Trước khi trả lời câu hỏi “Bệnh khô mắt có chữa được không?” TS.BSCKII Trịnh Thị Bích Ngọc – Phòng khám mắt Bích Ngọc 123 phố Huế, nguyên là PGĐ Bệnh viện Mắt Hà Nội sẽ chia sẻ thêm tới quý bạn đọc một số thông tin hữu ích về bệnh khô mắt.
Nước mắt có tác dụng bôi trơn và bảo vệ bề mặt nhãn cầu; phòng tránh việc mất nước của niêm mạc mắt; để mắt không bị khô và tổn thương. Nhưng khi màng phim nước mắt bị rối loạn, sẽ gây ra sự thay đổi cả số lượng và chất lượng của nước mắt, từ đó khiến bạn mắc các bệnh lý trên bề mặt nhãn cầu, trong đó có khô mắt.
2. Nguyên nhân khiến mắt bạn bị khô?
* Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: thuốc chữa bệnh Parkinson, thuốc an thần, thuốc kháng histamine, thuốc hít thông mũi, thuốc ngừa thai, một vài loại thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm…. * Các bệnh nhân hậu phẫu thuật LASIK có thể bị khô mắt trong 3 – 6 tháng sau điều trị.
* Người cao tuổi có tỉ lệ bị khô mắt cao hơn người trẻ. Phụ nữ trong thai kỳ hoặc sau mãn kinh có tỷ lệ khô mắt cao hơn người thường. Tuy nhiên, thói quen sử dụng kính áp tròng lâu ngày hoặc thói quen sử dụng quạt/gió/máy sấy tóc/ điều hòa/máy tính… khiến bệnh khô mắt đang có xu hướng trẻ hóa và không kể bất kì ai.
3. Những dấu hiệu nào cho thấy mắt bạn đang bị khô?
Bệnh khô mắt có dấu hiệu nhận biết khá nhẹ, khiến người bệnh thường hay chủ quan. Bệnh có thể xuất hiện ở một hoặc hai mắt với một trong những biểu hiện sau: * Cảm giác khó chịu vì khô, rát * Có thể mí mắt dính chặt khi thức dậy
* Mắt bị đỏ, đau nhức ở vùng hốc mắt * Thị lực có thể giảm tạm thời, nhưng sẽ tốt hơn sau khi chớp mắt * Nước mắt chảy ra quá nhiều hoặc quá ít, khiến mắt khô * Nhạy cảm với ánh sáng Nếu bạn gặp những biểu hiện trên, dù không khiến bạn đau đớn nhưng kéo dài, hãy đến phòng khám chuyên khoa mắt uy tín để khám và điều trị.
4. Biến chứng có thể gặp khi không điều trị khô mắt
Hội chứng DES có thể gây ra hai biến chứng thường gặp: * Viêm kết mạc: Hầu hết các bệnh viêm kết mạc do khô mắt có biểu hiện rất nhẹ và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm kết mạc trở nên nghiêm trọng hơn và chuyển thành thể mạn tính, bạn cần gặp ngay bác sỹ chuyên khoa mắt để điều trị. * Viêm giác mạc: Đây là hậu quả của việc không điều trị hoặc điều trị không đúng phương pháp hoặc điều trị sai thuốc với bệnh khô mắt. Các chuyên gia nhãn khoa cũng đánh giá đây là biến chứng nghiêm trọng, nếu viêm giác mạc kết hợp với bệnh khô mắt có thể khiến bệnh nhân bị hỏng bề mặt của giác mạc, giác mạc dễ nhiễm trùng, gây ảnh hưởng tới tầm nhìn.
5. Bệnh khô mắt có chữa được không? Điều trị bằng cách nào?
Bệnh khô mắt có thể điều trị được, nếu được phát hiện kịp thời và điều trị theo pháp đồ của bác sỹ chuyên khoa mắt uy tín. Vậy, khô mắt điều trị bằng cách nào? * Vệ sinh bờ mi, chườm nóng mi. Đây là phương pháp khá hiệu quả nhưng cần đúng cách. Bạn cần dùng bông sạch, chấm trong nước ấm, sau đó vắt ráo nước và đắp lên mi khoảng 5 – 10 phút. Tần suất: ngày 2 – 3 lần.