Top 5 # Mắt Đỏ Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Bạn Đã Biết Gì Về Triệu Chứng Đau Mắt Đỏ?

Đau mắt đỏ là một vấn đề nhãn khoa tương đối phổ biến trong những năm gần đây. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể bắt gặp nhiều triệu chứng đau mắt đỏ khác nhau.

Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ là tình trạng xảy ra khi kết mạc, lớp màng mỏng nằm giữa mí mắt và tròng trắng, bị viêm. Viêm khiến các mạch máu nhỏ (mao mạch) trong kết mạc trở nên nổi rõ bất thường. Điều này gây ra sự khó chịu cũng như sự xuất hiện của sắc tố hồng hoặc đỏ ở tròng trắng mắt, một trong những triệu chứng đau mắt đỏ đặc trưng. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

Những triệu chứng đau mắt đỏ phổ biến

Nhìn chung, nếu bị viêm kết mạc, bạn sẽ thấy cơ thể có các biểu hiện như:

Tròng trắng mắt chuyển đỏ hoặc hồng (do mao mạch giãn nở), tùy vào mức độ bệnh tiến triển

Mắt sưng tấy, thường là kết mạc và mí mắt

Tuyến lệ hoạt động quá mức dẫn đến tình trạng nước mắt chảy thường xuyên

Cảm giác có dị vật trong mắt

Thường dùng tay dụi mắt

Cảm thấy ngứa mắt, mắt bị kích ứng hoặc nóng rát

Mủ hoặc chất nhầy xuất hiện, khiến lông mi dính vào nhau, đặc biệt là vào buổi sáng

Không thoải mái khi đeo kính áp tròng hoặc kính không ở đúng vị trí trên mắt

Bên cạnh những biểu hiện thông thường như trên, mỗi loại viêm kết mạc còn có triệu chứng đau mắt đỏ đặc trưng riêng, bao gồm:

Đau mắt đỏ do nhiễm virus

Các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cúm, sốt, nhức đầu, đau nhức chân tay và đau họng có khả năng xảy ra cùng lúc với hiện tượng đau mắt đỏ

Thông thường bệnh sẽ phát ở một bên mắt và có nguy cơ lây sang mắt còn lại trong vài ngày tiếp theo

Nước mắt chảy ra bình thường, không đặc

Đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn

Thường xuất hiện mủ hoặc chất nhầy, dẫn đến tình trạng lông mi dính vào nhau

Đôi khi nhiễm trùng tai xảy ra

Đau mắt đỏ do dị ứng

Thường xảy ra ở cả hai mắt

Có thể gây ngứa dữ dội, chảy nước mắt liên tục và mắt sưng tấy

Có thể xảy ra với các triệu chứng dị ứng, chẳng hạn như ngứa mũi, hắt hơi, rát họng hoặc hen suyễn

Đau mắt đỏ do hóa chất gây ra

Có thể tiết ra nước mắt và chất nhầy

Hạch bạch huyết sưng: triệu chứng đau mắt đỏ hiếm gặp

Hạch trước tai trở nên sưng và hơi mềm. Bạn có thể cảm thấy dưới da nổi lên một hạt đậu. Các hạch bạch huyết là một phần của hệ miễn dịch của cơ thể với nhiệm vụ chống lại nhiễm trùng.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt nếu cơ thể biểu hiện những dấu hiệu như:

Tơ máu xuất hiện dày đặc ở tròng trắng của mắt

Mắt đau rát

Thị lực bị tác động mạnh

Những triệu chứng này đại diện cho tính nghiêm trọng của hiện tượng đau mắt đỏ. Lúc này, nếu không có sự can thiệp y tế kịp thời, viêm kết mạc có nguy cơ gây nên một số biến chứng rắc rối, chẳng hạn như sưng giác mạc.

Ngoài lề: Một số thông tin về viêm kết mạc

Đau mắt đỏ có thể là hệ quả từ vấn đề dị ứng, kích thích hoặc nhiễm trùng.

Nhiễm trùng mắt do vi khuẩn hoặc virus đôi khi còn có mối liên hệ với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục

Thuốc kháng sinh chỉ hoạt động hiệu quả nếu hiện tượng đau mắt đỏ ở bạn là do vi khuẩn gây ra. Đối với những trường hợp viêm kết mạc khác, loại thuốc này không thật sự hiệu nghiệm.

Các triệu chứng đau mắt đỏ thường chỉ kéo dài hai tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp cá biệt có thể lâu hơn.

Hai điều bạn cần ghi nhớ nếu bị viêm kết mạc là:

Lưu ý vấn đề vệ sinh, đặc biệt luôn rửa tay cẩn thận với xà phòng

Không dùng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm hay kể cả dụng cụ trang điểm và mỹ phẩm vì nó có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Ngứa Ở Đầu Mắt Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì?

Trang chủ

Hỏi đáp – Tư vấn

Ngứa ở đầu mắt là triệu chứng của bệnh gì?

Ngứa ở đầu mắt là triệu chứng của bệnh gì? Cho cháu hỏi, Cháu bị cận mỗi bên 4.75 và một bên 5.25. Hai năm nay mắt cháu không tăng độ. Tuy nhiên khoảng nửa năm gần đây, mắt cháu rất hay bị ngứa ở đầu mắt, nhất là khi cháu dụi vào đầu mắt. Khi đó cháu có cảm giác như hai đầu mắt bị tích bụi rất khó chịu, phải ấn vào cục bụi và dụi dụi mới đỡ :(. Mỗi lần như vậy cháu thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý nhưng chỉ đỡ một lúc thôi. Cháu có đi khám được chuyên gia kê thuốc viêm bờ mi, uống thì đỡ nhưng sau hết thuốc vẫn ngứa. Mỗi lần ngứa mắt sinh hoạt rất bất tiện và cháu phải dụi mắt mới hết, mặc dù biết dụi không tốt cho mắt. Chuyên gia cho cháu hỏi triệu chứng như vậy là bị làm sao và cách cải thiện? Cháu xin cảm ơn.

Ngứa ở đầu mắt là triệu chứng của bệnh gì? Cho cháu hỏi, Cháu bị cận mỗi bên 4.75 và một bên 5.25. Hai năm nay mắt cháu không tăng độ. Tuy nhiên khoảng nửa năm gần đây, mắt cháu rất hay bị ngứa ở đầu mắt, nhất là khi cháu dụi vào đầu mắt. Khi đó cháu có cảm giác như hai đầu mắt bị tích bụi rất khó chịu, phải ấn vào cục bụi và dụi dụi mới đỡ :(. Mỗi lần như vậy cháu thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý nhưng chỉ đỡ một lúc thôi. Cháu có đi khám được chuyên gia kê thuốc viêm bờ mi, uống thì đỡ nhưng sau hết thuốc vẫn ngứa. Mỗi lần ngứa mắt sinh hoạt rất bất tiện và cháu phải dụi mắt mới hết, mặc dù biết dụi không tốt cho mắt. Chuyên gia cho cháu hỏi triệu chứng như vậy là bị làm sao và cách cải thiện? Cháu xin cảm ơn.

GS.TS Đỗ Như Hơn :

Chào cháu,

Nguồn: Vnexpress

WIT – TĂNG CƯỜNG THỊ LỰC GIẢM MỜ, MỎI MẮT

Nước Tiểu Màu Đỏ Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì? Đi Tiểu Ra Máu

Theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu, màu sức nước tiểu thể hiện tình trạng của một cơ thể khỏe mạnh hay đang có vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt với tình trạng nước tiểu màu đỏ đang cảnh báo bạn mắc phải bệnh nguy hiểm.

Thông thường, nước tiểu có màu vàng nhạt, khi thấy nước tiểu có màu đỏ, hầu hết người bệnh đều cảm thấy bất an và lo lắng.

Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, thường xuyên thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe cần được khắc phục.

Theo thống kê, có đến 90% trường hợp nước tiểu có màu đò là do tiểu ra máu. Khi tiểu ra máu, nước tiểu sẽ chứa lượng lớn hồng cầu. Tùy vào tình trạng sức khỏe, căn nguyên gây ra mà người bệnh có thể quan sát hiện tượng bằng mắt thường hay không.

Thông qua mắt thường có thể nhìn thấy màu đỏ trong nước tiểu. Với trường hợp bệnh nặng, có thể nhìn thấy dây màu đỏ hay cục máu đông lẫn trong nước tiểu.

Không thể quan sát bằng mắt thường mà chỉ có thể nhìn thông qua kính hiển vi, hàm lượng hồng cầu ít do đó không thể làm thay đổi màu sắc của nước tiểu.

Do đó, nước tiểu màu đỏ có phải là tiểu ra máu, thì bạn cần thăm khám cụ thể. Nếu như, bạn quan sát bằng mắt thường thấy nước tiểu màu đỏ nguyên nhân do bệnh lý, thì chứng tỏ bạn đang bị tiểu ra máu đại thể.

Nguyên nhân nước tiểu màu đỏ ở nam giới

Không phải bất kỳ trường hợp nước tiểu màu đỏ nào cũng do tiểu ra máu gây nên. Khi nhận thấy hiện tượng này, người bệnh cần bình tĩnh, theo dõi sát sao các triệu chứng kèm theo.

Một số loại thực phẩm màu đỏ khi ăn vào sẽ khiến nước tiểu chuyển sang màu đỏ như: rau dền đỏ, quả mâm xôi, quả thanh long,…Nếu như bạn ăn những loại thực phẩm này số lượng nhiều thì khi đi tiểu sẽ thấy nước tiểu có màu đỏ.

Trong trường hợp này, bạn không cần quá lo ngại, bởi sau khi đào thải hết thì nước tiểu của bạn sẽ dần chuyển sang trạng thái bình thường.

Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh có thể khiến nước tiểu bị thay đổi về màu sắc. Lúc này, bạn sẽ thấy nước tiểu của mình có màu xanh hoặc màu đỏ.

Với nguyên nhân khiến nước tiểu có màu đỏ này, bạn cũng không nên hoang mang, lo lắng.

Bạn có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ để chuyển sang sử dụng những loại thuốc phù hợp với mình hoặc ngưng sử dụng thuốc nước tiểu sẽ trở về trạng thái bình thường.

Với những chị em phụ nữ tới chu kỳ kinh nguyệt, khi đi tiểu sẽ thấy nước tiểu có màu đỏ, máu lẫn trong nước tiểu, chủ yếu đây là máu kinh. Tùy vào từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt mà nước tiểu sẽ có màu đỏ, màu hồng hay màu nâu.

Đây là điều hết sức bình thường, sau khi qua chu kỳ kinh nguyệt bạn sẽ thấy nước tiểu không còn màu đỏ nữa.

Luyện tập thể dục thể thao quá sức

Luyện tập thể dục thể thao là điều cần thiết và rất tốt để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn luyện tập quá sức sẽ khiến hồng cầu lẫn vào đường tiểu và khiến cho nước tiểu có màu đỏ.

Với nguyên nhân này, bạn nên điều chỉnh lại cường độ tập cũng như lựa chọn các bài tập phù hợp với thể lực của mình để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo thống kê, có đến 80% trường hợp tiểu ra máu do bệnh lý gây ra. Có rất nhiều bệnh lý khiến nước tiểu chuyển màu, có màu đỏ. Chắc chắn hơn, bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác căn nguyên gây bệnh nước tiểu màu đỏ là triệu chứng của bệnh gì.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đường tiết niệu gồm các cơ quan như: thận, tuyến tiền liệt, bàng quang,…Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra do vi khuẩn tấn công vào cơ thể thông qua niệu đạo và phát triển ở trong bàng quang.

Ngoài biểu hiện nước tiểu có màu đỏ thì bạn còn có triệu chứng rối loại tiểu tiện như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu rất ít.

Nước tiểu màu đỏ là triệu chứng của bệnh gì đó là bệnh ung thư. Các bệnh ung thư như: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang,…có thể gây ra tình trạng bất thường khi đi tiểu, cụ thể là tiểu ra máu.

Lúc này, người bệnh sẽ có các biểu hiện kèm theo đó là: tiểu đứt quãng, đau nhức ở vùng mạn sườn gần thận, tiểu nhiều về đêm,…

Nước tiểu màu đỏ có thể do bạn đang mắc các bệnh sỏi gồm: sỏi tiết niệu, sỏi thận hay sỏi bàng quang. Nếu sỏi được phát hiện sớm khi kích thước còn nhỏ thì bạn có thể áp dụng các phương pháp giúp đào thải sỏi tại nhà ra bên ngoài.

Nhưng, nếu bạn phát hiện bệnh sỏi muộn, kích thước lớn thì có thể bạn cần phải can thiệp ngoại khoa để lấy sỏi ra bên ngoài.

Mặc dù không phổ biến, nhưng bệnh có thể xảy ra ở những người thiếu máu hồng cầu có hình liềm. Rối loạn di truyền của huyết sắc tố có trong hồng cầu sẽ gây ra tình trạng nước tiểu có màu đỏ, tiểu máu siêu vi.

Hơn nữa, hội chứng Alport cũng có thể tác động tiêu cực tới màng lọc trong cầu thận của thận.

Nước tiểu màu đỏ là triệu chứng của bệnh gì đó là bệnh nhiễm trùng thận. Nguyên nhân dẫn tới bệnh thận có thể do sự tấn công của vi khuẩn. Các loại vi khuẩn gây hại này thường xâm nhập vào thận bằng nhiều con đường khác nhau.

Biểu hiện của bệnh thường sẽ giống với bệnh nhiễm trùng ở bàng quang. Hơn nữa, người bệnh cũng sẽ thấy các dấu hiệu khác đi kèm theo như: sốt, đau sườn, tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu màu đỏ,…

Ngoài ra, hiện tượng nước tiểu có màu đỏ lẫn máu còn là biểu hiện của bệnh toàn thân như rối loạn đông máu, bệnh gan hoặc xảy ra khi phụ nữ có kinh.

Ngoài lo lắng nước tiểu màu đỏ là triệu chứng của bệnh gì thì cần làm gì khi nước tiểu màu đỏ là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Nếu như nước tiểu màu đỏ kèm theo nhiều triệu chứng bất thường thì bạn cần đi thăm khám ngay để xác định nguyên nhân.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng kèm theo để tư vấn, có chỉ định thăm khám và điều trị hiệu quả nhất. Lúc này, bạn có thể được bác sĩ tư vấn thực hiện một số xét nghiệm như: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu,…

Hơn nữa, bạn cũng có thể chụp cắt lớp CT, siêu âm thận hay nội soi bàng quang, sinh thiết thận,…Căn cứ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị nước tiểu có màu đỏ chi tiết, phù hợp và hiệu quả nhất.

Nếu nước tiểu màu đỏ xuất phát do nguyên nhân sinh lý, thói quen sinh hoạt thì cách điều trị vô cùng đơn giản, thậm chí là không phải điều trị.

Khi điều trị nước tiểu có màu đỏ, bạn cần hết sức lưu ý, tuân thủ theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về phương pháp điều trị, uống nhiều nước để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Ngoài ra, bạn cũng cần mặc trang phục rộng rãi thoải mái, đảm bảo vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ khi thấy nước tiểu có màu bất thường, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen sinh hoạt khoa học,…

Điều trị nước tiểu màu đỏ ở đâu hiệu quả và chi phí hợp lý?

Nếu bạn đang băn khoăn không biết điều trị nước tiểu màu đỏ ở đâu, thì bạn có thể đến ngày phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội. Tại đây, các bác sĩ sẽ kiểm tra, xác định nước tiểu màu đỏ là triệu chứng của bệnh gì, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Thuốc Tây y có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, đẩy lùi các tác nhân gây bệnh nhanh chóng. Bên cạnh đó, sự kết hợp của thuốc Đông y giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, hỗ trợ thời gian phục hồi nhanh, hạn chế bệnh tái phát,…

Đến nay, đã có hàng nghìn bệnh nhân điều trị nước tiểu màu đỏ với phương pháp Đông – Tây y kết hợp, hiệu quả đạt trên 98%. Ngoài ra, khi điều trị nước tiểu màu đỏ tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội, bạn hoàn toàn có thể an tâm bởi:

Phòng khám hoạt động đã được Sở y tế Hà Nội cấp phép hoạt động.

Quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn giỏi, từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước.

Trang thiết bị y tế hiện đại, đầy đủ nhập khẩu hoàn toàn từ nước có nền y học phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức,…

Chi phí khám chữa bệnh đảm bảo được công khai rõ ràng và niêm yết dựa theo đúng quy định của Sở y tế.

Phòng khám làm việc trong và ngoài giờ hành chính với thời gian từ 7h30 – 20 giời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người bệnh.

Mọi thông tin cá nhân và hồ sơ bệnh nhân sẽ được phòng khám bảo mật tối đa.

Phản hồi của người bệnh sau khi điều trị nước tiểu màu đỏ tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi

Chị Đỗ Thu H (27 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Mình đi tiểu nước tiểu có màu đỏ kéo dài 1 tuần, mặc dù mình không ăn bất kỳ thực phẩm nào ảnh hưởng tới màu của nước tiểu. Quá lo lắng mình lên mạng tìm hiểu thì được biết đây là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Anh Phạm Văn K (25 tuổi, Hà Nội) tâm sự: “Mình có đến phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi điều trị nước tiểu màu đỏ theo thời giới thiệu của một người bạn. Sau 1 liệu trình điều trị, mình không thấy nước tiểu có màu đỏ nữa, không còn các triệu chứng khó chịu khác đi kèm. Mình rất cảm ơn bác sĩ”.

Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội

Mắt Sưng Là Triệu Chứng Của Những Căn Bệnh Nào?

Hỏi Bác Sĩ –

Vì sao lại có hiện tượng sưng mắt? Nó là dấu hiệu của bệnh gì? Bài viết sau đây sẽ trả lời giúp bạn.

Vùng da đuôi mắt sưng, đỏ, đau thì nhiều là bị bệnh gì?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ.

Em bị đau ở vùng da đuôi mắt trái, sưng và bị đỏ cả vùng đau lẫn vùng đuôi mắt. Đau hơn khi chớp hay nhắm mắt. Vậy bác sĩ có thể cho em biết là bệnh gì không ạ? Em đang nhỏ thuốc nhỏ mắt nhưng vẫn không hết.

Em cảm ơn bác sĩ.

Bạn Tri thân mến.

Vùng da đuôi mắt sưng, đỏ, đau thì nhiều khả năng là nhiễm trùng do lẹo mi. Lẹo mi trong giai đoạn sớm, bạn nên chườm ấm mi mắt, dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm uống. Trong giai đoạn muộn, khối lẹo hình thành mủ cần phải tiểu phẫu, nạo vét sạch chất hoại tử bẩn thì bệnh mới hết nhanh và tránh tái phát.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Nữ 53 tuổi mắt sưng, chân tay mỏi là bệnh gì?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Bác sĩ cho con hỏi ạ, mẹ con năm nay 53 tuổi, làm sao tự nhiên mắt lại bị sưng phù lên vậy ạ? Chân tay mỏi nữa. Bác sĩ giúp mẹ con xem bị như thế nào?

Con cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ!

Trong thư, bạn không cho biết mẹ bạn tình trạng mắt sưng phù từ bao giờ, ở mi trên hay mi dưới, hoặc cả 2 mi mắt, có kèm theo đau hoặc da tấy đỏ lên không, thị lực có bị ảnh hưởng không… nên rất khó giải đáp cụ thể. Sưng mắt có thể là do di truyền, phù nhẹ do dị ứng (do mỹ phẩm, do khói bụi trong môi trường, hóa chất, thức ăn, thuốc…), thay đổi lượng hormon trong cơ thể, uống thuốc gây ứ nước, viêm nhiễm ở mi mắt (chắp, lẹo), do dụi mắt, do da quanh mi mắt lão hóa theo tuổi tác, hoặc do một số bệnh lý của cơ thể (bệnh thận, bệnh tuyến giáp…). Khi mắt sưng húp không do bệnh lý thì không nguy hại gì, trừ việc tác động đến thẩm mỹ của khuôn mặt.

Để giảm sưng mi mắt, nên ngủ đủ giấc, khi ngủ gối hơi cao để tránh ứ nước quanh mắt; chườm quanh mắt bằng bông gạc hoặc khăn bông mềm thấm nước lạnh hoặc đắp bằng dưa chuột cắt lát mỏng, túi trà lọc đã dùng xong để mát… Nếu mắt mẹ bạn sưng lâu, hoặc sưng kèm theo tấy đỏ mi mắt… thì bạn nên đưa mẹ đến các phòng khám Nhãn khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây sưng mắt, từ đó có biện pháp chữa trị thích hợp.

Trong thư bạn không cho biết rõ mẹ bạn làm công việc gì, có thường xuyên phải lao động chân tay nhiều hay không, để có thể giúp tìm nguyên nhân khiến chân tay mỏi. Ở độ tuổi của mẹ bạn, có thể bà bị thoái hóa khớp, một quá trình tất yếu ở người có tuổi. Đây là quá trình lão hóa của tổ chức sụn khớp, đầu xương và các tổ chức phần mềm quanh khớp, gây nên tình trạng đau nhức xương khớp và hạn chế khả năng vận động do các khớp bị thoái hóa. Cùng với thoái hóa khớp, mẹ bạn có thể bị loãng xương. Đó là một tiến trình tự nhiên trong quá trình lão hóa của cơ thể, đặc trưng bởi sự mất chất xương làm cho xương trở nên dòn và dễ gãy. Triệu chứng chính của loãng xương là đau, đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Mẹ bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng can thiệp thích hợp, kịp thời. Tránh để bệnh diễn biến âm thầm kéo dài dẫn đến các biến chứng xương khớp khó chữa trị sau này.

Chúc gia đình sức khỏe!

Mắt kèm nhèm, khoé mắt sưng cục là bệnh gì?

Câu hỏi bởi: Mai Tran

Chào bác sĩ.

Mắt cháu hai hôm qua bị kèm nhèm. Sáng nay ngủ dậy thấy ở khóe mắt trái có một cục màu trắng nhìn xa thì vẫn như lòng trắng, soi kĩ mới thấy sưng cục. Vậy là cháu bị sao ạ và cần điều trị như thế nào?

Cảm ơn bác sĩ.

Bạn Mai Trần thân mến.

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Mắt sưng đau sau tai nạn có sao không?

Câu hỏi bởi: Cẩm Vân

Chào bác sĩ.

Em bị tai nạn. Vùng mặt trầy xước và sưng. Mắt trái bị sưng, bầm tím và có tụ máu trong mắt. Sau 2 ngày mắt phải em cũng sưng. Cho em hỏi bác sĩ, vậy có sao không? Cách điều trị cho mau hết và không để lại sẹo trên mặt.

Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

Chào em.

Mắt là cơ quan trọng yếu của cơ thể, hư rồi là không cách nào cấy ghép hay thay thế được. Vấn đề sẹo là chuyện xem xét sau này, trước mắt em cần phải khám chuyên khoa Mắt để bác sĩ kiểm tra xem mắt của em có bị gì hay không, có hình ảnh “tụ máu trong mắt” rồi lan từ mắt trái sang mắt phải là dấu hiệu nguy hiểm cần phải kiểm tra sớm.

Còn về vấn đề trầy ở vùng mặt, tránh để lại sẹo xấu em có thể mua thuốc ngừa sẹo ở tiệm thuốc, nhớ không gỡ mài sớm, nếu trầy trên diện rộng kèm sưng nóng đỏ, đau nhiều phải khám bác sĩ vì coi chừng có nhiễm trùng, khi đó bôi thuốc ngừa sẹo sẽ tác dụng có hại.

Thân ái!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com