Top 6 # Mắc Bệnh Rubella Trước Khi Mang Thai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Chích Ngừa Rubella Trước Khi Mang Thai Mấy Tháng

1, Bệnh rubella là gì? Nó nguy hiểm như thế nào?

– Bệnh rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức. Rubella là một bệnh truyền nhiễm, do virut rubella gây nên. Bệnh lưu hành trên toàn thế giới và thường xuất hiện vào mùa đông xuân, có thể xảy ra thành dịch nhất là ở trẻ em và phụ nữ đang mang thai.

– Tuy bệnh rubella là một bệnh lây nhiễm không nguy cấp (không gây nên những biến chứng nguy hiểm và không gây chết người) nhưng lại khá nghiêm trọng với các mẹ bầu dó có khả năng gây nên những dị tật bẩm sinh nặng nề ở bào thai. Mẹ bầu bị mắc bệnh rubella trong 3 tháng đầu của thai kì (hoặc 20 tuần đầu) sẽ dễ bị những tai biến như sảy thai, thai chết trong tử cung hoặc gây nên những dị dạng cho thai nhi sau khi sinh như: đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ, các khuyết tật về tim…

2, Biến chứng của bệnh đối với mẹ và thai nhi bị nhiễm rubella

Thường người mẹ không có triệu chứng của bệnh, điều đáng ngại nhất là những dị tật của thai nhi trong bụng mẹ bầu. Thai nhi có nguy cơ mắc dị tật càng cao nếu bị nhiễm rubella càng sớm, cụ thể:

Mẹ bị nhiễm rubella khi thai nhi nhỏ hơn 12 tuần tuổi thì 90% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật

Mẹ bị nhiễm rubella khi thai nhi 13-14 tuần, thì 30-40% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật

Mẹ bị nhiễm rubella khi thai nhi 15-16 tuần, thì 20% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật

Mẹ bị nhiễm rubella khi thai nhi 16-20 tuần, thì 10% thai nhi phát triển sẽ bị dị tật

Mẹ bị nhiễm rubella khi thai nhi trên 20 tuần tuổi, khi tỉ lệ thai nhi dị tật cực kì thấp (dưới 1%)

Các biến chứng dị tật của thai nhi: khi mẹ mang thai được 3 tháng đầu bị bệnh rubella thì dễ bị sảy thai hoặc thai chết lưu trong tử cung, nếu đẻ được thì thai thiếu cân, chậm mọc răng, chậm lớn kèm theo là các dị tật bẩm sinh.

Biến chứng có xu hướng xảy ra ở người lớn hơn là trẻ em. Khoảng 75% phụ nữ bị nhiễm rubella có thể đau hoặc viêm khớp đặc biệt ở cổ tay, ngón tay và đầu gối. Viêm não xảy ra khoảng 1/5000 trường hợp và thường gặp nhất ở phụ nữ, xuất huyết xảy ra khoảng 1/3000 trường hợp ở trẻ em.

3, Chích ngừa rubella trước khi mang thai mấy tháng

Có 2 biện pháp chính để phòng bệnh rubella là cách li và tiêm phòng vắc xin. Tiêm phòng vắc xin rubella giảm độc lực tạo nên miễn dịch ít nhất là 16 năm, hoặc có thể cả đời.

Đối với phụ nữ đang có ý định chuẩn bị mang thai phải tiêm phòng trước khi đậu thai ít nhất 3 tháng. Tuyệt đối sử dụng các biện pháp tránh thai hữu hiệu trong 3 tháng liên tục. MMR, vắc xin ngừa rubella về lí thuyết có thể làm mẹ bầu nhiễm rubella và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên có không ít trường hợp mẹ tiêm ngừa MMR trong khi mang thai, bé cưng được sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Vì vậy nếu chưa chích ngừa rubella trước khi mang thai thì bạn vẫn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn.

– Những phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai, dị ứng với thuốc Neomycine, dị ứng với trứng, bị suy giảm miễn dịch thì không nên tiêm phòng rubella.

– 3 tháng sau khi tiêm ngừa vắc xin rubella mới được phép mang thai. Các mẹ có thể làm xét nghiệm huyết thanh, nếu đã có miễn dịch thì không cần tiêm chủng

– Phụ nữ đang mang thai mà bị nhiễm virut Rubella hoặc sống trong vùng có dịch Rubella nên đi xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu của virut để có chẩn đoán xác định bệnh, sau đó đến khám tại các bệnh viện sản khoa để được hướng xử lí thích hợp.

– Ngoài tiêm phòng vắc xin rubella, trước khi mang thai các mẹ bầu cần chú ý tiêm phòng thêm một số loại vắc xin khác như:

Tiêm phòng vắc xin thủy đậu: Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu bị mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé để phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong suốt thời kì mang thai cần tiêm vắc xin thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B: virut viêm gan B dễ dàng lây sang cho thai nhi hoặc lây cho trẻ sơ sinh trong quá trình sinh nở. Đối với viêm gan B (gồm 3 mũi) hiệu quả bảo vệ tối đa là 3 tháng sau mũi tiêm cuối cùng.

Tiêm phòng cúm: Sức đề kháng của bạn sẽ giảm xuống khi mang thai nên nguy cơ bị nhiễm khuẩn, mắc các bệnh cảm cúm rất cao. Cảm cúm thông thường sẽ không gây ra biến chứng gì đặc biệt cho thai nhi nhưng những cơn cảm cúm kèo dài thi khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kì.

Di chứng do rubella để lại cho thai nhi là hết sức nặng nề. Trước khi mang thai các mẹ cần chủ động phòng ngừa bằng các tạo miễn dịch chủ động. Sau khi tiêm ngừa rubella phải cần tối thiểu 3 tháng mới được phép mang thai. Mong rằng với những chia sẻ trên của Mom&Baby các mẹ đã có cho mình những kiến thức cơ bản nhất về chích ngừa rubella.

Công ty TNHH Mom&baby Hằng NgaVPGD: Số 44, Ngõ 117 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội.Hotline: 0439922238 – 0439987368, 0912608882 – 0988370427

Nhiễm Rubella Khi Mang Thai

Trong thời gian gần đây bệnh sốt phát ban, với một tỷ lệ rất lớn người bệnh nhiễm Rubella đang lây lan và chưa có dấu hiệu chững lại,

Trong thời gian gần đây bệnh sốt phát ban, với một tỷ lệ rất lớn người bệnh nhiễm Rubella đang lây lan và chưa có dấu hiệu chững lại, trong đó có rất nhiều phụ nữ mang thai nhiễm Rubella đã phải bỏ thai do nguy hiểm đối với thai nhi. Tùy thuộc vào thời gian thai nhiễm vi rút, không phải bất cứ trường hợp phụ nữ mang thai nào nhiễm Rubella cũng cần phải đình chỉ thai nghén.Trước khi có thaiNhững người từng bị nhiễm vi rút Rubella và khỏi bệnh trước khi mang thai ít nhất 3 tháng thì không có ảnh hưởng gì. Thường khi khỏi bệnh cũng hết vi rút. Tuy nhiên trước khi quyết định mang thai nên đến cơ sở y tế để khám tổng quát và làm các xét nghiệm đảm bảo không có bệnh lý gì ảnh hưởng tới quá trình mang thai.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần tiêm phòng Rubella trước khi mang thai 3 tháng. Ảnh: TL

Trong khi mang thai

12 tuần đầu thai kỳ là thời gian nguy hiểm nhất khi nhiễm Rubella ở người mẹ. Vi rút Rubella từ máu của mẹ chuyền qua nhau thai vào thai nhi trong giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh. Vi rút này có khả năng phá hủy hay làm chậm sự phát triển của phôi thai và đây là nguyên nhân gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tùy vào thời điểm nhiễm bệnh, tỷ lệ con bị hội chứng Rubella bẩm sinh thay đổi, càng những giai đoạn đầu mang thai tỉ lệ dị tật càng cao.

Thai phụ bị nhiễm vi rút Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ thì có tới 90% thai nhi bị ảnh hưởng như thai chết lưu, sẩy thai tự nhiên… Trẻ sinh ra sẽ mắc các dị tật như còn ống động mạch, thông liên thất, hẹp động mạch phổi, loét giác mạc, đục thủy tinh thể, viêm võng mạc, nhãn cầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ và điếc. Còn nếu người mẹ mắc bệnh ở tuần thai thứ 16, các biến chứng giảm nhiều, chỉ còn khoảng 10 đến 20% thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Hiếm gặp dị tật sau tuần thứ 20 của thai kỳ.

Trong thời kỳ thai từ 12 – 17 tuần tuổi, nếu được chẩn đoán xác định nhiễm Rubella thì tốt nhất nên đình chỉ thai nghén. Nếu mang thai trên 17 tuần thai phụ cần được khám theo dõi thường xuyên tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Tiêm vaccin là biện pháp phòng bệnh tốt nhất

Trước khi có quyết định mang thai, nên đi tiêm vaccin phòng bệnh Rubella, ngay cả khi đã tiêm phòng Rubella từ nhỏ vì khả năng phòng bệnh cũng bị giảm miễn dịch. Việc tiêm phòng phải được thực hiện 3 tháng trước khi có thai. Nhưng thời gian tốt nhất có thai là 4 tháng sau khi tiêm phòng. Tuyệt đối không được tiêm khi đã có thai.

Nếu khi có thai mà vẫn chưa tiêm phòng cần cách ly đặc biệt với người mắc Rubella, nhất là trong 16 tuần đầu của thai kỳ. Khi đi ra ngoài, nhất là trong khu vực lưu hành bệnh cần đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc nơi đông người… Nếu chẳng may tiếp xúc với người bệnh Rubella hoặc có biểu hiện nghi ngờ nhiễm Rubella cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, tư vấn và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Bác sĩ Thu Vân

Đừng Chủ Quan Với Bệnh Rubella Khi Mang Thai

Có rất nhiều mẹ phải đối mặt với bệnh Rubella khi mang thai, căn bệnh này thật ra nguy hiểm hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều. Cần phải có những biện pháp điều trị hiệu quả để có thể ngăn chặn được những hiểm họa mà căn bệnh này có thể gây ra.

Việc tìm hiểu thông tin về bệnh Rubella khi mang thai là điều mà mẹ nên làm khi có ý định có thai. Vì căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không chuẩn bị trước thì bạn sẽ cảm thấy hối hận nếu không may mắc bệnh.

Mức độ nguy hiểm của bệnh Rubella khi mang thai

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều bác sĩ đưa ra lời cảnh báo về căn bệnh này với chị em thời kỳ bầu bí. Đó là do những nguyên nhan sau:

Căn bệnh do siêu vi trùng gây ra có thể tác động đến cơ thể người mẹ và gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đứa trẻ sinh ra có nguy cơ dị tật cao, nhất là dị tật ở tai, tim … Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé.

Dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ

Khi mang thai cơ thể người mẹ có hàng loạt thay đổi, tác động của siêu vi trùng gây bệnh Rubella sẽ gây ra nhiều gánh nặng về sức khỏe. Điều này không những ảnh hưởng đến cơ thể của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Cách phòng bệnh Rubella khi mang thai nên áp dụng

Phòng chống bệnh là một trong những điều mà chúng ta nên áp dụng. Mẹ nên tiêm phòng vắc xin Rubella trước khi mang thai và trong khi mang thai. Ngoài ra việc ăn uống điều độ, đúng cách là cách mà bạn nên làm thường xuyên để duy trì một sức đề kháng khỏe mạnh. Chúng ta không nên chủ quan mà phải tiến hành các biện pháp chữa bệnh càng sớm càng tốt. Đừng để bệnh xuất hiện rồi mới nháo nhào tìm cách chữa.

Việc tìm hiểu các thông tin về bệnh cũng như sức khỏe trong suốt quá trình mang thai rất quan trọng. Bạn nên thường xuyên đọc https://suckhoebabau.co để có được những thông tin mới nhất và cần thiết nhất để có một thai kỳ thật sự khỏe mạnh.

Đừng qúa lo lắng về bệnh Rubella khi mang thai cũng không quá khó để giải thích. Nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu áp dụng đúng cách. Khi có bất cứ thắc mắc nào hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được giải thích cặn kẽ hơn.

Bệnh Rubella Khi Mang Thai: Nguy Hiểm Cho Cả Mẹ Lẫn Con

Bệnh Rubella: Những điều cần biết về bệnh rubella ở bà mẹ và trẻ nhỏ, cách phòng và tránh bệnh rubella hiệu quả nhất, những điều tuyệt đối không đối với chứng Rubella để đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ và em bé theo khuyến cáo của bác sĩ.

Bệnh Rubella hay bệnh Rubeon (còn gọi là bệnh sởi Đức hoặc sởi 3 ngày) là một bệnh truyền nhiễm lành tính do virut Rubella gây nên, có thể xảy ra thành dịch. Tuy tỷ lệ tử vong và biến chứng rất thấp nhưng bệnh Rubella lại đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai, nhất là trong 12 tuần đầu thai kỳ vì có thể gây sảy thai, dị tật thai nhi và nguy cơ đẻ ra những trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh với các biến chứng nặng nề như bại não, tổn thương tim, mù mắt…

Bệnh Rubella nguy hiểm như thế nào?

Tuy bệnh Rubella là một bệnh lây nhiễm KHÔNG NGUY CẤP (không gây nên biến chứng nguy hiểm, không gây chết người) như bệnh sởi (thuờng gây những biến chứng trầm trọng: viêm phổi, viêm phế quản, viêm não, viêm cơ tim, viêm tai giữa, rối loạn tiêu hóa…) nhưng lại khá NGHIÊM TRỌNG do có khả năng gây nên những dị tật bẩm sinh nặng nề ở bào thai. Một thai phụ mắc bệnh Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ dễ bị những tai biến như sẩy thai, thai chết trong tử cung hoặc gây nên những dị dạng cho thai nhi sau khi sinh như: các khuyết tật về tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ…

Cách thức lây truyền bệnh rubella

Bệnh hiện diện khắp nơi trên thế giới, hay xảy ra vào mùa đông và mùa xuân. Ổ chứa virut gây bệnh Rubella duy nhất là người và người đang mắc bệnh là nguồn truyền nhiễm duy nhất. Khi người bệnh ho, hắt hơi và khạc nhổ có thể làm bắn các giọt chứa virut ra ngoài môi trường, nếu những người xung quanh hít phải virut có thể bị lây bệnh. Trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ đào thải nhiều virut trong dịch tiết hầu họng, trong nước tiểu và đó là nguồn truyền nhiễm cho người tiếp xúc. Tất cả mọi người chưa có miễn dịch với virut Rubella đều có thể bị mắc bệnh. Tùy thuộc nồng độ kháng thể mẹ truyền qua rau thai mà trẻ sơ sinh có kháng thể của mẹ được bảo vệ khoảng 6 – 9 tháng. Kháng thể IgM và IgG xuất hiện 2 – 4 ngày sau khi xuất hiện ban, đạt nồng độ cực đại sau 2 tuần. IgM giảm dần, trở về âm tính sau 1 – 2 tháng nhưng cũng có thể kéo dài ở khoảng 3 – 5% số bệnh nhân, trong khi IgG thì tồn tại suốt đời.

Thời gian 12 tuần đầu thai kỳ là thời gian nguy hiểm nhất khi nhiễm Rubella ở người mẹ, virut Rubella từ máu của mẹ chuyển qua rau thai vào thai nhi trong giai đoạn khởi phát và toàn phát của bệnh. Virut này có khả năng phá hủy hay làm chậm sự phát triển của phôi thai và đây là nguyên nhân gây ra những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tùy vào thời điểm nhiễm bệnh, tỷ lệ con bị hội chứng Rubella bẩm sinh rất thay đổi: 80% khi thai dưới 12 tuần, 54% khi thai được 13 – 14 tuần, 35% ở tuổi thai 13 – 16 tuần, 10% khi thai 16 tuần và sau 20 tuần thì tỷ lệ này không đáng kể.

Trong trường hợp mẹ nhiễm Rubella trước tuần thứ 18, sự lây truyền từ mẹ sang thai nhi có thể được khẳng định hoặc loại trừ bằng cách định lượng IgM máu cuống rốn sau tuần lễ thứ 22. Nếu IgM dương tính sẽ khẳng định trẻ nhiễm Rubella với độ chính xác 94%, nếu IgM âm tính sẽ loại trừ trẻ nhiễm Rubella với độ chính xác 82%.

Thời kỳ ủ bệnh: 16 – 18 ngày, có thể dao động từ 14 – 23 ngày, thường là 10 ngày kể từ khi tiếp xúc đến lúc sốt. Thời gian này người bệnh đã bị nhiễm virut nhưng chưa có biểu hiện bệnh.

Thời kỳ khởi phát của Rubella

Trước khi phát ban 1 – 7 ngày; mệt mỏi, đau đầu, sốt, viêm kết mạc nhẹ và sưng hạch; triệu chứng về hô hấp rất nhẹ hoặc không có; ở trẻ em, phát ban có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh.

Thời kỳ toàn phát của Rubella

Nổi ban với 3 đặc điểm: ban bắt đầu mọc ở trán, mặt và lan xuống lưng và các chi; ban dạng dát sẩn nhỏ, màu sáng hơn so với ban sởi nhưng có thể kết hợp thành quầng đỏ, rộng; ban tồn tại từ 1 – 5 ngày, nhưng hay gặp nhất là 3 ngày (cho nên còn gọi Rubella là sởi 3 ngày).

Sưng và đau các khớp cổ tay, khớp gối, ngón tay và rõ nhất trong giai đoạn phát ban.

Đôi khi có biểu hiện đau tinh hoàn ở người trẻ tuổi.

Thời kỳ lui bệnh của Rubella

Các triệu chứng bệnh kéo dài 3 – 4 ngày rồi tự hết. Riêng triệu chứng đau các khớp có thể kéo dài từ 1 – 14 ngày sau khi các biểu hiện khác của Rubella mất đi. Một năm sau có thể tái phát lại; thời kì có thể lây bệnh cho người khác là khoảng 1 tuần trước và ít nhất 4 ngày sau khi phát ban, nếu trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh có thể đào thải vi rút qua phân cho đến 30 tháng tuổi.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu chủ yếu là nghỉ ngơi, uống nhiều nước và đảm bảo dinh dưỡng, hạ sốt, giảm đau điều trị các triệu chứng khác (nếu cần thiết).

Cách tiêm phòng bệnh Rubella hiệu quả nhất cho bà mẹ và trẻ nhỏ

Phòng bệnh Rubeela đối với trẻ em: tiêm phòng vaccin một mũi sau 15 tháng tuổi, tiêm mũi 2 cách mũi một khoảng 6 – 10 tháng hoặc tiêm vào lúc trẻ được 4 – 6 tuổi.

Phòng bệnh Rubella đối với các bà mẹ: có thể làm xét nghiệm huyết thanh, nếu đã có miễn dịch thì không cần tiêm vaccin. Nếu chưa có miễn dịch thì nên tiêm vaccin, nhất là phụ nữ trong lứa tuổi mang thai.

+ Khi chưa có thai: sau những mũi tiêm đầu lúc còn trẻ, trước khi có ý định mang thai, tốt nhất nên tiêm nhắc lại một mũi. Thời điểm tiêm phòng ít nhất là 1 tháng, tốt nhất trước khi dự kiến có thai khoảng 3 – 4 tháng, đây là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa hội chứng Rubella bẩm sinh.

+ Khi đã mang thai: chống chỉ định tiêm vaccin ngừa Rubella, vì đây là loại vaccin sống giảm độc lực có khả năng truyền bệnh cho thai nhi.

+ Vệ sinh phòng ở của người bệnh: lau sàn, bàn ghế, giường, tủ… bằng nước javel hoặc cloramin B sau đó lau lại bằng nước sạch. Các đồ vật nhỏ có thể phơi nắng.

+ Trong trường hợp mang thai mà chưa tiêm phòng Rubella, nên cách ly với người mắc Rubella, nhất là trong 16 tuần đầu của thai kỳ. Đảm bảo các thành viên trong gia đình đã có miễn dịch với Rubella. Nên tránh tiếp xúc với đồng nghiệp có dấu hiệu nghi nhiễm Rubella. Nếu phải đi công tác hoặc du lịch, nên hoãn chuyến đi tới những địa điểm đang có dịch Rubella. Nếu chẳng may tiếp xúc với người mắc Rubella, nên đi khám ngay lập tức tại chuyên khoa truyền nhiễm và chuyên khoa phụ sản. Ngoài ra nên tăng cường giữ sức khỏe chung bằng cách ăn uống đủ dinh dưỡng, mặc ấm và sống trong môi trường an toàn, lành mạnh.

Những người KHÔNG ĐƯỢC TIÊM PHÒNG RUBELLA

+ Những phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai. + Những người dị ứng với thuốc Neomycine, dị ứng với trứng. + Những người có phản ứng với những lần tiêm ngừa Rubella trước. + Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, hoặc đang sử dụng những thuốc ức chế miễn dịch. + Bệnh nhân bị bệnh ác tính về máu. + Bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính. (Ví dụ mắc bệnh lao chưa được điều trị).

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG TRONG PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH RUBELLA CHO BÀ MẸ VÀ TRẺ EM

+ 3 tháng sau khi tiêm ngừa vắc-xin mới được phép mang thai.

+ Đối với người lớn, có thể làm xét nghiệm huyết thanh. Nếu đã có miễn dịch thì không cần tiêm chủng.

Dư luận hiện nay cộng đồng rất quan tâm đó là phụ nữ mang thai có nên nạo phá thai khi mắc bệnh Rubella không? Đây là vấn đề cần có một sự lựa chọn đúng đắn giữa hai khả năng có thể xảy ra: Nếu giữ thai có thể đứa con sinh ra sẽ mang dị tật, hoặc nếu phá bỏ thai có thể gặp những sự cố không mong muốn, hoặc với những trường hợp khó có thai việc phá bỏ là sự lựa chọn khó khăn, hơn nữa thủ thuật nạo phá thai cũng có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và khả năng sinh đẻ sau này… Bởi vậy tốt nhất phụ nữ mang thai nếu bị mắc bệnh Rubella hoặc nghi ngờ mắc bệnh Rubella hoặc sốngtrong vùng có dịch Rubella hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám, xét nghiệm, các chuyên gia sẽ cho lời khuyên hợp lý nhất. Tại đó thai phụ sẽ được xác định xem có đúng bị bệnh Rubella không? Tuổi thai chính xác là bao nhiêu tuần? Tình trạng sức khỏe người mẹ và thai nhi hiện tại ra sao?…Từ đó thầy thuốc mới đưa ra kết luận và lời khuyên chuẩn xác.

Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo: Nếu mắc bệnh rubella khi mang thai dưới 12 tuần bắt buộc phải bỏ, trong vòng 12-18 tuần sẽ tư vấn cho các bà mẹ bỏ hay giữ theo tuổi thai và tần suất xuất hiện của bệnh. Còn nếu đã qua 18 tuần vẫn cần theo dõi tránh nhiễm trùng thai nhi.

Bạn đang xem: https://lamthenao.me/benh-rubella-khi-mang-thai-nguy-hiem-cho-ca-lan-con/

tu khoa

bệnh rubella khi mang thai

biểu hiện của bệnh rubella ở bà bầu

bệnh rubella ở phụ nữ mang thai

rubella igg duong tinh co sao khong

biểu hiện của bệnh rubella ở bà bầu

Bài viết Bệnh rubella khi mang thai: nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .