Top 7 # Mắc Bệnh Rubella Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Giải Đáp Thắc Mắc: Bệnh Rubella Có Lây Không?

Rubella là gì?

Rubella là bệnh lây truyền được cho là tương đối lành tính. Bệnh do virus rubella gây ra.

Bệnh rubella thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh. Phụ nữ đang mang thai nhiễm rubella thì thai nhi dễ bị ảnh hưởng, bị khiếm khuyết, dị tật từ khi mới sinh.

Triệu chứng bệnh rubella

Dấu hiệu và triệu chứng của rubella thường rất nhẹ, khó nhận thấy, nhất là ở trẻ em. Nếu các dấu hiệu và triệu chứng xảy ra thì chúng thường xuất hiện từ 2 đến 3 tuần sau khi tiếp xúc với virus. Chúng thường kéo dài khoảng 1 đến 5 ngày, bao gồm:

Sốt nhẹ không quá 38,9 độ C

Đau đầu

Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi

Mắt bị viêm, đỏ (viêm kết mạc)

Sưng hạch bạch huyết, khi chạm vào các hạch thấy hạch nổi lớn hơn bình thường và mềm

Cơ thể phát ban màu hồng, bắt đầu từ trên mặt và lan dần xuống phần dưới của cơ thể. Ban khi lặn cũng lặn ở vùng mặt trước nhất

Phụ nữ trẻ bị đau khớp

Nguyên nhân gây bệnh rubella

Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh rubella là virus rubella.

Rubella có lây không?

Rubella có khả năng lây lan trên diện rộng nếu lơi lỏng trong công tác phòng chống. Thường thì virus ở trong đường mũi họng của người bệnh. Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, virus có trong nước bọt, các dịch lỏng vùng mũi họng sẽ phát tán trong không khí. Người bình thường hít phải không khí này sẽ dễ mắc bệnh. Chia sẻ, dùng chung đồ ăn thức uống với người bệnh cũng khiến bệnh dễ lây lan.

Nói chung, bạn sẽ có nguy cơ mắc rubella cao hơn nếu dùng chung đồ ăn thức uống và các vật dụng cá nhân, hoặc sống ở khu vực lân cận với người bệnh.

Điều trị bệnh rubella

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị rubella. Mọi người thường chỉ tập trung vào việc cho người bệnh nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đủ nước để tăng cường sức khỏe, giúp người bệnh mau chóng khỏe lại.

Người bệnh sẽ được cho ở phòng riêng, không đi đến những nơi công cộng, đặc biệt là không tiếp xúc với phụ nữ đang mang thai để tránh lây. Phòng ốc và không gian sống của người bệnh cũng cần được vệ sinh sạch sẽ.

Phòng ngừa bệnh rubella

Bệnh rubella không những có lây lan mà còn lây lan trên diện rộng. Vì vậy, cần áp dụng những phương pháp phòng ngừa để tránh bị nhiễm bệnh.

Tiêm phòng

Cách phòng ngừa an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất chính là tiêm phòng. Hiện nay, để tiện lợi hơn, người ta dùng loại vaccine 3 trong 1 MMR (vaccine ngừa được cả bệnh sởi, quai bị, rubella được tích hợp trong một liều tiêm). Ngoài MMR, MMRV cũng là loại vaccine tương tự, nhưng còn ngừa được thêm loại bệnh thứ tư là bệnh thủy đậu.

Vaccine MMRV chỉ dùng được cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi.

Đối với việc tiêm phòng vaccine (loại thường dùng MMR), có những đối tượng được xếp vào nhóm cần tiêm phòng cũng như nhóm chống chỉ định.

Những đối tượng cần tiêm phòng

Trẻ em: Trẻ nhỏ 12-15 tháng tuổi sẽ tiêm mũi vaccine đầu tiên, đến khoảng 4-6 tuổi (trước khi nhập học cấp 1) thì tiêm mũi thứ hai

Những người dành phần lớn thời gian trong ngày ở nơi đông người như trường học, tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại…

Những người làm việc trong môi trường đặc biệt, chẳng hạn như nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh… phải tiếp xúc với nhiều mầm bệnh gần như liên tục và lâu dài

Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản chưa mang thai: Vì bị bệnh rubella khi mang thai có khả năng gây ra nhiều rủi ro cho em bé trong bụng mẹ nên phụ nữ ở độ tuổi sinh sản cần tiến hành tiêm chủng trước khi mang thai ít nhất một tháng

Du khách quốc tế: Người hay đi đó đây (với mục đích công tác, du lịch, thăm người thân…) cần đảm bảo rằng cơ thể mình có khả năng miễn dịch để không bị nhiễm bệnh và trở thành nguồn bệnh khi trở về địa phương. Nếu không rõ trong cơ thể mình có kháng thể hay không, bạn nên thực hiện xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất và tiến hành tiêm phòng rubella nếu cần.

Người nằm trong nhóm được xác định là có nguy cơ dễ mắc bệnh trong một đợt dịch bệnh bùng phát.

Những đối tượng thuộc nhóm chống chỉ định

Thai phụ: Việc tiêm phòng nên được thực hiện trước khi mang thai. Phụ nữ mang thai không được tiêm vaccine để tránh những rủi ro không đáng có

Người đang bị sốt và mắc các chứng bệnh truyền nhiễm cấp tính khác: cần chờ cho đến khi bình phục rồi mới tiêm phòng

Người có các vấn đề về máu như thiếu máu, bệnh bạch cầu, các chứng rối loạn đông máu

Người có thận yếu, dễ tổn thương

Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của vaccine, người bị dị ứng thuốc

Người bị suy giảm miễn dịch do gặp vấn đề sức khỏe nào đó, người đang tiến hành xạ trị, hóa trị

Phản ứng phụ khi tiêm vaccine:

Đau nhức vùng bị tiêm trong 24 giờ

Sốt nhẹ, ngứa, phát ban

Sưng hạch bạch huyết

Sốt co giật

Sau khi tiêm, cần ở lại theo dõi một thời gian để đảm bảo an toàn. Nếu bỏ về sớm thì trong trường hợp xảy ra phản ứng phụ, bệnh nhân không thể một mình xử trí kịp.

Giữ vệ sinh

Giữ vệ sinh cá nhân, phòng ở, nhà ở, xung quanh khu vực sống và nơi làm việc.

Cách ly người bệnh

Để người bệnh nghỉ ngơi và sinh hoạt ở một không gian riêng, có sự cách biệt với những người khác. Người bệnh cũng nên tránh tiếp xúc với thai phụ.

Không dùng chung vật dụng cá nhân, đồ ăn thức uống với người bệnh.

Tránh chỗ đông người

Cách Tránh Mắc Bệnh Sởi, Rubella Trong Mùa Đông Xuân

Cách tránh mắc bệnh sởi, rubella trong mùa đông xuân

SKĐS – Bộ Y tế cho biết, trong thời gian tới với điều kiện khí hậu mùa đông – xuân rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Trước tình hình đó, ngày 26/10/2017 Bộ Y tế đã có Công văn số 6507/BYT-DP gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị quan tâm chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo người dân các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Ho gà, Sởi, Rubella.

8 cách để không mắc sởi, rubella

Bộ Y tế cho biết, sởi, rubella là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp. Mọi người đều có thể bị mắc sởi, rubella và dễ lây lan thành dịch, đặc biệt ở trẻ em chưa được tiêm phòng sởi, rubella đầy đủ.

Biểu hiện của bệnh: sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp; có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não,… dễ dẫn đến tử vong.

Để chủ động phòng chống bệnh sởi, rubella, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Hãy đưa trẻ từ 9-12 tháng đến cơ sở y tế để được tiêm vắc xin phòng sởi mũi 1 và tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ trên 18 tháng tuổi, tiêm vắc xin sởi-Rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi.

2. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày

3. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng. Làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.

4. Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.

5. Khử trùng và vệ sinh thông khí: Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày.

6. Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch.

7. Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh rubella.

8. Thông báo cho cơ sở y tế khi có biểu hiện mắc bệnh để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời.

Phòng bệnh ho gà bằng 5 biện pháp

Với bệnh ho gà, đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây nên, bệnh lây qua đường hô hấp. Bệnh thường gặp chủ yếu ở trẻ em 1-6 tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi bệnh càng nặng.

Biểu hiện của bệnh: sốt, ho dữ dội thành cơn kéo dài và có tiếng thở rít, chảy nước mắt, nước mũi, kèm theo nôn có đờm dãi trắng và rất dính.

Hiện nay bệnh đã có vắc xin phòng bệnh.

Để chủ động phòng chống bệnh Ho gà, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch.

2. Bảo đảm nhà ở, nhà trẻ, lớp học sạch sẽ, thông thoáng và có đủ ánh sáng.

3. Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân cho trẻ như che mũi, miệng khi hắt hơi.

4. Ăn uống đủ chất, dinh dưỡng hợp lý.

5. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà trẻ phải đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời và cách ly.

D.Hải

Phòng Bệnh Rubella Bẩm Sinh

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do virut sởi gây ra, bệnh rất dễ lây và gây thành dịch. Mọi trẻ em chưa có miễn dịch phòng bệnh sởi đều có thể mắc bệnh. Bệnh có thể gây nên các biến chứng như viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, mù loà thậm chí có thể tử vong. Qua nhiều năm triển khai tiêm chủng vắc-xin sởi trong tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm rõ rệt. Tuy nhiên, bệnh sởi vẫn có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không duy trì tỷ lệ chủng cao trong cộng đồng.

Bệnh Rubella là bệnh bệnh truyền nhiễm do virut Rubella gây ra. Bệnh Rubella ở trẻ em thường nhẹ, ít biến chứng. Tuy nhiên, nếu phụ nữ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra sẩy thai, thai chết lưu, trẻ sinh ra có thể mắc hội chứng Rubella bẩm sinh (bao gồm các dị tật tim, đục thuỷ tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển… thậm chí đa dị tật). Trẻ bị hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm trên toàn cầu có khoảng 110.000 trẻ em sinh ra mắc hội chứng Rubella bẩm sinh. Ở Việt Nam, từ năm 2004 – 2011 liên tục ghi nhận các vụ dịch Rubella với tổng số trên 3.500 trường hợp. Trong số các trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh có tới trên 90% trẻ mắc các dị tật phức tạp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như các dị tật về tim, 45% trẻ bị đục thủy tinh thể, 37 % lách to, 15% vàng da nhân, 12% trẻ chậm phát triển…

Bệnh sởi và Rubella không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh chủ động và hiệu quả

Với sự hỗ trợ của Liên minh Toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI), được sự đồng ý của Chính phủ, trong năm 2014 – 2015 tất cả trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi trong toàn quốc được tiêm 1 mũi vắc-xin sởi – Rubella miễn phí trong chiến dịch tại các điểm tiêm chủng trong trường học hoặc trạm y tế xã/ phường.

Chiến dịch này sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm gánh nặng bệnh sởi, Rubella và hội chứng Rubella bẩm sinh trong cộng đồng và hướng tới mục tiêu Loại trừ bệnh sởi trong tương lai. Vắc-xin sởi – Rubella là vắc-xin có tính an toàn cao. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng trước khi tiêm các bà mẹ hãy cho trẻ ăn no và chủ động thông báo với cán bộ y tế tiêm chủng về tình trạng sức khỏe của con mình nếu trẻ đang bị sốt, đang mắc bất cứ bệnh nào hoặc đã bị phản ứng với lần tiêm chủng trước.

Tiêm vắc-xin sởi-Rubella là cách tốt nhất để phòng bệnh sởi, Rubella. “Đừng bỏ lỡ cơ hội được tiêm vắc-xin sởi – Rubella trong chiến dịch dành cho trẻ em từ 1 – 14 tuổi trong toàn quốc”.

Nguồn sức khỏe đời sống

Bệnh Rubella Có Nguy Hiểm Không?

Bệnh rubella hay còn gọi là là sởi Đức, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus rubella gây ra. Tuy bệnh Rubella là một bệnh lây nhiễm không nguy cấp (ít gây nên biến chứng nguy hiểm) như bệnh sởi nhưng lại khá nghiêm trọng do có khả năng gây nên những dị tật bẩm sinh ở phụ nữ mang thai. Do đó tìm hiểu về bệnh để phòng bệnh, sớm phát hiện và có hướng điều trị kịp thời.

Virus rubella tương đối không ổn định và bị bất hoạt bởi các dụng môi lipid, trypsin, formalin, tia cực tím, pH thấp, nhiệt và amantadin. Người là vật chủ duy nhất của virus này.

Bệnh có tính lây truyền cao và có thể gây thành dịch lớn.

T hời kỳ ủ bệnh kéo dài 12 – 23 ngày. Thời kỳ lây truyền từ 7 ngày trước cho tới 7 ngày sau phát ban.

Trẻ em mắc hội chứng rubella bẩm sinh có thể đào thải virus đến 1 năm sau khi sinh. Trẻ em mắc hội chứng rubella bẩm sinh đào thải virus trong dịch tiết hầu họng, trong nước tiểu và là nguồn truyền nhiễm cho những người tiếp xúc.

Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bắn ra được khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân.

Bệnh lưu hành rộng rãi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Những người chưa có miễn dịch đều có thể bị mắc bệnh, người sau khi mắc bệnh có miễn dịch bền vững; miễn dịch của mẹ truyền cho con có thể bảo vệ trẻ trong vòng 6 đến 9 tháng sau khi ra đời, tùy vào lượng kháng thể của mẹ.

Trên lâm sàng, bệnh khó phân biệt với các bệnh sốt phát ban khác nhất là với sởi và có tới 50% trường hợp bệnh biểu hiện lâm sàng không điển hình.

Rubella diễn biến qua 3 giai đoạn

12 – 23 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây.

Người bệnh đã nhiễm virus, chưa có biểu hiện bệnh.

Người bệnh có 3 biểu hiện chính: sốt, phát ban, nổi hạch.

Sốt nhẹ 380C, nhức đầu, mệt mỏi, đau họng, chảy mũi trong, đôi khi đỏ mắt, thường xuất hiện 1- 4 ngày. Sau khi phát ban thì sốt giảm.

Nổi hạch: ở vùng xương chẩm, bẹn, cổ, sờ hơi đau. Hạch thường nổi trước phát ban, tồn tại vài ngày sau khi ban bay hết.

Phát ban: dấu hiệu làm người ta để ý tới. Ban mọc lúc đầu ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân, thường không tuần tự như sởi. Nốt ban có hình tròn hay bầu dục, đường kính khoảng 1 – 2 mm, các nốt có thể hợp thành từng mảng hay đứng riêng lẻ. Trong vòng 24 giờ ban mọc khắp người

Bệnh lui thường hết sốt, ban bay nhanh không theo quy luật, không để lại dấu vết trên da, hạch trở về bình thường muộn hơn thường sau 1 tuần

Triệu chứng kéo dài 3 – 4 ngày rồi tự hết. Đau khớp có thể kéo dài lâu hơn.

Có hai dạng: bệnh Rubella mắc phải và hội chứng Rubella bẩm sinh.

Virus nhiễm vào người qua niêm mạc đường hô hấp trên, nhân lên ở biểu mô hô hấp và biểu mô hạch cổ. Thời gian ủ bệnh từ 16-18 ngày, có biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ và phát ban dạng sởi cùng lúc. Đặc biệt có hạch dưới chẩm và sau tai. Ban phát ít khi kéo dài hơn 3 ngày. Người lớn, đặc biệt là phụ nữ thường bị đau cơ thoáng qua và viêm khớp do phức hợp kháng nguyên – kháng thể. Biến chứng xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm não ít gặp.

– Là hậu quả của tình trạng nhiễm Rubella từ trong bụng mẹ được truyền qua nhau thai.

– Trẻ sơ sinh khi đẻ ra đã có ban hoặc trong vòng 48 giờ sau sinh, xuất hiện gan lách to, vàng da.

– Thể xuất huyết do giảm tiểu cầu chiếm khoảng 1/3000 trường hợp. Có thể chảy máu cam, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu rốn ở trẻ sơ sinh.

Hiện nay không có thuốc kháng Virus đặc hiệu để điều tri bệnh hoặc làm cho bệnh nhanh khỏi hơn.

Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng theo nguyên tắc: nghỉ ngơi tại giường, dùng thuốc hạ sốt giảm đau nếu cần.

Biến chứng bệnh Rubella với phụ nữ có thai

Rubella thường là bệnh nhẹ, thường khỏi bệnh mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên với phụ nữ đang mang thai, bệnh lại gây ra nhiều biến chứng bệnh Rubella nguy hiểm đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ như sảy thai, thai chết lưu hoặc gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi như chứng đầu nhỏ, chậm phát triển tâm thần vận động, điếc, mù lòa, bệnh tim (hội chứng Rubella bẩm sinh). Ngoài ra, trẻ sinh ra từ những bà mẹ nhiễm bệnh Rubella còn có thể bị vàng da, xuất huyết, đái tháo đường, lách to, xương thủy tinh…

Hội chứng Rubella bẩm sinh có thể gặp ở 70-90% trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ (virus Rubella trong máu mẹ → nhau thai nhiễm virus → phôi thai bị nhiễm bệnh). Do đó, tất cả phụ nữ trước khi quyết định mang thai nên làm xét nghiệm để xác định đã có miễn dịch với Rubella.

Biến chứng bệnh Rubella nguy hiểm đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ như sảy thai, thai chết lưu hoặc gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Rubella không có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó tiêm vắc xin là biện pháp phòng tránh bệnh tốt nhất. Các biện pháp phòng ngừa bệnh Rubella bao gồm:

Tiêm phòng vắc xin rộng rãi cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi. Tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin: Sốt phát ban, nổi hạch, tăng bạch cầu đa nhân, đau khớp.

Với những phụ nữ có ý định mang thai nên chủ động đi xét nghiệm xác định có miễn dịch với Rubella hay chưa, nếu chưa có nên tiêm phòng vắc xin ít nhất 1-3 tháng trước khi mang thai. Khi có thai không nên tiêm vắc xin vì nó có thể đi qua nhau thai và nhiễm cho thai nhi.

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần hạn chế tiếp xúc với những người bị sốt, phát ban hay với trẻ mắc Rubella bẩm sinh. Khi có những biểu hiện như sốt, phát ban, nổi hạch trong thời kỳ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và tư vấn.

Chống chỉ định tiêm vắc xin Rubella cho những người mắc bệnh suy giảm miễn dịch, thận trọng với bệnh nhân có tiền sử dị ứng nặng với gelatin, thuốc neomycin hoặc các lần tiêm vắc xin trước, người đang sốt.