Top 11 # Mang Thai Có Triệu Chứng Đau Bụng Không Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Dấu Hiệu Mang Thai Có Đau Bụng Không? Có Thai Tuần Đầu Đau Bụng Không?

Một số dấu hiệu có thai thường gặp như:

– Trễ kinh: Không thấy chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện và thử que 2 vạch

– Đau ngực, bầu vú căng: do nội tiết tố progesterone tăng khiến các nang tuyến vú phát triển

– Đau đầu, đau bụng dưới hoặc đau lưng: xuất hiện khi ngồi lâu khi tử cung to và mềm ra để trứng làm tổ. Thai phụ cần nghỉ ngơi và thư giãn để giảm các triệu chứng này.

– Ra máu báo thai: xuất hiện ở ngày cuối của tuần đầu mang thai, lúc này trứng đã vào tử cung và làm tổ.

– Buồn nôn và nôn: Nhạy cảm với mùi thức ăn, mùi lạ gây cảm giác buồn nôn và nôn nhiều. Dấu hiệu này có thể tăng theo các tuần và có thể giảm sau 3 tháng.

– Cơ thể mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi toàn thân, không muốn làm việc chỉ muốn ngủ hoặc nằm nghỉ.

– Thay đổi cách ăn uống/ốm nghén: thèm ăn những món lạ, những món có thể trước đó không thích ăn…

Đau bụng, trễ kinh, buồn nôn… là những dấu hiệu của phụ nữ mang thai (Ảnh Internet)

2. Bà bầu có thai tuần đầu đau bụng không?

Được biết, tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên có kinh của chu kỳ kinh cuối. Thời gian của một thai kỳ sẽ tính là 40 tuần tức là ngay thời điểm rụng trứng coi như thai phụ có thai 2 tuần. Có thai tuần đầu đau bụng có nghĩa là:

– Thai đang trong quá trình làm tổ và đau bụng sẽ giảm sau vài ngày khi đã ổn định trong tử cung

– Do tử cung tăng kích thước khiến các dây chằng bị dãn ra và dày nên khiến vùng bụng dưới bị đau và cảm thấy khó chịu

– Do đầy bụng, khó tiêu khi thai phụ ăn quá nhiều hoặc ăn các đồ cay nóng khó tiêu cũng có thể khiến đau tức vùng bụng dưới ở tuần đầu tiên.

– Do cơ thể mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, chất xơ khiến thai phụ bị táo bón cũng là nguyên dân dẫn đến đau bụng dưới ở bà bầu.

Dấu hiệu đau bụng khi mang thai tuần đầu là hiện tượng bình thường nếu không đi kèm với các dấu hiệu khác như: đau dữ dội kèm xuất huyết máu đỏ sẫm, vón cục, đau bụng từng cơn ngày một tăng, đau bụng kèm đi ngoài, buồn nôn, tiết dịch nhầy như bã cà phê, hay đau bụng kèm cơ thể choáng váng đến ngất xỉu. Nếu gặp một trong những dấu hiệu này thai phụ cần đi khám ngay để điều trị kịp thời.

3. Đau lâm râm bụng dưới có phải có thai không?

Đau bụng dưới có thể là do đau bụng kinh hoặc đau bụng do có thai, vì vậy, chị em cần phải lưu ý để nhận ra sự khác biệt giữa những dấu hiệu này.

Mang thai tuần đầu có biểu hiện đau lâm dâm bụng dưới (Ảnh Internet)

Đối với đau bụng kinh, bạn sẽ thấy các dấu hiệu như đau âm ỉ và co thắt vùng bụng dưới từ 1-3 ngày trước kỳ kinh và đau nhiều vào những ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này sẽ giảm dần vào các ngày tiếp theo. Khi bị đau bụng kinh, bạn cũng sẽ cảm thấy áp lực trong bụng và khó chịu dạ dày, phân lỏng hơn, buồn nôn. Nhiều người cũng có dấu hiệu chuột rút lưng dưới hoặc bụng từ 2-4 ngày trước khi có kinh.

Đối với đau bụng có thai, thường có biểu hiện đau lâm râm hoặc lệch về phía một bên. Đặc biệt, đau bụng dưới có thể xảy ra nếu thai phụ đứng quá lâu hoặc khi cười hay hắt hơi… trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nguyên nhân là do thai đang trong quá trình làm tổ. Khi này thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi, người nôn nao và ốm nghén.

4. Làm gì khi có dấu hiệu mang thai tuần đầu bị đau bụng?

Cần nghỉ ngơi, thư giản để giảm các triệu chứng khi mang thai (Ảnh Internet)

– Nghỉ ngơi tại chỗ và tránh vận động đi lại nhiều

– Hạn chế ăn các thực phẩm, đồ ăn nhiều chất béo, đồ có cồn, chất kích thích

– Bổ sung dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ vitamin

– Uống nhiều nước, không uống lạnh

– Massage và tắm nước ấm để thử giãn cơ thể

– Không sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa

– Thăm khám định kỳ hoặc nếu có dấu hiệu bất thường

– Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá

– Hạn chế thức khuya

– Tập thể dục thường xuyên

[MỚI] Những dấu hiệu mang thai tuần đầu chính xác nhất Mang thai ngoài tử cung có thử que được không? [CẦN BIẾT] Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu mang thai. Bầu lần đầu tiêm uốn ván khi nào?

*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.

Triệu Chứng Đau Bụng Dưới Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai Không

Nhiều chị em phụ nữ không biết rằng việc đau bụng dưới của mình có phải là dấu hiệu mang thai hay đó là dấu hiệu báo chu kỳ kinh nguyệt sắp đến.

Vậy hiện tượng đau bụng dưới có phải là dấu hiệu mang thai hay không? Chúng ta cùng nhau tham khảo bài viết bên dưới một cách chi tiết nhất để giúp cho các bạn xác định được đau bụng dưới là biểu hiện của bệnh lý hay là dấu hiệu mang thai?

Các chị em phụ nữ cần phải lưu ý rằng dấu hiệu đau bụng dưới cũng có thể là hiện tượng tiền kinh nguyệt, và hiện tượng này thường xảy ra trước một đến hai tuần khi đề xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt.

Và biểu hiện này cũng tương đồng với việc đau bụng dưới khi bạn có thai. Chúng ta cần phân biệt kỹ để giúp bạn biết được đó là đau bụng dưới như thế nào.

Đau bụng dưới do mang thai?

Biểu hiện của đau bụng dưới khi mang thai là bụng của bạn thường đau lâm râm, đau về một bên, đau nhiều khi bạn đứng quá lâu, hoặc khi bạn hắt hơi và cười,….

Biểu hiện đau bụng dưới sẽ xuất hiện vào những tháng đầu khi bạn mang thai, đây là lúc thai đang làm tổ trong tử cung của bạn. Bên cạnh đó bạn cũng cần cảm nhận được bụng dưới hay tưng tức trong những tháng đầu tiên của thai kỳ.

Và bạn cũng có thể thấy được những dấu hiệu ốm nghén ở những tháng đầu tiên của thai. Và tốt nhất để xác định dấu hiệu mang thai thì bạn nên sử dụng que thử thai sau khi giao hợp 1 tuần. Đây là một trong những dấu hiệu u phát hiện mang thai sớm nhất.

Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai?

– Các chị em phụ nữ sẽ cảm thấy như bị táo bón hơn. Quá trình thai nhi làm tổ trong bụng mẹ phải làm cho bụng của mẹ trở nên đầy hơi và khó chịu hơn.

– Người mẹ cảm thấy ăn không ngon, Có đôi lúc họ sẽ cảm thấy nhạy cảm hơn với các thức ăn có mùi tanh như cá.

– Tuy nhiên nếu như các chị em phụ nữ khi mang thai mà có dấu hiệu đau bụng dưới nhiều cây cảnh báo vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe và đe dọa đến việc sảy thai.

– Thai ngoài tử cung…Nếu như gặp dấu hiệu bất thường khi mang thai thì bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản ngay để được tư vấn cũng như thăm khám.

Hạn chế đau bụng dưới khi mang thai?

Chú ý dinh dưỡng

Các bà mẹ khi mang thai cần phải đảm bảo đầy đủ chế độ dinh dưỡng cho mình theo chỉ định của bác sĩ.

Bổ sung các thuốc bổ theo bác sĩ kê đơn

Bên cạnh đó các chị em cần phải bổ sung các thuốc bổ theo bác sĩ kê đơn và uống đúng giờ.

Quá trình mang thai có thể làm cho chúng trở nên mệt mỏi hơn nên các chị em có thể tập luyện thể dục nhẹ ngay tại nhà hoặc tham gia các lớp học yoga cho mẹ bầu để giúp cho các mẹ bầu thư giãn hơn.

Massage và tắm nước ấm

Tắm bằng nước nóng hay massage nhẹ nhàng cũng là một phương pháp thư giãn cực kỳ tốt và hạn chế việc đau bụng dưới của mẹ bầu.

Tăng cường rau xanh

Bên cạnh đó các chị em nên bổ sung thêm rau xanh và trái cây vào khẩu phần ăn để hạn chế việc táo bón và gây khó chịu ở bụng… Chăm sóc tốt nhất sức khỏe cho bà bầu là điều vô cùng quan trọng nhất tại chúng ta cần phải quan tâm.

Vấn đề quan tâm đầu tiên đó là chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị làm sao đủ các dưỡng chất thiết yếu của như các vitamin và dinh dưỡng cho mẹ bầu là điều vô cùng quan trọng. Vì đơn giản Mẹ có khỏe thì con mới phát triển một cách toàn diện nhất.

Lưu ý việc đau bụng dưới khi mang thai

Và tất nhiên khi mang thai thì các chị em phải khám thai định kỳ tại các bác sĩ chuyên khoa sản theo đúng lịch hẹn. và Nếu bạn gặp vấn đề bất thường về sức khỏe thì nên báo ngay với bác sĩ để được thăm khám kỹ hơn.

Chúc tất cả các mẹ bầu có được một sức khỏe thai kỳ tốt nhất. Trên là những vấn đề mà chúng tôi đưa ra để giúp cho các bạn tham khảo về vấn đề đau bụng khi mang thai chứ không đưa ra bất kỳ chuẩn đoán y khoa hay phương pháp điều trị nào.

Nếu bạn có những câu hỏi thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe vui lòng hỏi bác sĩ để được tư vấn và được trả lời một cách tận tình nhất.

Đau Bụng Dưới Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai Không?

Đông Y Thái Phương sẽ cho bạn câu trả lời ngay sau đây.

Đau bụng dưới là một trong những dấu hiệu nhận biết mẹ đang có thai sớm. Sở dĩ như vậy là do, sau khi trứng thụ tinh từ 7 – 10 ngày sẽ di chuyển về tử cung làm tổ. Trong quá trình “dựng nhà”, các tế bào phôi thai sẽ cấy vào thành tử cung để tạo nên nhau thai – là nơi tiếp nhận chất dinh dưỡng từ mẹ bầu. Điều này sẽ gây ra cho mẹ cảm giác đau bụng dưới lâm râm, âm ỉ, tưng tức.

Cũng không thể chỉ dựa vào mỗi biểu hiện đau bụng dưới để khẳng định mẹ có thai hay không mà cần phải dựa vào nhiều dấu hiệu cùng một lúc, bao gồm: đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, ngực căng tức, ra máu báo…

Tuy nhiên, mẹ có thể căn cứ vào đó để mua que thử thai về thử. Que thử thai có thể cho kết quả khá chính xác sau một tuần quan hệ. Ở thời điểm mẹ cảm thấy đau bụng, nếu que thử thai cho 2 vạch thì tức là mẹ có thai. Còn khi nó chỉ hiện thị 1 vạch, mẹ nên nghĩ tới khả năng khác.

XEM NGAY VIDEO: 9 dấu hiệu mang thai sớm chị em hãy check ngay

Đau bụng dưới là một bệnh lý thường rất hay gặp ở mọi độ tuổi và ở cả nam và nữ trong đó đau bụng dưới là một trong số đó đặc biệt rất hay gặp ở phụ nữ, vì là một bệnh thường gặp nên nhiều phụ nữ khi bị đau bụng dưới rất dễ nhầm lẫn với bị đau bụng kinh, nhưng không phải lúc nào cũng phải vậy, đau bụng dưới có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác.

Cũng vẫn là vấn đề chu kỳ kinh nguyệt, thì vào thời điểm trứng rụng cũng có thể gây ra những kích thích nhất định khiến vùng bụng dưới bị đau.

Nguyên nhân này là do mỗi tháng khi tới thời kỳ ra máu kinh của người phụ nữ, tử cung co bóp để đẩy máu kinh ra bên ngoài, sự co bóp này làm cho phụ nữ có cảm giác đau bụng dưới. Đây là một phản ứng thường gặp ở đa phần các chị em. Có người đau thoáng qua, có người lại đau âm ỉ, cũng có người đau dữ dội. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới công việc và học tập của các chị em. Đôi khi nó cũng xuất hiện như một triệu chứng tiền kinh nguyệt. Trước khi có kinh, phụ nữ cảm thấy đau nhói bụng dưới và kèm theo một số triệu chứng khác như: đau lưng, đau tức ngực, và nổi mụn trứng cá…

Đau bụng dưới do các bệnh phụ khoa khác

Viêm nhiễm cơ quan sinh dục nữ ắt hẳn sẽ gây ra đau bụng dưới. Nó ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau trong cơ quan sinh dục nữ như: buồng trứng, vòi trứng, tử cung…

Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm, các tế bào ung thư hình thành và có sức lây lan nhanh chóng, làm cho phụ nữ có những cơn đau bụng dưới hoành hành vô cùng đau đớn. Khi đó phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ sẽ phải cắt bỏ buồng trứng là rất lớn.

Lạc nội mạc tử cung

Là căn bệnh thường tạo ra những cơn đau dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ do các tế bào trong tử cung đi lạc ra ngoài, bám vào khu vực bên ngoài tử cung và vẫn tiếp tục phát triển, khiến cho bụng đau và máu kinh ra rất nhiều mỗi khi “đèn đỏ” đến.

U xơ tử cung là nguyên nhân chính là rối loạn kinh nguyệt, máu kinh ra nhiều và đau tức vùng bụng dưới âm ỉ. Đây là những u xơ lành tính xuất hiện ở các vị trí khác nhau trong tử cung. Khi u xơ tử cung không được chữa trị gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của phụ nữ và có thể chuyển thành u xơ ác tính.

Đây cũng là một trong những căn bệnh phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ. Tuy nhiên, các u này nếu hình thành càng nhiều càng gây cản trở quá trình rụng trứng, làm cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên bị rối loạn và gây đau bụng dưới ở phụ nữ.

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương – PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương

ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN

Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789 /Nếu cần tư vấn gấp

Đau Bụng Khi Mang Thai

Đau bụng khi mang thai là hiện tượng thường gặp khi mang thai, nhất là những tháng đầu thai kỳ. Đau bụng dưới khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau chẳng hạn như táo bón, cơ gò chuyển dạ, dấu hiệu động thai. Tùy vào từng dấu hiệu đi kèm với tình trạng đau bụng dưới mà mức độ nguy hiểm cho mẹ và thai nhi khác nhau.

Đau bụng khi mang thai là dấu hiệu của triệu chứng gì?

Trong suốt thai kỳ, độ cứng và dẻo dai của dây chằng liên kết các khớp xương sẽ bị kéo căng để hỗ trợ cho sự phát triển của dạ con. Vì vậy, khi bạn di chuyển xung quanh, bạn có thể cảm giác đau một phần hoặc toàn bộ cơ thể.

Khi bé của bạn lớn lên, dạ con có khuynh hướng nghiêng sang phải và các mô chằng có thể co thắt lại. Do đó, bạn sẽ cảm thấy cơn đau chuột rút xuất hiện thường xuyên ở phía bên phải.

Hiện tượng đau bụng khi mang thai thông thường

Đầy bụng, khó tiêu:

Khi mang thai, áp lực từ tử cung cản trở phần nào hoạt động của dạ dày. Ngoài ra, sự thay đổi hormone khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân mẹ bầu dễ bị đầy hơi, khó tiêu.

Đau dây chằng:

Đôi khi phụ nữ trải qua một cơn đau nhói hoặc đau âm ỉ dài trên một hoặc cả hai bên của bụng. Cơn đau này thường gặp ở bẹn hoặc vùng bụng dưới, thường xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai. Cơn đau xảy ra khi các dây chằng hỗ trợ tử cung căng và mở rộng để giúp tử cung phát triển, thường xuất hiện với động tác đột ngột như khi bạn ho hoặc đứng lên khỏi ghế.

Cơn gò chuyển dạ Braxton Hicks :

Thường xuất hiện vào giữa thời kỳ mang thai nhưng trước tuần thai thứ 37. Đây là khi tử cung bắt đầu siết chặt và co thắt. Nếu những cơn co kèm theo đau lưng dưới hoặc trở nên thường xuyên khoảng trên 4 lần một giờ, bạn nên gọi cho bác sĩ. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu các cơn co thắt xảy ra đều đặn và được đi kèm với dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Các triệu chứng khác:

Bao gồm ngộ độc thực phẩm, viêm ruột thừa, viêm gan, u xơ tử cung, sỏi thận, bệnh túi mật, tắc ruột và một loại virus dạ dày

Đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu

Mang thai ngoài tử cung:

Được hình thành bởi trứng thụ tinh bên ngoài các bức tường tử cung và nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, thai ngoài tử cung có thể đe dọa tính mạng. Dấu hiệu của thai ngoài tử cung bao gồm chảy máu âm đạo, đau khi đi tiêu, đau khi hoạt động thể chất và đau vai. Nếu bắt đầu chảy máu nhiều hoặc rối loạn nhịp tim, hồi hộp và các dấu hiệu của sốc, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Dọa sảy thai:

Trong trường hợp này, do cổ tư cung co bóp mạnh nên thai phụ sẽ thấy vùng bụng dưới đau theo từng cơn, kèm theo co giật, bụng dưới nặng trĩu, và âm đạo chảy máu cục to.

Tiền sản giật:

Tiền sản giật khá là phức tạp và rối loạn này gây ra những thay đổi xấu trong các cơ quan khác nhau trong cơ thể bao gồm cả não, thận, gan, nhau thai và mạch máu. Tiền sản giật được chẩn đoán ở phụ nữ có protein trong nước tiểu và huyết áp cao sau 20 tuần. Một số triệu chứng tiền sản giật bao gồm đau đầu nặng, đau, đau bụng trên, mờ mắt, buồn nôn, nôn mửa và những dấu hiệu khác.

Nhiễm trùng đường tiểu:

Nhiễm trùng đường tiểu thường đi kèm với các triệu chứng như đau và rát khi đi tiểu, đau ở vùng bụng dưới, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có mùi hôi, có máu hoặc nước tiểu đục. Nếu thấy ớn lạnh, đau lưng dưới và sốt, nhiễm trùng tiểu có thể lan đến thận.

Bà bầu bị đau bụng do bào thai bị bong sớm

Đau ở vùng bụng, nếu bong thai ở mức độ nhẹ thì chỉ ra một ít máu, chỉ đau nhẹ; mức trung bình ra khoảng hơn 400ml một chút cũng không đau kịch liệt; bong thai ở mức độ nghiêm trọng ra rất nhiều máu, có cảm giác đau như dao cắt.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối

Sinh non:

Sinh non hoặc sinh sớm được đặc trưng bởi các cơn co thắt và cổ tử cung giãn ra. Điều này xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Nếu bạn nhận thấy một sự thay đổi khác thường của dịch tiết âm đạo của bạn, chuột rút, đau lưng dưới và tăng áp lực trong xương chậu, bạn cần phải gọi bác sĩ ngay lập tức.

Nhau bong non:

Nhau bong non xảy ra khi nhau thai bị bóc tách ra khỏi tử cung trước khi sinh, có thể là tách một phần hoặc tách hết. Tình trạng này đi kèm với các triệu chứng khác nhau.

Trong vài trường hợp, có xuất huyết đột ngột hoặc chất dịch cơ thể, đặc biệt là nếu bạn bị thiếu nước. Bạn cũng có thể bị co thắt thường xuyên, chuột rút, co thắt. Đồng thời, bạn có thể cảm thấy các hoạt động của thai nhi sẽ ít đi. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào, bạn nên đi khám ngay.

Đau bụng do sinh lý, rối loạn sinh lý

Thường phát sinh khi mang thai từ 4 đến 5 tháng, do cổ tử cung căng, dây rốn liền với tử cung bị ép dẫn đến đau bụng.

Chửa trứng

Sau khi mang thai được 2 – 4 tháng, tử cung to khác thường, mức độ to không phù hợp với tháng hết kinh, tử cung mềm và đoạn dưới phồng lên. Người được chẩn đoán là chửa trứng và đã chuyển sang giai đoạn ác tích nhưng vẫn chưa nạo, có thể bỗng dưng thấy đau bụng dữ dội có tính cấp tính.

Đau bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai?

Sớm nhất: 2 tuần sau khi trứng được thụ tinh – Muộn nhất: 3 tháng đầu

Hiện tượng đau bụng dưới lâm râm thường được hiểu lầm với dấu hiệu trước khi có kinh nguyệt. Dấu hiệu này có thể kéo dài vài phút hoặc vài tiếng trong 1 ngày, có nhiều người đau quặn lên rồi lại thôi. Để biết chính xác đau bụng dưới có phải đã có thai hay không, mẹ bầu cần kết hơp với các dấu hiệu có thai khác như chậm kinh, đau tức ngực, chảy máu âm đạo…

Nguyên nhân của đau bụng dưới khi mang thai đó là phôi làm tổ tại tử cung, sự dãn nở của tử cung chèn ép lên các bộ phận khác gây ra các cơn đau từng cơn ở vị trí dưới rốn.

Khi thấy đau bụng cần nằm nghỉ, theo dõi, nếu đau quá 4h/ngày, quá 3 ngày/tuần hoặc kèm các dấu hiệu lạ khác thì cần đi khám bác sĩ.

Mang thai đau bụng dưới bên trái

Theo các chuyên gia hiện tượng đau bụng lâm râm khi mang thai vào tháng đầu là hoàn toàn bình thường. Đây là dấu hiệu cho biết thai đang làm tổ. Đặc biệt, trong những tuần đầu, mẹ bầu sẽ có cảm giác tưng tức càng rõ rệt hơn, khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Ngoài ra,ốm nghén cũng gây ra triệu chứng đau bụng dưới.

Thông thường, tình trạng đau bụng lâm râm khi mang thai này kéo dài âm ỉ khoảng 2-3 ngày, đau không tăng lên và thường có xu hướng giảm đi.

Mặc dù hiện tượng đau bụng lâm râm khi mang thai phần lớn là bình thường,tuy nhiên không phải nó không tiềm ẩn những rủi ro nguy hiểm, nhất là khi đi kèm những triệu chứng sau:

Mẹ bầu bị đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng ra máu thâm đen lợn cợn như bã cà phê, buồn nôn, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi, đi ngoài, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu. Tất cả những dấu hiệu này cảnh báo mang thai ngoài dạ con và cần điều trị sớm.

Cách làm giảm các cơn đau bụng ở bà bầu đơn giản mà hiệu quả

– Nếu bạn đau phía bên trái, thử nằm nghiêng sang phải và gác chân lên.

– Tắm nước ấm.

– Dùng túi nước ấm để chườm khu vực bị đau.

– Thư giãn tinh thần.

Đôi khi, việc quan hệ và đạt cực khoái cũng có thể làm cho bạn bị chuột rút và có một cơn đau lưng nhẹ. Nhưng đừng lo lắng, hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy cực khoái kích thích sự chuyển dạ.

Bạn có thể làm giảm khả năng bị chuột rút bằng cách quan hệ nhẹ nhàng và chậm rãi. Massage lưng sau đó cũng có thể giúp bạn làm dịu cơn đau.

Hỏi bác sĩ: Đau bụng lâm râm là sắp mất con?

Hỏi: Các mẹ ơi, giúp em với. Em chẳng có ai thân quen để hỏi nên nhờ các mẹ tư vấn giúp. Hiện tại em đã trễ kinh được 3 ngày, đi siêu âm chưa thấy tim thai, niêm mạc dày 16mm. Hôm qua em đã thử que thử thai thì hiện lên một vạch đậm còn một vạch hồng mờ lắm. Bác sĩ thì kết luận em đã có thai, hẹn 3 tuần sau đến siêu âm lại. Vợ chồng em mừng vô cùng bởi đây là lần thứ 3 em có bầu rồi nhưng hai lần trước đều bị sảy khi chưa xác định được tim thai (khoảng tuần 6-7).

Lần này em đã cố gắng uống thêm thuốc bổ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất hơn hy vọng sẽ không bị mất con như những lần trước. Thế nhưng sao mấy hôm nay bụng dưới em cứ bị đau, lúc thì lâm râm, lúc thì nhói nhói, không bị ra máu các chị ạ. Em chỉ thấy một chút dịch trắng và không có mùi.

Em thực sự rất lo lắng. Liệu đây có phải là dấu hiệu em sắp mất con không? Hai lần trước em đi khám bác sĩ đều không tìm được nguyên nhân vì sao em bị sảy thai sớm thế nên em càng hoang mang hơn. Vợ chồng em đã cưới nhau 3 năm rồi. Em thực sự rất thèm được nghe tiếng khóc trẻ con. Các chị đã ai từng rơi vào hoàn cảnh như em chưa ạ, giúp em với?

Đau bụng bên trái khi đang mang thai tháng thứ 2, xin tư vấn giúp em.

Em xin chào các chị, hiện nay em đang mang bầu ở tuần 9 nhưng thi thoảng em có đau bụng dưới, lúc bên phải, lúc bên trái, nhưng hiện nay thì đang đau lâm râm ở bên trái và có cảm giác cứng ở chỗ đau, em đang mang bầu bé đầu tiên lên xin các chị có kinh nghiệm cho em xin ít kinh nghiệm về hiện tượng đau này. Và buổi tối đi ngủ thì cảm giác rất khó chịu ở bụng, khi trở mình thì thấy tức bụng nên rất khó ngủ, buổi sáng thức dậy em cũng có cái cảm giác như thế nhưng một lúc thì hết, các chị cho em hỏi em bị như thế có ảnh hưởng gì tới em bé không, em nghén em không ăn được gì, ăn được vài thìa cơm nhưng cũng chỉ có nước canh và cơm và rau thôi chứ em không ăn được thịt gì cả, cứ nhìn thấy là sợ rồi…

Chia sẻ của các mẹ giàu kinh nghiệm về tình trạng đau bụng dưới bên phải khi mang thai tháng 1,2,3,4,5,6

Thắc mắc của bạn Hương: Thân chào các mẹ! Các mẹ có kinh nghiệm giúp mình với. Mình đang mang thai được hơn 6 tuần, hôm trước đi Siêu âm bác sỹ nói bị tụ dịch màng nuôi, dấu hiệu doạ sảy thai. Mình có uống thuốc và nghỉ ngơi theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhưng mấy hôm nay nằm ở nhà cứ thấy bụng râm ran đau + đau tức 1 chỗ bên phải bụng ( mình chỉ bị ra 1 ít dịch màu nâu 1 lần thôi, bây giờ không thấy nữa) Như vậy là làm sao hả các Mẹ?

Với những chia sẻ trên của chúng tôi chắc hẳn bạn đã có thêm thông tin về triệu chứng đau bụng khi mang thai. Lời khuyên cho tất cả những sản phụ bị đau bụng khi có bầu rằng tuyệt đối không được chủ quan, cần đi khám ngay khi có những dấu hiệu ban đầu để được các bác sĩ tư vấn một cách hiệu quả nhất.