Top 11 # Mổ Bệnh Phong Thấp Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Bệnh Phong Thấp Là Gì ?

Bệnh phong thấp hay còn gọi là tê thấp, là chứng bệnh làm đau nhức, sưng đỏ các khớp xương, bắp thịt và một số cơ quan khác trong cơ thể. Các cơ quan trong cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh phong thấp là hệ xương khớp, cột sống, tim, hệ thần kinh. Người bệnh phong thấp bị hạn chế về vận động, khó khăn trong sinh hoạt và giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh cần được chữa trị hiệu quả kịp thời để tránh gây biến chứng.

Triệu chứng bệnh thường gặp của bệnh phong thấp

Để nhận biết và phân biệt bệnh phong thấp, các bạn có thể dựa vào các dấu hiệu như sau:

– Các khớp xương nhỏ ở bàn tay và bàn chân bị đau nhức, sưng tấy. Đây là biểu hiện đặc trưng và dễ nhận thấy nhất của bệnh phong thấp. Đau nhức phong thấp thường xuất hiện ở các vị trí như khớp xương ở cổ tay, bàn tay, bàn chân và đầu gối, sau đó sẽ lan dần sang các khớp vai, khuỷu tay, háng, cằm và cổ. Các cơn đau có thể bất chợt hoặc do ít vận động. Thường khi thay đổi thời tiết dễ bị các cơn đau do phong thấp hành hạ.

– Có cảm giác bị đau nhức hoặc cứng khớp, bắp thịt khi mới ngủ dậy hoặc sau một thời gian nghỉ ngời không hoạt động.

– Các khớp không cử động được, bắp thịt nơi khớp bị yếu dần đi.

– Mệt mỏi, uể oải kèm theo sốt nhẹ khi bệnh ngày càng nặng hơn.

– Xuất hiện các cục u nhỏ ở bàn tay, chân, khớp xương, dây gót chân không gây đau. Các cục u này sẽ to dần lên khi bệnh phát triển và người bệnh không nên chủ quan.

– Có thể xuất hiện các biểu hiện bị viêm các tuyến nước mắt, nước bọt, phổi,….

Nguyên nhân gây bệnh phong thấp

Ngoài ra các yếu tố gây ảnh hưởng góp tác động gây ra bệnh như giới tính (nữ giới gặp nhiều hơn nam giới); do lão hóa ở người cao tuổi; do đặc điểm nghề nghiệp (những người thường xuyên làm việc nặng, ngồi lâu một chỗ, việc thường xuyên khom người,…); do thời tiết (cả mùa đông và mùa hè bệnh đều khó chịu và tái phát); hút thuốc lá quá nhiều; do chế độ ăn uống nhiều chất béo nhưng thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, những người thừa cân, béo phì cũng rất dễ mắc bệnh phong thấp và các bệnh về xương khớp.

Biến chứng của bệnh phong thấp

Các biểu hiện của bệnh phong thấp là đau, cứng, sung khớp kèm mệt mỏi gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, khả năng vận động của người bệnh. Bệnh cần được phát hiện và chữa trị kịp thời. Nếu để lâu có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như các bệnh về thần kinh, bệnh tim, gan, thận rất nguy hiểm.

Do vậy, khi gặp phải các dấu hiệu của bệnh phong thấp nêu trên các bạn cần nhanh chóng đi kiểm tra để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời để tránh các biến chứng của bệnh gây nguy hiểm.

Bạn nên xem:

Bệnh Phong Thấp Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Phong Thấp

Nhiều người bệnh phong thấp có biểu hiện cứng khớp, nóng đỏ kèm theo ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch mất cân bằng hoặc rối loạn dẫn tới đau nhức khớp và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý xương khớp khác.

Bệnh phong thấp là gì? Đối tượng nào dễ mắc bệnh?

Phong thấp có hai dạng đó là phong thấp viêm khớp và phong thấp đổ mồ hôi tay chân. Bệnh phong thấp không lây nhiễm nhưng gây ra nhiều biến chứng cho hệ xương khớp, tim mạch và cả dây thần kinh.

Bật mí 3 dấu hiệu nhận biết phong thấp chính xác nhất

Các dấu hiệu nhận biết phong thấp tại khớp

Các khớp ngón tay, cổ tay, đốt ngón tay dễ mắc bệnh phong thấp, nếu không điều trị sớm sẽ dẫn tới biến dạng khớp. Đồng thời hình thành các biến chứng như:

Cứng khớp: Tình trạng cứng khớp kéo dài từ 3- 45 phút, nhất là vào buổi sáng hoặc thời tiết chuyển lạnh.

Đau khớp: Phong thấp khiến người bệnh đau nhức, sưng đỏ vùng khớp và trở nên nhạy cảm khi động vào khớp.

Khớp bị nóng đỏ, sưng: Các khớp bị viêm sẽ làm tăng dịch khớp, lâu ngày lắng đọng trong khớp dẫn tới sưng, nóng đỏ tại khớp.

Dấu hiệu nhận biết phong thấp toàn thân

Bệnh phong thấp ngoài việc có biểu hiện đau nhức tại khớp mà còn gây ra nhiều biểu hiện ngoài cơ thể như: mệt mỏi, sốt, sụt cân và chán ăn. Toàn thân người bệnh ê ẩm, khó vận động do nhức mỏi.

Xuất hiện những nốt thấp: Các nốt thấp cứng nổi trên bề mặt da và thường xuất hiện ở khớp khuỷu, đầu gối, khớp tay, gót chân.

Giảm tiết dịch vị: Khi bị phong thấp bạn sẽ cảm thấy khó nuốt do dịch vị giảm tiết dẫn tới khô miệng và sưng to ở tuyến mang tai.

Gây bệnh tim mạch: Người bệnh thường cảm thấy mệt, khó thở do tim đập nhanh. Lâu ngày dẫn tới nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim,…

Nguyên nhân gây nên bệnh phong thấp là gì?

Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh phong thấp cao gấp 2 lần nam giới. Ngoài việc vận động không phù hợp và hệ miễn dịch rối loạn thì phải kể đến các nguyên nhân sau:

Yếu tố di truyền: Yếu tố này chiếm tới 60% khả năng gây nên bệnh phong thấp và thường khởi phát trong độ tuổi 30 trở lên.

Mất cân bằng nội tiết tố: Nữ giới dễ mắc bệnh phong thấp vì bị mất cân bằng nội tiết tố tự nhiên của cơ thể là progesterone và estrogen.

Mắc bệnh truyền nhiễm: Virus cảm cúm, virus phong hàn khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập vào khớp và làm xuất hiện bệnh phong thấp.

Mức độ nguy hiểm khi mắc phong thấp

Phong thấp không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng tới khả năng vận động. Khi người bệnh chủ quan, không điều trị sớm sẽ dẫn tới các biến chứng như:

Phong thấp dễ gây bại liệt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận động hằng ngày.

Tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và bệnh viêm mạch máu.

Nữ giới mắc bệnh xương khớp ảnh hưởng tới khả năng mang thai.

Ngoài việc ảnh hưởng phổi – thận, bệnh phong thấp còn gây nhiễm trùng da và suy giảm chức năng nội tạng.

Bệnh Phong Thấp Ở Trẻ Em

1. Bệnh phong thấp ở trẻ em là gì?

Việc trẻ bị bệnh phong thấp không phải là một tình trạng cá biệt mà nó đang có xu hướng gia tăng nhiều hơn nên các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý. Phong thấp ở trẻ em thường xảy ra ở độ tuổi từ 5 đến dưới 16 tuổi. Đây là một dạng bệnh tự miễn nhiễm do cơ thể nhầm lẫn tấn công vào các tế bào khỏe mạnh bên trong gây ra tình trạng tổn thương, sưng, viêm tại các khớp.

Các tổn thương có thể xảy ra trên nhiều khớp, xảy ra ở bất kỳ khớp nào và cũng có thể di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Triệu chứng thường gặp là trẻ có những cơn tê buồn trong khớp, sưng, đau khớp, khóc quấy, mệt mỏi, chán ăn thậm chí sốt cao.

Đừng bỏ qua: Những nguyên nhân bị phong thấp phổ biến nhất

Bệnh phong thấp thường xảy ra trong độ tuổi từ 5 – dưới 16 tuổi

Ngoài ra, bệnh phong tê thấp cũng có thể gây tổn thương cho mắt, phổi, tim và não. Cụ thể bệnh được chia làm 3 thể:

Khi mắc bệnh ở thể này có thể có tới 4 khớp hoặc ít hơn bị tác động. Đây là dạng bệnh phong thấp trẻ em thường gặp nhất với tỷ lệ mắc là 50% trên tổng số ca. Bệnh thường gây tổn thương ở các khớp lớn như khớp đầu gối. Phong thấp ở trẻ em gái dưới 8 tuổi thường dễ mắc ở dạng này nhất. Có khoảng từ 20 – 30% trẻ mắc bệnh phong thấp dạng này thường gặp các biến chứng về mắt.

Có khoảng 30% trẻ bị phong thấp dạng này với từ 5 khớp trở lên bị ảnh hưởng. Bệnh thường gây ra tổn thương ở các khớp nhỏ như bàn tay và chân và đôi khi cũng ảnh hưởng đến các khớp lớn. Bệnh có tính chất đối xứng, tác động lên cùng 1 khớp ở cả 2 bên chi. Các trẻ mắc bệnh thể này thường có nhiều triệu chứng tương đồng với người lớn khi mắc bệnh hơn.

2. Nguyên nhân gây bệnh phong thấp ở trẻ nhỏ

Để có thể ngăn ngừa bệnh một cách tốt nhất, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân của bệnh. Cha mẹ cần nắm bắt những điều sau đây để phòng tránh bệnh phong thấp ở trẻ sơ sinh vì vẫn có những trường hợp bệnh phong thấp ở trẻ sơ sinh và trẻ lớn.

Thường thì có một số trẻ bẩm sinh đã có vấn đề về cấu trúc xương bị thiếu mà không có biểu hiện gì rõ rệt. Hoặc các trẻ mang gen có xu hướng mắc bệnh cũng dễ bị phong thấp hơn.

Một số các bệnh đường hô hấp trên như viêm họng, viêm phế quản, amygdales, viêm mũi, viêm xoang mang theo vi khuẩn streptococcus tan huyết nhóm A tấn công cơ thể và gây ra biến chứng bệnh phong thấp cho trẻ. Bệnh cũng có thể là biến chứng từ 1 số bệnh khác như sốt virus, sốt phát ban.

Với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, việc thay dổi thời tiết quá đột ngột khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công cơ thể và khiến trẻ dễ mắc bệnh phong thấp hơn.

Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, không đảm bảo, hoặc cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa nhiều hóa chất độc hại, hàm lượng vi chất kém cũng là một nguyên nhân dẫn đến phong thấp ở trẻ em.

3. Các cách phòng tránh, điều trị thông thường

– Cần luôn giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh để tránh nhiễm lạnh gây bệnh hô hấp

Thói quen vệ sinh thân thể răng miệng tốt giúp ngăn ngừa bệnh phong thấp

– Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ, tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối loãng

– Tránh các tiếp xúc với những người mắc bệnh hô hấp

– Cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học

– Khi có các dấu hiệu bệnh hô hấp kèm theo sưng khớp hoặc các triệu chứng bênh phong thấp cần đưa trẻ đi thăm khám để được điều trị sớm

– Những trường hợp biến chứng trên tim cần được theo dõi cẩn thận.

– Việc điều trị có thể sử dụng vật lý trị liệu là chủ yếu và kết hợp dùng 1 số thuốc chữa bệnh phong thấp theo kê đơn của bác sỹ.

Phong Thấp Thể Hàn Là Gì ?

Phong thấp thể hàn là bệnh phong thấp thể hàn tý hay thống tý trong Y học cổ truyền, do hàn khí xâm nhập mạnh vào cơ thể và gây bệnh. Hàn tà xâm nhập khiến khí huyết bị ngưng trệ và gây tắc nghẽn, khiến cơ khớp không được nuôi dưỡng kịp thời dẫn đến sưng đau dữ dội.

Bệnh phong thấp theo Y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, chứng viêm khớp dạng thấp (y học hiện đại) còn được gọi là phong thấp hay Bệnh phong tê thấp, là một trong những căn bệnh xương khớp thường gặp và phổ biến ở những người tuổi trung niên và người già. Phong thấp được cho là thuộc phạm trù chứng Tý, hình thành do Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Phong thấp thể hàn là gì ?

Trong Y học cổ truyền, bệnh phong thấp, viêm khớp dạng thấp thuộc chứng Tý, được chia thành hai thể bệnh là phong hàn thấp tý và phong thấp nhiệt tý. Trong thể phong hàn thấp tý, tùy theo Phong, Hàn hay Thấp thắng mà chia thành các thể:

Phong tý (hành tý): khí Phong thắng

Thống tý (hàn tý): khí Hàn thắng

Trước tý (thấp tý): khí Thấp thắng

Phong thấp thể hàn chính là bệnh phong thấp thể hàn tý hay thống tý trong Y học cổ truyền, do hàn khí xâm nhập mạnh vào cơ thể và gây bệnh. Hàn tà xâm nhập khiến khí huyết bị ngưng trệ và gây tắc nghẽn, khiến cơ khớp không được nuôi dưỡng kịp thời dẫn đến sưng đau dữ dội.

Điều trị phong thấp thể hàn như thế nào?

Tán hàn là chính kết hợp khu phong, trừ thấp và hành khí, hoạt huyết làm phụ.

⇒ Bài thuốc 1:

Quế chi 8g, Phụ tử chế 8g, Thiên niên kiện 8g, Xuyên khung 8g, Can khương 8g, Uy linh tiên 8g, Ngưu tất 8g, Ý dĩ 12g.

⇒ Bài thuốc 2:

Phụ tử 8g, Bạch thược 8g, Ma hoàng 8g, Phục linh 8g, Hoàng kỳ 8g, Cam thảo 6g.

⇒ Bài thuốc 3:

Thiên niên kiện 8g, Ý dĩ 12g, Ké đầu ngựa 12g, Rễ cây lá lốt 12g, Can khương 8g, Quế chi 8g, Ngưu tất 8g, Xuyên khung 8g, Ngũ gia bì 8g.

Cho các vị thuốc ấm sắc uống mỗi ngày 1 thang.

⇒ Ôn châm tại chỗ khớp đau, cứu tại các huyệt ở khớp đau và xung quanh khớp, túc tam lý, khí hải,…