Top 12 # Mất Trí Trong Bệnh Alzheimer Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Bệnh Mất Trí Nhớ Alzheimer Có Di Truyền Không?

Cập nhật vào 07/12

Alzheimer là bệnh thoái hóa cả não bộ không phục hồi, gây nên chứng sa sút trí tuệ thường gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên hiện nay thì bệnh ngày càng có nguy cơ trẻ hóa, bằng chứng là rất nhiều người trẻ ở độ tuổi 30-40 mắc căn bệnh này. Bệnh Alzheimer được đặc trưng bởi sự tổn thương của các tế bào ở vỏ não và những cấu trúc xung quanh làm sa sút trí nhớ, giảm phối hợp vận động, giảm các cảm giác và nhận cảm sai…và cuối cùng là mất trí nhớ hoàn toàn.

Có rất nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố để mắc bệnh Alzheimer có thể kể đến như: tuổi tác, tiền sử gia đình, chấn thương đầu, bệnh tim mạch, ăn uống thiếu chất… Bệnh Alzheimer sẽ gây ra một số dấu hiệu triệu chứng cho người mắc bệnh như: suy giảm trí nhớ, thay đổi tính cách, mất định hướng về không gian và thời gian, mất năng lực sáng tạo… ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và công việc hàng ngày của người bệnh.

Hiện nay thì y học vẫn chưa nghiên cứu được loại thuốc để đặc trị căn bệnh này, người bệnh có thể sử dụng thuốc hỗ trợ và có chế độ sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của mình.

Các yếu tố như tuổi tác, giới tính, chủng tộc, di truyền… cũng là một trong những nguyên gây bệnh Alzheimer. Trong đó yếu tố di truyền chiếm 40%. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu trong gia đình có bố, mẹ hoặc anh, chị mắc bệnh Alzheimer thì các thành viên còn lại trong gia đình sẽ có nguy cơ bị bệnh này cao hơn so với người gia đình không có tiền sử mắc bệnh là 40%. Đại học Y Kansas, Mỹ đã tiến hành thực hiện nghiên cứu trên 53 người mắc bệnh mất trí nhớ trong hai năm. Tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều trên 60 tuổi, trong đó có 32 người gia đình chưa từng có người mắc bệnh Alzheimer, 11 người có mẹ và 10 người có cha đã từng mắc bệnh Alzheimer. Tất cả các bệnh nhân đều được kiểm tra khả năng nhận thức và được tiến hành quét não. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người mà trong gia đình có tiền sử mắc bệnh Alzheimer thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn 4 đến 10 lần so với những người mà gia đình không ai mắc bệnh. Do đó nếu trong gia đình có người bị mắc bệnh Alzheimer bạn cần lưu ý những dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh này là suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy và nhận thức để được điều trị kịp thời.

Như đã nói ở trên Alzheimer là bệnh có tính di truyền rất cao do đó nếu trong gia đình có người bị bệnh Alzheimer bạn cần có biện pháp thay đổi lối sống để phòng ngừa Alzheimer hiệu quả. Chúng ta cần biết não bộ là cơ quan quạn trọng nhất của cơ thể. Để hoạt động của não bộ được diễn ra bình thường và ổn định thì yếu tố dinh dưỡng là cơ bản và quan trọng nhất. Bên cạnh đó bạn cũng nên tập thể dục đều đặn, giữ cho tinh thần thật thoải mái, luôn đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh để cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu cho não bộ phát triển. Kiểm tra sức khỏe định kì để có thể đánh giá sức khỏe toàn diện bản thân, có biện pháp điều trị kịp thời nếu phát hiện bệnh.

Tinh Dầu Tỏi Ngăn Ngừa Bệnh Mất Trí Nhớ Alzheimer

Tinh dầu tỏi ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Alzheimer là chứng bệnh mất trí nhớ rất nguy hiểm, bệnh xuất hiện ở độ tuổi trên 65 và gây tử vong đứng thứ 6 trong các loại bệnh trên Thế giới. Hiện ở Việt Nam rất nhiều người lớn tuổi mắc chứng bệnh này. Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Viện Sức khỏe tâm thần, người bệnh Alzheimer dẫn đến khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin hằng ngày. Ngay cả khi hồi tưởng liên tục, mọi thứ đều dễ dàng bị lãng quên. Đây là một trong những dấu hiệu đáng sợ của bệnh Alzheimer. Thế nhưng, hơn một nửa số người bệnh không biết mình mắc bệnh bởi đây là bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Bệnh Alzheimer chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có thể dùng thuốc để cải thiện triệu chứng, giảm tốc độ tiến triển của bệnh.

Mình có người Bác bị chứng bệnh Alzheimer. Cả đời Bác lăn lộn để nuôi con ăn học, tới khi đến tuổi nghỉ hưu, con cái thành đạt, cứ tưởng được an dưỡng tuổi già bên con cháu thì căn bệnh Alzheimer ập đến. Bác lúc nhớ lúc quên, hay nhầm lẫn thứ này với thứ kia, khi trở nặng không còn nhớ vợ con là ai. Gia đình luôn phải có người ở bên cạnh để chăm sóc Bác những việc ăn uống vệ sinh hàng ngày. Mỗi lần tới thăm nhìn Bác mà thương vô cùng.

Đúng là bệnh tật không trừ một ai, tuy nhiên nếu chúng ta ý thức về sức khỏe và chủ động hơn để chăm sóc bản thân và gia đình thì bệnh tật sẽ thuyên giảm hơn rất nhiều. Lời khuyên từ các chuyên gia, để phòng chống bệnh Alzheimer mọi người, đặc biệt là người cao tuổi cần tăng cường luyện tập thể chất; thường xuyên đọc sách báo và tham gia các trò chơi trí tuệ; không hút thuốc lá; ăn uống lành mạnh; hạn chế stress và sống vui vẻ, hòa đồng; bổ sung Vitamin E và các chất chống oxy hóa khác để làm chậm tốc độ tiến triển của Alzheimer vừa và nặng.

Theo nghiên cứu của The Journal of Nutrition ( Chuyên nghiên cứu về Dinh Dưỡng của Mỹ), tinh chất chống lão hóa trong tỏi, không chỉ chống lại bệnh tim mạch, mà còn làm giảm tỷ lệ mắc chứng sa sút trí tuệ và mất trí nhớ Alzheimer. Trong tỏi chứa các dưỡng chất thiết yếu như vitamin C, B1, B6, E, sắt, phốt pho và đặc biệt là hoạt chất kháng sinh tự nhiên allicin. Tỏi có khả năng bảo vệ hồng cầu không bị oxy hóa và khống chế các chất tự do sinh ra trong quá trình oxy hóa để các phần tử tự do này không tác động đến quá trình lão hóa.

Tinh dầu tỏi là một chế xuất khá ưu việt từ củ tỏi, tinh dầu tỏi với công nghệ chiết xuất tốt sẽ giữ lại được các chất tinh túy của củ tỏi và loại bớt các chất cặn bã không cần thiết ra ngoài. Tỏi hay tinh dầu tỏi còn giúp làm giảm lượng cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt để dọn dẹp các mảng xở vữa động mạch. Quá trình đó giúp làm giảm các cục máu đông, giúp máu được lưu thông lên não tốt hơn. Tỏi hay tinh dầu tỏi còn được coi là thực phẩm giúp bổ não, chống già nua hiệu quả, tinh dầu tỏi ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ Alzheimer.

TINH DẦU TỎI CÓ TÁC DỤNG GÌ KHÁC BIỆT ĐẬP TAN BỆNH TẬT Cách uống tinh dầu tỏi đạt hiệu quả tối ưu Tại sao tinh dầu tỏi làm giảm cholesterol cao? Lê Thị Quỳnh Trang- Nhà sáng lập Tinh dầu tỏi Hepura

Tư vấn miễn phí: http://m.me/DauToiHepura

Website: http://hepura.com

Hotline: 0989 365 758 (24/24)

Email: dautoihepura@gmail.com

Tìm hiểu thêm về tôi: http://lethiquynhtrang.com

Phòng Tránh Mất Trí Nhớ Và Bệnh Alzheimer Theođinh Vinh Quang

Trí nhớ hình thành như thế nào?

Trí nhớ của chúng ta trước khi có được phải trải qua một quá trình hình thành. Khi chúng ta thấy một sự vật hoặc một hiện tượng, bộ não sẽ ghi nhớ những điều này và tiếp đó sẽ củng cố lại những gì chúng ta thấy và nghe.Nếu chúng ta lặp đi lặp lại điều này thì nó sẽ chuyển từ trí nhớ tạm thời thành trí nhớ dài hạn, và sau đó nó sẽ gợi nhớ cho ta một vấn đề mà ta đã gặp hay đã trải qua rồi thì lúc ấy trí nhớ sẽ được hình thành.

Có bao nhiêu loại trí nhớ?

Cho đến bây giờ, người ta chia trí nhớ thành 3 loại: thứ nhất đó là trí nhớ tức thì. Tức là khi ta nói một điều gì đó cho bạn mình nghe mà bạn mình lặp lại được đúng những gì mình nói có nghĩa là bạn mình có trí nhớ tốt.Thứ hai đó là trí nhớ gần, có nghĩa là khi ta kể cho một ai đó ngh để người đó nghe. Ngoài ra, ta cũng yêu cầu họ kể lại những sự kiện vừa xảy ra gần đây. Sau đó, ta yêu cầu người đó kể lại đúng như câu chuyện ta kể. Nếu người đó kể đúng câu chuyện thì đó gọi là trí nhớ gần.Thứ ba đó là trí nhớ dài hạn, ví dụ như chúng ta nhớ lại kỷ niệm đẹp từ thời thơ ấu hoặc ông bà ta nhớ lại kỷ niệm thời chiến tranh.

TS.BS Đinh Vinh Quang – trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115

Trí nhớ lưu trữ ở vị trí nào trong não bộ?

Khi có một sự va đập vào bộ não của chúng ta mà gây ảnh hưởng đến hai cực thái dương hoặc thùy trán ở phía trước thì sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ của chúng ta. Trí nhớ ở vùng neuron hệ thần kinh sẽ được chuyển về vùng hải mã để trở thành trí nhớ dài hạn. Khi những vùng thái dương hoặc vùng trán trước bị va đập mạnh, thì trí nhớ sẽ bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu của bệnh Alzheimer?

Đôi khi chúng ta quên vài việc trong cuộc sống hằng ngày hay chỉ quên trong thời gian ngắn thì đây không phải căn bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ.Nhưng khi sự lãng quên này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt mỗi ngày của chúng ta như không nhớ đường về nhà thì phải coi chừng đây là bệnh lý sa sút trí tuệ – Alzheimer.Để phân biệt được rối loạn trí nhớ với bệnh Alzheimer, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm bài test. Nếu bệnh nhân này trả lời được hết câu hỏi của bác sĩ, thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ thì sẽ dựa vào thang điểm đánh giá trí nhớ để chẩn đoán.Bệnh Alzheimer thường gặp ở những người hơn 65 tuổi, những người bị mất trí nhớ sau tai nạn, bị viêm não, hoặc tiền sử gia đình có người thân đã mắc bệnh lý này rồi. Bệnh nhân có thói quen xấu, chẳng hạn như hút thuốc hoặc mắc các bệnh về mạn tính như tim mạch, suy thận, suy gan, viêm gan,… dễ mắc bệnh Alzheimer.

Các cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh Alzheimer?

Để chẩn đoán bệnh Alzheimer thì ta sẽ dựa vào chẩn đoán lâm sàng là chính. Các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm test, thậm chí họ sẽ cho các câu hỏi và yêu cầu để bệnh nhân thực hiện. Họ sẽ dựa vào các câu trả lời của bệnh nhân rồi chẩn đoán bệnh nhân có bị Alzheimer hay không.Bác sĩ cũng có thể cho làm cận lâm sàng CT scan não, chụp MRI não, ví dụ như PET scan. Những phương pháp này sẽ giúp bác sĩ trong việc chẩn đoán.Khi so sánh não người thường với lại người bị mắc Alzheimer thì ở người bị bệnh Alzheimer sẽ có hiện tượng teo não ở vùng thùy thái dương và vùng hồi hải mã.

Những yếu tố nào có thể dẫn đến bệnh Alzheimer?

Những người hơn 65 tuổi dễ mắc Alzheimer, nhưng không có nghĩa người trẻ tuổi không gặp căn bệnh này. Những người có nguy cơ cao là do có thói quen sinh hoạt xấu, chẳng hạn như không tập thể dục, không tập những thói quen giúp cho trí não hoạt động ví dụ như đọc sách, ít tham gia các trò chơi về trí não, trò chơi về thể chất…Những người dễ mắc Alzheimer sớm là do hút thuốc nhiều, bị tim mạch, huyết áp, tiểu đường, chấn thương đầu và hệ thần kinh trung ương…Còn ở giới trẻ bị mắc bệnh Alzheimer là vì bị stress, khi nhiều việc quá ta sẽ không thể giải quyết được nhiều công việc cùng một lúc. Lúc thì ta làm việc A, lúc thì ta làm việc B và ta sẽ không xử lý thông tin kịp. Điều này sẽ dẫn đến suy giảm trí nhớ.Những người bị mất ngủ thường xuyên, thiếu máu não, thiếu oxy sẽ làm giảm trí nhớ.Khi ta dùng chất kích thích cũng gây ảnh hưởng đến trí nhớ, đặc biệt là giới trẻ.

Điều trị bệnh Alzheimer như thế nào?

Hiện nay, bệnh lý Alzheimer chỉ có thể được điều trị làm cho chậm lại chứ chưa có phương pháp chữa khỏi. Nếu nói về điều trị, ta dùng thuốc kháng men.Trong quá trình điều trị, ta có thể tham gia các câu lạc bộ ngoài trời, giao tiếp, chơi cờ thậm chí đọc sách, hoặc ngoại ngữ… Những hoạt động đó sẽ giúp chúng ta làm chậm lại sự lão hóa của não.

Mất trí nhớ do chấn thương sọ não có hồi phục trí nhớ được không?

Khả năng hồi phục trí nhớ sau chấn thương sọ não tùy thuộc vào vị trí của chấn thương. Vùng não đảm trách trí nhớ đó là vùng hai bên thái dương và thùy trán ở phía trước của chúng ta. Nếu như chấn thương sọ não chỉ ảnh hưởng đến vùng não khác, ít ảnh hưởng đến các neuron, tế bào hệ thần kinh, đảm trách nhiệm vụ trí nhớ thì trí nhớ của chúng ta ít/ không bị ảnh hưởng.Nếu các tế bào não này chết đi thì sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ của chúng ta, không có khả năng hồi phục sau chấn thương.

Cách khắc phục hiện tượng mất trí nhớ ở phụ nữ sau sinh?

Người hơn 65 tuổi cần làm gì để cải thiện trí nhớ?

Với những người 65 tuổi, để chống lại bệnh suy giảm trí nhớ, chúng ta cần chăm sóc sức khỏe thần kinh song song với sức khỏe thể chất.Nếu nói về chăm sóc sức khỏe tinh thần chúng ta đọc sách mỗi ngày, tham gia các trò chơi và gameshow, giao tiếp người với người. Quan trọng hơn, mọi người nên hạn chế làm những công việc gây áp lực căng thẳng. Chúng ta cũng nên tham gia hoạt động ngoài trời và đi du lịch để giảm bớt stress.

Giấc Ngủ Có Liên Quan Đến Bệnh Mất Trí Nhớ Alzheimer Không?

Các nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới tiếp tục chỉ ra tầm quan trọng của giấc ngủ và ảnh hưởng của việc thiếu ngủ đến sức khỏe tinh thần của chúng ta.

Nhiều người trong chúng ta hiểu cảm giác sau một đêm mất ngủ lờ đờ như thể xác sống zombie là có thật. Khi thức trắng một đêm, đầu chúng ta có thể nổ tung, khả năng phán đoán kém, mất tập trung, trí nhớ giảm sút, suy nghĩ sáng tạo và khả năng phản biện suy yếu như mớ bòng bong.

Để khắc phục tình trạng này, con người thường tìm đến vài tách cà phê và ngủ bù một đêm ngon giấc ngày hôm sau để xua tan tất cả các triệu chứng trên, sẵn sàng chinh phục những chuỗi ngày sắp tới. Nhưng điều gì xảy ra nếu những đêm mất ngủ này vẫn không dừng lại? Chúng có thể ảnh hưởng đến tâm trí của con người không chỉ trong ngắn hạn mà cả về lâu dài, theo một cách rất nghiêm trọng.

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra sự tương quan giữa tình trạng thiếu ngủ và bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Cho đến nay, các nghiên cứu vẫn tiếp tục được thực hiện nhưng nhiều chỉ số then chốt cho thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa hai yếu tố này.

Năm 1906, một phụ nữ tên Auguste Deter là người đầu tiên được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer. Trong nhiều năm, cô là bệnh nhân của Bác sĩ Alois Alzheimer. Trong thời gian này, anh đã quan sát thấy những hành vi kỳ quặc như mất trí nhớ, thiếu ngủ , trạng thái thực vật và ảo giác của bệnh nhân. Với sự hỗ trợ của hai bác sĩ người Ý, bác sĩ Alzheimer đã kiểm tra não của cô và tìm thấy những đám rối dị thường trong mô thần kinh. Ngày nay chúng được biết đến là các mảng amyloid và rối tau, hai yếu tố xác thực chính của chẩn đoán Alzheimer hiện đại.

Một trong nhiều triệu chứng của bệnh Alzheimer là thiếu ngủ hoặc thay đổi thói quen ngủ.. Điều này có thể bao gồm những thay đổi trong chu kỳ thức – ngủ cũng như cảm thấy mệt mỏi trong ngày. Bệnh nhân Alzheimer cũng có thể khó ngủ vào ban đêm hoặc ngủ trưa.

Một người mắc bệnh Alzheimer thì việc mất các mô não dẫn đến mất khả năng nhận thức và cũng có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ / thức, gây ra các vấn đề về giấc ngủ, mộng du vào ban đêm và tâm lý kích động.

Mới đây, khoa học đã chứng minh mối liên hệ giữa bệnh Alzheimer và thiếu ngủ. Hệ thống thần kinh trung ương có một con đường loại bỏ chất thải được gọi là hệ thống glymphatic. Chức năng này để loại bỏ các protein độc hại như beta-amyloid và một loại chất đạm gọi là ‘tau’ khi cơ thể ngủ, đặc biệt là trong giai đoạn Non-REM của chu kỳ giấc ngủ

Những phát hiện của các nghiên cứu này cho thấy sự gia tăng của lượng protein tau độc hại và chất thải chuyển hóa beta-amyloid. Một nghiên cứu gần đây của Mayo Clinic trên 288 người tham gia từ 65 tuổi trở lên cho thấy những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có lượng protein tau trong não cao hơn 4,5% so với những người không bị ngưng thở khi ngủ.

Một nghiên cứu nhỏ hơn với 20 người tham gia, độ tuổi từ 22 đến 72, được thực hiện bởi Viện Y tế Quốc gia đã ghi nhận sự gia tăng 5% protein beta-amyloid sau khi những người tham gia không ngủ khoảng 31 giờ.

Kết quả của nghiên cứu này và các nghiên cứu khác tựa như câu hỏi không hồi kết theo kịch bản “con gà có trước hay quả trứng có trước?”. Liệu có phải sự gia tăng độc tố não gây ra thiếu ngủ? Hoặc là rối loạn giấc ngủ làm tăng protein tau và beta-amyloid? Bằng chứng ban đầu tạm thời cho thấy mối liên hệ có thể bắt đầu từ 2 phía: Các mảng bám của Alzheimer làm gián đoạn giấc ngủ và thiếu ngủ thúc đẩy sự gia tăng các mảng bám của Alzheimer.

Bệnh Alzheimer không phải là một phần tự nhiên của lão hóa. Mặc dù giống những căn bệnh khác, rủi ro mắc bệnh sẽ tăng lên khi ta già đi. Một trong những lý do chính khiến bệnh Alzheimer gia tăng quá nhanh là do mọi người sống lâu hơn và tuổi thọ càng lớn thì khả năng mắc bệnh Alzheimer càng cao.

Ngay cả khi bệnh Alzheimer có thể được điều trị hoặc phòng ngừa một cách hiệu quả, số người mắc bệnh này sẽ vẫn tăng đáng kể nếu xu hướng dân số hiện nay tiếp tục già hóa. Tuổi ngày càng cao là yếu tố quan trọng nhất khiến tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Các chuyên gia đồng ý rằng khi con người già đi, họ bắt đầu dành ít thời gian hơn cho những giấc ngủ sâu. Chính trong giai đoạn phục hồi giấc ngủ này, hệ thống glymphatic sẽ loại bỏ các độc tố có hại ra khỏi não.

Nghiên cứu này giúp thu hẹp khoảng cách giữa giấc ngủ sâu và hệ bạch huyết. Nghiên cứu của họ chứng minh cách thức hai yếu tố tương quan này có khả năng ảnh hưởng đến bệnh Alzheimer khi một người già đi.

Khi nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer , việc chi tiêu tăng lên là điều đương nhiên. Vào năm 2050, dự kiến ​​nếu căn bệnh này tiếp tục tăng theo mức hiện tại, chính phủ Hoa Kỳ sẽ chi hơn 1 nghìn tỷ đô la để ngăn ngừa và điều trị bệnh Alzheimer.

Hiển nhiên chúng ta sẽ cần thực hiện nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn để chắc chắn điều này, nhưng bằng chứng cho thấy rằng điều này rất có thể. Nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Y tế Đại học Rochester chỉ ra rằng con đường glymphatic có thể được khai thác bằng cách cải thiện thói quen ngủ, về mặt lý thuyết, nó làm giảm sự tích tụ độc tố trong não. Đây sẽ là một kết quả đáng hy vọng để thực hiện các xét nghiệm và thử nghiệm lâm sàng bổ sung.

Nói ngắn gọn: Bệnh Alzheimer và nhiều tình trạng y học khác có thể được ngăn chặn hoặc làm chậm lại bằng cách ngủ đủ giấc vào ban đêm. Điều này có thể cải thiện đáng kể sức khỏe của bạn và chất lượng cuộc sống nói chung. Tuy nhiên, bạn không nên quá hoảng loạn nghĩ rằng mình có thể có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer bởi vì giống như hầu hết mọi người, bạn không ngủ đủ giấc. Hãy nhớ rằng nghiên cứu này vẫn còn mới và vẫn còn nhiều điều khác cần khám phá.

Hãy đi ngủ sớm ngay ngày hôm nay lúc 10 giờ tối. Sau đó làm lại vào ngày mai, và tối hôm sau, và tối hôm sau. Và cứ thế. Nếu điều này không thể giúp chống lại bệnh Alzheimer thì nó vẫn có thể giúp bạn cảm thấy khỏe hơn, giúp ngăn ngừa nhiều chứng bệnh khác.