Top 9 # Mắc Bệnh Béo Phì Ở Trẻ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Nguyên Nhân Béo Phì Ở Trẻ Em? Chữa Bệnh Béo Phì

Nguyên nhân béo phì ở trẻ em là sự thay đổi cân bằng năng lượng ( năng lượng thu vào nhiều hơn, vượt xa lượng tiêu hao )

Nguyên nhân béo phì ở trẻ em là gì? chữa bệnh béo phì

Hôm nay chuyên gia của Phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ giúp các bạn lý giải bệnh béo phì ở trẻ em là gì và cách chữa bệnh hiệu quả như thế nào đang được áp dụng hiện nay. Bởi vì, chuyên gia nhận thấy rằng bệnh béo phì ở trẻ em khá nguy hiểm, là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe, trong số đó phải kể đến bệnh trĩ.

(Nguyên nhân béo phì ở trẻ em? chữa bệnh béo phì)

Nguyên nhân béo phì ở trẻ em là gì?

Bệnh béo phì ở trẻ em là tình trạng trẻ có chỉ số IBWH cao, lớn hơn 120%. Chỉ số BMI = cân nặng đo được chia cho cân nặng trung bình so với chiểu cao rồi nhân với 100%. Bao gồm 2 loại béo phì ở trẻ em là béo phì toàn thân và béo phì cục bộ (ở một hoặc một số vị trí trên cơ thể như bụng, mông, đùi).

Trẻ em bị béo phì do những nguyên nhân sau đây gây ra: thay đổi cân bằng năng lượng (năng lượng thu vào nhiều hơn, vượt xa lượng tiêu hao), suy giáp trạng, cường năng tuyến thận, thiểu năng sinh dục, các bệnh về não, dùng thuốc quá liều trong thời gian dài, tiền sử gia đình, sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, thiểu năng trí tuệ, hoạt động ít…

Tại sao bệnh béo phì ở trẻ em có thể là nguyên nhân bệnh trĩ ở trẻ? Bởi vì, bệnh béo phì khiến cho vùng hậu môn trực tràng bị gia tăng áp lực trầm trọng, đồng thời quá trình lưu thông máu trong cơ thể khó khăn, bị cản trở khiến cho các tĩnh mạch bị dồn ép dẫn tới căng phồng, giãn nở quá mức hình thành búi trĩ.

Không những vậy, béo phì ở trẻ còn có khả năng gây ra rất nhiều tác hại, ảnh hưởng, biến chứng nguy hiểm khác đối với sức khỏe, như: bệnh tim, bệnh tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, đột quỵ, suy giảm khả năng sinh sản về sau, suy giảm chức năng hô hấp, bệnh đường tiêu hóa, thậm chí là ung thư… Cho nên, béo phì ở trẻ rất cần được phát hiện và chữa trị sớm để bảo vệ an toàn cho sức khỏe.

Chữa bệnh béo phì ở trẻ em như thế nào

Hiện nay có các cách chữa bệnh béo phì ở trẻ em như sau: chữa bằng ăn uống theo khoa học, tăng cường rèn luyện thể dục thể thao, dùng thuốc, và phẫu thuật.

Chữa béo phì ở trẻ em bằng ăn uống theo khoa học

Là cách chữa béo phì ở trẻ em căn bản nhất mà đa số trường hợp mắc bệnh nên áp dụng. Theo đó, trẻ bị béo phì nên giảm hàm lượng chất dinh dưỡng cung ứng cho cơ thể, đồng thời tăng lượng tiêu hảo, thực hiện một cách từ từ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng.

Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao

Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên là một trong các cách chữa bệnh béo phì ở trẻ em rất hiệu quả, cần được áp dụng thường xuyên. Bởi vì, khi hoạt động, cơ thể tiêu tốn một lượng lớn chất dinh dưỡng, calo, giúp giảm lượng lớn mỡ thừa, đồng thời quá trình lưu thông máu trong cơ thể cũng được bảo đảm, tăng cường, trơn tru, hạn chế tình trạng tắc nghẽn.

Chữa béo phì ở trẻ em bằng cách dùng thuốc

Áp dụng đối với trường hợp trẻ bị béo phì đã sử dụng cả 2 cách chữa trị như ở trên trong thời gian dài nhưng vẫn không có hiệu quả. Sử dụng thuốc chữa béo phì cho trẻ cần hết sức cẩn trọng, cần được sự thăm khám, kiểm tra hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Và vẫn cần kết hợp thực hiện với chế độ ăn uống khoa học, rèn luyện thể dục thể thao.

Phẫu thuật chữa bệnh béo phì ở trẻ em

Đối với những trường hợp trẻ mắc bệnh béo phì ở mức độ nặng, đã đe dọa tới tính mạng, thông thường có trọng lượng lý tưởng vượt quá 50%, và có độ tuổi. Phẫu thuật cần bác sĩ thực hiện có trình độ cao, đòi hỏi trang thiết bị y tế thực hiện tiên tiến, hiện đại.

Bệnh Béo Phì Ở Trẻ Em

Worldkids – Ngày nay, không chỉ ở các thành phố lớn mà ngay cả các vùng nông thôn, chúng ta đều dễ dàng bắt gặp trường hợp trẻ bị béo phì. Bệnh béo phì đang tấn công trẻ em vì đời sống ngày càng được nâng cao nhưng lại đi kèm với lối sống thiếu khoa học. Hãy thay đổi thói quen sinh hoạt để phòng ngừa bệnh béo phì cho trẻ ngay từ hôm nay.

1.Nguyên nhân

Di truyền: nếu bố mẹ mắc bệnh béo phì thì con cái họ sẽ có khả năng mắc bệnh gấp 4 – 8 lần so với người bình thường.

Sai lầm trong cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng của trẻ: cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, nước soda, ăn quá nhiều thức ăn trong ngày khiến dư thừa calo, ăn vặt nhiều….

Trẻ lười vận động, ham thích trò chơi điện tử, xem tivi.

Do ảnh hưởng của tâm lí: những trẻ bị trầm cảm, stress, có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn các trẻ bình thường.

2.Tác hại

Mất cân bằng trong cuộc sống: Đây là hậu quả đầu tiên của việc trẻ bị béo phì. Trẻ bị béo phì sẽ luôn có cảm giác nặng nề, khó khăn trong mọi hoạt động của cuộc sống. Điều này sẽ dẫn đến tâm lí lười vận động của trẻ càng trở nên nặng nề hơn. Đặc biệt trong những ngày hè nóng nực như thế này, những trẻ bị béo phì thường xuyên có cảm giác khó chịu, mệt mỏi do lớp mỡ thừa trong cơ thể như một bức tường cách nhiệt khiến trẻ cảm thấy bất lợi.

Ảnh hưởng đến học tập: Những trẻ bị mắc béo phì thường hoạt động nặng nề, chậm chạp hơn những trẻ khác nên những nhiệm vụ trong học tập như tiếp thu kiến thức hay hoàn thành bài tập những trẻ này thường thực hiện chậm hơn so với các bạn trong lớp. Ngoài ra trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ làm cho trẻ thường xuyên có cảm giác chán nản, mệt mỏi, không có hứng thú trong học tập. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của trẻ.

Có nguy cơ nhiễm các bệnh nguy hiểm: Các nhà khoa học đã chứng minh rằng béo phì chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến những bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, sỏi mật… Đặc biệt, những trẻ bị béo phì còn có nguy cơ rất cao mắc bệnh ung thư khi lớn lên. Điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ để trẻ có thể tránh được nguy cơ nhiễm bệnh béo phì cũng như không mắc phải những hậu quả kể trên.

3.Một số biện pháp phòng tránh

Hạn chế cho trẻ ăn vặt: Hãy tịch thu tất cả những túi kẹo, bánh ngọt của trẻ để hạn chế việc ăn vặt của trẻ lại.

Kiểm tra nguyên liệu khi nấu ăn cho trẻ: Khi mua hàng bạn nên tập cho mình một thói quen mới là xem thành phần của sản phẩm để tính toán lượng chất béo, đường…trong đó có gây ra tình trạng béo phì ở trẻ.

Tập thể dục cùng bé: Hãy gương mẫu trong việc tập thể dục và khuyến khích trẻ tham gia tập thể dục cùng bạn. Hãy chọn những bài tập không quá khó khăn phức tạp như đi bộ, nhảy dây,… để tránh tình trạng lười vận động ở trẻ.

Thêm nhiều rau quả vào bữa ăn của bé hơn: Nên dạy cho bé tác dụng của các loại hoa quả và rau để khuyến khích bé ăn thêm. Nhưng bạn cũng nên chọn lọc hoa quả vì có rất nhiều trái cây chứa nhiều đường cũng sẽ gây tình trạng béo phì cho trẻ.

Hạn chế cho trẻ xem tivi: Hãy cho bé đăng ký thời gian xem Tivi cố định nhưng không quá 1 tiếng mỗi ngày. Mặt khác, thời gian rỗi có thể khuyến khích bé tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời.

Cho bé ăn đúng bữa: Để bé ăn đúng bữa hãy cắt tất cả những thức ăn vặt của trẻ và tập cho trẻ thói quen cùng ngồi ăn với cả gia đình và không đuợc bỏ bữa.

Khuyến khích bé hoạt động nhiều: Bằng cách chơi đùa với bạn bè và nếu có thời gian hãy tham gia chạy nhảy cùng bé. Nếu nhà bạn không có không gian thì hãy ra các công viên, nhà văn hóa thiếu nhi, trung tâm thể dục thể thao.

Giảm khẩu phần ăn: Nếu bạn thấy trẻ béo lên trong 1 khoảng thời gian ngắn thì hãy giảm khẩu phần ăn của trẻ từ từ hoặc chọn những thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng nhưng không quá nhiều chất béo vì ăn nhiều sẽ làm dạ dày bé bành trướng nhanh hơn. Nên chia bữa ăn thành 4 -5 bữa nhỏ trong ngày.

Cho bé tham gia 1 lớp học ngoại khoá nào đó: Hãy đăng ký cho bé một lớp học võ, học nhạc hay bất cứ môn thể thao nào mà bé yêu thích. Khuyến khích bé tham gia các hoạt động thể thao ở trường để tránh cho trẻ tình trạng lười vận động.

Không nên cho trẻ ăn thức ăn nhanh: Trẻ em có xu hướng rất thích ăn đồ chiên rán của các cửa hàng như gà rán Kentucky, Lotteria,…Hãy thay những thức ăn đó bằng những thức ăn nhanh có ít chất béo hơn.

Bệnh Béo Phì Ở Trẻ Mầm Non

Bệnh béo phì ở trẻ mầm nonTrẻ em “quá khổ” đang là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh cũng như thầy cô giáo ở các trường mầm non. Béo phì không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tạo ra áp lực tâm lý đối với trẻ.

Nguyên nhân trẻ bị béo phìTrẻ bị béo phì thường do các nguyên nhân cơ bản: di truyền từ bố mẹ; bé bị hội chứng thèm ăn; bị rối loạn nội tiết tố; ba mẹ quá nuông chiều cho xem ti vi nhiều lười vận động; ngoài ra sự thiếu kiến thức về dinh dưỡng, dinh dưỡng không hợp lý cũng sinh ra béo phì ở trẻ. Năm học 2008-2009, Sở GD- ĐT chúng tôi đã đưa chỉ tiêu giảm béo từ 2-3% so với trẻ béo phì vào các trường mầm non – một con số khá khiêm tốn. Nhưng thực tế, để đạt được những kết quả trên thì thật không đơn giản chút nào, vì ở chừng mực nào đó, nhà trường chưa có sự đồng thuận từ phía gia đình. Qua trao đổi với phụ huynh, nhiều người cho rằng: “Trẻ nhỏ có mũm mĩm, mập mạp thì mới dễ thương; Trẻ béo phì xấu, không sao, miễn khỏe mạnh là được rồi; Cô ơi, ở trường mầm non, trẻ chơi nhiều hơn học, ăn nhiều béo tốt, để dành lên cấp I học nhiều sẽ tự ốm mà; Trường chạy theo chỉ tiêu, làm khổ mấy đứa nhỏ nó còn con nít biết gì mà béo với phì; Béo phì thì có sao đâu, nó vẫn chạy nhảy vui chơi bình thường mà”… Các bậc phụ huynh cần hiểu rằng, hiện nay béo phì được xem là một trong “tứ chứng nan y của thời đại”. Tuy nhiên, béo phì có thể chữa khỏi nếu người bệnh quyết tâm. Trẻ béo phì thường ăn nhiều lại ít vận động chậm chạp, bé mặc cảm ít tham gia cùng các bạn, mệt mỏi ít chú ý học tập, tiếp thu kém… Theo bác sĩ Hoàng Thị Tín (Bệnh viện Nhi đồng 1 – chúng tôi thì trẻ bị béo phì tần suất gan nhiễm mỡ cũng tăng nhanh. Gan nhiễm mỡ do béo phì được công nhận là một bệnh lý gan mãn tính ở trẻ em. Nó bao gồm những rối loạn từ thoái hóa mỡ đơn thuần cho đến viêm gan mỡ, là tình trạng gan nhiễm mỡ nặng với các mức độ viêm và tổn thương tế bào gan khác nhau, có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư và suy gan. Bên cạnh đó, béo phì còn là nguy cơ của những biến chứng khác như tăng công hô hấp, tăng thông khí, ngừng thở lúc ngủ do tắc nghẽn, bệnh lý sỏi mật, ung thư, xương khớp và da… Trẻ bị béo phì thường có tâm lý mặc cảm, tự ti, lâu ngày khiến trẻ dễ mắc các bệnh trầm cảm. Khi đó, trẻ sẽ không giao thiệp với bạn bè, kém tự tin, giảm khả năng học tập…”.Các biện pháp phòng chốngMột số biện pháp về phòng chống béo phì tại trường là giúp trẻ giảm cân hợp lý, phù hợp với tâm, sinh lý của trẻ: tập cho trẻ vận động vừa sức, cho trẻ tập thể dục chơi các loại trò chơi giúp tăng chiều cao; hồ bơi của trường hoạt động hết công suất, ưu tiên cho trẻ béo phì; lao động trực nhật vừa sức; đây là loại hình lao động trẻ thích thú nhất, trẻ rất vui khi được cô giao nhiệm vụ. Về chế độ ăn của trẻ thì béo phì uống sữa gầy (sữa tách béo); giảm bớt lượng cơm trong bữa ăn; cho trẻ ăn nhiều rau, nhiều trái cây (trẻ có cảm giác no nhưng nhanh đói, bù lại trẻ sẽ được cung cấp nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe); giáo viên chú ý giáo dục cho bé một số kiến thức cơ bản, để bé có thể tự phòng chống béo phì (không ăn nhiều bánh kẹo, ăn nhiều rau trái, tích cực vận động vừa sức, nhai kỹ khi ăn, không xem ti vi nhiều…). Trẻ béo phì nếu không tích cực chữa trị sẽ trở thành người lớn béo phì. Béo phì – bệnh khó chữa nhưng nếu được quan tâm đúng mức nhất là có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, chắc chắn sẽ thành công. Trẻ sẽ khỏe mạnh, hạnh phúc trong vòng tay của thầy cô và ba mẹ.

Dinh Dưỡng Cho Bệnh Béo Phì Ở Trẻ Em

Một số bước để hạn chế béo phì và thừa cân ở trẻ em và thanh thiếu niên bao gồm thay đổi chế độ ăn uống.

Thay đổi chế độ ăn uống

Đưa cả gia đình vào thói quen ăn uống lành mạnh. Những thói quen lành mạnh bắt đầu ở nhà. Nếu cả gia đình chọn thực hiện một kế hoạch ăn kiêng lành mạnh, việc hạn chế và điều trị bệnh béo phì ở trẻ em sẽ trở nên dễ dàng hơn. Và với sự tham gia của cả gia đình, trẻ thừa cân hoặc béo phì sẽ dễ dàng tạo ra những thay đổi lâu dài. Điều này cũng được gọi là dẫn đầu bằng ví dụ. Một đứa trẻ thấy cha mẹ mình ăn nhiều trái cây và rau quả, năng động và hạn chế thời gian xem TV, cũng có xu hướng làm như vậy.

Dạy trẻ những thực phẩm lành mạnh và không lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ.

Nấu ăn lành mạnh trước mặt đứa trẻ và cho đứa trẻ. Cho một đứa trẻ làm công việc phù hợp với lứa tuổi trong việc chuẩn bị thức ăn lành mạnh cũng giúp hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh bao gồm ăn cầu vồng. Điều này bao gồm nhiều loại trái cây và rau quả. Điều này nên bao gồm: –

Đảm bảo bữa sáng lành mạnh và bắt buộc. Những trẻ ăn sáng ít bị thừa cân hoặc béo phì hơn những trẻ bỏ bữa đầu tiên trong ngày. Bữa sáng lành mạnh có thể là bột yến mạch, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt với sữa ít béo.

Đảm bảo các bữa ăn đều đặn, đúng giờ, không để xảy ra tình trạng ăn vặt, ăn quá no trong bữa chính.

Giảm chất béo trong chế độ ăn uống. Cần loại bỏ hoàn toàn chất béo không từ cá, các loại hạt và dầu thực vật. Những thứ từ các nguồn này cũng cần được điều chỉnh ở mức tối ưu.

Giảm ăn ngoài và tránh ăn vặt khi đi ăn ngoài.

Đồ ngọt và đồ ăn nhẹ không cần phải bị cấm hoàn toàn trong chế độ ăn kiêng. Không có đồ ngọt hoặc đồ ăn bị cấm sẽ khiến trẻ thèm ăn hơn và có xu hướng ăn uống quá độ khi có cơ hội. Thay vào đó, số lượng bánh quy, kẹo và bánh nướng có thể được giới hạn. Các món tráng miệng và đồ ăn nhẹ làm từ trái cây có thể được cung cấp thay thế. Các bữa ăn nhẹ khác không được vượt quá 100 đến 150 calo. Họ không nên lấn sang một bữa ăn.

Nên tránh hoàn toàn đồ uống giải phẫu và nước ngọt. Thay vào đó, trẻ có thể được cho uống nước có ga có pha thêm vôi hoặc nước hoa quả.

Trái cây có thể được cung cấp nguyên hạt, dưới dạng thanh nước trái cây đông lạnh, sinh tố trái cây, thêm vào sữa chua hoặc xay nhuyễn trong món tráng miệng.

Kích thước khẩu phần cần được kiểm soát. Thừa bất cứ thứ gì có thể dẫn đến tăng cân. Để kiểm soát khẩu phần, nên sử dụng các đĩa nhỏ hơn. Để tránh sự trợ giúp thứ hai, thức ăn có thể được bày ra đĩa và bát trong nhà bếp. Các đơn hàng nhỏ hơn khi ăn ở ngoài cũng giúp giảm khẩu phần ăn.

Cần đọc kỹ nhãn thực phẩm. Những điều này có thể cung cấp manh mối về lượng calo, thành phần và kích thước khẩu phần.

Việc tập luyện thường xuyên có thể trở nên thú vị bằng cách thực hiện nó với trẻ. Nó không phải là bài tập có cấu trúc. Đó có thể là một chuyến đi bộ đường dài hoặc đi bộ nhanh trong công viên với trẻ hoặc chơi hoặc khiêu vũ với trẻ. Thời gian xem TV trước máy tính và trò chơi điện tử cần được hạn chế để tăng thời gian chơi và thời gian hoạt động. Các chuyên gia khuyến cáo trẻ em không nên sử dụng màn hình quá 2 tiếng mỗi ngày. Ăn trước khi xem TV cũng nên tránh.

Mục tiêu cân nặng, chế độ ăn kiêng và chế nhạo trẻ về cân nặng không giúp trẻ giảm cân. Những điều này nên được tránh bằng mọi giá.