Top 10 # Mặt Đỏ Là Triệu Chứng Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Mặt Nổi Mụn Đỏ Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?

Chào bác sĩ ạ, Mặt em bỗng nổi những mụn đỏ ở 2 bên má và cằm, không đau, không ngứa, trán thì không. Liệu em bị bệnh gì ạ?

Chào Kiều Chinh,

Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn: sự gia tăng bài tiết chất bã nhờn ở hệ thống nang lông tuyến bã, môi trường (ô nhiễm và ánh nắng mặt trời gay gắt), chế độ ăn uống sinh nhiệt (đồ biển, đồ cay, cafe, bia rượu), nghỉ ngơi không hợp lý (thức khuya), hóa chất kích ứng da (sữa rửa mặt, mỹ phẩm không phù hợp), nội tiết tố không ổn định (tuổi dậy thì, stress…) dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn ngay lỗ chân lông làm sinh mụn. Cũng có khi đây không phải là mụn mà là 1 dạng sẩn hồng ban đặc biệt, ví dụ như lupus ban đỏ hệ thống, thường tập trung dạng cánh bướm trên mặt khi tiếp xúc với ánh nắng.

Như vậy, nên khám bác sĩ Da liễu để bác sĩ thăm khám trực tiếp cho em mới chẩn đoán xác định và điều trị thích hợp. Song song đó, em cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa mặt với nước sạch khi đi ngoài đường bụi bặm về, ăn đồ nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế đồ cay nóng và dầu mỡ, không rượu bia, không thuốc lá, không thức khuya, sống vui vẻ.

Thân mến.

Mụn sẽ nổi lên khi lỗ chân lông của bạn chứa một loại dầu, còn được gọi là bã nhờn, công dụng của nó là bôi trơn cho da và tóc. Khi tới tuổi dậy thì, một lượng lớn hormone được sản sinh dẫn tới da tiết ra bã nhờn vượt mức cần thiết và mụn trứng cá sẽ mọc lên nhiều hơn.

Để chăm sóc da mụn đúng cách, bạn nên:

– Rửa vùng da bị mụn ít nhất 2 lần/ ngày: 1 lần vào buổi sáng, lần còn lại vào buổi chiều tối lúc đi tắm hay sau khi đi học, đi làm về.– Rửa sạch da ngay sau khi bạn vừa chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động đổ nhiều mồ hôi. Ngoài ra, bạn cũng chú ý vệ sinh các dụng cụ thể thao (đệm vai, dây đeo mũ bảo hiểm…) và vật dụng xung quanh thường tiếp xúc với da vì chúng có thể khiến tình trạng mụn nặng hơn.

Thói quen chăm sóc da mụn đúng sẽ góp phần giúp bạn cải thiện tình trạng mụn đáng kể:

– Không chà xát da bằng khăn rửa mặt do có thể gây kích ứng da và mụn– Cố gắng không nặn mụn– Vệ sinh hoặc thay đổi áo gối– Các phương pháp loại bỏ, thu nhỏ hay “làm sạch” lỗ chân lông KHÔNG được khuyến nghị

Nếu bạn có ý định sử dụng thuốc hoặc những phương pháp điều trị mụn, cũng như đang cảm thấy tình trạng mụn ngày càng nặng, hãy đến thăm khám bác sĩ da liễu để được nhận những lời khuyên về chăm sóc da mụn và phương án điều trị thích hợp với tình trạng da của bạn nhé.

Triệu Chứng Chóng Mặt Là Bệnh Gì

+ Bệnh chóng mặt tư thế lành tính kịch phát

Nguyên nhân bệnh chóng mặt và biểu hiện?

Chóng mặt dấu hiệu của bệnh gì? Có r ất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh, đồng thời cũng chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác. Vậy chóng mặt là dấu hiệu bệnh gì? Các triệu chứng của chóng mặt có thể là bệnh sau đây:

+ Huyết áp thấp, thiếu máu, hạ đường huyết

+ Suy nhược cơ thể

+ Các bệnh lý về tai

+ Các bệnh lý về hệ thần kinh

+ Các bệnh lý về tim

+Tập thể dục cường độ cao

+ Say tàu xe, say nắng

+ Tác dụng phụ của thuốc

Ngoài ra triệu chứng bệnh chóng mặt còn là dấu hiệu của bệnh đa xơ cứng, đột quỵ, xuất huyết não, các khối u ác tính hoặc các rối loạn não khác

Các bệnh lý ở tai có thể gây chóng mặt như: nhọt ống tai, nút ráy trong tai nở ra khi gặp nước kích thích ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp tính,viêm tai dị ứng, viêm tai mạn tính, u thần kinh thính giác …

Nguyên nhân bệnh chóng mặt điển hình

Đây là bệnh diễn ra do sự tích tụ nhiều chất dịch trong tai, nó có thể gây ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, biểu hiện đặc trưng của bệnh lý này là cơn chóng mặt cao kéo dài hơn 30 phút đến vài giờ.

Đặc biệt, khi người bệnh bị bệnh viêm tai trong thì ngoài các triệu chứng như nghe kém, ù tai thì dịch tiết còn có thể gây ra cho người bệnh cảm giác chóng mặt ghê gớm.

Bệnh viêm thần kinh tiền đình: Đây là bệnh cho virus gây nên với nhiều triệu chứng và dấu hiệu nguy hiểm như chóng mặt cấp độ cao, kéo dài trong vài ngày, nôn mửa, cùng với buồn nôn.

– Tác dụng phụ khi dùng thuốc

Những loại thuốc có tác dụng gây chóng mặt khi sử dụng thuốc như: thuốc chống tăng huyết áp, điều trị trầm cảm, lợi tiểu…, một số kháng sinh như streptomycin, kanamycin, gentamycin…

Khi dùng thuốc trong thời gian dài cần thông báo lại với bác sĩ mức độ chóng mặt

Các nguyên nhân như: thiểu năng oxy não, thiếu máu não do tổn thương tuần hoàn, hạ huyết áp, tăng huyết áp, các bệnh về tim mạch …

Một số phương pháp điều trị bệnh chóng mặt hiệu quả

Cần tuân thủ chế độ sinh hoạt lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý để hạn chế nguyên nhân gây bệnh chóng mặt như:

+ Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có chất dinh dưỡng cao như hoa quả, rau xanh, trứng, thịt… và tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh. Đồng thời ăn nhiều hoa quả giúp bạn khắc phục bệnh chóng mặt

+ Ngủ đủ 8 tiếng/ngày và uống 2 lít nước trong ngày.

+ Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá…

+ Tránh tham gia các trò chơi và hoạt động thay đổi hướng, vị trí đột ngột như đu quay, lên xuống thang máy…

Ăn nhiều hoa quả giúp bạn khắc phục bệnh chóng mặt

Hướng dẫn cách xử lý nhanh chóng khi bị chóng mặt

Cần nằm xuống nghỉ ngơi ngay khi có dấu hiệu của chóng mặt, nằm cố định để giúp cơ thể không bị mất cân bằng thông qua việc nâng cao hai chân lên cao.

Ngoài ra nếu bạn bị chóng mặt thường xuyên thì bạn cần lưu ý những điều như sau:

– Cần vịn tay vào bất cứ thứ thứ gì có bên cạnh khi bị hoa mắt chóng mặt, rồi sau đốó từ từ ngồi xuống sàn, lưu ý đừng để ngã quỵ xuống sàn vì nó sẽ khiến bệnh trở nặng hơn.

– Tránh đột ngột đổi tư thế hay cúi đầu quá thấp,xoay đầu quá mức hay ngửa đầu lên trời.

– Khi bị chóng mặt cần tránh không nên lái xe, đi qua cầu có kích thước hẹp hoặc leo trèo cao bởi sẽ gây nguy hiểm cho bạn.

– Nếu các tình trạng hoa mắt, chóng mặt lâu lâu mới xuất hiện và chỉ thoáng qua rồi hết thì bạn chỉ cần tăng cường nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là bệnh sẽ tự khỏi.

– Cần tăng cường nghỉ ngơi nếu tình trạng hoa mắt chóng mặt thường xuyên kéo dài, có thể lên đến hơn 30 phút thì bạn nên đi bệnh viện và điều trị kịp thời để tránh nguy hiểm cho tính mạng.

Nếu có dấu hiệu chóng mặt thường xuyên bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin điều trị bệnh tại địa chỉ website: khoathankinh .com và hotline 1900.2838, với đội ngũ y bác sĩ lâu năm, uy tín trong việc trị bệnh cùng cơ sở vật chất chất lượng bệnh viện An Việt sẽ đem lại cho bạn sự yên tâm khi đến điều trị.

Chóng Mặt Ù Tai Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì?

5 nguyên nhân gây chóng mặt ù tai

Tình trạng ù tai chóng mặt đang trở nên rất phổ biến hiện nay và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân gây ù tai chóng mặt như do chấn thương sọ não, do các bệnh tai, do mệt mỏi, áp lực, căng thẳng,…

1/ Chóng mặt ù tai do các bệnh về tai

Tình trạng ù tai chóng mặt đang trở nên rất phổ biến hiện nay và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân gây ù tai chóng mặt như do chấn thương sọ não, do các bệnh tai, do mệt mỏi, áp lực, căng thẳng,…

2/ Do các chứng bệnh mạch máu

Các bệnh mạch máu như rối loạn tuần hoàn máu, giãn tĩnh mạch tai, u hình cầu tĩnh mạch cổ, u mạch máu,… gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu nuôi não và tai, từ đó dễ dẫn tới tình trạng ù tai và chóng mặt. Đặc biệt, nếu tai trong bị thiếu máu thì tình trạng này còn trở nên trầm trọng hơn kèm theo triệu chứng nôn ói.

3/ Chấn thương gây triệu chứng chóng mặt ù tai

Những chấn thương vỡ nền sọ vừa gây ảnh hưởng đến tai vừa ảnh hưởng đến não bộ, dễ gây ra tình trạng chóng mặt, nôn ói, ù tai. Tình trạng này sẽ kéo dài vào tuần rồi dần thuyên giảm do có sự bù trừ của tai đối bên.

4/ Do tác dụng phụ của thuốc

Theo các chuyên gia cho biết, có một số loại thuốc trong quá trình sử dụng để điều trị bệnh có thể dẫn tới chứng ù tai, sụt giảm thính giác, chóng mặt, khó chịu như Steptômicin, Gentamicin, …. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn ngưng sử dụng thuốc.

5/ Chóng mặt ù tai do thường xuyên sử dụng các chất kích thích

Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,… vừa không tốt cho sức khỏe lại dễ dẫn tới tình trạng ù tai chóng mặt. Nguyên nhân là do khi hút thuốc lá hàm lượng oxy trong máu giảm, trong khi đó vi tế bào trong tai lại hết sức nhạy cảm với oxy và não cần được cung cấp đủ máu để hoạt động. Do vậy, để hạn chế và khắc phục tình trạng này, bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích. Viêm amidan mãn tính có nên cắt không?

Chóng mặt ù tai do chứng rối loạn tiền đình

BS.Nguyễn Thanh Xuân cho biết, rối loạn tiền đình trung ương là do tổn thương trong não gây ra. Đây là bệnh lý thường gặp nhất với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não. Người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế thì bị choáng váng, chóng mặt, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não

Triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình

Chóng mặt là biểu hiện thường gặp nhất;

Mất thăng bằng, đi đứng không vững;

Mắt mờ khi cử động cổ và đầu;

Thấy buồn nôn, muốn ngất;

Thiếu tập trung;

Ù tai.

Ngồi xổm quá lâu khi đứng lên sẽ hoa mắt chóng mặt.

Mất ngủ,…

Đặc biệt, cần lưu ý tới những biểu hiện triệu chứng sau vì chúng có nguy cơ phát triển thành các bệnh nặng (tai biến động mạch não, u bướu não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa sơ cứng,…) :

Xuất hiện những cơn nhức đầu đột ngột;

Mờ mắt nhìn sự vật không rõ.

Thính giác giảm;

Mất khả năng định hướng về không gian và thời gian;

Khó khăn trong việc nói; -tay chân thường xuyên run rẩy;

Mất thăng bằng cơ thể-muốn ngã.

Các đầu ngón chân, tay có cảm giác tê dại.

Tức ngực, nhịp tim thất thường…

Trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn

Chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, nôn dữ dội, mở mắt ra thấy mọi vật quay cuồng đảo lộn…

Tùy theo nguyên nhân gây rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ chọn được hướng điều trị thích hợp. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, trường hợp nặng có thể sẽ cần phẫu thuật hoặc điều trị nội khoa. Bên cạnh đó người bệnh cần luyện tập để cải thiện bệnh tình hoặc ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đối với người bình thường.

Biện pháp phòng ngừa

Do đây không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng nên người mắc phải chính là người quyết định quá trình điều trị và phòng ngừa cho bản thân, thể hiện qua lối sống hàng ngày. Do vậy, giới chuyên khoa vẫn thường đưa ra những lời khuyên trong quá trình điều trị như:

Làm việc bằng mắt phải tuân theo luật 50/10, nghĩa là làm 50 phút phải nghỉ ngơi 10 phút. Đây cũng là lý do vì sao trong giáo dục người ta chia thời gian học bằng một tiết 45 phút.

Tập những môn thể dục thể thao có chấn động dưới gót chân.

Nên thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước.

Trong cuộc sống đừng quá cầu toàn mà nên cố gắng lạc quan trong mọi hoàn cảnh.

Phương pháp điều trị chứng chóng mặt ù tai

Các hoạt chất điều trị triệu chứng chóng mặt hay được sử dụng: Acetyl – DL – leucine: 500mg (ống tiêm, viên nén). Thuốc có tác dụng tốt đối với tất cả các trường hợp chóng mặt do bất kỳ nguyên nhân nào. Tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể dùng thuốc tiêm hoặc uống, thời gian điều trị tùy theo diễn biến lâm sàng. Chống chỉ định trong trường hợp quá mẫn với các thành phần của thuốc và trong trường hợp có thai.

Metoclopramide HCL: 10mg (ống tiêm, viên nén). Thuốc được chỉ định khi bệnh nhân chóng mặt có kèm theo buồn nôn và nôn.

Meclozine: viên nén 25mg, thuốc có tác dụng giảm triệu chứng chóng mặt và phòng say tàu xe.

Bétahistine dichlorhydrate viên nén 8mg, 16mg. Thuốc có thể dùng kéo dài từ 2 – 3 tháng, tùy từng trường hợp. Chống chỉ định trong trường hợp quá mẫn với thành phần của thuốc, u tủy thượng thận, loét dạ dày – tá tràng tiến triển, phụ nữ có thai.

Trimetazidine chlorhydrate viên nén 35mg. Tuy nhiên cần lưu ý, không nên dùng thuốc trong thời gian có thai và cho con bú.

Flunarizine: Thuốc được chỉ định trong điều trị nhức đầu Migraine và điều trị triệu chứng chóng mặt do các nguyên nhân khác. Chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân trầm cảm hoặc bệnh Parkinson. Không nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Các thuốc có tác dụng giãn mạch: ginkgo biloba viên nén 40mg; piracetam ống tiêm 3g hoặc viên nén 800mg.

Dẫn chất dihydroergotamin: được chỉ định trong trường hợp chóng mặt do hạ huyết áp tư thế hoặc nhức đầu Migraine. Chống chỉ định khi quá mẫn với thành phần của thuốc. Không nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Thuốc an thần kinh được sử dụng phối hợp trong vài ngày đầu để giảm triệu chứng lo lắng của bệnh nhân.

theo suckhoedoisong, baosuckhoe

tu khoa

chong mat u tai la do benh gi

nguyen nhan gay benh chong mat u tai

trieu chung benh chong mat u tai

Có thế bạn quan tâm :

Lupus Ban Đỏ Là Gì? Triệu Chứng Bệnh? Cách Điều Trị?

Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn mạn tính. Các triệu chứng của lupus ban đỏ hệ thống có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ. Cần kiên trì điều trị bệnh.

Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn mạn tính, không rõ nguyên nhân, gây tổn thương hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể và trong trường hợp nặng, có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Ở người mắc lupus ban đỏ hệ thống, hệ miễn dịch không giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ, gây bệnh mà quay ra chống lại cơ thể bằng cách sinh ra các kháng thể kháng lại các tế bào của hầu hết các cơ quan.

Các triệu chứng của bệnh lupus rất đa dạng, xuất hiện trên nhiều bộ phận, cơ quan của cơ thể, nhưng dấu hiệu điển hình nhất để nhận biết bệnh lupus là ban đỏ hình cánh bướm trên mặt.

Ban cánh bướm ở mặt, dấu hiệu đặc trưng của lupus ban đỏ hệ thống

Ngoài dấu hiệu điển hình nhất là ban cánh bướm, một số triệu chứng khác cũng có thể là dấu hiệu để hướng đến bệnh lupus. Các triệu chứng này có thể phát triển dần dần hoặc xuất hiện một cách đột ngột.

Những triệu chứng đó bao gồm:

– Các ban da màu đỏ xuất hiện trên cơ thể.

– Sốt không rõ nguyên nhân.

– Cứng, sưng đau các khớp.

– Các ban đỏ nặng và khó chịu hơn khi ra nắng.

– Ngón tay, chân chuyển màu trắng hoặc xanh khi bị lạnh hoặc căng thẳng.

– Nhức đầu, lú lẫn hoặc mất trí nhớ.

– Loét miệng.

– Sút cân bất thường.

Việc điều trị lupus phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mức độ triệu chứng, các cơ quan bị ảnh hưởng và mức độ mà bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của cơ thể người bệnh.

Mục tiêu điều trị đối với bệnh lupus mức độ nhẹ là giảm các triệu chứng phát ban, mệt mỏi và đau khớp, hạn chế các đợt tái phát của bệnh.

Để điều trị người bệnh cần:

– Thường xuyên tái khám tại các cơ sở chuyên khoa theo hướng dẫn của bác sỹ. Điều này sẽ giúp phát hiện và điều trị tốt bệnh, giúp hạn chế ảnh hưởng trên các cơ quan của cơ thể.

– Tránh ánh nắng mặt trời: người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu phải ra nắng, nên dùng kem chống nắng phổ rộng (chống cả tia UVA và UVB); đội mũ rộng vành để bảo vệ làn da.

– Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: dùng thuốc bôi cho các phát ban trên da; thuốc giảm đau, chống viêm không steroid khi bị đau khớp nhẹ, đau cơ và sốt; dùng thuốc corticoid liều thấp nếu các thuốc khác không có tác dụng. Những thuốc này đều có nhiều tác dụng không mong muốn, vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.

Nếu ở mức độ nặng, lupus có thể gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, thậm chí là đe dọa tính mạng.

Đối với những trường hợp này, người bệnh có thể phải dùng corticoid liều cao theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, dùng các thuốc ức chế miễn dịch.

Với những trường hợp mắc lupus ở mức độ nặng, người bệnh cần tuyệt đối điều trị theo chỉ định của bác sỹ để có thể chữa bệnh hiệu quả nhất.

Xu hướng dùng các sản phẩm hỗ trợ điều trị

Hiện nay trên thế giới có xu hướng sử dụng những sản phẩm từ tự nhiên do tính chất an toàn của nó. Những sản phẩm này có ưu điểm là rất an toàn, hầu như không có tác dụng phụ, không gây lệ thuộc, không tương tác với các thuốc khác. Với bệnh lupus, sản phẩm nổi bật được nhiều bệnh nhân tin dùng và cho hiệu quả tốt là thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Vì sao Kim Miễn Khang lại có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ? Đó là vì thành phần chính của sản phẩm này là sói rừng, một thảo dược được biết đến với tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. Cùng với đó là các thảo dược quý như thổ phục linh, hoàng bá, nhàu,… có tác dụng chống viêm, giảm đau,… Nhờ đó Kim Miễn Khang có tác dụng ổn định tốt bệnh lupus.

Kim Miễn Khang được nhiều bệnh nhân tin tưởng và cũng nhận được nhiều giải thưởng danh giá do các tổ chức uy tín trao tặng.

đã vinh dự nhận được giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng”

Để được tư vấn về bệnh lupus ban đỏ và mua sản phẩm Kim Miễn Khang, hãy gọi đến số 0971.780.331!