Mãn kinh ở phụ nữ là gì?
Thời kỳ mãn kinh là thời điểm đánh dấu chu kì kinh nguyệt của người phụ nũ. Nó được chẩn đoán sau khoảng 12 tháng mà bạn không còn kỳ kinh nguyệt nữa. Thông thường thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ xảy ra ở tuổi khoảng ngoài 50. Một số trường hợp ngoại lệ, có thể bị mãn kinh ở tuổi 30 hoặc thậm chí là trẻ hơn. Thời kỳ tiền mãn kinh: Giai đoạn này bắt đầu ở khoảng 45 đến 50 tuổi và kéo dài từ 2, 3 đến 5 năm tùy từng người. Ở giai đoạn này, buồng trứng bắt đầu suy giảm hoạt động và có sự mất cân bằng các Mãn kinh là một quá trình sinh học tự nhiên, với các triệu chứng thể chất như: bốc hỏa, dễ nổi nóng, rối loạn giấc ngủ, đổ mồ hôi đêm, đau đầ, suy giảm trí nhớ, giảm năng lượng,… Người ta chia quá trình mãn kinh thành các giai đoạn: tiền mãn kinh, mãn kinh và hậu mãn kinh.
Hậu mãn kinh: Đây là giai đoạn sau khi mãn kinh. Nó kéo dài khoảng 12 tháng. nội tiết tố nữ (gồm Estrogen và Progesteron), biểu hiện rõ nhất của giai đoạn này là kinh nguyệt không đều, kéo dài, dây dưa. Thời gian này, buồng trứng ngưng hẳn hoạt động và không tiết nội tiết tố nữ nữa nên mất hẳn kinh nguyệt. Bệnh mãn kinh được chia thành 2 loại:
Mãn kinh sớm: Là hiện tượng người phụ nữ bị mãn kinh trước tuổi 40. Mãn kinh sớm thường xảy ra ở những phụ nữ nghiện thuốc lá, sử dụng chất kích thích, chiếu tia xạ trị bệnh, rối loạn miễn dịch, đã được phẫu thuật cắt tử cung nhưng còn chừa 2 buồng trứng,…
Mãn kinh muộn: Là mãn kinh sau 55 tuổi
Thời kỳ mãn kinh
Thời kỳ mãn kinh bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi mức độ hoocmon, đặc biệt là sự suy giảm hormone estrogen. Estrogen chủ yếu được sản xuất bởi buồng trứng, mặc dù một lượng nhỏ cũng được thực hiện bởi nhau thai của phụ nữ mang thai. Estrogen kích thích các đặc điểm của phụ nữ ở tuổi dậy thì và kiểm soát chu kỳ sinh sản của người phụ nữ: phát triển và phát hành trứng mỗi tháng (rụng trứng) để cấy vào tử cung (trong tử cung) và cách thức mà lớp niêm mạc tử cung dày lên để chấp nhận trứng thụ tinh. Khi phụ nữ già đi theo năm tháng, buòng trứng của họ giảm và khả năng thụ thai giảm. Vào thời điểm này, lượng estrogen được sản xuất ít hơn. Thông thường ở độ tuổi 50 đến 55, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng dừng lại hoàn toàn. Do đó, không còn sự rụng trứng, không còn kinh nguyệt và dường như hạn chế khả năng mang thai. Đây là giai đoạn mãn kinh.
Điều gì xảy ra và phụ nữ cảm thấy như thế nào?
Dấu hiệu xác nhận thời kỳ mãn kinh đang diễn ra
Không phải lúc nào cũng dễ dàng để nhận biết thời kỳ mãn kinh đang xảy ra. Mặc dù thời kỳ tâm lý thất thường và thỉnh thoảng dễ nổi nóng là dấu hiệu cho thấy có sự thay đổi nhưng việc xác định thời gian mãn kinh không hề đơn giản. Đặc biệt, nếu bạn đang uống thuốc hoặc đã bắt đầu liệu pháp thay thế nội tiết. Một phụ nữ thực sự mãn kinh sẽ bị vô sinh và sẽ không cần phải tránh thai. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ khuyên phụ nữ mãn kinh dưới 50 tuổi nên tiếp tục sử dụng biện pháp tránh thai trong hai năm sau thời gian cuối cùng và một năm nếu họ trên 50 tuổi. Hầu hết các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng phụ nữ mãn kinh qua việc làm xét nghiệm máu để đo mức độ của một hoóc môn sinh sản như FSH (hoocmon kích thích nang trứng). Tuy nhiên, xét nghiệm không phải lúc nào cũng chính xác và kết quả không thể đảm bảo được. Chúng ta cũng nên lưu ý, một số phụ nữ ở độ tuổi 50 có thể đã được cắt bỏ tử cung, đồng thời phẫu thuật cắt buồng trứng. Loại bỏ buồng trứng sẽ tạo ra giai đoạn mãn kinh ngay, bất kể độ tuổi của bệnh nhân.
Phụ nữ nên làm gì vào thời kỳ mãn kinh?
Các yếu tố lối sống:
Một lối sống lành mạnh có thể giảm thiểu các ảnh hưởng của thời kỳ mãn kinh, giúp giữ cho tim và xương khỏe mạnh.
Ngừng hút thuốc hút thuốc lá: Hút thuốc đã được chứng minh là dẫn đến mãn kinh sớm hơn và gây ra những cơn nổi nóng nhanh hơn. Nếu bạn hút thuốc bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương và bệnh mạch vành (CHD) cao hơn.
Ngừng uống rượu, sử dụng chất có cồn, hạn chế nước có ga: Rượu làm tăng nguy cơ bị ung thư vú. Cố gắng không uống nhiều hơn 2 đến 3 đơn vị cồn mỗi ngày, và giữ ít nhất một ngày mỗi tuần không cồn.
Chế độ dinh dưỡng:
Thức ăn của bạn có thể làm giảm lượng hoocmon (estrogen) hay tăng nguy cơ mắc bệnh tim và chứng loãng xương. Một chế độ ăn uống lành mạnh là cần thiết ở giai đoạn này: hạn chế chất béo bão hòa và muối để giảm huyết áp, đồng thời chế độ ăn cần giàu canxi và vitamin D để tăng cường xương.
Tập thể dục thường xuyên giúp chuyển đổi căng thẳng thành năng lượng tích cực, đồng thời chống lại bệnh tim. Những môn thể thao tốt nhất mà bạn nên duy trì như: đi xe đạp, bơi, chạy hoặc thể dục nhịp điệu,… Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe tại trung tâm y tế.
Liệu pháp thay thế Hormone