Top 5 # Muỗi Truyền Bệnh Sốt Rét Có Tên Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Diệt Muỗi Truyền Bệnh Sốt Rét

Muỗi là côn trùng có hai cánh, chích đốt, hút máu người hay máu gia súc. Đa số muỗi cái cần phải đốt, hút máu để phát triển trứng trong khi muỗi đực không đốt mà tự nuôi dưỡng bằng nhựa cây.

Ngoài việc gây phiền hà khi chích đốt, chúng còn truyền một số bệnh chủ yếu ở những vùng nhiệt đới như bệnh sốt rét, giun chỉ và nhiều bệnh do virus như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản

Có thể phân biệt muỗi sốt rét với các muỗi khác ở tư thế đậu: muỗi sốt rét khi đậu thì đầu chúc xuống, vòi và thân thường hợp thành với mặt phẳng muỗi đậu một góc nhọn. Hình thể muỗi đậu giống như một cây đòn nên còn có tên là muỗi đòn xóc.

Các muỗi khác khi đậu thì thân hơi gù, bụng hơi chúi về phía mặt phẳng muỗi đậu

Như bao muỗi khác, muỗi sốt rét trong quá trình phát triển có 4 giai đoạn rõ rệt: trứng, loăng quăng, quăng và muỗi. Trứng, loăng quăng và quăng sống trong nước, nơi cư trú của chúng thay đổi tùy theo loài.

Diệt muỗi truyền bệnh sốt rét

Có loài thích bóng râm, có loài thích ánh sáng, nhưng thường thấy ở những nơi có cây cỏ, các đám rong rêu. Nơi muỗi thích đẻ nhất là các vũng nước, ao nước trong ít chất hữu cơ, những nơi nước lặng như suối nước chảy chậm, ruộng nước Muỗi sốt rét đốt người chủ yếu từ lúc mặt trời lặn đến khi mặt trời mọc.

Khi bay vào nhà để đốt, chúng thường đậu lại trên vách trong vài giờ sau khi đốt, rồi bay ra nghỉ bên ngoài ở các bụi cây, khe kẽ của cây hoặc kẽ đất, hốc dưới gầm cầu. Một số loài muỗi sốt rét đốt cả người và gia súc, tuy nhiên chúng khác nhau về mức độ thích đốt người hay đốt súc vật.

Một số loài chủ yếu thích đốt súc vật trong khi một số khác chỉ đốt người. Các loài đốt người là những loài truyền sốt rét nguy hiểm nhất.

Có nhiều phương pháp khác nhau để phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét. Người ta có thể diệt muỗi bằng hóa chất hoặc ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh.

Vì đa số muỗi sốt rét vào nhà đốt rồi nghỉ lại trong nhà nên các chương trình phòng chống sốt rét ở một số nước nhiệt đới coi trọng việc phun hóa chất có tác dụng diệt côn trùng kéo dài vào tường vách.

Nhưng ở một số nước khác, tầm quan trọng của việc phun này đang có xu hướng giảm. Người ta cũng lưu ý nhiều hơn đến các biện pháp khác như dùng màn (mùng) tẩm hóa chất trong cộng đồng.

Có phương pháp mang lại kết quả lâu dài hay vĩnh viễn bằng cách loại trừ các ổ loăng quăng như san lấp các ao, vũng nước chứa nhiều loăng quăng. Ngoài ra người ta cũng có thể loại trừ các ổ loăng quăng bằng cách vớt rong, cỏ hai bên bờ, khơi thông dòng chảy hoặc thả cá để ăn loăng quăng.

Các phương pháp phòng chống khác để ngăn cản sự tiếp xúc giữa muỗi và người như mặc quần dài, áo tay dài, thoa thuốc xua muỗi lên những nơi da hở, đốt nhang muỗi, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng. Đóng lưới tất cả các cửa sổ cũng như cửa ra vào và sử dụng quạt máy cũng phòng được muỗi đốt.

Để được tư vấn và khảo sát miễn phí xin liên hệ:

Trụ sở chính: 617 – Kim Ngưu – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Điện thoại:0243 636 8209. Di động: 097 703 6666

Văn Phòng đại diện : Thành Công – Ba Đình – Hà Nội

Điện thoại: 0246 296 8191. Di động: 0983164032

Văn phòng đại diện: Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội

Điện thoại: 0246 293 9175 . Di động: 036 839 8999

Văn phòng đại diện : Thanh Xuân- Hà Nội

Điện thoại : 0243 636 6519. Di động: 036 703 8888

Văn phòng đại diện : Long Biên- Hà Nội

Điện Thoại: 0983164032

Muỗi Anopheles Truyền Bệnh Sốt Rét Như Thế Nào?

Để xác định vai trò truyền bệnh của muỗi Anopheles, cán bộ y tế làm công tác này thường mổ muỗi bằng kỹ thuật quy định để phát hiện ký sinh trùng sốt rét thể thoa trùng ký sinh ở tuyến nước bọt và thể nang trùng ở dạ dày của cơ thể muỗi. Vậy ký sinh trùng sốt rét phát triển trong cơ thể muỗi như thế nào để truyền bệnh?

Trong các loài muỗi, muỗi đực không đốt hút máu mà chỉ có muỗi cái đốt hút máu để thực hiện chức năng sinh sản và duy trì nòi giống. Khi muỗi Anopheles cái đốt và hút máu người mắc bệnh sốt rét có sự hiện diện của ký sinh trùng trong hệ tuần hoàn, ký sinh trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể muỗi và tiếp tục phát triển ở dạ dày. Ký sinh trùng sốt rét thể vô tính ký sinh trong hồng cầu người bị tiêu hóa cùng lúc với hồng cầu, trong khi đó những tế bào hữu tính trưởng thành gọi là thể giao bào vẫn tiếp tục phát triển để thực hiện giai đoạn sinh trưởng hữu tính.

Giai đoạn phát triển ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể muỗi truyền bệnh.

Ở giao bào đực, nhân phân chia thành 4 – 8 nhân con; mỗi nhân chuyển dạng với cấu trúc giống hình sợi dài khoảng từ 20 – 25 micromet, thường gọi là tiêm mao hay lông roi. Những thể roi này tách rời hẳn tế bào gốc và hoạt động tự do. Quá trình thoát roi kéo dài khoảng vài phút trong điều kiện nhiệt độ thích hợp và có thể thấy rõ ràng trong tiêu bản máu muỗi soi dưới kính hiển vi. Thể roi của ký sinh trùng được gọi là giao tử đực.

Đối với giao bào cái, chúng trải qua quá trình trưởng thành và chuyển dạng thành giao tử cái. Trong dạ dày muỗi, giao tử đực được thu hút đến gần giao tử cái và chui vào trong giao tử cái để hoàn thành, kết thúc sự thụ tinh. Kết quả sản phẩm của sự thụ tinh do phối hợp giữa giao tử đực và giao tử cái được gọi là hợp tử. Thể hợp tử có dạng hình cầu không di động trong vòng từ 18 – 24 giờ, sau đó chúng chuyển dạng kéo dài ra và di động có hình dạng hình con sâu với chiều dài từ 18 – 24 micromet di động, được gọi là noãn – động.

Thể noãn – động di chuyển ngay đến thành dạ dày muỗi và chui lọt qua giữa lớp liên tế bào ra bên ngoài bề mặt dạ dày rồi cư ngụ tại đó. Thể ký sinh trùng này chuyển dạng tròn thành hình cầu nhỏ có lớp màng thun giãn được gọi là nang trùng, noãn bào hay tế bào trứng. Số lượng nang trùng ở dạ dày muỗi có thể biến động từ vài nang trùng đến hàng trăm nang trùng.

Sau đó, nang trùng sẽ tăng dần kích thước và xuất hiện trên dạ dày như những thể hình cầu, có kích thước từ 40 – 80 micromet, có nhiều hạt sắc tố. Sự phân bố, kích thước các hạt sắc tố và màu sắc của chúng có sự khác biệt là đặc điểm của từng chủng loại ký sinh trùng sốt rét. Nang trùng càng lớn dần đi đôi với sự phân chia liên tiếp, sắc tố cũng nhiều lên làm che lấp cả nhân. Nghiên cứu sử dụng kính hiển vi điện tử đã phát hiện thêm được rất nhiều chi tiết quá trình trưởng thành của nang trùng. Bào tương tiếp tục phân chia thành nhiều thùy liên kết với nhau, tại đó xuất hiện các trung tâm mầm với các thể dạng hình kim. Nhân phân chia của phôi bào tử tạo thành những thoa trùng hình thoi có kích thước chiều dài khoảng từ 10 – 15 micromet, có nhân ở trung tâm. Thoa trùng di động và phá vỡ màng nang trùng, xâm nhập vào xoang cơ thể muỗi. Ở muỗi già, các thành nang trùng thường gắn chặt vào dạ dày muỗi gọi là hắc bào tử Ross.

Các nhà khoa học thường xác định vai trò truyền bệnh sốt rét của muỗi Anopheles bằng phương pháp kỹ thuật mổ muỗi thu thập được trong quá trình điều tra tại vùng sốt rét lưu hành để phát hiện thể thoa trùng (sporozoite) trong tuyến nước bọt và thể nang trùng (oocyst) trong dạ dày của muỗi truyền bệnh. Chính những phẫu thuật viên mổ muỗi là người có trách nhiệm xác định vai trò truyền bệnh sốt rét của muỗi Anopheles.

Thoa trùng được giải phóng trong xoang cơ thể muỗi và di chuyển lọt vào tuyến nước bọt của muỗi cái. Trong thời điểm này nếu muỗi đốt và hút máu người, thoa trùng từ tuyến nước bọt của muỗi sẽ xâm nhập vào người qua vết đốt để đến hệ tuần hoàn, bắt đầu giai đoạn thoa trùng phát triển tiếp tục trong cơ thể người và gây bệnh. Ước tính mỗi nang trùng sinh sản và giải phóng ra khoảng 1.000 thoa trùng ký sinh tại tuyến nước bọt muỗi.

Muỗi Truyền Bệnh Sốt Xuất Huyết

Bệnh sốt huyết là do loài muỗi gây ra, đây là căn bệnh nguy hiểm cho con người. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Vậy muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là loài nào? Cách phân biệt loài muỗi này ra sao? Cách phòng tránh như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp hết tất cả những thắc mắc đó.

Loài muỗi nào lây truyền bệnh sốt xuất huyết?

Muỗi truyền bệnh sốt xuất hiện có tên là gì? Đó là muỗi Aedes (muỗi vằn). Đây chính là thủ phạm.

Đặc điểm của muỗi vằn là có các vần trắng trên cơ thể, thường neo đậu ở nơi có ánh sáng yếu, trong góc nhà hoặc dưới tủ đồ, quần áo treo, nhà vệ sinh,..

Muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết

Muỗi sốt xuất huyết sống ở đâu?

Chúng đẻ trứng, sinh sôi và phát triển ở trong các dụng cụ có chứa nước như thùng bỏ rác, chai lọ, lu nước. Trứng nở trong nước, trứng chịu được điều kiện khô và sống lâu dài trong nhiều tháng. Mỗi lần chúng đẻ trứng tới 5 lần và mỗi lần đến chục trứng.

Muỗi vằn thường hút máu người vào ban ngày. Chúng hoạt động mạnh nhất vào khoảng sáng sớm (trước khi mặt trời mọc), và chiều tối (trước hoàng hôn).

Muỗi sốt xuất huyết lây bệnh như thế nào?

Muỗi Aedes hút máu từ người bệnh sang người lành. Muỗi sau khi đốt người bệnh, virus trong máu của người bệnh sẽ truyền sang cho tế bào bên trong muỗi. Sau đó, khoảng 12 ngày chúng truyền sang cho người lành.

Trong khoảng thời gian này, virut trong tế bào con muỗi được nhân lên, lây lan đến tế bào truyền đến cho tuyến nước bọt của muỗi. Nếu muỗi truyền sang người lành thì người bị dính loại virus gây bệnh. Từ đó, sẽ mắc bệnh sốt xuất huyết.

Muỗi đốt bao lâu thì sốt xuất huyết?

Muỗi sốt xuất huyết truyền bệnh như thế nào?

Sau thời gian bị muỗi truyền virus từ người bệnh sang cho người lành. Khoảng từ 4 -7 ngày, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, đau khớp cơ, buồn nôn, chán ăn. Những dấu hiệu này chỉ là triệu chứng ban đầu.

Sau giai đoạn này, người bệnh sẽ thấy khó chịu hơn với những tổn thương bên trong cơ thể, sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, đại tiện, chảy máu chân răng, chảy máu cam,..lúc này người bệnh đã giảm tiểu cầu đến mức xuất huyết.

Đặc biệt là triệu chứng sốt, thân nhiệt giảm < 35 độ C, cảm thấy cơ thể chảy máu ồ ạt, huyết áp tụt nhanh chóng. Mất máu nhiều, huyết tương tăng khiến cho lá phổi bị tràn màng dịch, người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê do não phù, từ đó nguy hiểm đến tính mạng.

Ở người lớn, bệnh sốt xuất huyết gây nên biến chứng: suy thận, suy gan, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn đông máu,..

Cách phân biệt muỗi sốt xuất huyết và loài muỗi khác

Đặc điểm

Muỗi có màu đen, trên phần thân và chân có đốm trắng.

Muỗi có màu đen và nâu sẫm.

Cơ thể được chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng.

Trứng

Trứng của muỗi tiếp xúc với nước, sống được trong điều kiện khô hạn đến vài tháng.

Chúng đẻ trứng đến 5 lần, mỗi lần đến chục trứng.

Trứng chịu đựng được ở nhiệt độ lạnh.

Chúng giao phối nhiều lần trong đời, sống được từ vài tuần đến 1 tháng. Chúng hút máu để bổ sung dinh dưỡng cho trứng.

Cách phòng ngừa muỗi sốt xuất huyết

Để phòng tránh lây bệnh sốt xuất huyết tốt nhất, chúng ta cần phải thực hiện những cách sau:

Cần làm gì để phòng chống muỗi sốt xuất huyết

Ngoài ra, bạn có thể ngăn ngừa và phòng chống muỗi bằng cách sử dụng dịch vụ tiêu diệt muỗi bằng các biện pháp kiểm soát côn trùng tại công ty Âu Châu.

Với sự dày dạn kinh nghiệm và chuyên nghiệp của mình, Âu Châu chúng tôi cam kết sẽ mang lại một không gian sống không có sự xuất hiện của muỗi gây hại.

Dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường xung quanh nhà sạch sẽ, đặc biệt là ở những nơi muỗi thường trú ngụ.

Các dụng cụ có chứa nước trong nhà cần được vệ sinh ít lần 1 lần/tuần để hạn chế cơ hội cho chúng đẻ trứng và phát triển thành muỗi.

Muốn bảo vệ muỗi không vào trong nhà, bạn có thể lắp đặt lưới muỗi tại các cửa sổ,..để ngăn muỗi không vào nhà.

Xông nhà bằng tinh dầu, vỏ cam hoặc quýt để tạo mùi hương vừa đuổi muỗi, vừa mang lại mùi thơm dễ chịu cho ngôi nhà bạn.

Khi ngủ nên mắc màn, mùng để tránh muỗi lây bệnh cho chúng ta.

Ban đêm, nên mặc quần áo dài tay.

Hạn chế đi lại tại nơi có nhiều muỗi.

Sử dụng đèn bắt muỗi, vợt điện để diệt muỗi.

Từ đó, không còn căn bệnh sốt xuất huyết xuất hiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Liên hệ với chúng tôi tại hotline: 0969 031 313.

Sốt Rét Là Gì Và Cách Phòng Chống Bệnh!

Hàng năm, trên thế giới có 300-500 triệu người mắc bệnh sốt rét, gây ra 1-3 triệu ca tử vong mỗi năm, nhất là trẻ em ở vùng Sahara, Châu Phi. Những con số trên cũng đủ cho chúng ta thấy sự nguy hiểm của căn bệnh này ra sao rồi, để không là “nạn nhân” của muỗi, bạn cần tìm hiểu về bệnh sốt rét và những cách phòng chống bệnh hiệu quả nhất!

Sốt rét là gì?

Sốt rét là bệnh nghiêm trọng, có khả năng đe dọa đến tính mạng con người. Thông thường bệnh lây truyền qua vết cắn của muỗi anphen bị nhiễm bệnh. Đây là loài muỗi duy nhất có thể phát tán bệnh sốt rét. Một con muỗi không mắc bệnh đốt vào người đang bị nhiễm bệnh thì con muỗi đó sẽ mang ký sinh trùng sốt rét Plasmodim, các ký sinh trùng sẽ được giải phóng vào máu bạn và làm lây lan bệnh cho bạn.

Biểu hiện của bệnh cũng có các triệu chứng giống như cúm: sốt cao và ớn lạnh. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây tử vong do sự sinh sản nhanh của ký sinh trùng trong máu người nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm có thể kiểm soát và điều trị được.

Bệnh sốt rét bẩm sinh là khi người mẹ bị sốt rét truyền bệnh cho trẻ khi sinh. Do đó, đây là căn bệnh rất nguy hiểm đối với phụ nữ đang mang thai, thai nhi và trẻ nhỏ.

Bệnh thường gặp ở vùng khí hậu nhieietj đới, cận nhiệt đới như Châu Phi, Đông Nam Á, Trung và Nam Mỹ. Theo ước tính của tổ chức Y Tế Thế Giới, có khoảng 3,2 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Sống hoặc đi du lịch, công tác tại 1 quốc gia hay vùng đang có sốt rét lưu hành.

Đi đến những khu vực có sốt rét phổ biến và không dùng thuốc ngừa bệnh trước trong và sau khi đi, không dùng thuốc đúng liều lượng.

Làm việc ngoài trời, nhất là ở nông thôn và các khoảng thời gian muỗi truyền bệnh hoạt động mạnh.

Không thực hiện các biện pháp tự bảo vệ mình khỏi muỗi cắn.

Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng xả ra sốt rét hơn bởi hệ thống miễn dịch bị ức chế trong thai kỳ.

Sốt rét cũng có thể truyền qua máu.

Phòng chống bệnh sốt rét Tránh muỗi đốt

Việc phòng ngừa bệnh tốt nhất chính là tránh muỗi đốt, cách làm như sau:

Khi trời tối nên ở trong nhà, tốt nhất là phòng máy lạnh hoặc phòng chiếu, hạn chế tối đa việc đi ra ngoài.

Mắc mùng, màn để chống muỗi mỗi khi đi ngủ để đảm bảo không bị muỗi đốt.

Nên mặc quần áo dài, che kín hết da để tránh muỗi đốt hiệu quả. Mặc áo trắng, quần áo sáng màu sẽ ít thu hút muỗi hơn. Những quần áo chưa dùng đến nên xếp gọn gàng, ngay ngắn, hạn chế móc trên dây phơi.

Trồng cây đuổi muỗi cũng là cách làm mang lại hiệu quả tốt, bạn có thể trồng bạc hà, ngũ gia bì, lá chân chim, hoa oải hương,…

Dùng tinh dầu để xua đuổi muỗi

Sử dụng các loại đèn bắt muỗi trên thị trường cũng mang lại hiệu quả khá tốt

Tránh khu vực đang có sốt rét lưu hành, nhất là khi bạn có nguy cơ cao như đang mang thai, rất trẻ hoặc già.

Làm sạch vũng nước mưa, vũng nước ứ đọng dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà.

Nếu bạn sống tại khu vực có sốt rét, hãy phun thuốc muỗi để tiêu diệt và kiểm soát muỗi truyền bệnh.

Dùng thuốc chống sốt rét

Bạn có thể phòng bệnh sốt rét bằng cách uống trước, trong hoặc sau khi di chuyển đến nơi đang có dịch bệnh sốt rét lưu hành. Nhưng dùng thuốc không phải lúc nào cũng có hiệu quả, điều này 1 phần là do ký sinh trùng kháng 1 số loại thuốc ở 1 số nơi trên thế giới.

Việc chọn loại thuốc phụ thuộc vào nơi bạn có thể bị phơi nhiễm bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn (như đang mang thai, có miễn dịch hoặc kháng sốt rét, dị ứng thuốc,…). Đa số người bị sốt rét do không dùng thuốc ngừa hoặc không đúng liều lượng.

Để mang lại hiệu quả tốt trong việc phòng bệnh, bạn nên dùng đúng liều lượng và thời gian cần thiết.

Nếu bạn dùng thuốc mỗi tuần 1 lần, hãy dùng cùng ngày trong tuần.

Khi trở về từ khu vực có sốt rét, hãy uống thuốc tiếp trong khoảng thời gian đề nghị, đảm bảo các ký sinh trùng được loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể bạn. Bạn cần uống 1 đến 4 tuần sau khi trở lại.

Là căn bệnh chưa có vắc xin phòng ngừa, vì thế nếu đang điịnh đến vùng có dịch bệnh hoặc đang sống tại khu vực đó hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kê toa thuốc ngăn ngừa bệnh.