Top 8 # Mắc Bệnh Máu Trắng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Bệnh Máu Trắng Ở Trẻ Em

Nguyên nhân:

– Phụ nữ mang thai mỗi ngày hút 10 điếu thuốc lá trở lên làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh.

– Nhà ở gần đường tải điện: theo thống kê của Mỹ, khoảng 15% trẻ mắc bệnh máu trắng có nguyên nhân do từ trường của đường tải điện.

– Con cái khi làm việc tiếp xúc với các chất hóa học: bố mẹ nếu tiếp xúc lâu dài với xăng, dầu hỏa, thuốc sâu có thể thể dẫn đến hệ thống sinh sản bị tổn thương.

– Trẻ thiếu hụt gen: Các nghiên cứu của nước Anh đã phát hiện rất nhiều trẻ bị bệnh máu trắng có thể do thiếu hụt gen khi còn ở trong bụng mẹ.

– Trẻ bị bệnh ẩn: ở một khu vực có tỉ lệ phát bệnh máu trắng ở trẻ cao khác thường, có thể là do một loại nhiễm độc bệnh ẩn gây ra.

Triệu chứng:

Triệu chứng điển hình của bệnh máu trắng là sốt, thiếu máu, chảy máu, gan và lá lách tuyến hạch phồng to, Những triệu chứng ban đầu thường không điển hình, dễ bị chẩn đoán nhầm.

Khi thấy trẻ đột nhiên sốt cao, có triệu chứng chảy máu, thiếu máu trầm trọng, đau xương, gan lá lác hoặc tuyến hạch phồng ta, không rõ nguyên nhân, nên nghĩ đến bệnh máu trắng, phải kịp thời đưa đến bệnh viện kiểm tra máu và tủy.

Điều trị:

Hiện nay đối với bệnh máu trắng áp dụng nhiều biện pháp trị liệu tổng hợp bao gồm ăn uống, đề phòng nhiễm bệnh, trị liệu hóa học…trong đó trị liệu hóa học là quan trọng nhất. Nguyên tắc trị liệu là:

– Căn cứ theo loại hình máu trắng để chọn dùng thuốc.

– kết hợp dùng các loại thuốc có tác dụng khác.

– Sau khi trị liệu hóa học nên có một thời gian ngắt quảng để cho tế bào bị ức chế được hồi phục.

– Trị liệu hóa học phân làm 2 thời kỳ: hoãn giải và duy trì hoãn giải.

– Đề phòng ung thư hệ thống thần kinh trung tâm: phương pháp thường dùng là định kỳ tiêm.

Thế Giới Mẹ Và Bé – Nơi bạn gửi trọn niềm tin!http://sausinh.com.vn/ Hotline: 090-666-5483/ 0909-97-91-94

Triệu Chứng Của Bệnh Máu Trắng

Cho đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến ung thư máu. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu người ta có thể thấy, ung thư máu thường gặp ở những người tiếp xúc với bức xạ năng lượng cao, tiếp xúc trong lĩnh vực điện từ làm tăng nguy cơ bệnh bạch cầu (ung thư máu). Ngoài ra, ung thư máu còn có yếu tố di truyền.

Những cơn đau đầu kéo dài và khủng khiếp là dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng của bệnh bạch cầu. Do lưu lượng máu đến não và tủy sống bị hạn chế khi mạch máu teo lại tạo ra những cơn đau nửa đầu.

Khối u bất thường hoặc sưng bạch huyết ở các tuyết và hạch bạch huyết. Người bệnh xuất hiện khối u màu xanh hoặc tím nhưng không đau ở một số khu vực như cổ, bụng, hoặc vùng háng.

Mệt mỏi là dấu hiệu của nhiều loại bệnh trong đó có bệnh máu trắng. Khi số lượng hồng cầu giảm, bệnh nhân sẽ bị thiếu máu dẫn đến mệt mỏi, ốm yếu, hay buồn ngủ, thường xuyên nghỉ hoặc ngồi, khó thực hiện các sinh hoạt bình thường.

Bệnh nhân bị máu trắng dễ bị chảy máu và bầm tím. Một số người xuất hiện các cụm đốm đỏ hoặc tím nhỏ dễ nhầm với phát ban nhưng thực chất đó là các mạch máu bị vỡ do số lượng tiểu cầu thấp. Đặc biệt cần chú ý khi các vết loét không lành, chảy máu cam thường xuyên không rõ nguyên nhân, chảy máu lợi ngay cả khi không bị bệnh nướu răng hoặc phụ nữ kéo dài kỳ kinh bất thường.

Do bị giảm khả năng miễn dịch của cơ thể nên bệnh nhân thường xuyên bị sốt và nhiễm trùng. Các tế bào ung thư máu phát triển nhanh, lấn át các bạch cầu bình thường nên khi thiếu tế bào bạch cầu khỏe mạnh, cơ thể mất đi những “chiến binh” chống lại tác nhân bên ngoài.

Do lượng hồng cầu ít nên không đủ ôxy cung cấp cho các cơ quan của cơ thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở. Một số người phải thở gấp trong khi nhiều người lúc nào cũng có cảm giác thiếu ôxy. Bản thân bệnh nhân cũng có thể nhận thấy hơi thở nhanh hơn bởi cơ quan hô hấp đang làm việc tích cực hơn giúp cơ thể có đủ không khí để thở.

Bệnh máu trắng cấp tính tiến triển có thể gây sưng gan hoặc lá lách dẫn đến đau bụng hoặc cảm giác đầy bụng dưới xương sườn. Một số bệnh nhân bị nôn hoặc buồn nôn do sưng gan hoặc lá lách.

Khi có những dấu hiệu kể trên cần đến ngay các cơ sở y tế xét nghiệm máu để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh máu trắng.

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Bệnh Máu Trắng Có Di Truyền Không?

Bệnh máu trắng tức ung thư bạch cầu là loại ung thư ác tính đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Bệnh ung thư này khó phát hiện do triệu chứng không rõ ràng và việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó, rất nhiều người đặc biệt là những người có tiền sử gia đình bị căn bệnh này thường băn khoăn liệu bệnh ung thư máu có di truyền không?

Ghi chú cho đồ thị thống kê mức độ di truyền của 12 bệnh ung thư:

Phổi 1: Ung thư phổi tế bào nhỏ.

Phổi 2: Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.

Glioma: Ung thư tế bào glio trong não.

Glioblastoma: Thể nguy hiểm hơn của ung thư glioma trong đó tế bào không biệt hóa.

Thống kê 12 căn bệnh ung thư có di truyền

Theo đó, các tế bào mầm di truyền bị đột biến xuất hiện trong 19% trường hợp ung thư buồng trứng và 11% trường hợp ung thư dạ dày.

Theo báo cáo trên tờ Nature Communications, nhóm tác giả từ dự án Cancer Genome Atlas của chính phủ Mỹ đã sử dụng dữ liệu của 4.000 bệnh nhân ung thư rồi so sánh giữa các mô và khối u. Kết quả, họ phát hiện sự có mặt thường xuyên của các tế bào mầm đột biến người bệnh kết thừa từ cha mẹ.

Bà nói thêm, gen BRCA1 và BRCA2 vốn chỉ có ở ung thư vú cũng xuất hiện trong các ca ung thư dạ dày và ung thư tuyến tiền liệt. “Điều này chứng tỏ chúng ta cần xem xét cẩn thận khả năng ảnh hưởng của hai gen này đến các loại ung thư khác”, tiến sĩ nhận định.

Đội ngũ nghiên cứu hy vọng công trình trên sẽ giúp cải thiện xét nghiệm nguy cơ ung thư dựa trên yếu tố di truyền.

Vậy bệnh ung thư máu thì sao?

Ung thư máu còn được gọi là bệnh bạch cầu hay bệnh máu trắng. Bệnh xảy ra khi các cơ quan tạo máu trong cơ thể sản sinh ra số lượng lớn các loại bạch cầu bất thường. Sự tăng sinh quá mức tế bào bạch cầu này sẽ ức chế sinh sản các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu bình thường khác trong máu, gây ra tình trạng thiếu máu, chảy máu, viêm loét, máu khó đông và nhiễm trùng. Ngoài ra, có thể gặp một số triệu chứng khác như gan, phổi, lách, hạch bạch huyết bị sưng to.

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân cũng như các yếu tố nguy cơ khác nhau gây bệnh ung thư bạch cầu. Trong đó, yếu tố môi trường được cho là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh ung thư nói chung cũng như ung thư bạch cầu nói riêng.

Nhiều người thường đặt ra câu hỏi bệnh ung thư bạch cầu có di truyền không? Để trả lời được chính xác câu hỏi này, cần được nghiên cứu và kết luận một cách khoa học với đầy đủ thông tin bằng chứng.

Mặc dù có nguy cơ mắc bệnh nhưng những người tiền sử gia đình có người thân bị mắc ung thư bạch cầu không cần quá lo lắng. Bởi vì thực tế cho thấy nhiều người mang trong mình các yếu tố nguy cơ lại không phát triển bệnh mà bệnh lại xuất hiện trên những người không có nguy cơ nào cả. Do đó, lựa chọn một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lí, hoạt động thể chất đều đặn, thường xuyên và tầm soát ung thư định kỳ là những phương pháp tốt nhất giúp ngăn ngừa bệnh.

Để trả lời cho câu hỏi bệnh ung thư máu có di truyền không là một hành trình rất khó khăn và cần có những nghiên cứu chuyên sâu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất, những gia đình có người mắc bệnh ung thư máu nên đi khám và tầm soát ung thư máu định kỳ để được các bác sỹ chẩn đoán và điều trị sớm nhất trong trường hợp được phát hiện có mắc bệnh.

Chúng ta nên xây dựng một lối sống lành mạnh và phòng tránh bệnh ung thư bạch cầu bằng cách hạn chế với các tác nhân gây bệnh.

(VNN, NCC tổng hợp theo The Independent và Healthline.com)

View online : Leukemia and Your Risk Factors: Is It Hereditary?

Bệnh Bạch Cầu Cấp Tính (Bệnh Máu Trắng)

Tên khác: bệnh máu trắng

Nhóm bệnh máu ác tính do những nguyên bạch cầu sinh sản ác tính, kèm theo suy tủy xương, và thường có tổn hại về chất lượng và số lượng của những bạch cầu trong máu. Người ta phân biệt:

Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho hoặc lympho bào cấp tính.

Bệnh bạch cầu nguyên tủy bào hoặc không phải nguyên lympho bào cấp tính.

Phân biệt giữa hai bệnh này quan trọng vì biện pháp điều trị hai thể bệnh này khác nhau.

Chưa rõ. Tủy xương tăng số lượng tế bào và bị thâm nhiễm bởi những tế bào non (tế bào chưa biệt hoá, chưa trưởng thành, hoặc nguyên bạch cầu). Bệnh bạch cầu cấp tính đôi khi là thứ phát sau khi bị phơi nhiễm với bức xạ, sau khi sử dụng những thuốc ức chế miễn dịch, dưới tác động của một số hoá chất (benzol), hoặc thứ phát sau một bệnh máu khác (như bệnh thiếu máu dai dẳng) hoặc là kết quả của một bất thường về gen (chuyển vị 4/11). Một nguyên nhân nữa có khả năng là bộ gen của một virus xâm nhập vào tế bào.

BỆNH BẠCH CẦU NGUYÊN BÀO LYMPHO (Ll hoặc L2): là những thể thường gặp ở trẻ em.

BỆNH BẠCH CẦU “BURKITT” (L3): có thể kết hợp với u lympho bào Burkitt, với khu trú sau phúc mạc hoặc màng não.

BỆNH BẠCH CẦU NGUYÊN TỦY BÀO (Ml hoặc M2): là những thể thường gặp ở người lớn.

BỆNH BẠCH CẦU TIỀN TỦY bào (M3): có khả năng gây ra đông máu nội mạch rải rác.

BÊNH BẠCH CẦU NGUYÊN TỦY BÀO ĐON nhân (M4): tăng lysozym trong máu và trong nước tiểu.

BỆNH BẠCH CẦU NGUYÊN BÀO ĐON nhân (M5): trong máu có những tế bào tủy chưa biệt hoá (chưa trưởng thành) và nhiều bạch cầu đơn nhân.

TĂNG SINH NGUYÊN HỒNG CẦU- BẠCH CẦU (M6): hay gặp ở những đối tượng có hội chứng ba nhiễm sắc thể 21. Trong máu xuất hiện những nguyên hồng cầu loạn dưỡng.

BỆNH BẠCH CẦU NGUYÊN BÀO NHÂN KHỔNG Lổ (M7): hay gặp ở đối tượng mắc hội. chứng ba nhiễm sắc thể 21. Xơ hoá tủy xương kết hợp

Triệu chứng

Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính hay gặp nhất ở trẻ em từ 3 đến 5 tuổi, và chiếm 1/3 số bệnh ác tính của trẻ em. Bệnh bạch cầu nguyên tủy bào cấp tính gặp ở mọi lứa tuổi.

KHỞI PHÁT: thông thường bệnh khởi phát đột ngột bởi sốt và ảnh hưởng tình trạng toàn thân. Nếu bệnh bạch cầu đi kèm với giảm bạch cầu hạt trung tính, thì bệnh có thể khởi đầu bằng viêm họng hoặc viêm loét miệng, còn nếu kết hợp với giảm tiểu cầu thì bệnh bắt đầu bằng ban xuất huyết đi kèm với chảy máu niêm mạc hoặc chảy máu trong cơ quan. Trước khi khởi phát lâm sàng thường có một giai đoạn tiềm tàng, trong giai đoạn này những bất thường về huyết học đã phát triển, ở những người già, trước giai đoạn cấp tính thường có hội chứng loạn sản tủy xương.

GIAI ĐOẠN TOÀN PHÁT

Hội chứng thiếu máu: bệnh nhân xanh xao, suy nhược, khó thở.

Hội chứng chảy máu: chảy máu cam, chảy máu lợi, chảy máu trong các tạng, chảy máu võng mạc, ban xuất huyết với vết bầm máu và tụ máu dưới da.

Sưng hạch bạch huyết và gan lách to: rất hay gặp trong bệnh bạch cầu nguyên bào lympho. Có trong một nửa số trường hợp bệnh bạch cầu nguyên tủy bào.

Hội chứng xương:đau xương, chụp X quang thấy những vùng hiếm mô xương, u màu lục là một khối u khu trú ở các xương, đặc biệt là ở hốc mắt, thường đi kèm triệu chứng lồi mắt, đôi khi cũng thấy trong bệnh bạch cầu nguyên tủy bào.

Viêm màng não bệnh bạch cầu: với những dấu hiệu tăng áp nội sọ, nhức đầu, co giật, phù mí mắt, liệt các dây thần kinh sọ.

NHỮNG BIỂU HIỆN KHÁC: hội chứng chèn ép trung thất, hội chứng bụng, tổn thương da. Các nguyên bạch cầu có thể thâm nhiễm vào mọi cơ quan.

Xét nghiệm cận lâm sàng

+ Hồng cầu: thiếu máu đẳng sắc, hồng cầu bình thường (không tái tạo) nặng, thấy trong phần lớn các trường hợp.

+ Bạch cầu: số lượng trong máu có thể bình thường, giảm (trong 1/3 số trường hợp), hoặc tăng và biến động từ 10.000 đến 100.000µl. Trên phiến đồ máu nhuộm, người ta có thể nhầm những bạch cầu bất thường hoặc bạch cầu non (nguyên bào) với những tế bào lympho. Sự xuất hiện những thể Auer (thể hình que ưa xanh (lam) anilin trong bào tương của những nguyên tủy bào hoặc nguyên bào đơn nhân là nét điển hình của bệnh bạch cầu hạt cấp tính.

+ Tiểu cầu: giảm về số lượng, thường chỉ còn dưới 100.000/µl.

Tủy đồ:tủy xương phong phú tế bào với trên 30% là những nguyên bạch cầu, chỉ những chuyên gia có kinh nghiệm mới phân biệt được những thể khác nhau của những nguyên bào này (nguyên bào lympho, nguyên tủy bào, tiền tủy bào, nguyên bào bạch cầu đơn nhân) (có nhiều typ tế bào học đã được mô tả). Những yếu tố tế bào bình thường (tế bào dòng bạch cầu ở giai đoạn biệt hoá hơn, nguyên hồng cầu, và tế bào nhân khổng lồ) hầu như hoàn toàn không còn. Nên chọc dò tủy xương ở nhiều vị trí khác nhau, và làm sinh thiết tủy xương.

Khảo sát khả năng cầm máu:kết quả không bình thường do giảm tiểu cầu hoặc đôi khi do đông máu nội mạch rải rác, thường gặp trong thể bệnh bạch cầu tiền tủy bào đi kèm tai biến chảy máu nặng.

Dịch não tuỷ:đôi khi có chứa các nguyên bào bạch cầu, tăng hàm lượng protein (khi bệnh có khu trú ở màng não).

Kiểu nhân:khảo sát tủy đồ thường được bổ sung bởi nghiên cứu hoá-tế bào những tế bào ác tính và kiểu nhân của chúng. Kết quả nghiên cứu này, nếu liên kết với xác định kiểu hình, rất quan trọng đối với tiên lượng. Trong bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính, người ta có thể thấy có chuyển vị 4/11. Với những bất thường của nhiễm sắc thể 5 và 7 trong trường hợp bệnh bạch cầu tủy mạn tính ở người già, có thể nghĩ tới diễn biến của một hội chứng loạn sản tủy xương và do đó nên có tiên lượng dè dặt.

Những dấu ấn miễn dịch: những kháng thể đơn clôn (đơn dòng) đặc hiệu đối với những kháng nguyên của các tế bào B và T và tủy bào đều có ích trong việc xác định các typ khác nhau của bệnh bạch cầu.

Những xét nghiệm khác-.lysozym trong máu và trong nước tiểu tăng trong những thể tiền tủy bào. Acid uric huyết và phospho huyết có thể tăng trong những thể nguyên bào lympho.

Xét nghiệm bổ sung

Chụp X quang bộ xương: thấy hình ảnh tiêu xương, mất calci ở phần nối thân xương với đầu xương, .V…Những bất thường về xương rất hay gặp ở bệnh nhi và ở một nửa số trường hợp bệnh nhân người lớn.

Khám đáy mắt: có thể thấy xuất huyết võng mạc, phù gai thị.

Chẩn đoán căn cứ vào

Các triệu chứng: khó chịu, đau xương, sốt, xanh xao.

Viêm họng hoặc loét các niêm mạc, ban xuất huyết, sưng hạch bạch huyết, và lách to.

Thiếu máu, giảm tiểu cầu, có các bạch cầu bất thường trong máu.

Chẩn đoán được khẳng định bởi tủy đồ.

Với thể nguyên bào lympho, bệnh có thể thuyên giảm lâu dài trong 70% các trường hợp được điều trị, và -ở trẻ em trên 2 tuổi thì có 50% trường hợp khỏi bệnh, trong khi ở người lớn những thời kỳ bệnh thuyên giảm thường ngắn. Với những thể nguyên tủy bào ở người lớn, thì thời kỳ thuyên giảm dài có thể đạt được là 30% số trường hợp được điều trị.

Với những bệnh nhân trên 60 tuổi, bệnh bạch cầu có tiên lượng dè dặt; vì lý do độc tính tăng lên của những thuốc chống ung thư, đôi khi người ta cho rằng không điều trị thay cho liệu pháp hoá chất lại là điều hợp lý.

THỂ NGUYÊN BÀO LYMPHO

Điều trị tấn công (cảm ứng):

+ Vincristin: 2mg/m 2 tiêm tĩnh mạch một lần một tuần trong 4 tuần.

+ Prednisone: 40 mg/m 2 mỗi ngày, uống trong 4 tuần.

Điều trị duy trì: sau khi bệnh thuyên giảm (độ phong phú tế bào của tủy xương trỏ lại bình thường với dưới 5% nguyên bạch cầu), cho dùng methotrexat 15mg/m2, uông 2 lần mỗi tuần, tiếp theo sau là một đợt điều trị tấn công mới (được gọi là điều trị củng cố).

Trong trường hợp tái phát, thực hiện lại liều điều trị tấn công, nhưng những đợt thuyên giảm cũng thường ngắn.

Methotrexat theo đường chọc ống sống và tuỳ tình hình chiếu xạ trục não tủy sống (2.400 rad), nếu thấy có những dấu hiệu hệ thần kinh bị xâm lấn.

Những chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu đang trong giai đoạn thử nghiệm.

THỂ NGUYÊN TỦY BÀO: có nhiều phác đồ được đề xuất tuỳ theo những thể bệnh bạch cầu khác nhau.

THỂ TIỀN TỦY BÀO: cho uống acid retinoic “đồng phân trans” (ATRA) đã cho những kết quả đáng quan tâm, đặc biệt để sửa chữa những rối loạn đông máu mà không gây ra bất sản tủy xương.

ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG

Thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch nếu thấy có những dấu hiệu đầu tiên bị nhiễm khuẩn.

Phòng ngừa lắng đọng urat trong các Ống thận: đảm bảo cơ thể đủ nước là quan trọng, kiềm hoá nước tiểu và cho allopurinol (kìm hãm sự hình thành acid uric).

Truyền hồng cầu (trong trường hợp thiếu máu), truyền tiểu cầu (trong trường hợp giảm tiểu cầu), và truyền bạch cầu ( trong trường hợp giảm bạch cầu hạt và nhiễm khuẩn).

Liệu pháp bức xạ tại chỗ: thường hay có hiệu quả đối với trường hợp bị đau, trường hợp sưng hạch gây khó thở hoặc khó nuốt, và trường hợp bệnh xâm lấn vào hệ thần kinh trung ương.

GHÉP TỦY XUƠNG ĐỔNG LOÀI: có thể xem xét để điều trị những bệnh nhân trẻ tuổi trong trường hợp đặc biệt khi lấy được tủy xương của người cho cùng huyết thống và phù hợp mô.

PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN: ví dụ cho cotrimoxazol để phòng ngừa bệnh viêm phổi do pneumocystis carinii; vô khuẩn nghiêm ngặt.