli gây phù ở giai đoạn cai sữa. Kháng thể chống lại độc tố verotoxin là kháng thể IgG hiện diện trong máu, có tác dụng trung hòa độc tố verotoxin khi độc tố này xâm nhiễm vào máu. Để tạo được nhiều kháng thể IgA chống vi khuẩn E. coli gây phù cần gây miễn dịch qua đường niêm mạc tiêu hóa. Tiêm vắc-xin chứa yếu tố kết bám F18, nếu có, vào mô (dưới da hoặc tiêm bắp), đều không tạo đủ lượng kháng thể IgA cần thiết chống lại sự kết bám của vi khuẩn E. coli gây phù ở heo sau cai sữa, nghĩa là không đủ để bảo vệ heo sau cai sữa chống được bệnh phù do E. coli. Tiêm vắc-xin độc tố verotoxin vô hoạt, nếu có, có thể tạo kháng thể IgG trong máu chống lại độc tố verotoxin khi độc tố này xâm nhiễm vào máu, ngăn ngừa bệnh phù do E. coli xảy ra trên heo.

4.1 Triệu chứng

Bệnh xảy ra chủ yếu ở heo sau cai sữa trong vòng 1 tuần, trên những heo to khỏe nhất bầy. Bệnh xảy ra rất nhanh, heo đang ăn có thể ngã lăn ra với biểu hiện co giật, rối loạn vận động, đi xiêu vẹo, mí mắt sưng phù, trán có thể sưng (Hình 1). Heo bệnh không sốt, thân nhiệt có thể tăng một ít trong trường hợp heo co giật nhiều. Giai đoạn cuối của bệnh heo nằm nghiêng, co đạp chân dữ dội.

Hình 1: Heo bị bệnh phù do E. coli: mắt sưng, trán sưng, bệnh xảy ra đột ngột (miệng heo vẫn còn dính cám).

4.2 Bệnh tích

Bệnh tích rõ ràng nhất ở heo bị phù do E. coli đó là tích dịch dưới da trán, ở mắt, có thể có dịch phù ở thành dạ dày. Hạch màng treo ruột sưng, sung huyết.

5.1 Chẩn đoán lâm sàng

Việc chẩn đoán lâm sàng bệnh phù đầu do E. coli dựa chủ yếu trên đặc điểm dịch tễ, với thời gian xuất hiện triệu chứng thần kinh và chết ở heo. Bệnh thường chỉ xảy ra ở heo lớn nhất bầy, trong vòng 1 tuần sau cai sữa với tình trạng chết đột ngột, thậm chí đang ăn heo có thể lăn đùng ra chết. Heo bệnh không có biểu hiện triệu chứng trước đó, và chết nhanh trong ngày. Trước khi chết heo có thể có biểu hiện phù mắt, co giật. Heo không sốt hoặc sốt nhẹ do co giật, mắt sưng nhưng không có ghèn, không lây lan, xảy ra chỉ trên một số heo trong bầy, đàn.

5.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Xét nghiệm tìm vi khuẩn E. coli từ hạch màng treo ruột hoặc vùng không tràng của heo bệnh. Lưu ý chỉ nên sử dụng mẫu hạch màng treo ruột của heo bệnh chết khoảng 3 – 4 giờ để phân lập tìm vi khuẩn E. coli gây bệnh. Kết quả phân lập chỉ có giá trị khi mẫu có vi khuẩn E. coli mọc thuần trên môi trường phân lập.

5.3 Chẩn đoán phân biệt

Bệnh do Streptococcus, dịch tả heo, PRRS… cũng gây triệu chứng sưng mắt do sốt và viêm kết mạc, mắt có ghèn. Triệu chứng phù trán, phù mắt cần chẩn đoán phân biệt với bệnh do Streptococcus (Hình 2).

Hình 2: (A) Heo con bị sưng mắt, viêm kết mạc nhẹ do Streptococcus suis. (B) Heo con bị sưng mắt, viêm kết mạc nặng do bệnh dịch tả heo

6.1 Phòng bệnh

– Tập ăn sớm cho heo con theo mẹ bắt đầu khoảng 7 ngày tuổi và thực hiện chế độ ăn chuyển tiếp thức ăn ở thời điểm 1 tuần trước và sau cai sữa.

– Hạn chế lượng thức ăn ăn vào trong 4 – 5 ngày đầu sau cai sữa nhằm làm giảm lượng thức ăn chưa tiêu hóa đến ruột già.

– Điều chỉnh công thức khẩu phần phù hợp như: giảm 2 – 4% lượng protein trong khẩu phần, nhưng đồng thời phải đảm bảo cân bằng axit amin trong khẩu phần. Tăng cường sử dụng các axit amin tổng hợp và các nguồn protein dễ tiêu hóa. Hàm lượng Ca trong thức ăn heo sau cai sữa được khuyến cáo là 0,8%, hạn chế hàm lượng sắt trong khẩu phần ở hàm lượng tối thiểu cần cho nhu cầu tăng trưởng. Tăng thêm 2 – 3% lượng chất xơ trong khẩu phần.

– Thực hiện a-xít hóa đường ruột bằng cách bổ sung hỗn hợp các a-xít hữu cơ vào trong khẩu phần (pH khoảng 4,5 – 4,8).

– Bổ sung các chế phẩm vi sinh hoặc các enzyme tiêu hóa nhất là protease, peptidase vào trong khẩu phần.

– Có thể bổ sung kháng sinh tetracyclin, colistin, gentamicin, apramycin, amoxicillin vào thức ăn 3 – 5 ngày trước và sau cai sữa.

6.2 Điều trị

Heo bị bệnh phù đầu do E. coli thường không chữa khỏi do bệnh xảy ra bất ngờ, diễn tiến bệnh rất nhanh, vì thế liệu pháp phòng là chính. Có thể thử điều trị bằng kháng sinh tác động vừa (bactrim, nhóm tetracyclin…) hoặc sử dụng kháng sinh amikacin, ceftiofur, enrofloxacin, colistin, gentamycin, apramycin, oxytetracyclin, neomycin (tốt nhất nên cấp kháng sinh theo đường miệng) với liều trung bình, kết hợp với truyền dịch khẩn cấp, lợi tiểu, than hoạt tính hấp thụ độc tố, giảm sốc, an thần.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hải

Giảng viên ĐHNL-TP.HCM. Cố vấn cao cấp VEMEDIM corp.

Bệnh Tiêu Chảy Do E.coli Trên Lợn Con

Bệnh do độc tố tan huyết β của E.coli. Ngoại độc tố được sản xuất ở ruột non và đi vào máu làm tổn thương thành mạch máu của ruột. Một đặc tính nổi bật của bệnh là phù niêm mạc dạ dày và màng ruột già nên bệnh được gọi là “bệnh phù thũng” hay “bệnh ruột phù nề”. Lợn con có thể bị nhiễm khi theo mẹ và khi chuyển sang chuồng cai sữa. Vệ sinh và sát trùng thường xuyên không đủ để cắt đứt chu kỳ lây nhiễm của mầm bệnh.

E. coli là vi khuẩn thường trực trong đường ruột lợn. Chúng hiện diện trong phân và trong nước bị nhiễm. E. coli thường gây tiêu chảy trên lợn con theo mẹ, lợn con sau cai sữa và viêm vú trên lợn nái (do độc tố của E. coli).

Lợn con mắc bệnh do bú vào bầu vú lợn mẹ có dính phân, uống nước có chứa mầm bệnh, hoặc lợn con bị stress do trộn chung lợn cai sữa trong quá trình vận chuyển, thay đổi thức ăn,…

II. Triệu chứng & bệnh tích

Tiêu chảy trên lợn con theo mẹ

Trước khi chết có thể thấy lợn bơi chèo và sùi bọt mép.

Ruột sưng, sinh hơi

Thỉnh thoảng thấy lợn nôn và cũng có thể thấy lợn chết mà không có triệu chứng.

Dựa trên triệu chứng lâm sàng và tiền sử của bệnh trong trại. Trong trường hợp nhiễm độc tố đường ruột của vi khuẩn, xác lợn con chết bị mất nước.

Mổ khám thấy ruột sung huyết, xuất huyết.

Tiến hành phân lập vi khuẩn để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Lấy mẫu phân nuôi cấy phân lập vi khuẩn.

Ngoài ra có thể lấy mẫu ruột có bệnh tích kiểm tra mô bệnh học.

– Chuồng đẻ và ô úm lợn con phải được tiêu độc và sát trùng trước khi đưa lợn nái vào đẻ ít nhất 2 ngày. – Lợn con mới sinh ra phải được bú sữa đầu càng sớm càng tốt để hấp thụ dưỡng chất và kháng thể. – Giữ ấm cho lợn con, sạch và khô. – Tiêm sắt cho lợn con, bổ sung chất sắt phòng tiêu chảy do thiếu sắt là nguyên nhân gây bội nhiễm E.coli. – Tiêm vắcxin phòng bệnh chúng tôi cho nái mang thai để truyền miễn dịch cho lợn con qua sữa đầu. Tuy nhiên khả năng bảo hộ không cao. – Nên để trống chuồng trại ít nhất 5 – 7 ngày sau khi xuất chuồng. Kết hợp với sát trùng chuồng trại thường xuyên và định kỳ, hạn chế mầm bệnh lây lan.

– Cách ly lợn bệnh và tiêu độc chuồng trại bằng các loại thuốc sát trùng với độ pha loãng phù hợp – Cho uống kháng sinh toàn đàn để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh như: Ampicillin+colistin, Enrofloxacin, Flumequin, Amoxicyllin… – Những con có triệu chứng bệnh tiêm kháng sinh như: Ceftiofur, Ampicillin+colistin, Penicillin+streptomycin… – Truyền dung dịch sinh lý giúp bù nước khi lợn bị tiêu chảy nhiều và làm loãng độc tố do chúng tôi tiết ra. – Giảm bớt thức ăn và tăng cường bổ sung enzym tiêu hoá, vi sinh vật hữu ích đường ruột.

Team chúng tôi

Toàn Bộ Thông Tin Về Bệnh Tiêu Chảy Do E.coli Ở Gà Chọi

Bệnh tiêu chảy do chúng tôi thường xuyên xảy ra trên gia cầm, đặc biệt là gà chọi. Trên thực tế, bệnh này thường kết hợp với nhiều loại bệnh khác gây tỷ lệ chết ở gia cầm rất cao.

Vậy bệnh tiêu chảy do E.coli là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thế nào chắc chắn là những câu hỏi mà nhiều người chăn nuôi gà quan tâm.

Nguyên nhân bệnh tiêu chảy do chúng tôi trên gà

Bệnh tiêu chảy do chúng tôi gây ra bởi vi khuẩn Escherichia coli. Bệnh xảy ra trên gà ở mọi lứa tuổi, không phân biệt là gà đã lớn hay mới nở.

Còn trong những trường hợp không thuận lợi như khi thay đổi thời tiết, giao mùa…vi khuẩn chúng tôi có hại sẽ sinh sôi nhanh chóng, phá vỡ thế cân bằng làm cho gà yếu đi, sức đề kháng suy giảm. Vào thời điểm đó gà sẽ mắc bệnh tiêu chảy do E.coli.

Triệu chứng của bệnh tiêu chảy do chúng tôi

Vi khuẩn chúng tôi thường tập trung ở các bộ phận làm chức năng tiêu hoá của gà. Sau khi phát triển mạnh với số lượng đủ lớn, vi khuẩn này sẽ nhiễm vào máu và phát bệnh trên toàn cơ thể gà.

Gà thở gấp, khó khăn, giống thiếu oxy.

Mắt, mũi liên tục chảy nước.

Tiếng khò khè do đặc đờm ở cổ, mũi ngạt.

Gà chậm chạp, rù rờ, cánh xệ, liên tục uống nước.

Ăn giảm, bệnh nặng gà bỏ ăn, phân loãng.

Cụ thể trên gà ở các lứa tuổi như sau:

Giai đoạn gà con: Gà ủ rũ, phân loãng, có màu trắng, không ăn, sốt cao liên tục.

Trên gà lớn: Bỏ ăn, gầy, ốm, ủ rũ…

Trên gà đẻ: Do buồng trứng đã bị viêm nặng nên gà đẻ trứng chất lượng rất kém, sản lượng giảm.

Bệnh tích của bệnh tiêu chảy do chúng tôi

Khi mổ gà, có thể dễ dàng xác định được gà nhiễm bệnh tại những bộ phận của gà như:

Màng bao tim, màng bụng, màng quanh gan bị viêm, có màu đục.

Màng bụng chảy dịch viêm.

Xung quanh gan có lớp màu trắng đục.

Gan gà to do bị sưng, chảy máu hình chấm nhỏ li ti.

Đường ruột, túi khí biến dạng do bi viêm nặng.

Đường ống dẫn trứng bị viêm, chứa dịch viêm.

Buồng trứng, noãn hoàng bị teo, nặng có thể vỡ nát.

Rốn gà con bị viêm.

Cách phòng bệnh tiêu chảy do chúng tôi

Để tránh phải những thiệt hại về kinh tế đáng tiếc, thì công tác phòng bệnh chúng tôi ở gà chọi cần được quan tâm, chú ý và sử dụng kết hợp những biện pháp sau:

Giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, sạch sẽ, mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp.

Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống của gà.

Các loại thức ăn thừa cần phải đổ ngay, không để lâu gây ô nhiễm.

Phun thuốc sát trùng định kỳ hàng tuần cho chuồng trại 1 lần/tuần.

Bổ sung các loại vitamin, điện giải Bcomplex và các loại thuốc bổ thường xuyên cho gà để tăng cường sức đề kháng.

‘Gà bị bệnh CRD ghép tiêu chảy E.coli’: Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách trị bệnh tiêu chảy do chúng tôi ở gà

Khi gà mắc bệnh, cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp để chữa trị cho gà. Trong đó, việc sử dụng thuốc kháng sinh được xem là hiệu quả nhất.

Một số loại thuốc kháng sinh dùng cho gà bị tiêu chảy do E Coli

Có thể kể đến một số loại kháng sinh được sử dụng nhiều như: Colistin, Kanamycin, Gentamycin, Norfloxacine… Những loại kháng sinh này có thể tiêm trực tiếp vào cơ thể gà hoặc được pha vào nước cho gà uống theo liều lượng phù hợp đã được quy định.

Bệnh tiêu chảy do E.coli trên gà xảy ra phổ biến và gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế cho những người nuôi gà ở nước ta. Vì vậy , công tác phòng và điều trị bệnh là việc làm hết sức cần thiết.