Top 11 # Mề Đay Triệu Chứng Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Triệu Chứng Mề Đay Mãn Tính Là Gì?

Triệu chứng mề đay mãn tính là gì? Bệnh mề đay là một dạng của dị ứng, bệnh thường bộc phát thất thường và có thể theo ta suốt đời nếu không nhanh chóng chữa trị trong 6 tuần đầu tiên phát bệnh.

Theo thống kê thì số người dứt bệnh mề đay mãn tính sau một năm chiếm một nửa số người mắc bệnh, còn 1/5 hết bệnh sau nhiều năm liền, còn lại là bệnh nhân phải mang bệnh suốt đời, ảnh hưởng xấu đến công việc, sinh hoạt và cuộc sống.

Triệu chứng mề đay mãn tính

Ở mề đay cấp tính, các triệu chứng thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và thường là hiện tượng mề đay mẩn ngứa đơn thuần. Tuy nhiên ở người mắc bệnh mề đay mãn tính thì sẽ có một số khác biệt nhất định. Một số triệu chứng mề đay mãn tính thường gặp ở bệnh nhân gồm có:

Cơn ngứa làn tỏa và mức độ cũng nặng hơn, khi gãi thì tình trạng càng nghiêm trọng hơn, thậm chí vùng ngứa còn tản ra nhiều chỗ khác.

Sưng phù mạch: Hiện tượng này xảy ra đột ngột mà không hề có dấu hiệu báo trước. Tất cả các cùng da đều có thể bị nổi phù nhưng dễ nhận biết nhất là ở phần miệng, ở mí mắt, cơ quan sinh dục. Nguy hiểm nhất là bị sưng ở ống thanh quản, phần lưỡi hoặc hầu vì có thể dẫn đến hiện tượng suy hệ hô hấp.

Có hiện tượng vẽ da nổi: có thể hiểu đơn giản là khi dùng một vật đầu nhỏ cọ lên da theo một hình nhất định thì lúc sau trên da sẽ nổi lên những đường màu hồng y như hình dạng đã cọ trước đó.

Bị nổi mụn sẩn ngứa, da nổi mẩn đỏ: đặc biệt bị nhiều hơn nếu người bệnh không kìm nén được và gãi nhiều lần.

Hiện tượng xuất huyết da: đó là những vùng bị mề đay ngoài sưng phù còn bị chảy máu, một phần nguyên nhân cũng do người bệnh gãi da.

Không chỉ kéo dài lâu hơn so với mề đay cấp tính, các biểu hiện của mề đay mãn tính cũng thường chậm hơn. Theo ghi nhận những trường hợp mề đay mãn tính thường bùng phát chậm, sau khi tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng từ 3 – 12 giờ. Trong thời gian tiến triển mề đay bệnh cũng hay ngắt quãng, kéo dài thành từng đợt nhỏ nối tiếp nhau, tái đi tái lại.

Khi nào mề đay chuyển sang mãn tính?

Trao đổi về bệnh mề đay, BS. Bùi Văn Khánh – Trung tâm Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết khi mề đay tiến triển đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến mề đay mạn tính. Thông thường những trường hợp mề đay mạn tính thường kéo dài từ 6 tuần trở lên. Đặc biệt, tình trạng mề đay mạn tính thường gặp nhiều ở người lớn, phụ nữ mang thai nhiều hơn so với ở nam giới.

Mề đay cấp tính có thể chuyển sang mãn tính ở cả người lớn và trẻ em (dao động từ 7 tuổi cho đến 50 tuổi). Hiện nay chúng ta chưa thể xác định chính xác được nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng mề đay mãn tính mà chỉ có thể phỏng đoán những nhân tố có thể là thủ phạm như: các loại lông của động vật, chất hóa học hay các loại phẩm màu, phụ gia có trong thức ăn,…

Người mắc bệnh mề đay mạn tính cũng nên tìm hiểu chi tiết một số nguyên nhân gây bệnh mề đay mãn tính

Cần làm gì khi bị bệnh mề đay mãn tính?

Nếu biết được nguyên nhân gây mẩn ngứa, mề đay thì cứ tập trung vào điều trị chính nguyên nhân đó, nhưng trường hợp này hiếm vì có vô số nguyên nhân có thể khiến mề đay thành mãn tính. Tốt nhất nên áp dụng các biện pháp sau để phòng tránh bệnh nặng hơn.

Không nên để gió thổi vào những nơi bị mề đay, chọn áo khoác cản gió là tốt nhất, các lạo áo vải thông thường không có tác dụng ngăn gió cao.

Khi tắm rửa nên pha nước ấm vừa, pha thêm ít dấm vào, tránh để nước quá nóng hay quá lạnh có thể gây kích ứng da.

Cứ 6 tháng lại mua thuốc về uống sổ giun. Các loại giun sán cũng là thủ phạm gây bệnh mề đay.

Nếu đang dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh thì nên đi kiểm tra xác định xem mình có bị dị ứng với thuốc không.

Những người có làn da nhạy cảm đặc biệt là trẻ em và phụ nữ cần cẩn thận hơn. Nên thường xuyên dọn dẹp nơi ở, không ăn thức ăn lạ bên ngoài, cũng nên cẩn trọng khi lựa chọn mĩ phẩm.

Nhận biết rõ các triệu chứng mề đay mãn tính và tránh nhầm lẫn với mề đay cấp tính là rất quan trọng. Khi đã xác định rõ là mề đay mãn tính, bạn cần chú ý thăm khám sớm tại các bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để điều trị theo phác đồ phù hợp. Không nên chần chừ khiến bệnh kéo dài và trở nên khó chữa, tiến triển dai dẳng hơn. Hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình mình.

Người mắc bệnh mề đay mãn tính cần biết:

Triệu Chứng Bệnh Mề Đay

Triệu chứng bệnh mề đay rất dễ nhận biết, đặc trưng bởi những nốt sẩn phù gây ngứa ngoài da. Tuy nhiên, nổi mề đay còn có nhiều biểu hiện khác mà không phải ai cũng nắm rõ, đặc biệt là trạng thái sưng, ngứa khá giống một số bệnh tương tự. Vì vậy, hiểu và nhận biết đúng các dấu hiệu nổi mề đay từ ban đầu sẽ giúp bạn có những biện pháp can thiệp sớm và điều trị hiệu quả.

(mày đay) là hệ quả của các phản ứng quá mẫn do hệ miễn dịch bị kích thích dưới sự tác động của nhiều yếu tố gây phù ở da và niêm mạc. Khi một chất lạ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ giải phóng đồng loạt các chất trung gian hóa học như histamin, bradykinin, leukotriene vào máu để chuẩn bị cho quá trình phản ứng. Trong đó, histamin đóng vai trò quan trọng nhất và được coi là “thủ phạm” ở hầu hết các trường hợp.

Thông thường, sự phóng thích histamin sẽ tác động lên hệ hô hấp, tuần hoàn hay tiêu hóa, nhưng đôi khi, nó sẽ phá vỡ các liên kết mạch máu, gây tích tụ và rò rỉ chất lỏng trong da, hình thành sưng, phù và đỏ. Đồng thời, histamin cũng kích thích dây thần kinh cảm giác làm người bệnh thấy ngứa.

Như chúng ta đã biết, những triệu chứng của bệnh mề đay chủ yếu xuất hiện trên bề mặt da. Tuy nhiên, điều này lại hay bị nhầm với các bệnh lý ngoài da khác, đặc biệt là eczema hay viêm da dị ứng. Để nhận biết đúng các dấu hiệu bệnh mề đay, bạn hãy căn cứ vào một số biểu hiện sau:

Ngứa là dấu hiệu đầu tiên và cũng là cảm giác khó chịu nhất khi mắc bệnh mề đay. Khác với ngứa thông thường vì chỉ cần xoa hay gãi nhẹ là đỡ, những cơn do mề đay gây ra vô cùng dữ dội và kèm theo cảm giác nóng rát. Thói quen gãi lúc này sẽ không thể làm dịu cơn ngứa mà còn kích thích các nốt mẩn nổi nhiều hơn, lây lan sang những vùng da lành. Nhiều người gãi quá nhiều còn gây lở loét, dẫn đến nhiễm trùng da.

Một triệu chứng bệnh mề đay điển hình là các dát hay sẩn phù có màu hồng hoặc đỏ xuất hiện đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Những nốt sẩn có kích thước từ vài milimet đến vài centimet với nhiều hình dạng khác nhau, nổi rải rác khắp người hoặc tập trung thành từng đám lớn và rất ngứa. Sau vài phút hoặc vài giờ, sẩn phù sẽ biến mất mà không để lại dấu vết và hay tái phát.

Phù mạch là hiện tượng sưng nề cục bộ, xuất hiện nhanh và đột ngột, thường gặp ở những vị trí như môi, mí mắt, lưỡi, niêm mạc… Tình trạng sưng nề thường tồn tại trong 72 giờ, sau đó biến mất mà không để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu bị phù ở thanh quản hoặc hầu họng sẽ cực kỳ nguy hiểm vì nó gây khó thở, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Đây là triệu chứng bệnh mề đay hiếm gặp nhưng bất kỳ ai cũng có thể mắc phải.

Triệu chứng bệnh mề đay còn biểu hiện bằng tình trạng da vẽ nổi. Hiện tượng này còn được gọi là viết trên da. Ở những người bị da vẽ nổi, chỉ cần dùng một vật đầu tù vạch nhẹ những đường lên da, sau vài phút, các vết trầy sẽ đỏ lên tại đúng vị trí được kích thích.

Ngoài những thương tổn trên, nổi mề đay còn có nhiều triệu chứng khác ít gặp hơn, bao gồm: Sẩn nhỏ, sẩn mụn nước, xuất huyết dưới da…

Đắp khăn ướt hoặc gạc lạnh: Để giảm bớt sự khó chịu do mề đay gây ra, bạn có thể dùng gạc lạnh đắp lên vùng da bị tổn thương trong 10-15 phút, nghỉ một lúc rồi thực hiện tiếp. Hơi lạnh sẽ làm dịu cơn ngứa và hạn chế sự xuất hiện của vết mẩn mới. Tuy nhiên, nếu bị dị ứng thời tiết hoặc nhiệt độ lạnh, bạn không nên áp dụng phương pháp này.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt: Một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp sinh hoạt khoa học sẽ giúp việc điều trị mề đay nhanh có kết quả và bền vững hơn. Hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như: Hải sản, thịt bò và tránh xa rượu bia, đồ uống có cồn là điều bạn cần nhớ.

Dùng thuốc chống dị ứng: Nếu những cơn ngứa do mề đay gây ra quá khó chịu, bạn có thể cân nhắc dùng một vài loại . Những thuốc dị ứng không kê đơn như: Kháng histamin, corticosteroid… có thể dễ dàng mua được tại các nhà thuốc. Tuy nhiên, thuốc chỉ giúp giảm ngứa tạm thời và có nhiều tác dụng phụ nên cần thận trọng khi sử dụng.

Sử dụng quả nhàu: Từ xa xưa, dân gian đã biết sử dụng các bộ phận của cây nhàu như lá, quả để chữa những bệnh ngoài da như: Nổi mề đay, mẩn ngứa, dị ứng, viêm da cơ địa… Bạn có thể dùng quả nhàu tươi ép lấy nước uống hoặc phơi khô rồi hãm với nước sôi thay cho trà sẽ nhận thấy hiệu quả tích cực.

Không chỉ dừng ở những cơn ngứa khó chịu, mề đay còn tác động xấu đến sức khỏe, ảnh hưởng đến công việc và tâm lý người bệnh. Nếu càng để lâu, mề đay sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm và khó điều trị dứt điểm.

Trên thực tế, có rất nhiều cách cải thiện mề đay, mẩn ngứa nhưng đòi hỏi sự kiên trì cao và phải thực hiện trong thời gian dài. Ngoài ra, hầu hết các phương pháp hiện nay mới chỉ tác động lên phần “ngọn”, tức là làm giảm những triệu chứng bên ngoài, sau một thời gian ngắn thì bệnh sẽ tái phát.

Hiện nay, bên cạnh việc xác định nguyên nhân gây bệnh, loại bỏ và tránh tiếp xúc lại, nhiều chuyên gia cho rằng, người bị mề đay nên dùng thêm những sản phẩm thảo dược để việc điều trị đạt hiệu quả tối ưu và lâu dài hơn. Nổi bật trong dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị mề đay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Phụ Bì Khang có thành phần chính là cao gan giúp tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu. Ngoài ra, cao gan còn chứa nhiều vitamin, sắt, protein, đặc biệt phù hợp với người đã dùng thuốc tây trong thời gian dài.

Cùng với cao gan, cao nhàu cải thiện triệu chứng viêm, ngứa, mẩn đỏ, giúp vết thương mau lành, chóng lên da non và hạn chế hình thành sẹo. Mặt khác, cao nhàu còn tăng cường chức năng thận, tăng khả năng thải độc cho thận. Khi chức năng gan, thận tốt, quá trình lọc, chuyển hóa và đào thải các chất có hại sẽ diễn ra trơn tru hơn, giảm nguy cơ ứ đọng, tích tụ chất thừa trong cơ thể. Nhờ đó, những nốt mề đay, mẩn ngứa sẽ giảm dần và không còn cơ hội quay trở lại.

Đặc biệt, Phụ Bì Khang còn có thêm L-carnitine fumarate mang tới công dụng cung cấp năng lượng cho tế bào, bảo vệ tế bào, từ đó nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng, chặn đứng nguy cơ mề đay tái phát.

Với sự phối hợp toàn diện giữa các thành phần, Phụ Bì Khang là một giải pháp độc đáo vừa giúp giảm ngứa bên ngoài, vừa tác động vào những cơ quan quan trọng trong cơ thể, mang lại hiệu quả bền vững cho người bị nổi mề đay, mẩn ngứa. Chính nhờ những ưu điểm này mà trong suốt 10 năm qua, rất nhiều trường hợp mắc bệnh mề đay đã tin tưởng sử dụng sản phẩm và nhận thấy hiệu quả tích cực.

Nhớ lại những ngày mới bị mề đay, chị Lan không hiểu mình mắc bệnh gì mà chỉ thấy trên da có từng mảng đỏ nổi rải rác khắp người và rất ngứa. Nhưng không phải ngứa thông thường mà nó hành hạ chị đến nỗi thời gian gãi ngứa còn nhiều hơn thời gian làm các công việc khác. Tuy nhiên, nhờ tìm được giải pháp thảo dược và kiên trì sử dụng trong 3 tháng, bệnh mề đay của chị đã cải thiện một cách rõ rệt, không bị ngứa nhiều như trước.

Và còn rất nhiều những trường hợp dị ứng mề đay lâu ngày nhờ dùng Phụ Bì Khang đã cải thiện bệnh rõ rệt.

Là một bệnh ngoài da thường gặp nhưng để chữa khỏi mề đay dứt điểm thì không đơn giản hay trong thời gian ngắn mà có kết quả ngay được. Vì vậy, xác định các triệu chứng bệnh mề đay và sử dụng Phụ Bì Khang sớm chính là cách tốt nhất để cơ thể luôn khỏe mạnh, đẩy lùi cơn ngứa khó chịu.

Thu Hương *Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Nổi Mề Đay Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nổi mề đay là tình trạng da nổi mề đay, những nốt mẩn và ngứa. Xảy ra ở một phần của cơ thể hoặc lan rộng ra các khu vực khác. Mặc dù nổi mề đay không phải là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng. Nhưng nó lại khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy cả ngày dài, kể cả khi đi ngủ.

Mề đay có 2 loại: cấp tính và mãn tính. Nếu nổi mề đay cấp tính sẽ kéo dài trong khoảng vài ngày cho đến 1 tuần. Còn nổi mề đay mãn tính thời gian sẽ tính bằng đơn vị tháng, năm.

Triệu chứng của nổi mề đay

Mặc dù trông tương tự như những vết cắn nhưng mề đay vẫn có thể nhận biết bằng những triệu chứng cụ thể như:

Ngứa trên da: đây là triệu chứng đầu tiên của người bệnh khi xuất hiện tình trạng nổi da gà. Kèm theo những cơn ngứa ngáy, nóng rát và cảm giác vô cùng khó chịu. Nếu bạn thường xuyên gãi thì sẽ gây ra nhiều vết xước và tổn thương trên da

Sau những cơn ngứa ngáy buộc bạn phải gãi thì vô tình làm cho da xuất hiện nhiều đốm mẩn đỏ phát ban. Chúng thường không đều màu mà có chỗ đậm chỗ nhạt. Đôi lúc còn nghiêm trọng hơn là hiện tượng bong tróc da, sưng tấy

Tình trạng nặng hơn của nổi mề đay có thể làm tổn thương đến đường hô hấp như khó thở, ảnh hưởng đến lớp niêm mạc dạ dày gây sốt, rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, mề đay còn có thể gây trụy tim dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng

Nếu sau 2 tháng mà tình trạng bệnh không thuyên giảm thì bạn đã bước sang giai đoạn mãn tính. Các triệu chứng này sẽ phức tạp hơn với những nốt sần ngứa hình vòng hay vết dầu ngoằn ngoèo. Đôi khi chúng sẽ có hiện tượng xuất huyết hay mụn nước và khi vỡ ra sẽ dẫn đến nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây ra nổi mề đay

Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh nổi mề đay mãn tính là do hệ thống tự miễn dịch. Khi có sự rối loạn các nội tiết hay khả năng tự miễn dịch kém thì cơ thể bạn sẽ dễ phát bệnh mề đay. Một số căn bệnh có thể kể đến như: lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp ở tuổi vị thành niên, bệnh tuyến giáp tự miễn và cryoglobulinemia. Bên cạnh đó, nhiễm trùng do vi khuẩn như nhiễm trùng đường tiết niệu, virus viêm gan, viêm dạ dày,… cũng có thể là những tác nhân dẫn đến căn bệnh này.

Bệnh nổi mề đay thường không cần điều trị trong khoảng một vài ngày. Trong một số trường hợp, cách trị nổi mề đay có thể là thuốc để làm giảm bớt cảm giác khó chịu và corticosteroid ngắn hạn để điều trị một số trường hợp nổi mề đay.

Nói chung, để kiểm soát được bệnh thì việc xử lý bất cứ yếu tố tiềm ẩn nào gây ra các triệu chứng trên là một điều rất quan trọng.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bác sĩ cũng sẽ cung cấp cho bạn những biện pháp để điều trị nổi mề đay như:

Không ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng, phát ban trong thời điểm này

Tránh để cơ thể tiếp xúc với gió, bụi

Thường xuyên tắm để làm giảm cảm giác ngứa nhưng không sử dụng xà phòng có độ kích ứng cao

Không mặc quần áo bó sát

Người bệnh bị nổi mề đay cần kiêng một số yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn như:

Các chất kích thích như thuốc lá, cà phê

Các thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt,…

Các thực phẩm giàu protein như hải sản, chocolate, trứng, sữa,…

Đồ ngọt như kẹo, bánh, đường, chè vì có thể khiến cho tình trạng viêm nghiêm trọng hơn

Muối

Nước nóng vì sẽ làm da dễ bị tổn thương

Theo các bác sĩ, bệnh nổi mề đay không lây. Khi chữa trị không triệt để thì bệnh chỉ có thể tái phát và biến chuyển thành bệnh nổi mề đay mãn tính chứ không thể lây từ người này sang người khác.

Nổi mề đay có được tắm không?

Nhiều người thường quan niệm rằng người mắc bệnh nổi mề đay cần kiêng nước tuyệt đối và không được tắm. Nhưng trên thực tế, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Người bệnh không nhất thiết phải nhịn tắm, bởi việc này còn tùy thuộc vào nhiệt độ thời tiết, tình trạng bệnh, độ tuổi và cơ địa của từng người.

Do đó, khi bị nổi mề đay, bạn hoàn toàn có thể tắm, nhưng tốt nhất là nên hạn chế tắm. Nếu tắm, bạn cần lưu ý:

Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Tuyệt đối không nên lau người bằng nước ấm

Nếu ngứa dữ dội, hãy lấy một ít giấm thanh pha trong nước với tỷ lệ 1 – 2 để thoa hay tắm. Bạn cũng có thể dùng khăn lạnh đắp lên vùng ngứa cho vết sần lặn bớt

Khi tắm, nên tìm nơi kín gió, hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa thành phần hóa học như sữa tắm, xà bông

Nổi Mề Đay Ở Trẻ: Triệu Chứng Thường Gặp

Mề đay ở trẻ em có biểu hiện là các đám sẩn mụn có kích thước không đều và thường có liên kết với nhau, màu trắng hoặc màu hồng. Các nốt mề đay thường khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu nên quấy khóc và chán ăn. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ.

Theo các chuyên gia gia liễu, chứng mề đay ở trẻ em có thể do những nguyên nhân sau:

Nhiễm khuẩn: Trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng yếu nên các vi khuẩn, vi rút có thể xâm nhập qua da và đường hô hấp và gây bệnh.

Dị ứng thực phẩm: Một số loại đồ ăn như hải sản có vỏ, sữa, hoa quả,… cũng có thể là nguyên nhân gây mề đay ở trẻ em.

Do sử dụng thuốc: Các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt không phù hợp rất dễ khiến trẻ nổi mề đay.

Do tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng: Một số tác nhân như phấn hoa, nọc độc côn trùng, lông động vật, chất hóa học,… cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị mề đay.

2.Các vị trí thường xuất hiện mề đay trên cơ thể trẻ

Trẻ bị nổi mề đay ở mặt: Chủ yếu là ở 2 bên má, vùng mí mắt…

Trẻ bị nổi mề đay ở mông: Vùng da mông của trẻ sưng tấy, nóng đỏ và sần sùi nhiều mảng. Tình trạng này xuất hiện khi vùng da mông của trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với tã, bỉm, phấn rôm hoặc những loại sữa tắm chưa phù hợp, chúng là những tác nhân khiến mề đay nổi lên ngày càng nhiều.

Trẻ bị nổi mề đay ở lưng: Tại vị trí này, mề đay khiến trẻ ngứa ngáy, quấy khóc. Các nốt mề đay ở lưng có thể do việc sử dụng sữa tắm chưa phù hợp, quần áo giặt bằng xà phòng chứa chất gây kích ứng da,…

Khi trẻ bị nổi mề đay, có một số dấu hiệu thường gặp là: Da xuất hiện nhiều nốt sần đỏ, sưng tấy cùng các cơn ngứa ngáy, khó chịu,… Ngoài ra, bậc phụ huynh tuyệt đối không thể lơ là khi có những triệu chứng sau:

Sốt cao, khó thở, chóng mặt.

Các vùng da trên cơ thể bị tấy đỏ, nóng rát.

Hiện tượng phù mạch ở mí mắt, tay, chân, miệng,…

Đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều bố mẹ đặt ra. Thực tế, theo các bác sĩ chuyên khoa thì nổi mề đay không lây nhiễm từ người này sang người khác mà chỉ lây lan từ vùng da này sang vùng da khác của cơ thể.

Cẩn trọng với bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em Nằm lòng tất cả nguyên nhân viêm da cơ địa

Sử dụng hóa mỹ phẩm

Dùng đồ uống có chứa chất kích thích

Thực phẩm giàu đạm như tôm, cua, hải sản, thịt bò, cá biển…

Thực phẩm chứa nhiều đường và muối

Thực phẩm cay, nóng gồm đồ chiên rán, ớt cay, hạt tiêu…

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Đồng I, khi trẻ bị mề đay, bố mẹ cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và tuyệt đối kiêng:

6.Chữa mề đay ở trẻ em thế nào cho hiệu quả?

Xác định rõ yếu tố gây bệnh để tránh nguy cơ bệnh trở nặng hơn.

Kiêng các loại đồ ăn dễ gây dị ứng.

Bổ sung nhiều thực phẩm giàu Vitamin A, B, C và những loại đồ ăn dễ tiêu hóa, tính mát.

Tắm cho trẻ bằng nước mát, pha muối.

Không dùng xà bông tắm, nhất là những loại có chứa chất kích thích để không gây phản ứng cho da.

Không gãi ở vùng da bị mề đay để tránh khiến tình trạng thêm trầm trọng, thậm chí là viêm nhiễm.

Nên cho trẻ mặc quần áo dài, rộng rãi và thoáng mát.

Kháng cơn ngứa bằng cách cho trẻ uống Histamine. Trước khi uống cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng không mong muốn.

Còn đối với tình trạng bệnh mãn tính, bố mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa. Hơn nữa, khi trẻ bị mề đay thì chắc chắn hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị suy giảm, do vậy bố mẹ nên tăng cường thực phẩm có tác dụng củng cố hệ miễn dịch cho trẻ, kết hợp sử dụng những loại thảo dược giúp mát gan, giải độc,… Biện pháp này cũng sẽ giúp phòng ngừa mề đay tái phát và gây hại cho trẻ.

Có thể bạn đã bỏ lỡ:

Bệnh chốc lở ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị Bệnh viêm da liên cầu là gì? Triệu chứng, phương pháp điều trị

Nguồn: Skinfresh