Top 11 # Người Bị Bệnh Phong Cùi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Chúa Chữa Lành Người Bị Phong Cùi

Chúa Nhật VI Thường Niên B

Lv 13,1-2.44-46; 1Cr 10,31 – 11,1; Mc 1,40-45

Tờ Washington Post, xuất bản tại Hoa Kỳ, trong số đề ngày 6 tháng 11 năm 2013, nữ ký giả Elizabeth Tenety đã viết bản tin có tựa đề Đức Giáo Hoàng Phanxicô ôm một người đàn ông có dị tướng tại quảng trường thánh Phêrô Đức Thánh Cha đã âu yếm ôm hôn người tật bệnh này vào cuối buổi triều yết chung, ngày thứ Tư 6 Tháng 11 năm 2013

Bệnh nhân có diện mạo và thân thể rất kỳ dị đáng thương đến nỗi nhiều người cho rằng ông ta không còn có hình dạng con người. Ký giả tờ Washington Post viết rằng Nếu phải dùng từ ngữ thì cần cả ngàn từ mới diễn tả được ý nghiã Đức Thánh Cha ôm hôn người dị tật. Hình ảnh Đức Thánh Cha ôm hôn người dị tật đã nhanh chóng được phổ biến trên các mạng lưới xã hội và nhiều cơ quan thông tấn quốc tế đã đưa bản tin đặc biệt này

Hình ảnh Đức Thánh Cha ôm hôn và cầu nguyện cho người dị tật làm nhiều người tưởng nhớ đến hình ảnh Chúa Giêsu đã chữa nhưng người phong cùi…

Bệnh phong cùi là một loại bệnh do vi trùng lây nhiễm nghiêm trọng. Đây là một trong các căn bệnh cổ xưa của nhân loại khiến cho con người rất sợ hãi và khinh rẻ những người bị bệnh. Mãi vào năm 1873, Bác sĩ Hansen khám phá ra vi trùng phong cùi, vì thế mà người ta đặt tên là vi trùng Hansen. Bệnh phong có thể bắt đầu bằng những mụn nhỏ và lở loét, những chỗ ung lở thì có mùi tanh hôi. Ở trên mặt thì lông mày rụng hết, mặt lộ ra, thanh quản bị lở, giọng nói trở nên khàn đặc, hơi thở khò khè… Vi trùng Hansen hủy hoại các dây thần kinh chung quanh nhiều phần trong cơ thể đặc biệt là chân tay, khiến cho chúng mất cảm giác, rồi gặm nhấm từ từ khiến cho chúng bị biến dạng rữa nát và rơi rụng. Trung bình bệnh này phát triển trong 9 năm, cuối cùng điên loạn, hôn mê và chết. Hiện nay bệnh phong cùi có thể chữa trị hữu hiệu bằng những loại y dược đặc trị . Tuy nhiên y khoa vẫn chưa có thuốc chủng ngừa chống bệnh phong, nhưng kiểm soát bằng cách chặn bệnh và chữa sớm. Hiện nay trên thế giới đã có khoảng 15 đến 20 triệu người bệnh phong cùi. Ở Việt nam có 21 trại phong, số bệnh nhân phong cùi tiềm tàng có khoảng từ 120.000 đến 150.000.

Trong xã hội của người Do Thái xưa, Người phong cùi phải sống tách biệt khỏi gia đình và bạn hữu, bị coi như đã chết, luật còn quy định: “Người mắc bệnh phung hủi phải mặc áo rách, xõa tóc, che râu và kêu lên:”Ô uế, ô uế”. Bao lâu còn mắc bệnh, thì nó ô uế, nó ô uế: nó phải ở riêng ra, chỗ ở của nó là là một nơi bên ngoài trại” (Lv 13,45-46). Phải tránh xa mọi người, nếu gặp người mạnh khỏe ngoài đường, họ phải hô hoán lên cho người ta biết là mình mắc bệnh, như là dấu hiệu đề phòng cho người khác khỏi tiếp xúc vì đụng đến người phong cùi bị coi như là nhiễm dơ. Ngoài ra, người phong cùi không được phép đến nơi thờ phượng công cộng vì phong cùi bị coi là mắc trọng tội, bị nhơ bẩn và bị Chúa phạt. Cho nên người mắc bệnh phong cùi, đau đớn cả xác lẫn hồn, họ sống mà như chết.

Với bệnh phong cùi, Dân Do Thái qua mọi thời tin rằng chỉ có Thiên Chúa mới chữa được, bởi vì cũng giống như gọi một người chết về lại với cuộc sống hay chính Ngài ban quyền chữa bệnh phong cho những ngôn sứ lớn, như Môsê (x. Ds 12,9-14; Xh 4,6-8) và ngôn sứ Êlisa (x. 2 V 5,9-14). Vì vậy người ta còn có thể chờ đợi chờ đợi Đấng Mêsia (x. Mt 11,5) có thể đến cứu chữa căn bệnh khủng khiếp này.

Cho nên người phong cùi trong Tin Mừng (Mc 1,40-45) nghe danh tiếng Đức Giêsu là Đấng Mêsia thay vì tránh xa như luật quy định, anh lại gần và khẩn xin: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch” (Mc 1, 40), Anh cùi có một niềm tin tưởng phi thường vào Chúa Giêsu khi anh ta gán cho ý muốn của Đức Giêsu một quyền lực to lớn chỉ có nơi Đấng đến từ Thiên Chúa. Trông chờ Đấng có quyền năng từ Thiên Chúa, và Đức Giêsu hành động như Thiên Chúa: chỉ cần Người muốn điều ấy được thực hiện.

Trước tình trạng khốn khó của anh cùi, Người chạnh lòng thương (Mc 1, 41) (Hl. splanchnistheis, partic. aorist của động từ splanchnizomai do từ ta splanchna, lòng dạ) theo nghĩa chính xác hơn là: “bị rung động”; “bị chuyển động trong lòng”. Thiên Chúa của chúng ta không phải là một Thiên Chúa xa cách, vô cảm, dửng dưng, nhưng là một Thiên Chúa dễ bị thương tổn bởi đau khổ với sự tín thác vào Ngài, một Thiên Chúa cùng chia sẻ với những người đau khổ, một Thiên Chúa mang trên mình những thương tích của chúng ta (x. Is 53,5).

Đức Giêsu giơ tay đụng vào anh ta – người cùi, Luật cũng đã cấm như thế. Ngay cả, khi một ai đó tiến lại sát kề bên người cùi, người bệnh cũng phải kêu to lên để người khác lánh xa: “Ô uế! Ô uế!”. Đức Giêsu phá đổ một điều cấm kỵ nguy hiểm khi Ngài đụng chạm đến người phong hủi bởi chạnh lòng thương và muốn phá bỏ bức rào ngăn cách giữa người bệnh và người lành bằng tấm lòng bao dung trong yêu thương. Sau này Thánh Phanxicô Khó Khăn đã ôm hôn người cùi, Cha Đa Miêng giam mình trên đảo Molokai để săn sóc anh chị em phong cùi, Đức cha Caisaigne sống bên người như người cha đối với con cái. Đức bác ái yêu thương của Kitô giáo, mời gọi chúng ta vượt mọi bức tường ngăn cách để đến với người đau khổ, bị bỏ rơi…

Khi lành bệnh, bệnh nhân được giới thiệu đến các thầy tư tế để được chứng nhận lành bệnh và gia nhập lại vào xã hội,như mọi người khác và không bị mọi người xa tránh nữa…

Bệnh phong cùi cho đến hôm nay vẫn bị người đời cô lập phải sống tách biệt khỏi xã hội. Các nhà tu đức học và linh hướng luôn coi tội lỗi là một thứ bệnh cùi thiêng liêng, cũng khiến con người bị cô lập hoá về đời sống thiêng liêng. Tội làm cắt lìa khỏi Thiên Chúa, sự cắt lìa này làm họ trở nên như một cành nho khô héo lìa cây nho, thành một bàn tay đứt lìa khỏi cơ thể, làm sứt mẻ tình bạn với Thiên Chúa và người anh chị em. Vì sự cắt lìa không thể nhận sự sống thiêng liêng của Thiên Chúa. Thân phận của người sống trong tội còn tệ hơn cả thân phận người phong hủi…

Như người bệnh phong nhận biết rất rõ tình trạng bệnh tình của mình, khao khát được lành sạch và tìm đến với Chúa Giêsu – Đấng Messia mà anh tin là mang quyền năng và xin được tẩy sạch, chúng ta cũng chạy đến với Đức Kitô xin tẩy chúng ta khỏi mọi vết nhơ của tội lỗi vốn làm chúng ta phong cùi về tinh thần thiêng liêng… qua bí tích gỉai tội, người hối nhận được lành bệnh.

Mang tâm tình như anh cùi đến xin Chúa chữa lành, con vang lời ca vịnh:

“Con đã xưng tội ra với Ngài,

chẳng giấu Ngài lầm lỗi của con.

Con tự nhủ: “Nào ta đi thú tội với Chúa,”

và chính Ngài đã tha thứ tội vạ cho con”

(Tv 32,5).

Lm. Vinh Sơn scj, Sài Gòn

Người Phong Cùi… Bên Cạnh Cuộc Đời

HTTLVN.ORG – Bệnh phong cùi là di chứng rất tác hại và gây ra không biết bao nhiêu đau khổ cho rất nhiều người trên thế giới, đặc biệt là các vùng thuộc khí hậu nhiệt đới. Bệnh này cũng đã từng là cơn ác mộng của thế giới, mức độ thị phi đã đùn đẩy những người mang di chứng phong cùi ra khỏi bên lề cuộc sống.

Tại Pháp, nhiều thế kỷ trước hễ người nào mang di chứng phong cùi thì bắt buộc phải đeo bản hiệu phía trước để cho mọi người biết mà kịp tránh chỗ khác.

Tại Do Thái, người phong cùi sống cách ly ra khỏi cộng đồng. Nếu đi vào cộng đồng thì phải giữ khoảng cách với người khác tối thiểu là hai mét và miệng phải la lên rằng: Tôi là người ô uế, tôi là người ô uế.

Tại Việt Nam chúng ta thì nổi khiếp sợ khi tiếp cận với người phong cùi đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người dân, đến nỗi đã trở thành câu vè nơi cửa miệng mà người ta thường truyền tụng nhau rằng: “Tránh người như tránh hũi” (“hũi” là ám chí đến người phong cùi).

Sự sợ hãi của nhiều người đã vô tình làm cho các bệnh nhân phong cùi bị thương tổn rất nhiều. Đến nỗi, nhà thơ Hoàng Yến có lần đã thốt lên trong chua chát rằng, “Với định kiến ngàn đời, từng bóp nát vạn con tim”. Bởi lẽ, chính nhà thơ này cũng đã từng mang trong mình di chứng phong cùi quái ác.

Hiểu và thông cảm với nỗi đau của các bệnh nhân phong cùi trên thế giới, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm tòi ra nhiều dược pháp để chặn đứng chứng bệnh nguy hiểm này.

Năm 1873, Bác sĩ G. H. Armauer Hansen đã khám phá ra rằng bệnh phong cùi chỉ là một thứ bệnh ngoài da chứ không phải là một thứ bệnh di truyền và con vi trùng gây ra bệnh cùi mà B. S. Hansen tìm ra được đặt tên là Leprosy Bacillus, do đó sau này trong Anh ngữ, bệnh phong cùi được gọi là Leprosy hay là Hansen disease.

Thoạt đầu, họ đã dùng đậu Chaulmoogra để trị bệnh phong cùi. Cách trị liệu này rất đau đớn, chỉ có kết quả trên một số ít người mà thôi và không có hiệu quả lâu dài.

Người ta cũng đã từng dùng thuốc Promin tiêm cho các bệnh nhân, nhưng phương pháp này cũng không mang đến kết quả như mong đợi. Bệnh nhân khi được tiêm loại thuốc này thường rất đau đớn và phải tiêm đi tiêm lại nhiều lần.

Bác sĩ R. Cochrane đã chế ra dược thuốc Dapsone nhưng vi trùng phong cùi lại “lờn thuốc” nên cũng không mang lại kết quả khả quan cho bệnh nhân. Sau đó, trong gần một thế kỷ, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã cố công nghiên cứu để tìm cho được loại thuốc có thể chữa được bệnh cùi và may mắn thay, đến năm 1968 thì y học đã tìm ra mấy loại thuốc rất hữu hiệu và có thể trị dứt được bệnh cùi. Đó là ba loại thuốc trụ sinh có tên là Rifampicin, Dapsone và Clofazimine. Sự phát minh loại thuốc này được xem như là một trong những khám phá vĩ đại nhất trong lịch sử y học của loài người trong thế kỷ thứ hai mươi.

Liều thuốc tổ hợp này đã đem lại kết quả rất hữu hiệu. Bệnh nhân phải dùng liều thuốc này từ sáu tháng đến một năm hay là phải lâu hơn nữa mới khỏi bệnh. Bệnh cùi được chuẩn định bằng cách khảo nghiệm da trên những đốm đỏ hoặc đen trên cơ thể của người bệnh. Khi biết được bệnh tình như thế nào, bệnh nhân phải uống Dapsone, Rifampin và Clofazimine ít nhất là sáu tháng, một năm hay là phải lâu hơn nữa…

Khi bệnh nhân bắt đầu uống thuốc thì hàng loạt các vi trùng cùi bị chết, và những vi trùng chết này vẫn còn nằm trong cơ thể của người bệnh trong một thời gian dài, và đôi khi cần cả năm nó mới ra hết khỏi cơ thể. Trong thời gian này vì cơ thể cố gắng trục xuất các vi trùng chết nên có những phản ứng như đau đớn hay sưng trong da, các dây thần kinh và các bộ phận khác của cơ thể. Những phản ứng này không có nghĩa là bệnh càng trở nên trầm trọng hơn, thuốc không có công hiệu, hay là bị trở chứng. Triệu chứng này có nghĩa là cơ thể đang chống lại các vi trùng chết chưa được trục xuất ra hết khỏi cơ thể. Vì lý do trên người cùi sau khi uống thuốc thường hay cảm thấy đau đớn trong các khớp xương và bắp thịt, nhất là ở chân và tay.

Trong thời gian đang uống thuốc, phản ứng của cơ thể là chống lại các vi trùng chết chưa ra khỏi nên thường gây ra thiệt hại cho các dây thần kinh ở tay, chân và mắt. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân chỉ cần uống Aspirin hay Tylenol, nhưng trong các trường hợp khác bệnh nhân phải dùng thuốc Prednisone hoặc những thuốc tương tự để tránh những thiệt hại cho các dây thần kinh.

Sau khi uống thuốc những đốm da đỏ (hay đen) lúc trước bị sưng lên và những cục bứu nhỏ (nodules) xuất hiện trên cơ thể và rất đau đớn. Người bệnh có thể bị sốt, mắt đỏ và bị đau. Những vi trùng cùi trong thời gian này sẽ bộc phát trên da, làm cho bệnh nhân bắt đầu cảm giác ngứa ngáy. Ở nhiều bệnh nhân sẽ có nước vàng tiết ra trông rất ghê và điều này làm cho nhiều bệnh nhân phong cùi hiểu lầm nên bỏ cuộc không tiếp tục dùng thuốc nữa.

Người cùi không những vật lộn với những khó khăn thường ngày mà còn thêm vào đó là những mặc cảm trong xã hội. Họ thiếu thốn về nhiều phương diện, nhiều nơi trên cao nguyên họ sống từng cụm, đùm bọc nhau để sống lây lất qua ngày. Thiếu phương tiện sống, thiếu thuốc men, thiếu quần áo và thiếu cả lương thực nữa… Những người tàn phế nặng, tay chân mất hết khả năng để mưu kế sinh nhai. Họ bị sa thải, đẩy lùi vào những hang cùng ngỏ hẻm, sống trong những rừng sâu…

Khi đến với người phong cùi, điều làm tôi quan ngại nhất đó là thế hệ con em của những bệnh nhân này. Ngay những đứa bé mới chập chững vào đời đã phải cùng chung chịu sự thị phi và ruồng bỏ của xã hội và cộng đồng. Nếu không có phương án thực tế để giải quyết thì trong tương lai gần những đứa trẻ này tiếp tục gánh chịu những bất hạnh. Vì các em sống chung đụng hàng ngày với những người thân đang mang bệnh. Hiện tại và tương lai của các em có thể nói là rất bấp bênh, dù nơi những đôi mắt ấy vẫn còn tỏa lên những nét hồn nhiên, nhưng đàng sau đó là những rụt rè, phản phất một nét u hoài khó tả. Một điều đáng buồn hơn nữa đó là có rất nhiều em đến tuổi đi học, nhưng chưa bao giờ biết gì về tuổi học trò cả. Các em tụm năm, tụm ba cùng chơi với nhau cho hết ngày dài nơi góc núi hoặc nơi cuối làng trong tận cùng đùn đẩy. Trong tương lai, hành trang vào đời của các em trẻ này là gì? Có thể nói là ngoài những mặc cảm và hụt hẫn thì chẳng có gì cả. Nếu tiếp tục như thế thì thế hệ các em sẽ đối diện với những bất hạnh, những thị phi và họ sẽ họ tiếp tục bị đẩy bật ra bên lề xã hội và cuộc đời.

Tóm lại, đời sống của người phong cùi như quả bong bóng nước trong mưa, bọt bèo trôi giạt trên sông. Sống là chất chồng khổ đau, bi đát, chết là vào cõi hư vô lững lờ… Tinh thần bất an, tâm tư hốt hoảng, những canh của đêm trôi qua không sao chợp mắt được..

Người phong cùi…. vẫn những bước đi cheo vẹo nghiên đổ bên cạnh cuộc đời của bạn và tôi. Trước nỗi đau đó, bạn và tôi có thể góp một bàn tay nhỏ. Chỉ mong xoa dịu đi một phần nào đau thương của những bệnh nhân phong cùi. Cái bánh, cây kẹo, bộ quần áo, lương thực, thuốc men, cái chữ và hạt giống niềm tin chắc chắn sẽ đem những cuộc đời này ra khỏi bóng tối, ra khỏi những thị phi của cuộc đời và mùa xuân đích thực sẽ đến với họ.

Mục sư Huỳnh Thiên Trung

Bệnh Phong Cùi Là Gì?

Phong cùi có 4 thể bệnh, gồm thể bất định là giai đoạn sớm của bệnh, thể củ, thể trung gian, thể u hay còn gọi là thể ác tính. Ngoài ra, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân bệnh phong thành nhóm ít vi khuẩn và nhóm nhiều vi khuẩn.

Bản chất phong cùi là nhiễm trùng mãn tính do trực khuẩn Mycobacterium leprae (Hansen) gây nên. Bệnh tiến triển âm thầm, có khi suốt đời. Phong cùi có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc với chất nhầy của người bị bệnh qua da hoặc niêm mạc bị xây xước. Tuy nhiên bệnh ít, khó lây và có tỷ lệ lây thấp, chỉ 3-6% bị lây nhiễm giữa vợ và chồng.

Thời gian ủ bệnh dài 2-3 năm, một số trường hợp có thể ủ bệnh 5-10 năm. Phong u lây nhiều hơn phong củ, gián tiếp qua nước, đất hoặc trong điều kiện sống thân thiết kéo dài.

Khi mắc phong cùi, cơ thể bệnh nhân xuất hiện các vết đỏ hồng hoặc vết dát trắng bạc màu, dát sẫm màu. Ở thể phong củ, bệnh nhân có các đám mảng đỏ, gồ cao, bờ có củ nhỏ hoặc củ to lấm tấm bằng đầu tăm, hạt đỗ, hạt ngô, sau để lại seo. Ở thể phong u, các đám đổ sẫm gồ cao trên mặt da, bóng, giới hạn không rõ, ấn vào cộp lên, hay ăn vào lông mày, trán. Các triệu chứng này thường đi kèm với việc bị giảm và mất dần cảm giác ở các đám tổn thương, viêm, sung một số sợi dây thần kinh hoặc sưng lổn nhổn như chuỗi hạt.

Bệnh nhân phong cùi sẽ bị teo cơ đầu chi, cơ liên cốt bàn tay, bàn chân, có thể cả cơ cẳng chân, cẳng tay, liệt thần kinh hông, khoeo khiến đi lết. Bệnh gây rối loạn dinh dưỡng làm hỏng móng, da, gây loét ổ gà ở bàn chân, dai dẳng, khó lành và gây cụt, rụt ngón tay, chân. Da của bệnh nhân phong khô hoặc mỡ, ít tiết mồ hôi.

Phong cùi còn gây tổn thương mắt, viêm giác mạc, có thể dẫn đến mù lòa tàn phế, có thể gây tổn thương toàn bộ cơ quan của cơ thể người.

Bàn tay của người mắc bệnh phong. (Ảnh: MedSIT).

Các tàn tật trên cơ thể khiến nhiều người mặc cảm, kỳ thị, sợ hãi, xa lánh người bệnh phong. Bệnh từng được coi là một trong tứ chứng nan y, không thể điều trị được. Cho tới năm 1941, người Mỹ bắt đầu áp dụng đa hóa trị liệu vào điều trị, bệnh phong bắt đầu được kiểm soát. Năm 1982, WHO khuyến cáo áp dụng rộng rãi đa hóa trị liệu, giúp cắt đứt nhanh nguồn lây, mở ra hướng mới loại trừ bệnh phong trên toàn cầu.

WHO đã công nhận Việt Nam loại trừ được bệnh phong từ năm 2000 do có tỷ lệ lưu hành dưới một phần mười ngàn dân số. Tuy nhiên, Cục Y tế Dự phòng cho biết vẫn phát hiện nhiều trường hợp mắc phong hàng năm, vì vậy Bộ Y tế vẫn duy trì chương trình phòng, chống phong cho đến khi thanh toán hoàn toàn bệnh phong. Chưa có vaccine phòng bệnh phong. Bệnh phong nay xuất hiện ở Lạng Sơn, trên một người đàn ông 35 tuổi.

Hiện nay, bệnh có thể khống chế, điều trị bằng đa hóa trị liệu kết hợp vật lý trị liệu nhằm mục tiêu chữa khỏi bệnh và chống tàn phế, không để bệnh lây lan. Các bệnh nhân phong có thể điều trị tại gia đình, tại bệnh viện như nhiều người bệnh khác.

“Duyên Nợ” Với Bệnh Nhân Phong Cùi Tại Kontum

Có lẽ quý ông bà anh chị em đã biết về “gốc gác” của Hội Từ Thiện Hồng Ân của chúng con, là chi nhánh hay Hội “con” của Hội Truyền Giáo và Ái Hữu Kontum, gọi tắt là KMF (Kontum Missionary and Friendship). Hội “mẹ” do Đức Ông Giuse Hoàng Minh Thắng làm chủ tịch, cùng với Ban Điều Hành mà hầu hết là các cựu chủng sinh của Kontum. Hội Mẹ được thành lập với mục đích để hỗ trợ cho những người nghèo khổ thuộc Giáo Phận Kontum. Miền cao nguyên này rất nghèo khổ, nên việc được các “người con” từ Hải Ngoại trợ giúp là điều rất cần thiết.

Trong nhóm các Sơ cùng cộng tác với Hồng Ân, có các Sơ Đa Minh Thánh Tâm, với 2 tu viện ở Kontum, cũng giúp cho một số bệnh nhân phong cùi trong chương trình “Ký Gạo Tình Thương”, nhưng sứ vụ chính của các Sơ là Truyền Giáo, dạy Giáo Lý. Và có lẽ Chúa còn muốn Hồng Ân đi xa hơn, khi ngài quan phòng cho Hồng Ân được gặp gỡ các Sơ Dòng Ảnh Phép Lạ Kontum.

Cho đến nay, đây là Hội Dòng Nữ đầu tiên và … duy nhất mà các thành viên đều là người Dân Tộc Thiểu Số. Khác với các Sơ người Kinh là được nhà Dòng từ các nơi bổ nhiệm đến Kontum một thời gian rồi sẽ lại thuyên chuyển đi nơi khác, các Sơ dòng Ảnh Phép Lạ này sẽ ở luôn Kontum vì đây là nơi “chôn nhau cắt rốn” của các Sơ. Dù được thành lập từ năm 1947, Dòng Ảnh Phép Lạ vẫn chưa được nhiều người biết đến. Các Sơ cũng vẫn còn “chật vật” với tiếng Việt, nhưng sự xả thân của các Sơ với dân nghèo tại Kontum thì rất nổi bật và mạnh mẽ.

Cuối năm 2015 vừa qua, tại Houston, TX, tình cờ, Hội Hồng Ân gặp được 4 Sơ dòng Ảnh Phép Lạ Kontum mới “chân ướt chân ráo” đến Houston để du học. Tiếng Việt đã khó, tiếng Anh còn khó hơn. Và không chỉ ngôn ngữ mà đất nước Hoa Kỳ lại có cả một nền văn hoá xa lạ với các Sơ. Nhưng đó cũng là cái mốc đầu tiên Chúa dẫn Hồng Ân đến với Hội Dòng Ảnh Phép Lạ và được biết một số các Sơ đang phục vụ và ở luôn với các bệnh nhân trong Trại và các Làng Cùi.

Sau đó, qua những liên lạc với Sơ phụ trách Tông Đồ Bác Ái, Hồng Ân được biết thêm một số chi tiết như:

1. Thực phẩm: rất cần cho các bệnh nhân phong cùi đã tàn phế, không còn sức lao động. Nếu có được những thứ như gạo, mì tôm, dầu ăn, cá khô, nước mắm… thì thật hạnh phúc cho các bệnh nhân!

2. Thuốc thông thường: Ngoại trừ thuốc đặc trị cho bệnh phong cùi là do nhà nước cung cấp, các Sơ phát các thứ thuốc thông thường khác (cảm sốt, đau bụng, tiêu chẩy,…) cho các bệnh nhân và cả trại cùi Dakkia. Các bệnh nhân thì cứ gặp các Sơ bất kỳ ở đâu là họ xin thuốc uống. Phía các Sơ thì chưa có nguồn hỗ trợ ổn định hằng tháng cho việc mua thuốc, nên số lượng thuốc cũng rất bấp bênh.

Bước đầu tiên là ban Điều Hành Hồng Ân đã đồng ý hỗ trợ thực phẩm hằng tháng (chương trình “Ký Gạo Tình Thương”) với con số nhỏ là 50 bệnh nhân phong cùi. Đây là con số khởi đầu để đôi bên (Hội Hồng Ân và Các Sơ) có cơ hội từ từ hiểu hơn về cách thức làm việc với nhau. Con số sẽ được nâng dần lên theo nhu cầu của địa phương và khả năng của Hồng Ân.

Các bệnh nhân sẽ được chọn lọc từ Trại Phong Dakkia, từ làng Hlang và từ các làng rải rác khắp 3 huyện Ngọc Hồi, Đăk Glei và Tu Mrong cách nhau rất xa, trong các rừng núi hẻo lánh mà nếu đến nhà họ thì sẽ phải mất 1, 2 ngày. Khi được Hồng Ân hỏi sao các Sơ lại chọn các bệnh nhân ở cách nhau xa quá như thế, liệu có “gánh” được lâu dài chăng (“đường dài biết sức ngựa”), các Sơ cho biết rằng đây là những bệnh nhân đã tàn phế, không còn khả năng lao động. Họ sống rất nghèo khổ, rất cần sự trợ giúp về thực phẩm. Vì thế, nếu có nguồn trợ giúp lương thực cố định của Hồng Ân, thì dù biết là đường đi sẽ rất xa và khó khăn, nhưng các Sơ vẫn sẽ cố gắng giao thực phẩm mỗi quý (3 tháng) để các bệnh nhân này bớt khổ phần nào.

Nghe thật cảm động! Xin Chúa nhân từ nên nguồn trợ lực cho các Sơ để thêm sức mạnh dẻo dai đến với các bệnh nhân đáng thương này… (còn tiếp)