Top 9 # Mắc Covid Có Triệu Chứng Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Hút Thuốc Có Nguy Cơ Mắc Triệu Chứng Covid

Hiện nay, một số chuyên gia cho rằng những người hút thuốc có thể đối mặt với nguy cơ mắc triệu chứng COVID-19 nặng hơn. Nguyên nhân là vì hút thuốc làm tổn thương phổi và khiến cơ thể gặp nhiều khó khăn trong việc chống lại COVID-19.

Các chuyên gia cũng nói thêm rằng mặc dù tiềm ẩn những hậu quả nghiêm trọng, người hút thuốc vẫn có thể không phải là đối tượng được ưu tiên tại các cơ sở y tế nếu nhiễm virus SARS-CoV-2 (so với những người cùng nhiễm khác). Thuốc hút trong trường hợp này bao gồm thuốc lá thông thường, thuốc lá điện tử và cả các chất gây nghiện.

COVID-19: Tệ hơn bệnh cúm

COVID-19 thường được so sánh với cúm (cảm cúm) vì cả hai đều có các triệu chứng tương tự và là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp. Tuy nhiên, thủ phạm lại là 2 chủng virus khác nhau. Ngoài ra, trong các trường hợp nghiêm trọng nhất, COVID-19 khiến tình trạng viêm phổi cấp nặng hơn so với cúm.

Không giống như các virus đường hô hấp thông thường, SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương tế bào vách phế nang và niêm mạc túi khí phổi. Khi cơ thể phản ứng với nhiễm trùng, một loạt các chất trung gian gây viêm được giải phóng. Phổi thậm chí còn bị viêm nhiều hơn và chứa đầy dịch, dẫn đến viêm phổi nặng hoặc suy hô hấp cấp tính.

Tức ngực khó thở là một trong những triệu chứng chính của COVID-19, cùng với sốt và ho. Những người mắc căn bệnh do virus SARS-COV-2 này gây ra thường chuyển từ giai đoạn ho và sốt sang viêm phổi kẽ. Nếu các triệu chứng COVID-19 nặng hơn sẽ cần hỗ trợ hô hấp từ máy thở. Mặc dù vậy, tình huống vẫn có thể xấu đi tùy vào số lượng các hạt virus nhân lên tại phổi, chủng gene của virus và các yếu tố chưa xác định khác.

Những rủi ro tiềm ẩn từ thuốc lá

Bất kỳ loại thuốc lá nào cũng có hại cho hệ thống cơ thể, bao gồm cả hệ tim mạch và hệ hô hấp. COVID-19 cũng gây hại lên các hệ thống này.

Nghiên cứu trên 55.924 trường hợp được xác nhận tại phòng thí nghiệm ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh hô hấp mạn tính hoặc ung thư cao hơn nhiều so với những người không có các bệnh mạn tính. Theo thông tin từ Trung Quốc nơi bắt nguồn dịch COVID-19 do virus corona mới, những người mắc bệnh lý nền tim mạch và hô hấp do sử dụng thuốc lá có nguy cơ cao mắc các triệu chứng COVID-19 nặng hơn.

Thuốc lá có tác động rất lớn đến sức khỏe đường hô hấp. Mối liên hệ giữa sử dụng thuốc lá và ung thư phổi đã được tìm hiểu rõ ràng khi thuốc là nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư phổi.

Theo bác sĩ Albert Rizzo – giám đốc y tế của Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, hút thuốc có thể làm suy yếu khả năng tự phục hồi của cơ thể vì gây hại cho phổi, dẫn đến suy yếu các mô phổi, viêm phổi và nhiễm trùng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều thông tin về sự ảnh hưởng của COVID-19 lên người hút thuốc.

Tiến sĩ Laura Crotty Alexander, phó giáo sư y khoa thuộc Khoa Phổi (Đại học California San Diego Alexander) cho rằng việc hít phải các hóa chất cơ bản có trong thuốc lá điện tử như propylene glycol và glycerin khiến người dùng tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi vì hóa chất làm giảm khả năng chống nhiễm trùng đường hô hấp của hệ miễn dịch. Từ những cơ sở này, người hút thuốc có thể gặp biến chứng nghiêm trọng hơn về sức khỏe nếu mắc COVID-19. Cũng có thể nói rằng người hút thuốc lâu năm nếu mắc COVID-19 thì tình trạng bệnh sẽ dễ trở nặng hơn.

Những người đang mắc bệnh lý nền do thuốc lá gây ra như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ làm COVID-19 trầm trọng hơn vì chức năng phổi của họ đã bị tổn hại. Bác sĩ khoa Phổi Nathan Do (bệnh viện AdventHealth Tampa ở Florida) cho biết tỷ lệ tiến triển bệnh của COVID-19 tính cả tỷ lệ tử vong cao hơn khoảng 12-14 lần đối với những người có tiền sử hút thuốc.

Hãy cho phổi “nghỉ ngơi”

Trước tình trạng virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu chưa có dấu hiệu dừng lây nhiễm và vắc-xin ngừa COVID-19 vẫn đang được phát triển thì đây là lúc để chúng ta cố gắng giữ cho phổi khỏe mạnh nhất có thể. Những đối tượng có nguy cơ mắc biến chứng nặng từ COVID-19 như người già và người có bệnh lý nền như bệnh tim, tiểu đường, hen suyễn… cần đặc biệt lưu ý bảo vệ sức khỏe.

Tuy nhiên, những người trẻ tuổi cũng nên cẩn thận. Bất kỳ tuổi tác hay tình trạng sức khỏe nào thì cũng cần cân nhắc cho phổi “nghỉ ngơi”. Hít phải khói thuốc, bụi mịn hay ô nhiễm đều dẫn đến suy giảm chức năng phổi và khiến phổi dễ nhiễm trùng.

Đây là thời điểm chưa từng có khi rất nhiều quốc gia phải thực hiện cách ly toàn xã hội để kiểm soát sự lây lan của virus. Trong khi mỗi người đang thay đổi nhiều thói quen nhằm phòng ngừa COVID-19 thì người hút thuốc cũng nên cố gắng bỏ thuốc. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc các triệu chứng coronavirus chủng mới nặng và hỗ trợ hệ miễn dịch.

Thông tin liên hệ khi nghi ngờ mắc COVID-19

Nếu bạn cảm thấy không khỏe và có nghi ngờ tiếp xúc gần với các nguồn lây, thay vì trực tiếp đến trung tâm y tế gần nhất, bạn nên tự cách ly với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, hãy nhanh chóng liên hệ qua số điện thoại 1900 9095 hoặc 1900 3228 để tìm kiếm sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên lạc bằng hotline của các bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm COVID-19:

Mặt khác, bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương đang sống để nhanh chóng được hỗ trợ về những cách xử lý phù hợp.

Các Triệu Chứng Nhận Biết Người Mắc Covid

Cảm thấy khó thở

Nếu cảm thấy bị ngạt mũi và cảm giác nghẹn ở họng và lồng ngực, đây có thể là dấu hiệu cơ thể báo động một người đang bị viêm phổi do virus mới gây ra. Lý do khó thở là do hội chứng suy hô cấp cấp tính hoặc thậm chí suy hô hấp trong một thời gian gắn, cũng là nguyên nhân chính gây ra các trường hợp tử vong do virus Corona chủng mới. Vì thế, đây là triệu chứng rõ nét nhất và cũng nguy hiểm nhất gây ra bởi Covid-19.

Ho khan, đau họng

Ho khan, thậm chí có đờm đặc và bọt, khả năng cao là dấu hiệu của viêm phổi. Ngoài ra, đây cũng chính là một trong những triệu chứng điển hình, nghiêm trọng và phổ biến của Covid-19. Ho do Covid-19 gây ra sẽ không khỏi khi uống thuốc trị ho thông thường.

Một báo cáo do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra vào tháng 2 cho thấy, trong số 55.924 người mắc Covid-19 được theo dõi, hơn 33% ho ra đờm, hay một chất nhầy dày từ phổi.

Do đó, nếu cảm thấy ho nhiều, kéo dài, uống thuốc hoặc điều trị tại nhà không đỡ, kết hợp với triệu chứng khó thở, người bệnh cần đi khám sức ngay tại các cơ sở được Nhà nước, Bộ Y tế công khai chỉ định. Tại đây, bác sĩ sẽ dựa vào khám lâm sàng và xét nghiệm để chuẩn đoán chính xác bệnh.

Sốt cao

Được biết, không phải tất cả những trường hợp nhiễm Covid-19 đều bị sốt. Tuy nhiên, sốt cũng được coi là dấu hiệu, căn cứ để sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm. Mức độ sốt ở mỗi trường hợp nhiễm bệnh có thể khác nhau. Có những người thân nhiệt tăng rất cao song cũng có một số người chỉ bị sốt nhẹ.3. Ho khan

Ớn lạnh và đau nhức cơ thể

Một bệnh nhân Covid-19 chia sẻ, toàn thân đau nhức, sốt cao đến run rẩy, thậm chí còn gây ảo giác. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có những phản ứng nghiêm trọng như vậy. Một số người nhiễm Covid-19 có thể không có cảm giác ớn lạnh hoặc đau nhức cơ thể. Trong khi có những người khác có thể cảm thấy bị lạnh như nhiễm cúm, mệt mỏi, đau khớp và cơ bắp. Đó là những triệu chứng khá giống nhau có thể gây khó khăn cho việc xác định chính xác đó là cúm hay bệnh Covid-19.

Một dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã mắc Covid-19 là các triệu chứng không cải thiện sau một tuần hoặc lâu hơn.

Mất ý thức tạm thời

CDC cảnh báo, hiện tượng mất ý thức tạm thời hoặc không thể thức dậy và không tỉnh táo có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng, cần chăm sóc khẩn cấp. Nếu xuất hiện những triệu chứng đó, đặc biệt khi đi kèm với các dấu hiệu quan trọng khác như môi nhợt nhạt, khó thở hoặc đau ngực, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.

Mắt đỏ

Nhiều nghiên cứu ở các nước, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc chỉ ra rằng, khoảng 1- 3% số người mắc Covid-19 bị viêm kết mạc (bệnh mắt đỏ). Viêm kết mạc là bệnh do virus gây ra và dễ lây. SARS-CoV-2 chỉ là một trong nhiều loại virus có thể gây viêm kết mạc, do đó, đây không phải phát hiện mới khiến giới khoa học phải ngạc nhiên.

Tuy nhiên, mắt đỏ có thể là một dấu hiệu nữa của bệnh Covid-19, nếu có kèm một số triệu chứng khác như sốt, ho hoặc khó thở.

Mất vị giác và khứu giác

Trong các trường hợp nhiễm Covid-19 nhẹ đến trung bình, mất mùi và vị là một trong những dấu hiệu ban đầu bất thường nhất. Cảm giác mất vị giác, mất cảm giác ngon miệng đôi khi không chắc chắn, tuy nhiên đây là một dấu hiệu không nên bỏ qua. Mất khả năng nhận biết mùi hoàn toàn hoặc một phần (anosmia) cũng được phát hiện ở những bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 mà không có triệu chứng nào khác.

Mệt mỏi

Đối với một số người, mệt mỏi, kiệt sức, đau nhức cơ thể có thể là một dấu hiệu sớm của việc nhiễm bệnh Covid-19. Nghiên cứu của WHO cho thấy, khoảng 40% trong số gần 6.000 người mắc bệnh trải qua giai đoạn mệt mỏi.

Trạng thái mệt mỏi còn có thể tiếp diễn sau khi virus đã biến mất. Các báo cáo về giai đoạn phục hồi của bệnh nhân mắc Covid-19 cho thấy, hiện tượng kiệt sức và thiếu năng lượng sẽ tiếp tục “đồng hành” với người bệnh trong một vài tuần ở giai đoạn phục hồi.

Nhức đầu, đau họng, nghẹt mũi

Theo báo cáo của WHO, khoảng 14% trong số gần 6.000 trường hợp mắc Covid-19 ở Trung Quốc có triệu chứng đau đầu và đau họng, trong khi gần 5% bị nghẹt mũi. Đây không phải là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh, nhưng rõ ràng nó giống như cảm lạnh và cúm.

6 Nhóm Triệu Chứng Đặc Trưng Ở Bệnh Nhân Mắc Covid

(Tieudung.vn) – Phân tích dữ liệu từ khoảng 1.600 bệnh nhân Covid-19 tại Anh và Mỹ thông qua ứng dụng theo dõi triệu chứng Covid-19 từ tháng 3-4, các nhà khoa học kết luận có có 6 nhóm bệnh nhân với những triệu chứng đặc trưng, có thể phân biệt từ ngày nhiễm bệnh thứ 5.

Một nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Đại học King College London (Anh), phân tích dữ liệu từ khoảng 1.600 bệnh nhân Covid-19 tại Anh và Mỹ thông qua ứng dụng theo dõi triệu chứng Covid-19 từ tháng 3-4, với kết quả cho thấy có 6 nhóm bệnh nhân với những triệu chứng đặc trưng, có thể phân biệt từ ngày nhiễm bệnh thứ 5. Khoảng hơn 380 người trong số đó từng ít nhất một lần đi bệnh viện và 107 người cần hỗ trợ oxy hoặc thở máy.

Phát hiện mới có thể giúp các bác sĩ đánh giá tình hình bệnh nhân và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.

Theo Reuters, thông thường, 3 triệu chứng chính của Covid-19 là ho, sốt, mất khứu giác. Tuy nhiên, dữ liệu này phát hiện nhiều biểu hiện bệnh khác như đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, tiêu chảy, nhầm lẫn, chán ăn và khó thở.

Sau khi phân tích dữ liệu, các nhà khoa học đã xác định được 6 nhóm triệu chứng bao gồm:

Nhóm 1 (Giống cúm nhưng không sốt): triệu chứng giống cảm cúm nhưng không sốt, nhức đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, đau cơ, ho, đau họng, đau ngực. 1,5% bệnh nhân nhóm này cần máy thở và 16% phải nhập viện.

Nhóm 2 (Giống cúm nhưng sốt): triệu chứng giống cảm cúm nhưng có sốt, nhức đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, ho, đau họng, mất khả năng nói, chán ăn. 4,4% bệnh nhân cần máy thở, 7,5% phải nhập viện.

Nhóm 3 (Đường ruột): nhức đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, chán ăn, tiêu chảy, đau họng, đau ngực, không ho. 3,7% bệnh nhân cần máy thở, gần 24% người phải nhập viện.

Nhóm 4 (Bệnh nặng cấp độ một): nhức đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, ho, sốt, mất khả năng nói, đau ngực, mệt mỏi. 8,6% bệnh nhân cần máy thở và 23,6% phải nhập viện.

Nhóm 5 (Bệnh nặng cấp độ hai): nhức đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, chán ăn, ho, sốt, mất khả năng nói, đau họng, đau ngực, đau cơ, mệt mỏi, lú lẫn. 9,9% cần máy thở, 24,6% phải nhập viện.

Nhóm 6 (Bệnh nặng cấp độ ba): nhức đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, chán ăn, ho, sốt, mất khả năng nói, đau họng, đau ngực, đau cơ, mệt mỏi, lú lẫn, khó thở, tiêu chảy, đau bụng. Gần 20% bệnh nhân cần máy thở và 45,5% phải nhập viện.

Nhóm 1, 2 và 3 có các triệu chứng thường biểu hiện ở bệnh nhân Covid-19 trẻ và khỏe mạnh trong khi nhóm 4, 5 và 6 thường biểu hiện triệu chứng ở bệnh nhân lớn tuổi và có bệnh lý khác.

Rất ít bệnh nhận thuộc 3 nhóm đầu cần hỗ trợ thở như oxy hoặc máy thở, trong khi tỷ lệ tăng dần đối với các nhóm sau.

Gần 50% bệnh nhân nhóm 6 phải nhập viện trong khi ở nhóm 1 chỉ 16%. Những người cần hỗ trợ thở thường đến bệnh viện vào ngày thứ 13 từ khi có triệu chứng của dịch bệnh.

6 nhóm bệnh nhân với những triệu chứng đặc trưng, có thể phân biệt từ ngày nhiễm bệnh thứ 5.

Các nhà nghiên cứu cho biết việc xác định được bệnh nhân Covid-19 thuộc nhóm nào trong 6 nhóm trên giúp bác sĩ đưa ra phương án điều trị tốt hơn, xác định người nào có nguy cơ nhiều hơn và cần nhập viện.

Theo bác sĩ Claire Steves của nhóm nghiên cứu cho biết, nếu có thể dự đoán bệnh nhân thuộc nhóm nào vào ngày thứ 5, các bác sĩ có đủ thời gian để hỗ trợ họ và can thiệp sớm bằng cách theo dõi lượng oxy, lượng đường trong máu, đảm bảo họ được bù nước đầy đủ. Đây là những biện pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà, giúp giảm việc nhập viện.

Tuy nhiên, GS Alastar Denniston của Đại học Birmingham (Anh) cảnh báo phương pháp này không đưa ra dự đoán chính xác về nguy cơ mắc bệnh nặng. Bởi kết quả dựa trên dữ liệu từ người dùng ứng dụng. Điều này có nghĩa là kết quả nghiên cứu chỉ xác định ở một nhóm bệnh nhân nhỏ.

Ông Denniston nói thêm, nghiên cứu có thể giúp các nhà khoa học ước tính rủi ro ở bệnh nhân, đồng thời đảm bảo những người có nguy cơ cao nhất được theo dõi thêm và can thiệp sớm hơn.

Tại Sao Có Các Triệu Chứng Bị Covid

Câu hỏi này được nêu ra trong suốt diễn tiến của đại dịch COVID-19. Càng ngày người ta càng thu thập thêm nhiều dữ kiện, một số có thể trả lời cho câu hỏi, nhưng lại nảy sinh ra những câu hỏi khác.

COVID-19 dường như ảnh hưởng đến một số người nặng nề hơn là những người khác, đa số chỉ có những triệu chứng nhẹ như cảm cúm xoàng, số khác phải vào bệnh viện và cần đến máy trợ thở. Tuổi tác có thể là yếu tố chính nhưng vẫn có những người trẻ tuổi hơn mà vẫn bị bệnh nặng, ngược lại có nhiều người cao tuổi vẫn tránh được bệnh hoặc chỉ bị nhẹ.

Nguyên nhân chính vẫn là do các bệnh kinh niên như bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì. Người càng lớn tuổi thường tích hợp các bệnh này nhiều năm liền nay cộng thêm bị nhiễm virus, tuổi lại càng cao thì sức đề kháng càng yếu và bén nhạy.

Một cuộc nghiên cứu đăng trên Journal of Infection cho thấy chỉ riêng bệnh tiểu đường không thôi chưa kể các yếu tố khác của hội chứng “mỡ đường máu” đã làm tăng tỉ số tử vong vì COVID-19 lên 3.7 lần.

Nhận xét này thật ra không khác gì trong trường hợp tử vong vì cúm mùa hằng năm, khi mà những người già bị bệnh tiểu đường dễ chết vì bệnh sưng phổi. Cơ chế tác động của COVID-19 tương tự như cúm influenza, làm tăng sự viêm xoang của tế bào, làm máu dễ đông đặc lại, nghẽn mạch máu, giảm sức đề kháng hữu hiệu của tế bào máu và phá huỷ tuyến pancreas.

Trong cơ thể chúng ta có một chất men xúc tác enzyme gọi là Angiotensin Converting Enzyme 2 (viết tắt là ACE2.) Chất này có mặt ở nhiều nơi như ở thận để kiểm soát sự giãn nở của mạch máu thận và kiểm soát huyết áp; ở tim để điều hoà sự co bóp của tim; ở phổi để phối hợp hoạt động trao đổi dưỡng khí; cả ở hệ thống tiêu hoá và lá gan. Virus corona tấn công tất cả các tế bào ngũ tạng bằng cách khống chế hệ thống ACE2, ùa vào cổng ACE2 để vào bên trong tế bào.

Trong thời kỳ cúm SARS trước đây, 60% nạn nhân bị suy gan. Còn COVID-19 vì có bộ gene 82% tương tự như SARS cũng tấn công vào lá gan qua cổng ACE2.

Vì vậy, khoảng 10% đến 60% bệnh nhân bị các triệu chứng về đường tiêu hoá và có những tường trình thuốc trị bệnh bao tử famotidine (Pepcid) có thể giảm nhẹ nguy cơ tử vong vì COVID-19.

Một nghiên cứu lại cho thấy điều trái ngược, người hút thuốc lá lại ít bị nhiễm virus hơn. Trong đó, những người hút thuốc lá kinh niên nhưng lại không bị ung thư phổi. Tuy nhiên, không vì thế mà ta lại đi hút thuốc lá để ngừa bệnh COVID-19!

Người trên cân thường dễ bị bệnh, từ cảm cúm xoàng cho đến những trường hợp cúm SARS hay cúm gia cầm trước đây. Người béo phì có thể tích buồng phổi nhỏ hơn, trái tim làm việc cực nhọc hơn và yếu sức đề kháng hơn.

Người ta vẫn chưa có lời giải thích tại sao. Có thể, một số antigen hay antibody từ nhóm máu giúp chống lại virus.

Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng người đã từng chích ngừa bệnh lao với thuốc chủng BCG ít bị nhiễm virus corona hơn. Trước đây, trẻ em được chích ngừa BCG ít bị các chứng bệnh về phổi như hen suyễn.

Điều này có điểm tương đồng là ở Á Châu một số người có nhóm máu O và hầu như đa số người cao tuổi đều có chích ngừa BCG.

Gene quy định sự cấu trúc của cửa ACE2 receptors thay đổi giữa người bị bệnh và người không bị bệnh. Tương tự, các gene chi phối hệ thống đề kháng cũng khác nhau giữa người này với người kia.

Cụ thể, tập hợp gene HLA quy định sự thể hiện của hệ thống đề kháng. Khi ghép ngũ tạng, người cho và người nhận phải có gene HLA tương đồng. Một nghiên cứu đăng trên báo Journal of Virology cho biết một số người có tập hợp HLA gene có khả năng chống lại COVID -19 và ngược lại số khác lại mở cửa đón nhận corona virus vào bên trong.

Ở đây, yếu tố chủng tộc có thể bao gồm tất cả các yếu tố về môi trường xã hội, nề nếp, điều kiện sống và yếu tố di truyền. Hầu như những nạn nhân thường có tình trạng sức khoẻ xấu cơ bản như béo phì, nghiện ngập, cao máu, cao mỡ và cao đường. Cũng có thể nề nếp sống và yếu tố di truyền khiến cho người Á Châu ở Mỹ cũng như nhiều nơi khác trên thế giới ít bị bệnh nặng vì COVID-19.

Theo tường trình mới đây từ New York, những người vị bệnh nặng và dễ chết lại là những người thường xuyên ở nhà trong thời gian phong toả cách ly. Điều này cho thấy tình trạng sức khoẻ cơ bản và nề nếp sống tốt vẫn là chủ yếu.

Do sự biến dạng của COVID-19, có thể thuốc chủng ngừa sẽ không hoàn toàn hữu hiệu tương tự như thuốc chủng ngừa cúm hằng năm. Virus corona có thể sẽ ở lại với chúng ta từ nay trở đi như cúm mùa, vì thế thay đổi nề nếp sống, tăng cường sức đề kháng vẫn là điều tiên quyết để đối chọi với không riêng gì COVID-19 mà cả tất cả những loại bệnh nhiễm trùng khác.

“Trời kêu ai nấy dạ”, nhưng đừng lên tiếng: “Thưa ông con trốn ở …nhà này!”