Nội dung chính trong bài [ Ẩn ]
Theo các bác sĩ, ho ra máu là một trong những tình trạng bệnh lý thường gặp tại các khoa bệnh phổi hay tại khoa cấp cứu. Ho ra máu thường là triệu chứng biểu hiện một số bệnh: lao phổi, giãn phế quản, ung thư hay nhiễm trùng hô hấp. Đôi khi đây là biểu hiện của bệnh lý tim mạch như hẹp van tim.
Ho ra máu được biểu hiện bằng tình trạng khạc ra máu khi gắng sức ho, thường có bọt màu hồng hoặc đỏ tươi. Trước khi ho người bệnh có các triệu chứng: nóng rát sau xương ức, đau ngực, ngứa cổ họng. Số lượng máu sẽ giảm dần theo cơn ho và cuối cùng sẽ hết.
Ho ra máu cần phân biệt để tránh nhầm lẫn với các triệu chứng: khạc ra máu từ đường mũi, họng (máu khạc dễ dàng mà không cần gắng sức ho; khạc máu kèm các bệnh lý chảy máu vùng mũi họng dễ dàng phát hiện như chảy máu cam; bệnh về răng, lợi; bệnh polip mũi,…). Triệu chứng nôn ra máu (thường máu có lẫn thức ăn, không có bọt. Trước khi nôn bệnh nhân có đau bụng hoặc có tiền sử mắc các bệnh về tiêu hóa như xơ gan, loét dạ dày – tá tràng, dùng thuốc giảm đau kéo dài…).
1. Bệnh lao phổi
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm lao cao trên Thế giới nên lao phổi là nguyên nhân gây ho ra máu phổ biến nhất ở người Việt. Người bệnh cần nghĩ đến bệnh lao phổi khi triệu chứng ho ra máu đi kèm với: ho, khạc đờm trên 2 tuần; gầy sút; kém ăn; mệt mỏi; sốt nhẹ về chiều; ra mồ hôi đêm; đau tức ngực,…Máu màu đỏ tươi hoặc đờm vướng máu có thể từ ít đến nhiều.
3. Bệnh ung thư phổi
Đây là bệnh lý ác tính, diễn tiến âm thầm, giai đoạn đầu ít có triệu chứng báo trước, khi được phát hiện thì bệnh đã vào giai đoạn cuối. Bệnh hay gặp ở những người nghiện thuốc lá, thuốc lào. Giai đoạn muộn, bệnh gây triệu chứng ho kéo dài, đau tức ngực, khó thở, sút cân, ho ra máu với lượng ít.
Các bệnh lý như viêm phổi hoại tử, viêm phế quản cấp hoặc mạn tính, áp xe phổi, nấm phổi cũng gây ho ra máu. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng: sốt, ho, khạc đờm mủ, đau ngực khi ho, hít sâu và thay đổi tư thế.
Ho ra máu đặc biệt nguy hiểm nên khi gặp triệu chứng này người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, làm các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh như chụp X-quang ngực, soi cấy đờm, chụp CT ngực, nội soi phế quản hay siêu âm tim…để được xử lý kịp thời, phòng ngừa biến chứng và hạn chế nguy cơ tử vong.
Để được chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn, Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, kính mời đọc giả liên hệ Tổng đài tư vấn miễn phí: 18000055
*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh