Top 3 # Mầm Bệnh Sốt Rét Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Tiêu Diệt Mầm Bệnh Sốt Rét Ngay Từ Trong Gan

Các nhà khoa học Mỹ đã đề xuất một cách mới để chống lại bệnh sốt rét, tiêu diệt tác nhân gây bệnh ngay trong tế bào gan, thậm chí trước khi các triệu chứng xuất hiện ở người bị nhiễm bệnh.

Theo tạp chí Science, một nhóm đông đảo các nhà khoa học do Elizabeth A. Winzeler ở Đại học California ở San Diego, Mỹ, hướng dẫn đã đề xuất một cách mới để chống lại bệnh sốt rét – tiêu diệt tác nhân gây bệnh ngay trong tế bào gan, thậm chí trước khi các triệu chứng xuất hiện ở người bị nhiễm bệnh.

Tác nhân gây bệnh sốt rét là một sinh vật đơn bào, plasmodium gây sốt rét, ký sinh bên trong các tế bào máu. Plasmodium có hơn 250 loài, nhưng chỉ có 4 loài gây bệnh cho người: Plasmodium vivax, Plasmodium falciparum, Plasmodium ovale và Plasmodium malariae. Các loài plasmodium, ký sinh trong máu của các động vật khác, an toàn cho con người. Bệnh sốt rét ở người được lây truyền qua muỗi Anophele.

Sau khi bị muỗi cái đốt, plasmodium xâm nhập vào máu. Nó là một tế bào dài với chiều dài 10 -15 micromet với chiều rộng chỉ 1 micromet. Theo dòng máu, plasmodium sớm hay muộn sẽ thâm nhập vào gan. Ở đó, plasmodium lọt vào trong các tế bào gan, phát triển và phân chia đến vài thế hệ. Lúc này, bệnh không có triệu chứng. Cuối cùng, sau lần phân chia tiếp theo, một thế hệ tế bào mới không thâm nhập vào tế bào gan nữa, mà vào tế bào hồng cầu. Sau này, quá trình phát triển bình thường của bệnh bắt đầu bằng các cơn sốt định kỳ.

Trong quá trình nghiên cứu hiện nay, các nhà khoa học đã phẫu thuật hàng trăm ngàn con muỗi bị nhiễm plasmodium sốt rét. Mỗi ký sinh trùng được phân lập trong ống nghiệm và tiếp xúc với mọi loại thuốc được thử nghiệm. Những thí nghiệm như vậy đã được tiến hành khoảng 500 nghìn. Kết quả là, trong 6 năm làm việc, 631 chất ứng cử viên đã được chọn để tạo ra một loại vắc-xin hóa học để điều trị thành công cho bệnh sốt rét. Trong số đó, có các chất ngăn chặn sự truyền điện tử trong ty thể của plasmodium. Người ta cho rằng các loại thuốc dựa trên các chất này sẽ tiêu diệt mầm bệnh sốt rét ngay từ trong gan. Trong quá trình thử nghiệm thêm, trong số 631 chất, sẽ có những chất là cơ sở của thuốc chống sốt rét mới được chọn.

Các nhà khoa học có kế hoạch bào chế một loại thuốc mà chỉ một liều là đủ để ngăn ngừa bệnh sốt rét. Đây là một điều kiện quan trọng, vì các loại thuốc hiện đại thường phải uống liên tục 3 hoặc 4 liều. Nhưng thường thì sau liều đầu tiên, bệnh nhân cảm thấy sức khỏe tốt lên, do đó không dùng thuốc thêm nữa. Ở các nước châu Phi, trong những trường hợp như vậy các bậc cha mẹ thường để thuốc dự trữ đề phòng đứa trẻ khác bị bệnh. Thực tế này mang 2 mối nguy hiểm nghiêm trọng. Bệnh nhân, chỉ nhận được 1 liều trong 3 liều cần thiết, không thể chữa khỏi hoàn toàn và các tác nhân gây bệnh sốt rét có được sự kháng thuốc.

Theo Một thế giới

(Visited 11 times, 1 visits today)

Bệnh Sốt Rét, Triệu Chứng Cách Phòng Bệnh Sốt Rét?

Mùa hè với khí hậu nóng bức thường là nguyên nhân của rất nhiều loại bệnh ngoài da, bệnh tay chân miệng và bệnh sốt rét cũng nằm trong số đó. Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium hoặc do muỗi Anophen gây nên. Đặc điểm của muỗi Anophen là có thể hút máu từ người này rồi lây nhiễm qua người khác nên bệnh sốt rét rất nguy hiểm vì sức lây nhiễm và lây lan nhanh.

Triệu chứng của bệnh sốt rét?

Triệu chứng của bệnh sốt rét có thể nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng miễn nhiễm của người bệnh và phân ra thành các thời kỳ

1) Bệnh sốt rét Thời kù ủ bệnh

– Thời gian này thông thường kéo dài từ 9 đến 30 ngày có thể thay đổi tùy theo mức độ nặng hay nhẹ và sự khác nhau của từng loại ký sinh sinh trùng sốt rét

2) Bệnh sốt rét Thời kỳ phát bệnh

– Giai đoạn đầu thời kỳ phát bệnh sốt rét, biểu hiện của người bệnh giai đoạn đoạn này là người bệnh bị đau mỏi các khớp, cơ, người có biểu hiện gai rét, tiếp theo người bệnh bị sốt cao có thể lên đến 39-40oC

– Giai đoạn 2 tiếp theo của thời kỳ phát bệnh sốt rét : thời gian kéo dài sau khoảng 2 tuần, người bệnh có biểu hiện bị sốt rét, sốt nóng diễn ra liên tục theo chu kỳ và thường sốt kéo dài từ 6-12h kèm theo triệu chứng người vã mồ hôi, suy nhược, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi…. Với những người bi sốt rét thường xuyên sẽ kèm theo các triệu chứng như thiếu máu mãn tính với các biểu hiện dễ nhìn thấy như chóng mặt, da xanh, suy kiệt

3) Bệnh sốt rét Thời kỳ lui bệnh

– Người bệnh không còn bất kỳ một biểu hiện nào của 2 thời kỳ trên và ký sinh trùng trong cơ thể người bệnh được điều trị triệt để. Với những người thường xuyên mắc bệnh sốt rét thì cần phải theo dõi người bệnh trong vài năm để điều trị cho đến khi không còn xuất hiện bất kỳ một ký sinh trùng nào trong cơ thể người bệnh nữa.

Cách phòng bệnh sốt rét?

– Phòng bệnh sốt rét bằng cách cần phát hiện nguồn bệnh kịp thời để có cách điều trị và quản lý hợp lý và nhanh nhất

– Diệt muỗi bằng hóa chất, phòng muỗi đốt bằng cách ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét

– Với những người phải đi vào vùng có sốt rét cần cho người đi vào đó uống thuốc phòng chống sốt rét

– Ở những vùng bệnh đang có dịch sốt rét cần:

+ Luôn luôn nhớ phải bỏ màn trước khi ngủ và màn phải được phun hoặc tẩm hóa chất diệt muỗi

+ Phải mặc quần dài, áo dài tay khi đi làm và bôi thuốc xua muỗi lên những vùng da hở tránh để muỗi tiếp xúc vào da

Nguyên Nhân Sốt Rét? Bệnh Sốt Rét Nên Ăn Gì

Hiểu như thế nào về bệnh sốt rét

Bệnh có thể lây từ người sang người nếu các đối tượng đều bị muỗi mang trùng đốt, hoặc đốt từ người bệnh sang người lành. Khi đã mắc, bạn có thể gặp những cơn sốt theo chu kì cứ 2 – 3 ngày lại sốt một lần. Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây tử vong nếu không điều trị sớm.

Bệnh do những nguyên nhân nào gây ra

Đặc biệt hơn, hai loài P.falciparum và P.vivax tuy cũng gây bệnh nhưng lại có tỷ lệ tử vong thấp hơn rất nhiều so với các loài còn lại. Các ký sinh trùng này không thể tồn tại ở môi trường bên ngoài mà cần phải có cơ thể vật chủ (muỗi Anophen, con người) mới có thể tồn tại và phát triển.

Những triệu chứng khi mắc bệnh

Thời gian ủ bệnh còn tùy thuộc vào muỗi Anophen đang mang trùng loài ký sinh nào như: đối với P.falciparum thì thời gian ủ bệnh trung bình là 12 ngày, P.vivax trung bình 14 ngày, P.malariae là 20 ngày thậm chí là một tháng, P.ovale từ 11 ngày đến 10 tháng. Theo như phân loại của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì bệnh sốt rét ở Việt Nam được chia làm hai loại như sau:

Sốt rét thông thường

Sốt sơ nhiễm: Dạng sốt này thường xuất hiện đầu tiên nhưng không điển hình, sốt cao liên tục trong vài ngày và hay bị nhầm lẫn với những bệnh thông thường.

Sốt điển hình: Dạng này được chia thành 3 giai đoạn khác nhau: Giai đoạn rét run, toàn thân run rẩy, môi tái, nổi da gà, kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ. Giai đoạn sốt nóng, lúc này bệnh nhân giảm triệu chứng run mà bắt đầu nóng dần lên thân nhiệt có thể đạt đến 41 độ, mặt đỏ, da khô, tim đập nhanh, thở mạnh, nhức đầu và khát nước, có thể kéo dài đến 3 giờ. Giai đoạn vã mồ hôi, lúc này thân nhiệt lại giảm, bệnh nhân ra mồ hôi nhiều, giảm nhức đầu, khát nước, giai đoạn này bệnh nhân cảm thấy dễ chịu.

Sốt thể cụt: Những cơn sốt không xuất hiện thành cơn mà chỉ thấy biểu hiện rét run, có thể kéo dài từ 1 – 2 giờ. Thể sốt này chỉ thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh sốt rét nhiều năm.

Ký sinh trùng lạnh: Dạng này chỉ gặp ở những người đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn mầm bệnh trong cơ thể. Những người này khi xét nghiệm thì vẫn cho kết quả dương tính với bệnh nhưng không có biểu hiện sốt, sức khỏe ổn định bình thường.

Sốt ác tính

Dạng bệnh này gồm có 4 thể:

Thể não: Người bệnh có biểu hiện rối loạn ý thức, sốt cao liên miên, nhức đầu dữ dội, tiêu chảy không kiểm soát,… đây là những dấu hiệu của tiền ác tính. Bệnh nhân mắc bệnh ác tính thể não tỷ lệ tử vong cao.

Thể giá lạnh: Thể này người bệnh bị tụt huyết áp, da xanh tái nhợt, đổ mồ hôi nhiều, nhức đầu dữ dội, toàn thân lạnh.

Thể tiêu hóa: Bệnh nhân đau bụng dữ dội, buồn nôn, tiêu chảy, thân nhiệt hạ.

Thể gan: Thể này da của người bệnh có màu vàng, củng mạc mắt vàng, phân và nước tiểu vàng, có thể buồn nôn hoặc nôn.

Những người có nguy cơ mắc bệnh

Trẻ em và trẻ sơ sinh có nguy cơ rất lớn mắc bệnh, vì lứa tuổi này không thể tự bảo vệ mình khi muỗi đốt do đó lứa tuổi này rất dễ bị muỗi tấn công.

Những người đi đến nơi có dịch sốt rét.

Những vùng quê khó khăn vì nơi đây điều kiện sinh hoạt ô nhiễm thiếu thốn và ít được tiếp xúc với thông tin truyền thông, không biết cách để phòng ngừa bệnh.

Những người nghi ngờ mình bị muỗi Anophen đốt nhưng lại không đến cơ sở y tế để kiểm tra cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Phòng và điều trị bệnh

Bệnh sốt rét tuy nguy hiểm nhưng lại rất dễ kiểm soát, sau đây là một số cách phòng và điều trị bệnh:

Phòng tránh bệnh

Phun thuốc muỗi định kỳ trong nhà và ngoài vườn.

Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, dọn dẹp những nơi ao tù, nước đọng vì đây sẽ là nơi sinh sản của muỗi.

Khi đi ngủ phải thả màn kể cả buổi trưa hay buổi tối. Đi đến nơi có dịch thì hãy mang theo thuốc đuổi muỗi, mặc áo dài tay, quần dài hạn chế để muỗi đốt.

Bệnh sốt rét nên ăn gì

Nên uống nhiều nước

Khi cơ thể bị mất nước, vi rút có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Lúc bị sốt, bạn nên uống nhiều nước lọc hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã mất đi. Việc cung cấp đủ nước khi sốt sẽ giúp bạn không bị kiệt sức, các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được loại bỏ. Có thể dùng nước đun sôi để nguội pha với hydrit hoặc oresol để bù điện giải.

Nên ăn thức ăn lỏng

Các dạng thức ăn như soup, bún, phở, đồ ăn loãng dễ nuốt được nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò sẽ góp phần giúp bạn bổ sung được dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, xoa dịu cơn khó chịu.

Uống nhiều nước hoa quả, sinh tố

Bệnh sốt rét nên ăn gì? Các loại trái như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… hoặc các loại sinh tố của những thứ quả đó là lựa chọn ưu tiên trong thời gian bạn bị sốt. Hãy chịu khó ăn trái cây vì nó vừa cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp giảm sốt, bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất.

Ăn nhiều rau xanh

Những thực phẩm quen thuộc như cà chua, rau mồng tơi, rau muống, rau cải, rau dền… chế biến dưới dạng luộc, nấu canh đều có lợi ích hạ nhiệt khi bạn đang bị sốt.

Bệnh Sốt Rét: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Sốt Rét

1. Bệnh sốt rét là gì?

Bệnh sốt rét là bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh do kí sinh trùng sốt rét Plasmodium gây ra. Muỗi Anopheles là trung gian truyền bệnh trong cộng đồng nên những vùng nhiệt đới có môi trường thuận lợi như Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ bệnh thường rất phổ biến.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét

Tác nhân gây bệnh:

Kí sinh trùng sốt rét thuộc chi Plasmodium: có khoảng 170 loài nhưng chỉ có 4 loại gây ra bệnh ở người là P. Falciparum, P. Malariae, P.Ovale, P. Vivax.Trong đó loài P.Falciparum là loài gây bệnh phổ biến và triệu chứng nặng nhất, chiếm phần lớn ca tử vong.

Phương thức truyền bệnh:

Do muỗi Anopheles là con đường phổ biến nhất. Muỗi khi đốt đã truyền kí sinh trùng vào trong máu của cơ thể người bệnh ở dạng thoa trùng. Theo đường máu thoa trùng đến gan và sinh trưởng thành thể phân liệt ngoại hồng cầu. Sau khoảng 48-72 giờ kí sinh trùng xâm nhập hồng cầu và làm cho các tế bào bị nhiễm vỡ ra.

Do truyền máu, dùng chung kim tiêm.

Từ mẹ truyền sang con trong quá trình mang thai bị nhiễm bệnh.

Nguy cơ cao nhiễm bệnh sốt rét:

– Ý thức vệ sinh kém tạo điều kiện cho muỗi phát triển.– Những vùng nghèo đói, vùng sâu vùng xa điều kiện y tế còn thấp.– Trẻ em và trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu.

3. Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh sốt rét

Biểu hiện của bệnh sốt rét tùy thuộc vào loại kí sinh trùng mắc phải và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bệnh nặng hay nhẹ. Thời kì ủ bệnh trung bình từ 9 đến 30 ngày và thường có hai thể lâm sàng là sốt rét thể thông thường và sốt rét thể ác tính.

Cơn sốt rét thể thông thường:

Có các triệu chứng thường gặp của sốt rét và không gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Có 2 loại là sốt rét điển hình và sốt rét không điển hình.

– Sốt rét không điển hình: sốt không thành cơn, hay ớn lạnh, kéo dài liên tục, da vàng, xanh xao, thiếu máu, gan lách to, cơ thể suy nhược.

– Sốt rét điển hình trải qua 3 giai đoạn: Rét run, sốt cao và vã mồ hôi. Thân nhiệt tăng nhưng bệnh nhân lạnh dữ dội, run, nổi da gà, đau đầu, nôn mửa, sốt cao, mồ hôi ra nhiều, khát nước.

Sốt rét ác tính:

Đây là thể nặng với các biến chứng gây tử vong cao. Các triệu chứng điển hình như:

– Sốt cao liên tục, đột ngột.– Rối loạn ý thức: ngủ li bì, lơ mơ, mê sảng, hôn mê.– Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy, ói mửa.– Tổn thương thần kinh: lên cơn co giật.– Thể trạng: da xanh xao, niêm mạc tái nhợt.– Nước tiểu sậm màu.– Bệnh nhân tử vong do suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy gan, thận.

Phương pháp chẩn đoán bệnh:

Dựa vào dịch tể: sống trong vùng hoặc vừa mới du lịch tới vùng sốt rét.

Biểu hiện lâm sàng: cơn sốt, phân biệt với bệnh sốt hồi quy, sốt xuất huyết,….

Xét nghiệm máu: tìm thấy kí sinh trùng sốt rét trong máu, trong tủy xương, làm cách nhau 6 tiếng và làm lại nhiều lần.

4. Điều trị bệnh sốt rét

Mục tiêu điều trị sốt rét phải đạt:

Cắt được cơn sốt rét , diệt sạch kí sinh trùng.Phục hồi lại sức khỏe cho bệnh nhân và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.Ngăn chặn sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng.

Điều trị nguyên nhân:

Dựa vào loại kí sinh trùng và thể trạng của bệnh nhân như người lớn hay trẻ em hay phụ nữ mang thai mà cơ sở y tế sẽ lựa chọn loại thuốc và liều lượng thích hợp.

Các loại thuốc điển hình gồm có: Chloroquin, Primaquin, Quinin sufat,… Thuốc mới có Artemisinine, Arterakin,…

Điều trị triệu chứng:

Bổ sung cân bằng nước điện giải cho bệnh nhân.Chống hạ đường huyết, chống suy hô hấp, suy thận.Theo dõi điều chỉnh mạch, huyết áp.Theo dõi quá trình đáp ứng thuốc điều trị.

5. Phòng ngừa bệnh sốt rét

Hiện nay sốt rét vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa bệnh như:

– Tuyên truyền giáo dục cộng đồng phòng ngừa tốt các bệnh truyền nhiễm.– Giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát, phát quang bụi rậm, không để ao tù nước đọng, đậy kín các dụng cụ chứa nước.– Phun thuốc diệt muỗi.– Khi đi ngủ cần có màn và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi.– Khi đi du lịch hoặc đến vùng dịch bệnh cần mặc quần áo dài, bôi thuốc xua muỗi.– Phát hiện người bệnh sớm và điều trị tích cực.– Chăm sóc tốt người bệnh sốt rét bằng thức ăn lỏng, uống nhiều nước, ăn trái cây để bệnh nhân mau chóng phục hồi sức khỏe.