Top 7 # Mắc Bệnh Down Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

6 Quan Niệm Sai Lầm Về Hội Chứng Down Nhiều Người Mắc Phải

Những nhận thức sai lầm về hội chứng Down có thể gây nên những tác hại lớn cho người bệnh. Hiểu rõ về hội chứng Down sẽ giúp mọi người không kỳ thị, phân biệt với người mắc bệnh.

Hội chứng Down là một rối loạn hiếm gặp

Thực tế hội chứng Down không phải là rối loạn hiếm gặp. Ở Mỹ cứ 700 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ bị Down. Mỗi năm ở Mỹ có hơn 6.000 đứa trẻ sinh ra mắc hội chứng Down. Hiện nay, ở Mỹ có hơn 350.000 người có hội chứng Down.

Trẻ bị Down được sinh ra bởi người mẹ lớn tuổi

Trên thực tế, 80% trẻ em mắc hội chứng Down được sinh ra bởi những phụ nữ dưới 35 tuổi. Tuổi tác của mẹ chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ khiến trẻ có nguy cơ bị Down.

Down là do di truyền

Hội chứng Down là rối loạn thường gặp do rối loạn nhiễm sắc thể nhưng chỉ có khoảng 5% có tính di truyền bệnh.

Hầu hết những người bị hội chứng Down gặp khiếm khuyết về nhận thức, nhưng đa số chỉ ở mức nhẹ đến trung bình. Người bị Down thường có khả năng tập trung ngắn, chậm phát triển, ngôn ngữ kém phát triển… tuy nhiên những người bị hội chứng Down vẫn có khả năng học tập và làm việc nếu được tham gia vào chương trình can thiệp sớm.

Người mắc hội chứng Down mặc dù có biểu hiện chậm phát triển tâm thần nhưng vẫn có thể đi học, có thể học đọc, viết, làm toán… Không những thế, họ còn có thể làm các công việc giản đơn và sống cuộc sống tương đối độc lập nếu được tạo điều kiện phù hợp.

Những người bị Down là gánh nặng cho xã hội

Với sự can thiệp sớm những người có hội chứng Down có thể có cuộc sống độc lập. Họ có thể có việc làm, có mối quan hệ tình cảm bình thường như những người khác. Trên thực tế, người ta đã và đang ghi nhận nhiều cá nhân mắc hội chứng Down thành công trong những lĩnh vực khác nhau như người mẫu, diễn xuất, thể thao, cũng như nhiều ngành công nghiệp.

Người mắc bệnh Down thường chết sớm Thanh Tú H+

Vào năm 1983, tuổi thọ của người mắc hội chứng Down chỉ là 25. Có tới 50% số người có hội chứng này được sinh ra với khiếm khuyết về tim mạch cũng như những khiếm khuyết thể chất khác. Nhưng ngày nay, với sự tiến bộ trong công tác chăm sóc sức khỏe, những khiếm khuyết này có thể được điều trị từ sớm và những người mắc hội chứng Down có thể sống đến 60 tuổi hoặc hơn.

Theo: http://healthplus.vn

Bệnh Down Là Gì? Có Di Truyền Không? Chẩn Đoán Sớm Hội Chứng Down

Những người mắc hội chứng Down thường mang một số đặc điểm như:

Hội chứng Down xảy ra khi cơ thể người thừa 1 nhiễm sắc thể số 21. Down hay còn có tên gọi khác là Trisomy 21. Do thừa NST số 21 nên sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh mắc Down, đặc biệt là về trí tuệ, hình thái, dị tật tim….

Mang hình thái đặc trưng gồm: đầu nhỏ, mũi tẹt, mắt xếch, tai nhỏ, miệng mở, hay lè lưỡi, cổ ngắn,…

Chậm phát triển hơn trẻ bình thường: Khi sinh ra, trẻ mắc Hội chứng Down không khác gì trẻ sơ sinh khác.

Nhưng theo thời gian, những trẻ này sẽ chậm phát triển hơn so với các bé cùng tuổi.

Kém phát triển về trí tuệ: Mức độ mắc hội chứng Down khác nhau sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ không giống nhau. Nhưng xét mặt bằng chung, trẻ hội chứng Down có khả năng tiếp thu kém hơn bình thường và khó hòa nhập cùng xã hội. Các thông tin tiếp nhận chậm và cần được nhắc lại thường xuyên suốt cả cuộc đời. Đây cũng là lý do trẻ bị Down khó sống một cuộc đời bình thường và luôn cần sự hỗ trợ từ gia đình.

Down là một hội chứng có di truyền. Down có tỉ lệ xuất hiện cao hơn ở các trường hợp:

Bệnh Down có di truyền không?

+ Gia đình đã có tiền sử có người mắc các hội chứng di truyền, + Mẹ từng lưu thai nhiều lần không rõ nguyên nhân, + Mẹ từng sinh con mắc hội chứng Down, + Mẹ có tuổi càng cao thì tỉ lệ sinh con mắc Down càng lớn. Cụ thể:

Mẹ 30 tuổi: Cứ 900 sản phụ thì có 1 người sinh con mắc Down

Mẹ 35 tuổi: Cứ 365 sản phụ thì có 1 người sinh con mắc Down

Mẹ 40 tuổi: Cứ 100 sản phụ thì có 1 người sinh con mắc Down

Mẹ 45 tuổi: Cứ 30 sản phụ thì có 1 người sinh con mắc Down

Sàng lọc và chẩn đoán sớm hội chứng Down ngay từ những tuần đầu của thai kỳ

Một số biện pháp phát hiện sớm hội chứng Down như siêu âm, xét nghiệm sinh hóa, chọc ối, sinh thiết gai nhau. Nếu siêu âm, xét nghiệm sinh hóa chưa thể cho kết quả có độ chính xác cao thì các phương pháp chẩn đoán như chọc dò ối, sinh thiết gai nhau lại kéo theo hàng loạt các nguy cơ gây hại cho sức khỏe của mẹ và em bé.

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, Sàng lọc trước sinh không xâm lấn GenEva (Illumina’s NIPT) đã ra đời. Sàng lọc này chỉ sử dụng mẫu máu tĩnh mạch người mẹ, an toàn cho sức khỏe của 2 mẹ con đồng thời trả kết quả về chính xác tới 99,97% đối với hội chứng Down. Ngoài ra, xét nghiệm GenEva (Illumina’s NIPT) còn có thể phát hiện ra hàng loạt các hội chứng di truyền xảy ra do đột biến số lượng nhiễm sắc thể, đột biến số lượng NST giới tính,…góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Để được thực hiện biện pháp tiên tiến sàng lọc trước sinh không xâm lấn GenEva (Illumina’s NIPT) ngay tại Việt Nam, bạn có thể liên hệ tới GENTIS với số tổng đài 24/7 là . GENTIS tự hào là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam tiếp nhận chuyển giao công nghệ sàng lọc trước sinh không xâm lấn GenEva (Illumina’s NIPT) từ hãng công nghệ hàng đầu thế giới Illlumina, Mỹ.

Bộ Ảnh Trẻ Bị Bệnh Down Lay Động Người Xem

Một tác phẩm trong bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Soela Zani

Bộ ảnh đã gây xúc động mạnh bởi tính nhân văn sâu sắc.

Chia sẻ với The Mighty, nhiếp ảnh gia Soela Zani cho biết bà thực hiện bộ ảnh này dưới sự hỗ trợ của Hiệp hội bệnh Down Albania và giám đốc Emanuela Zaimi nhằm tạo ra loạt ảnh chân dung tuyệt đẹp của trẻ em bị bệnh Down lấy cảm hứng từ một số bức họa nổi tiếng.

“Thông điệp mà tôi muốn chia sẻ thông qua dự án này là mỗi người là một phần của nghệ thuật, vì vậy chúng ta phải học cách ngắm họ dưới góc nhìn đẹp đẽ”, Zani nói. “Đây là những đứa trẻ xinh đẹp, và các em có thể làm tất cả mọi thứ nếu chúng ta tạo cho các em cơ hội”.

Zani cũng nói thêm việc thực hiện dự án này với bà không hề dễ dàng, nhưng bà “ngây ngất” khi bộ ảnh nhận được nhiều sự quan tâm và ảnh hưởng của nó với cộng đồng.

Trên mạng, nhiều người bày tỏ cảm kích việc làm đầy nhân văn của Zani. Một người tên Mary Sibley viết: “Những bức ảnh tuyệt đẹp! Tôi thích ngắm chúng và mong có thêm nhiều ảnh thế này hơn nữa… Các em nhập vai rất tuyệt và xinh đẹp”.

Một người khác ngưỡng mộ: “Ảnh đẹp, thật kinh ngạc. Các em đều nắm bắt được tinh thần của mỗi bức vẽ. Bộ ảnh kỳ công”.

“Tuyệt vời. Xin hãy thực hiện nhiều ảnh hơn nữa!! Những đứa trẻ thật tuyệt… Các em hẳn rất vui khi được diện đồ đẹp chụp ảnh như vậy”, một người khác chia sẻ.

Hội chứng Down là gì?

Bình thường chúng ta có 46 nhiễm sắc thể (23 cặp), một nửa số này thừa hưởng từ cha, nửa kia thừa hưởng từ mẹ. Ở trẻ bị bệnh Down thì có 47 nhiễm sắc thể vì có đến ba nhiễm sắc thể thứ 21 (hiện tượng nhiễm sắc thể tam đồng). Chính nhiễm sắc thể “dư” này đã phá vỡ sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ.

Cứ 800-1.000 trẻ mới sinh thì có 1 trẻ bị hội chứng Down.

Trẻ bị hội chứng Down thường nhỏ hơn những trẻ cùng trang lứa nhưng lại dễ thừa cân. Trẻ chậm phát triển tâm thần từ thể nhẹ đến thể vừa, nhưng nếu được giúp đỡ và can thiệp kịp thời, chỉ gần 10% tiến triển thành thể nặng.

Với những trẻ bị hội chứng Down, việc giáo dục kỹ năng thể chất và tâm thần cần được duy trì suốt đời. Nói chung, mức độ chuyển biến trung bình của những trẻ này thấp hơn trẻ bình thường, phần lớn dừng lại ở những kỹ năng vận động, ngôn ngữ và các kỹ năng cá nhân/xã hội đơn giản.

Bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Soela Zani được chia sẻ trên trang BoredPanda:

nguồn: chúng tôi

3 Bệnh Nhân Nặng Mắc Covid

Theo Tiểu Ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19, hiện tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng gồm: Bệnh nhân 20, bệnh nhân 161 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và bệnh nhân 91 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh đã có tiến triển.

Bệnh nhân 20 (bác ruột bệnh nhân 17) đang thở máy qua ống mở khí quản, phổi còn tổn thương nhưng oxy hóa máu đã cải thiện. Tim còn rối loạn nhịp, nhưng mức độ nhẹ hơn, huyết áp ổn định, tri giác tốt, giao tiếp được, không phù, đi tiểu nhiều. Bệnh nhân ăn qua ống thông dạ dày, không trào ngược, không có tình trạng xuất huyết, không sốt.

Bệnh nhân 161 còn thở máy qua ống mở khí quản, thông khí 2 bên rõ, phổi tiến triển tốt, ngày qua tiếp tục cho bệnh nhân tập tự thở qua máy. Tim mạch bình thường, huyết áp bình thường. Gọi hỏi bệnh nhân có giao tiếp chậm, ăn tiêu qua sonde, không có biểu hiện xuất huyết, không sốt.

Bệnh nhân 91 không sốt, thở máy. Không chảy máu mũi miệng, hút đàm có ít máu; tiểu nhiều 3000ml/24 giờ. Vấn đề hiện tại: Rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn. X-Quang phổi không tổn thương xấu thêm.

Hiện, cả nước còn 45 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị tại 8 cơ sở y tế, trong đó: 39 bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương; 4 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh; 2 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện tuyến huyện.

Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với virus SARS-CoV-2 là 3 ca; số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 8 ca. Tính đến 6h sáng nay, Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới.

Số ca mắc COVID-19 ở Việt Nam. Ảnh: BYT

Khi dịch bệnh bùng phát mạnh, nhu cầu sử dụng máy thở tăng cao, khả năng đáp ứng máy thở sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, khả năng sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài cũng không đủ cung ứng nhu cầu các nước trên thế giới, gây khó khăn cho việc đặt mua máy thở của Việt Nam từ nước ngoài.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao một số doanh nghiệp trong nước đã tích cực, khẩn trương nghiên cứu, sản xuất các trang thiết bị y tế phòng chống dịch như camera đo thân nhiệt từ xa, máy thở. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, cần nhanh chóng chuẩn bị đủ các trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, đặc biệt là máy thở, sẵn sàng các phương án ứng phó, kể cả với tình huống xấu nhất.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế rà soát lại toàn bộ số lượng các loại máy thở hiện đang sử dụng và dự trữ, đồng thời đánh giá đầy đủ nhu cầu máy thở cho các kịch bản và xây dựng kế hoạch huy động, đặt hàng sản xuất mới. Bộ Y tế chủ động phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất máy thở trong nước để chủ động trong nghiên cứu và sản xuất; nghiên cứu kiến nghị của các doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ sản xuất máy thở trong nước như ban hành tiêu chuẩn về máy thở, hỗ trợ thiết bị đo lường, thực hiện thủ tục thông quan và miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu để sản xuất máy thở.

Từ đó, Bộ Y tế sẵn sàng đào tạo, tập huấn cho đội ngũ nhân lực sử dụng, vận hành máy thở; chủ động phương án cung ứng các nguyên liệu, phụ tùng thay thế trong quá trình sử dụng máy thở đảm bảo an toàn tuyệt đối.