Top 3 # Mãn Kinh Và Triệu Chứng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Tuổi Tiền Mãn Kinh Và Triệu Chứng

Thời kỳ này thường bắt đầu từ tuổi 41 – 45, thời gian ngắn có thể từ 5, 7 tháng, dài có thể 1, 2 năm hoặc lâu hơn, có người kéo dài hơn 10 năm.Người phụ nữ bước vào độ tuổi này thường xuất hiện các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật, kinh nguyệt không đều… do nội tiết tố nữ giảm thiểu.

Triệu chứng tiền mãn kinh:

Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ra mồ hôi, nóng trong người, mặt đỏ, bứt rứt trong người, cảm giác chân tay tê hoặc kiến bò ngoài da, hồi hộp hay quên.Kinh nguyệt không đều: ít kinh, kinh nhiều, kinh kéo dài, rải rác thất thường, một số trường hợp rong kinh rong huyết kéo dài gây mất máu suy kiệt…Vú căng, đau vú, chướng bụng, phù chi dưới…Đây là giai đoạn đặc trưng của sự thiếu hụt hormon progesteron trong hoạt động chế tiết của buồng trứng ngày càng suy giảm.

Triệu chứng mãn kinh:

Là giai đoạn buồng trứng ngưng mọi hoạt động chế tiết do các nang noãn biến mất hoàn toàn.Các rối loạn thần kinh thực vât đặc trưng như:

Biến chứng:

Về lâu dài có thể dẫn đến:

Loãng xương thường bắt gặp, dễ dẫn đến gãy xương dù va chạm nhẹ.

Tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch như:Tăng cholesteron máu, tăng huyết áp dần theo tuổi, tăng cân, bép phì, biến đổi các chỉ số đông máu…

Loãng xương ở tuổi mãn kinh:

25% phụ nữ xuất hiện các triệu chứng loãng xương sau khi mãn kinhỞ các phụ nữ này, dù chỉ 1 va chạm nhẹ cũng sẽ dẫn đến gãy xương. Sự hồi phục sau chấn thương rất hạn chế, đặc biệt nếu gãy cổ xương đùi, sẽ dẫn đến dự hậu rất xấu.

Một số yếu tố khác có thể làm trầm trọng thêm tình trạng loãng xương như:

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Làm gì khi có các rối loạn kinh nguyệt?

Cần phải đi khám các BS chuyên khoa phụ sản ngay khi phát hiện các rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi này

Việc khám BS chuyên khoa nhằm giảm thiểu các biến chứng trầm trọng như băng kinh băng huyết. Ngoài ra việc thăm khám siêu âm có thể phát hiện các bệnh lý khác làm nặng thêm tình trạng bệnh như u xơ, tăng sinh nội mạc tử cung, polype…

Mãn Kinh Là Gì, Triệu Chứng Và Dấu Hiệu Thời Kỳ Mãn Kinh

Mãn kinh ở phụ nữ là gì?

Thời kỳ mãn kinh là thời điểm đánh dấu chu kì kinh nguyệt của người phụ nũ. Nó được chẩn đoán sau khoảng 12 tháng mà bạn không còn kỳ kinh nguyệt nữa. Thông thường thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ xảy ra ở tuổi khoảng ngoài 50. Một số trường hợp ngoại lệ, có thể bị mãn kinh ở tuổi 30 hoặc thậm chí là trẻ hơn. Thời kỳ tiền mãn kinh: Giai đoạn này bắt đầu ở khoảng 45 đến 50 tuổi và kéo dài từ 2, 3 đến 5 năm tùy từng người. Ở giai đoạn này, buồng trứng bắt đầu suy giảm hoạt động và có sự mất cân bằng các Mãn kinh là một quá trình sinh học tự nhiên, với các triệu chứng thể chất như: bốc hỏa, dễ nổi nóng, rối loạn giấc ngủ, đổ mồ hôi đêm, đau đầ, suy giảm trí nhớ, giảm năng lượng,… Người ta chia quá trình mãn kinh thành các giai đoạn: tiền mãn kinh, mãn kinh và hậu mãn kinh.

Hậu mãn kinh: Đây là giai đoạn sau khi mãn kinh. Nó kéo dài khoảng 12 tháng. nội tiết tố nữ (gồm Estrogen và Progesteron), biểu hiện rõ nhất của giai đoạn này là kinh nguyệt không đều, kéo dài, dây dưa. Thời gian này, buồng trứng ngưng hẳn hoạt động và không tiết nội tiết tố nữ nữa nên mất hẳn kinh nguyệt. Bệnh mãn kinh được chia thành 2 loại:

Mãn kinh sớm: Là hiện tượng người phụ nữ bị mãn kinh trước tuổi 40. Mãn kinh sớm thường xảy ra ở những phụ nữ nghiện thuốc lá, sử dụng chất kích thích, chiếu tia xạ trị bệnh, rối loạn miễn dịch, đã được phẫu thuật cắt tử cung nhưng còn chừa 2 buồng trứng,…

Mãn kinh muộn: Là mãn kinh sau 55 tuổi

Thời kỳ mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi mức độ hoocmon, đặc biệt là sự suy giảm hormone estrogen. Estrogen chủ yếu được sản xuất bởi buồng trứng, mặc dù một lượng nhỏ cũng được thực hiện bởi nhau thai của phụ nữ mang thai. Estrogen kích thích các đặc điểm của phụ nữ ở tuổi dậy thì và kiểm soát chu kỳ sinh sản của người phụ nữ: phát triển và phát hành trứng mỗi tháng (rụng trứng) để cấy vào tử cung (trong tử cung) và cách thức mà lớp niêm mạc tử cung dày lên để chấp nhận trứng thụ tinh. Khi phụ nữ già đi theo năm tháng, buòng trứng của họ giảm và khả năng thụ thai giảm. Vào thời điểm này, lượng estrogen được sản xuất ít hơn. Thông thường ở độ tuổi 50 đến 55, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng dừng lại hoàn toàn. Do đó, không còn sự rụng trứng, không còn kinh nguyệt và dường như hạn chế khả năng mang thai. Đây là giai đoạn mãn kinh.

Điều gì xảy ra và phụ nữ cảm thấy như thế nào?

Dấu hiệu xác nhận thời kỳ mãn kinh đang diễn ra

Không phải lúc nào cũng dễ dàng để nhận biết thời kỳ mãn kinh đang xảy ra. Mặc dù thời kỳ tâm lý thất thường và thỉnh thoảng dễ nổi nóng là dấu hiệu cho thấy có sự thay đổi nhưng việc xác định thời gian mãn kinh không hề đơn giản. Đặc biệt, nếu bạn đang uống thuốc hoặc đã bắt đầu liệu pháp thay thế nội tiết. Một phụ nữ thực sự mãn kinh sẽ bị vô sinh và sẽ không cần phải tránh thai. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ khuyên phụ nữ mãn kinh dưới 50 tuổi nên tiếp tục sử dụng biện pháp tránh thai trong hai năm sau thời gian cuối cùng và một năm nếu họ trên 50 tuổi. Hầu hết các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng phụ nữ mãn kinh qua việc làm xét nghiệm máu để đo mức độ của một hoóc môn sinh sản như FSH (hoocmon kích thích nang trứng). Tuy nhiên, xét nghiệm không phải lúc nào cũng chính xác và kết quả không thể đảm bảo được. Chúng ta cũng nên lưu ý, một số phụ nữ ở độ tuổi 50 có thể đã được cắt bỏ tử cung, đồng thời phẫu thuật cắt buồng trứng. Loại bỏ buồng trứng sẽ tạo ra giai đoạn mãn kinh ngay, bất kể độ tuổi của bệnh nhân.

Phụ nữ nên làm gì vào thời kỳ mãn kinh?

Các yếu tố lối sống:

Một lối sống lành mạnh có thể giảm thiểu các ảnh hưởng của thời kỳ mãn kinh, giúp giữ cho tim và xương khỏe mạnh.

Ngừng hút thuốc hút thuốc lá: Hút thuốc đã được chứng minh là dẫn đến mãn kinh sớm hơn và gây ra những cơn nổi nóng nhanh hơn. Nếu bạn hút thuốc bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương và bệnh mạch vành (CHD) cao hơn.

Ngừng uống rượu, sử dụng chất có cồn, hạn chế nước có ga: Rượu làm tăng nguy cơ bị ung thư vú. Cố gắng không uống nhiều hơn 2 đến 3 đơn vị cồn mỗi ngày, và giữ ít nhất một ngày mỗi tuần không cồn.

Chế độ dinh dưỡng:

Thức ăn của bạn có thể làm giảm lượng hoocmon (estrogen) hay tăng nguy cơ mắc bệnh tim và chứng loãng xương. Một chế độ ăn uống lành mạnh là cần thiết ở giai đoạn này: hạn chế chất béo bão hòa và muối để giảm huyết áp, đồng thời chế độ ăn cần giàu canxi và vitamin D để tăng cường xương.

Tập thể dục thường xuyên giúp chuyển đổi căng thẳng thành năng lượng tích cực, đồng thời chống lại bệnh tim. Những môn thể thao tốt nhất mà bạn nên duy trì như: đi xe đạp, bơi, chạy hoặc thể dục nhịp điệu,… Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe tại trung tâm y tế.

Liệu pháp thay thế Hormone

Mãn Kinh Là Gì, Hội Chứng Mãn Kinh Ở Phụ Nữ

Giống như tuổi dậy thì, mãn kinh là 1 chu kì phát triển sinh lý bình thường của mọi người phụ nữ. Do đó tất cả các phụ nữ đều phải trải qua giai đoạn mãn kinh nếu sống đủ lâu. Tuy nhiên với mỗi phụ nữ thì sẽ có độ tuổi mãn kinh và các triệu chứng mãn kinh hoàn toàn khác nhau.

Mãn kinh là gì?

Thời kỳ mãn kinh được định nghĩa là xảy ra sau 12 tháng kể từ ngày kỳ kinh nguyệt cuối cùng và đánh dấu sự kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt.

Mãn kinh là một quá trình sinh học tự nhiên. Dù muốn hay không thì mọi phụ nữ ở trên Trái đất này phải trải qua khi đến tuổi. Mãn kinh là thời kỳ phụ nữ không còn chu kỳ kinh nguyệt. Mãn kinh đồng nghĩa với việc kết thúc khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Tuy nhiên trong thời kỳ mãn kinh của phụ nữ, bạn vẫn có thể có sức khỏe tốt, tràn đầy năng lượng và có đời sống tình dục tuyệt vời. Trúc thấy có một số chị cảm thấy nhẹ nhõm vì không phải lo lắng những lúc tới chu kì kinh nguyệt, và tuyệt vời hơn là phụ nữ mãn kinh không có khả năng mang thai.

Trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh, phụ nữ phải trải qua thời kỳ tiền mãn kinh. Triệu chứng dễ nhận thấy phụ nữ đã bước vào thời kỳ tiền mãn kinh thường đó là chu kì kinh nguyệt kéo dài. Thông thường chu kì kinh nguyệt kéo dài 2-4 tháng/lần. Thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ thường kéo dài 4-6 năm trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh.

Trong thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ lại có nhiều triệu chứng khiến phụ nữ phải hoảng sợ, căng thẳng. Cụ thể mẹ của Trúc phải trải qua các triệu chứng như nóng bừng, khủng hoảng cảm xúc gây ra chứng mất ngủ, hoặc giữa đêm hay giật mình tỉnh giấc, mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng. Ngoài ra, mẹ còn thấy buồn bã, mất mát, hụt hẫng và nhiều lúc muốn stress và trầm cảm. Các hội chứng mãn kinh ở phụ nữ sẽ khác nhau tùy thuộc vào mỗi người cụ thể.

Mặc dù thời kỳ mãn kinh có nhiều hội chứng mãn kinh rất mệt mỏi khiến bạn khônghạnh phúc. Tuy nhiên, bạn cứ yên tâm là vẫn có nhiều phương pháp giúp điều trị rối loạn tiền mãn kinh và mãn kinh hiệu quả. Các phương pháp này bao gồm sử dụng thuốc điều trị tiền mãn kinh, mãn kinh và các lưu ý về ăn uống, tập thể dục, trị liệu tâm lý và thể chất.

Qua bài viết Mãn kinh là gì có thể giúp các bạn có cái nhìn khái quát nhất về thời kỳ tiền mãn kinh ỏ phụ nữ.

Võ Thị Thanh Trúc – 0982.184.785/ 0909.68.11.41

Chủ sáng lập Be Queen – Chăm sóc phụ nữ trung niên

Các Triệu Chứng Của Thời Kỳ Tiền Mãn Kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh trong cuộc đời của người phụ nữ là thời kỳ chuyển tiếp rất quan trọng. Xuất hiện vào khoảng độ tuổi từ 40 – 45,triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh có biểu hiện ban đầu là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đi kèm với một số vấn đề về phụ nữ như , giảm ham muốn… gây ảnh hưởng tới sức khỏe đời sống của của người phụ nữ.

Những triệu chứng của thời kì tiền mãn kinh bắt đầu khi nào ?

Thời kỳ tiền mãn kinh thường xảy ra trước khi họ thực sự khoảng vài năm. Ở Việt Nam, thông thường phụ nữ trải qua độ tuổi tiền mãn kinh vào khoảng độ tuổi 40, thậm chí một số trường hợp mãn kinh sớm là 30 tuổi.

Thời kỳ tiền mãn kinh là lúc chức năng của buồng trứng sẽ suy giảm dần, kéo dài cho tới giai đoạn mãn kinh thực sự, khi mà buồng trứng ngừng hẳn việc sản xuất trứng. Ngay khi ở thời kỳ mãn kinh, hầu hết chị em sẽ trải qua các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh rất khó chịu.

Các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt

Bốc hỏa

Tuyến vú mềm, nhão

Giảm ham muốn

Khô âm đạo và khó chịu khi quan hệ

Mất ngủ, khó ngủ

Tâm trạng thất thường, hay lo lắng

Thời kỳ tiền mãn kinh và các triệu chứng kéo dài bao lâu?

Thời kỳ tiền mãn kinh thường kéo dài khoảng 4 năm nhưng một số thì chỉ khoảng vài tháng, trong khi có người kéo dài tới 10 năm. Nhưng nếu liên tục trong vòng 12 tháng người phụ nữ không thấy có kinh có nghĩa là họ đã bước vào giai đoạn mãn kinh thực sự.

Ví dụ như nếu bạn đã có 6 tháng liên tục không có kinh nguyệt và đột nhiên phát hiện âm đạo chảy máu hoặc có kinh trở lại (thậm chí nếu nó là một số lượng rất nhỏ), hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Để đảm bảo sức khỏe, chị em nên đi khám thường xuyên, khám vùng chậu và làm xét nghiệm Pap smears (mỗi năm một lần sau tuổi 35, và mỗi sáu tháng sau khi 40) để phát hiện nếu có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

Chẩn đoán triệu chứng tiền mãn kinh như thế nào?

Việc thăm khám bác sỹ trong thời kỳ này một cách thường xuyên là khá cần thiết. Các xét nghiệm máu có thể kiểm tra nồng độ hormon có thể hiệu quả nhưng lại khó đánh giá sự biến đổi hormon trong chu kỳ. Vì vậy mà chị em cần lưu lại một số xét nghiệm vào các thời gian khác nhau để tiện so sánh.

Trong thời kỳ tiền mãn kinh và các triệu chứng nãm kinh ở phụ nữ thì việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất cần thiết

“Yêu” khoa học giúp giảm các triệu trứng thời kỳ tiền mãn kinh

Cách làm giảm các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh

Rất nhiều phụ nữ cảm thấy dễ chịu hơn sau khi dùng vòng hoặc các sản phẩm thuốc bôi để làm dịu mát và giữ ẩm cho vùng âm đạo. Tuy nhiên đó chỉ là cách có tác dụng ngay trong khi rất khó để có một biện pháp để loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng này do thời kỳ tiền mãn kinh là một giai đoạn không thể tránh khỏi.

Có một cách để bạn có thể chuẩn bị cho sự khó chịu này từ sớm đó là thực hiện một chế độ ăn giàu estrogen như đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành, hoa quả, rau mầm…, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và duy trì một lối sống lành mạnh.

Phụ nữ có thể có thai trong thời kỳ tiền mãn kinh?

Hoàn toàn có. Mặc dù khả năng sinh sản giảm đi nhưng bạn vẫn có thể có thai trong giai đoạn này. Nếu bạn không muốn có thai thì nên sử dụng một số biện pháp tránh thai.

Với nhiều phụ nữ, việc có thai sẽ rất khó khi họ bước sang tuổi 40, nhưng nếu muốn có thai thì một số các biện pháp kích thích hoặc kỹ thuật có thể giúp bạn có thai theo ý muốn.

Mất tự chủ trong việc tiểu tiện

Hầu hết các phụ nữ mãn kinh đôi khi có dấu hiệu không tự chủ việc đi tiểu thường xuyên. Vì các cơ của âm đạo và khu vực vùng chậu trở nên yếu kém nên trong một số trạng thái cảm xúc nào đó, họ thậm chí có thể bị “rò rỉ” nước tiểu mà không nhận ra. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể được điều trị.

Các bệnh phụ nữ thường gặp trong thời kỳ tiền mãn kinh

Đây là thời kỳ hàm lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể thường xuyên thay đổi vì vậy, họ có nhiều nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, loãng xương và các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, triệu chứng phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh sẽ trải qua các dấu hiệu lão hóa ở da và tóc. Đặc biệt là bệnh nám da luôn bám diết lấy họ, rất dai dẳng.

Theo tienphong.vn