Top 10 # Mỏi Quai Hàm Là Bệnh Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Đau Mỏi Quai Hàm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng &Amp; Cách Điều Trị Nhanh Nhất

Không ít người đã bỏ qua triệu chứng đau mỏi quai hàm mà không biết đó là biểu hiện của những bệnh lý khác có thể là khá nguy hiểm. Đau mỏi quai hàm khiến người bệnh mệt mỏi, khó khăn trong ăn uống, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì thế cần điều trị sớm căn bệnh này là tốt nhất.

Nguyên nhân đau mỏi quai hàm

Loạn năng khớp thái dương hàm:

đây là một bệnh lý đau và rối loạn vận động quai hàm có nguồn gốc từ những rối loạn của hàm răng. Người bị loạn năng khớp thái dương hàm thường có triệu chứng đau mỏi quai hàm, tổn thương khớp thái dương hàm, làm nhuyễn sụn khớp.Hậu quả của bệnh này là làm thoái hóa và dẫn đến dính khớp thái dương hàm.

Chấn thương:

Chấn thương cũng khiến người bệnh đau mỏi quai hàm. Chấn thương do va đập như bị ngã, đánh nhau, tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc do há miệng quá rộng đột ngột làm trật khớp thái dương hàm.

Tật nghiến răng:

Tật nghiến răng hoặc thói quen nhai kẹo cao su làm siết chặt hàm, tác động lực lên khớp thái dương làm làm cho người bệnh bị đau mỏi quai hàm. Nguy hiểm hơn hết là người bệnh bị trật khớp cắn.

Triệu chứng đau mỏi quai hàm

❉ Ở giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác mỏi quai hàm, khó khăn trong vận động hàm, sau đó là triệu chứng đau.

❉ Lúc đầu, người bệnh đau khi nhai nhưng đến giai đoạn bệnh tiến triển nặng hơn thì khi không nhai cũng bị đau mỏi. Do đau quai hàm nên người bệnh không há to miệng được và có thể có tiếng lục cục, lắc rắc ở khớp thái dương hàm khi há miệng.

❉ Bên cạnh triệu chứng đau mỏi quai hàm, người bệnh có thể có các triệu chứng khác như ù tai, chóng mặt, răng bị lung lay… Các triệu chứng này thường tiến triển chậm, xuất hiện từng đợt, kéo dài vài tuần rồi mất nên người bệnh thường chủ quan không để ý.

Điều trị đau mỏi quai hàm

☆ Khi người bệnh bị đau mỏi quai hàm nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.Điều trị đau mỏi quai hàm bao gồm biện pháp không phẫu thuật và phẫu thuật.

☆ Ở biện pháp không phẫu thuật, người bệnh cần được loại bỏ những rối loạn ở răng, mang máng nhai, làm răng giả.

☆ Nên ăn thức ăn mềm để tránh ảnh hưởng đến vùng đau. Xoa bóp vùng quanh quai hàm để giảm đau.

☆ Thuốc điều trị đau mỏi quai hàm bao gồm thuốc giảm đau, thuốc an thần… Người bệnh không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

☆ Phương pháp phẫu thuật chỉ được sử dụng ở trường hợp đau quai hàm nặng, khi những biện pháp trên không có hiệu quả.

Đau mỏi quai hàm điều trị ở đâu tốt nhất?

Phòng khám chuyên khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc chuyên điều trị bệnh đau mỏi quai hàm tốt nhất ở Hà Nội hiện nay bởi:

Có đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm.

Trang thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu hoàn toàn tại các nước phát triển sẽ giúp người bệnh phát hiện và điều trị những bệnh lý về cơ xương khớp một cách an toàn, hiệu quả nhất.

Nhằm giúp người dân tiết kiệm thời gian và chủ động trong khám chữa bệnh đau mỏi quai hàm, phòng khám chuyên khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Thu Cúc tiến hành cải cách thủ tục hành chính, mọi thủ tục đăng kí khám chữa bệnh đều được rút ngắn, thủ tục nhanh gọn, đặc biệt người dân có thể sử dụng hình thức gọi điện đặt lịch hẹn khám theo khung giờ mong muốn qua số hotline của bệnh viện là 0904970909 hoặc tổng đài 1900558896/024.383.55555 để đặt lịch hẹn thăm khám mà không phải chờ đợi.

Sái Quai Hàm Liên Quan Đến Bệnh Gì?

Sái quai hàm là tình trạng bắp thịt và đường gân của xương quai hàm bị tác động mạnh, khiến cho quai hàm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu.

Thông thường, khi bị sái quai hàm, người bệnh sẽ xuất hiện một số dấu hiệu nhận biết như: Cứng ở giữa cổ và quai hàm, ê nhức trong hàm, khó xoay cổ vào mỗi buổi sáng, đau mỏi vùng tai trước, ù tai, há miệng khó khăn, kèm theo tiếng kêu lộc khộc…

Lưu ý: Tình trạng sái quai hàm do viêm khớp thai dương hàm nếu không được khắc phục kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với một số mối nguy hiểm tiềm ẩn như:

✑ Đau nhức dữ dội, kéo dài ở khớp thái dương hàm, khiến cho người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu vô cùng.

✑ Sái quai hàm do viêm khớp thai dương hàm có thể khiến cho khớp hàm không thể cử động, thậm chí không thể há được miệng.

✑ Mỏi hàm, xuất hiện những tiếng kêu lạ khi nhai, cơ nhai bị phì đại, gây biến dạng khuông mặt, mất thẩm mỹ.

✑ Gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai và nóng sốt kéo dài. Tình trạng này nếu không được khắc phục sẽ khiến cho tình hình sức khỏe của người bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Khắc phục tình trạng sái quai hàm bằng cách nào?

➲ Nắn quai hàm.

Với những trường hợp sái quai hàm do ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động bên ngoài, bác sĩ sẽ tiến hành nắn chỉnh quai hàm để khắc phục tình trạng.

Đầu tiên sẽ tiêm thuốc giảm đau hoặc hỗ trợ giãn cơn nhằm giảm đau tốt nhất cho người bệnh, sau đó ngồi vố tư thế thuận lợi, đặt 2 miếng gạc lên mặt nhai ở bên trong 2 nhóm răng hàm dưới bên phải và trái. Tiếp đến dùng 2 ngón trỏ để chỉnh nắn toàn bộ khối xương hàm bị trật trở lại vị trí ban đầu.

➲ Điều trị Tây y.

Nếu sái quai hàm có ảnh hưởng đến viêm khớp thái dương hàm ở mức độ nhẹ. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh hiệu quả bằng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau, đẩy lùi nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh.

➲ Điều trị bằng kỹ thuật hiện đại.

Trường hợp viêm khớp thoái dương hàm ảnh hưởng bởi các bệnh viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp…ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp hiện đại dao châm cứu he-ne.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành đưa đầu dao cực nhỏ dưới tác động của tia laser đưa vào các huyệt vị bên trong khớp thái dương hàm nhằm bóc tách, căn chỉnh khớp tổn thương, đồng thời tăng tuần hoàn máu để thúc đẩy quá trình tự phục hồi bệnh lý nhanh chóng, an toàn, không ảnh hướng đến các mô lành xung quanh.

Bên cạnh đó, sau khi điều trị xong người bệnh cũng cần lưu ý hạn chế cười đột ngột, ngáp quá to, bỏ nghiến răng khi ngủ, tránh va chạm mạnh vào quai hàm, ngủ đúng tư thế, ăn thức ăn mền, lỏng và hạn chế các thực phẩm khô cứng…nhằm ngăn chặn tối đa tình trạng bệnh tái lặp lại.

Phòng khám đa khoa Thái Bình Dương ở 34-36 Đinh Tiên Hoàng, P.Đakao, Quận 1, TPHCM tự hào nằm trong số ít các cơ sở y tế uy tín, có giấy pháp hoạt động hợp pháp, thực hiện khám chữa bệnh xương khớp dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của bộ y tế.

Mặt khác, phòng khám còn đảm bảo đầy đủ các dịch vụ y tế đạt chuẩn như: Cơ sở hạ tầng khang trang, máy móc y khoa hiện đại, đội ngũ bác sĩ tài năng với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, chi phí hợp lý được niêm yết rõ ràng, thủ tục đơn giản, không phải chờ đợi…

☎ Khi đăng ký Online, người bệnh sẽ nhận được những ƯU ĐÃI hấp dẫn như:

✫ Chủ động thời gian thăm khám: Có thể hẹn lịch khám theo thời gian rãnh của mình, vào 8:00 – 20:00 hằng ngày.

✫ Tìm được bác sĩ phù hợp: Có quyền được yêu cầu bác sĩ khám cho mình.

✫ Tiết kiệm chi phí: Được miễn phí sổ khám bệnh, phí khám lâm sàng.

✫ Khám ưu tiên: Không cần xếp hàng ngồi chờ, bạn sẽ nhanh chóng được hướng dẫn vào thăm khám và điều trị.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI BÌNH DƯƠNG

Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ Địa chỉ phòng khám: 36 Đinh Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Quận 1, TPHCM Hotline tư vấn: 028.38 172 555

** Nếu không có thời gian trò chuyện hãy nhấc máy lên và gọi qua số Hotline: 028.38 172 555

(*)Lưu ý: Hiệu quả điều trị tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Đau Quai Hàm Có Phải Dấu Hiệu Bệnh Quai Bị?

Đau quai hàm là dấu hiệu nhận biết của quai bị. Y học gọi đây là tình trạng đau, sưng tuyến nước bọt mang tai, có thể gặp ở một hoặc hai bên.

Bệnh quai bị và triệu chứng đau quai hàm

Quai bị là bệnh nhiễm siêu vi gây sưng, phì đại tuyến nước bọt trước mang tai. Đây là cặp tuyến nước bọt lớn nhất nằm sau ngành lên của hàm dưới nên thông thường bệnh nhân hay than phiền là đau quai hàm.

Quai bị xảy ra do vi rút quai bị tấn công. Vi rút này lây truyền từ người qua người thông qua ho, hắt hơi và nước bọt, cũng như tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt, vật dụng bị nhiễm (như khăn giấy đã dùng, ly uống chung, tay bẩn sau khi hắt hơi).

Khi vi rút quai bị xâm nhập vào cơ thể sẽ theo đường máu và có thể phát tán đi đến các tuyến khác nhau và thậm chí đến não. Hiếm khi vi rút quai bị gây ảnh hưởng đến những phần khác của cơ thể như khớp, tuyến ức hay phổi.

Bệnh nhân đau quai hàm do tuyến nước bọt mang tai sưng, phì đại.

Đau quai hàm có phải dấu hiệu của bệnh quai bị?

Khoảng 15-20% bệnh nhân mắc quai bị không có triệu chứng. Triệu chứng thường xuất hiện sau 14 – 18 ngày khi một người tiếp xúc với người khác mắc quai bị.

Khoảng một nửa bệnh nhân có triệu chứng của nhiễm siêu vi như sốt, đau đầu, rát họng, đau cơ, chán ăn và khó chịu. Ngoài ra, vi rút quai bị còn gây đau và sưng lớn tuyến nước bọt trước mang tai, hay gọi là đau quai hàm. Do đau quai hàm nên việc nhai và nuốt có thể rất khó khăn và bệnh nhân có cảm giác chán ăn.

Ít gặp hơn, những nam thanh niên mắc quai bị có dấu hiệu sưng, đau một trong hai tinh hoàn. Ở phụ nữ, buồng trứng có thể bị ảnh hưởng, gây đau vùng dưới bụng.

Đau quai hàm là dấu hiệu nhận biết của bệnh quai bị.

Ở bất kỳ bệnh nhân nào, phổ biến ở người lớn hơn trẻ con, có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như:

Viêm tụy quai bị, gây đau bụng trên

Viêm màng não không do nhiễm trùng, gây đau đầu, cổ cứng và lơ mơ

Viêm não quai bị, gây sốt cao và hôn mê, mặc dù tỷ lệ biến chứng này xảy ra ít hơn 1/1.000 số bệnh nhân mắc quai bị.

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh quai bị qua dấu hiệu đau quai hàm?

Nếu bạn có triệu chứng đau quai hàm và sưng lớn một hoặc hai bên trong ít nhất 2 ngày trở lại cộng thêm trước đó có tiếp xúc với người bệnh, bác sĩ có thể nghi ngờ bạn mắc quai bị.

Đối với những bệnh nhân quai hàm không sưng, chẩn đoán có thể dựa vào xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể chống vi rút quai bị. Vi rút này cũng có thể tìm thấy trong mẫu nước tiểu bệnh nhân, nước bọt hoặc dịch não tủy.

Tiêm vắc xin quai bị là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh mà chỉ giúp cải thiện triệu chứng. Do đó, nếu bạn xuất hiện dấu hiện đau quai hàm và có tiếp xúc với người mắc bệnh nên đi khám bác sĩ để phát hiện và điều trị kịp thời.

Sinh viên Đặng Nữ Thùy Trang

Khoa Y – Trường ĐH Quốc gia TP.HCM

Quai Hàm Bị Cứng Sau Khi Ngủ Dậy Nên Làm Gì?

Chào bác sĩ! Cho tôi hỏi hiện tượng quai hàm bị cứng sau khi ngủ dậy nên làm gì? Dạo này thời tiết hay thay đổi thất thường, sáng ngủ dậy tôi hay bị cứng quai hàm, nhiều lúc không cử động được, hơi đau, nhưng ăn uống cũng bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này lặp đi lặp lại khá nhiều lần và những lần sau mỗi lần cử động quai hàm lại rất đau đớn, không mở miệng to được, tôi lo lắng quá. Không biết trường hợp bị cứng quai hàm sau khi ngủ dậy là mắc bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nên xử lý như thế nào? Mong bác sĩ có thể tư vấn giùm tôi. Cám ơn bác sĩ nhiều! (Thanh Vinh – 47 tuổi, Hà Nội)

Quai hàm bị cứng sau khi ngủ dậy là bệnh gì?

Chào bác Thanh Vinh, theo như những dấu hiệu và triệu chứng bác đã kể trên thì có thể bác đang mắc chứng loạn năng thái dương hàm. Chứng bệnh này có triệu chứng không cụ thể, rõ ràng, bệnh cũng có thể tự khỏi. Nếu bị một lần, hai lần rồi hết thì không sao. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài và nặng hơn thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và điều trị sớm.

Đây được xem là một chứng bệnh không khó chữa. Tuy nhiên, nếu chủ quan và không đi khám và điều trị sớm có thể gây khó khăn trong việc điều trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận khác trong hệ thống răng hàm mặt.

Khi bị cứng quai hàm nên làm gì?

Cứng quai hàm khiến cho việc nhai thức ăn trở nên khó khăn hơn, cũng như các hoạt động nói năng, sinh hoạt trở nên bất tiện. Để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh loạn năng thái dương hàm, người bệnh nên thực hiện tốt những điều sau đây:

+ Hạn chế nhai thức ăn và ăn các thực phẩm khô, cứng, dai như đồ chiên nướng, kẹo cao su. Thay vào đó nên ăn những thức ăn mềm, nhỏ, thức ăn lỏng, nhiều nước để không phải nhai nhiều.

+ Nên thực hiện các động tác massage quai hàm bằng cách liên hệ với bác sĩ, để được bác sĩ hướng dẫn các phương pháp tập vật lý trị liệu để giúp giảm đau mỏi, cứng cơ.

+ Từ bỏ những thói quen không tốt đến hàm và răng như siết chặt răng, nghiến răng, kẹp điện thoại vào cổ khi nghe.

+ Tốt hơn hết, khi thấy những triệu chứng nói trên bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh. Khi biết được nguyên nhân gây bệnh thì mới có biện pháp điều trị hợp lý và đúng cách, tránh tình trạng chủ quan để lâu khiến bệnh ngày càng nặng hơn.