Top 4 # Mã Bệnh Mãn Tính Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Bệnh Mất Ngủ Mãn Tính

Không chỉ có người già mới bị chứng mất ngủ mà có nhiều người trẻ cũng mắc bệnh mất ngủ mãn tính. Bệnh này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và công việc của bệnh nhân.

Ngủ đủ giấc giúp bạn đủ năng lượng để cân bằng cuộc sống

Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh lí của con người. Giấc ngủ là khoảng thời gian để các cơ quan trong cơ thể có thể nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng sống. Nhưng hiện nay, có nhiều người mắc bệnh mất ngủ mãn tính.

1. Nguyên nhân của mất ngủ mãn tính – điều bạn cần biết

Mất ngủ nói chung và mất ngủ mãn tính có nhiều nguyên nhân nhưng có một số nguyên nhân chính sau đây:

Mất ngủ mãn tính gây hại đến sức khỏe

– Yếu tố môi trường: Nếu bạn làm việc trong môi trường có áp lực công việc cao, ngủ trong môi trường nhiều tiếng ồn,…cũng gây khó ngủ kéo dài dẫn đến bệnh mất ngủ mãn tính.

– Tâm lí bất ổn: Bạn bị trầm cảm, lo lắng hay không thanh thản trong suy nghĩ khi ngủ cũng dẫn đến mất ngủ mãn tính.

2. Chữa bệnh mất ngủ mãn tính, phải làm sao?

Đây là câu hỏi của rất nhiều người. Có rất nhiều cách chữa bệnh mất ngủ mãn tính với các liệu pháp tự nhiên và liệu pháp khoa học. Với liệu pháp tự nhiên bạn có thể kết hợp nhiều phương pháp: Ăn những loại thức ăn bổ dưỡng chữa mất ngủ: Trà hoa cúc, bột yến mạch hoặc thịt gà vào bữa tối, một cốc mật ong ấm trước khi ngủ….giúp bạn khắc phục bệnh mất ngủ mãn tính.

Những món ăn chữa mất ngủ mãn tính

Ngoài ra, nếu bạn mắc những bệnh gây nên bệnh mất ngủ thì bạn cần tích cực điều trị để giảm nguy cơ khiến bạn mất ngủ.

Tập thể dục hàng ngày, để cho tinh thần thoải mái, không lo nghĩ nhiều… cũng là một phương pháp không chỉ để chữa bệnh mất ngủ mãn tính mà còn nhiều bệnh khác như: tim mạch, suy tim…

Bệnh Thanh Quản Mãn Tính

Bệnh Thanh quản Mãn tính

Bệnh Thanh quản Mãn tính

TS.BS.CKII. HOÀNG LƯƠNG Phó Tổng Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

PHÙ REINKE

Phù Reinke do phù nề niêm mạc khoảng Reinke gây tích tụ dịch làm cho niêm mạc bờ tự do dây thanh dầy lên nhiều lần, hai bời tự do niêm mạc chồng lấn lên nhau, làm hẹp thanh môn.

Điều trị:

Giải pháp duy nhất và hiệu quả là phẫu thuật nội soi treo, cắt bỏ phần niên mạc dây thanh bị phù nề thoái hóa. Người bệnh nói trở lại bình thường sau 4 đến 6 tuần sau mổ.

LAO THANH QUẢN

Bệnh Lao thanh quản là lao thứ phát, một hình thái viêm thanh quản đặc hiệu do vi khuẩn lao gây ra. Tỷ lệ mắc bệnh lao thanh quản đứng hàng thứ 4 trong nhóm bệnh lý lao ngoài phổi, nguy cơ lây nhiễm cao, di chứng lao thanh quản ảnh hưởng đến giọng nói, khó thở.

Bệnh học của bệnh lao thanh quản:

Biểu hiện rất đa dạng thể hiện ở các thể khác nhau như:

Thể thâm nhiễm: Niêm mạc thanh quản dày sần từng phần hoặc toàn bộ.

Thâm nhiễm phù nề: Niêm mạc thanh quản dày, mọng đỏ, nắp thanh thiệt có hình dạng “mõm cá mè” không di động được. Dây thanh âm to dày làm hẹp thanh môn.

Thâm nhiễm loét: Các nang lao (các ổ mủ) vỡ ra để lại các vết loét nông hoặc sâu bờ không đều trên nền niêm mạc dày sần.

Thể lao kê: Trên nền niêm mạc dày đỏ có các nốt nhỏ màu xám trắng đồng đều.

Thâm nhiễm sùi: Trên nền thâm nhiễm có các nụ sùi.

Thể u lao: Khối u tròn nhẵn hoặc sần sùi như quả dâu.

Biểu hiện lâm sàng:

Khàn tiếng ngày càng tăng

Ho kéo dài

Khó thở khi kích thích, có thể xuất hiện ban đêm.

Vướng cổ, người bệnh có cảm giác vướng ở cổ như mắc thức ăn.

Cần lưu ý: Lao thanh quản dễ nhầm với ung thư thanh quản dạng loét, nấm thanh quản, viêm thanh mản mãn.

Chẩn đoán bệnh:

Nội soi thanh quản: Có hình ảnh viêm mãn thanh quản, thanh quản hạ họng dơ, có hình ảnh loét dây thanh.

Chụp phổi: Nhằm xác định ổ lao chính thường ở phổi, lao thanh quản chỉ là lao thứ phát tại thanh quản.

Khám chuyên khoa phổi.

Sinh thiết

Làm xét nghiệm đàm, máu.

Điều trị lao thanh quản:

Điều trị chuyên khoa lao, dùng thuốc chống lao, thuốc chống viêm, phù nề (corticoid) để bảo tồn giọng nói và cải thiện khó thở. Cần được theo dõi định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần. Lao là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, cần phải phòng lây nhiễm bằng các biện pháp sau:

Tốt nhất là người bệnh lao được điều trị đúng nguyên tắc do chuyên khoa lao qui định.

Ở phòng riêng, thông thoáng khí. Ho khạc, gom đờm đúng cách.

Người bệnh lao phải được đeo khẩu trang thường xuyên tại những nơi có đông người.

Giữ vệ sinh môi trường: Ở thông thoáng, khạc đờm đúng cách, thường xuyên phơi nắng: chiếu, chăn, màn…

Khi tiếp xúc với người bệnh cần đeo khẩu trang.

Khi cần Tư vấn và hướng dẫn y tế, Bạn có thể tìm đến các Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn để được khám chữa bệnh tận tình.

Bệnh Hắc Lào Mãn Tính Là Gì? Cách Chữa Hắc Lào Mãn Tính

Bệnh hắc lào mãn tính là gì?

Bệnh hắc lào mãn tính nghĩa là đã bị hắc lào lâu năm và mầm bệnh ăn nhiễm vào máu rồi. Dễ hiểu hơn là dù bạn đã trị hết hắc lào ở trên bề mặt da rồi. Nhưng chỉ cần bạn ăn dính phải những thực phẩm mà bệnh hắc lào kiêng kỵ, thì bạn sẽ dính lại ngay.

Ví dụ bạn đã hết hắc lào rồi, mà tối qua đi ăn lẩu hải sản chua cay với bạn bè. Thì xác định rằng hôm nay bạn sẽ nổi lại bệnh hắc lào. Mà chết người ở chỗ, do mầm bệnh đã ăn vào máu, nên nguy cơ hắc lào tái phát là ở bất kỳ đâu trên cơ thể.

Biểu hiện của hắc lào mãn tính, ăn vào máu là gì?

Nếu chỉ bị hắc lào ở 1 vùng cố định, thì khi tái phát, tỷ lệ bị ngay chỗ đó là rất cao. Nhưng đối với hắc lào mãn tính, cứ mỗi lần tái phát là ở mỗi chỗ gần như hoàn toàn khác nhau. Do đó rất khó xác định và tập trung chữa trị dứt điểm cho chỗ đó.

Ngứa rát không còn chỉ ở vùng da bị hắc lào nữa, mà nó sẽ lan ra toàn thân. Nhiều khi những đốm hắc lào rất nhỏ, không tới 1 đốt ngón tay, nhưng nổi khắp người rất khó chịu. Chính vì thế làm cách dân gian gần như vô dụng với bệnh hắc lào mãn tính này.

Nguyên nhân bị hắc lào mãn tính, hắc lào nặng và hắc lào nhiễm vào máu:

#01 – Nguyên nhân bị hắc lào mãn tính đầu tiên:

Đầu tiên, hắc lào kiêng gì thì bạn phải kiêng cái đó suốt đời. Dù chỉ ăn lại 1 miếng, thì hôm sau hoặc vài hôm là bạn sẽ bị tái phát lại rất bực bội. Có nhiều bạn có thói quen trước đó ăn uống mất cân bằng, ăn theo sở thích của mình. Mà hải sản, thịt gà, sữa, bia rượu là thực phẩm cực kỳ giàu chất dị ứng, kích ứng da. Chính vì thế việc tiếp nạp nó lâu dài và thường xuyên làm cơ thể bạn bị nhạy và dị ứng với nó.

Đây là trường hợp phổ biến và hầu như là do chính bạn tự hủy hoại mình. Nhưng ít ra bạn còn biết cách mà tránh, tuy cái giá là phải tránh xa hải sản ra.

#02 – Nguyên nhân bị bệnh hắc lào mãn tính thứ 2:

Bệnh hắc lào lâu không khỏi và càng ngày càng nặng hơn cũng là 1 trong 3 nguyên nhân phổ biến. Thực ra vấn đề này bạn phải tự nhìn nhận lại mình, đừng nên đổ lỗi ai cả. Mình tư vấn các bệnh nhân bị hắc lào nặng mãi không khỏi này thì nắm được vài vấn đề sau:

Những bệnh nhân này đều cho mình đã trị nhiều cách rồi nhưng không khỏi.

Đã hình thành suy nghĩ và niềm tin tiêu cực rằng cách này không thể trị được.

Hầu hết 9/10 là đàn ông không được vợ chăm sóc và hỗ trợ trong việc điều trị.

Không khống chế bệnh tình khi bệnh hắc lào nhẹ.

Cứ thử mỗi cách chỉ trong 1 thời gian ngắn. Và bỏ 1 thời gian dài mới bắt đầu tìm cách trị tiếp.

Không quyết tâm và kiên trì thực hiện liệu trình “Nhắc thuốc” để tăng kháng thể.

Tất cả những bệnh nhân nằm trong đối tượng này đều không thể chữa được hắc lào mãn tính. Mình xin nhấn mạnh, “là tất cả”.

Khoa học ngày nay đã chứng minh, niềm tin là 1 thành phần cực kỳ quan trọng góp phần chính trong việc điều trị. Phương tây đã chứng minh 95% nguyên nhân của bệnh đau dạ dày thường gặp ở đối tượng suy nghĩ nhiều, hay lo lắng. Và bệnh tình của họ càng ngày càng nghiêm trọng hơn chứ không giảm đi. Họ chỉ giảm được khi và chỉ khi họ bắt đầu “Quẳng gánh lo đi và vui sống”.

Chính vì vậy mình muốn nói ở đây, 1/10 trường hợp bị hắc lào mãn tính mà mình tư vấn. Những trường hợp này bản thân họ có người động viên tinh thần cho họ, chủ yếu là các bà vợ. Đây là những người nấu nước lá trầu không cho họ tắm mỗi ngày liên tục 3 năm trời. Những đốm hắc lào đã hết rồi, nhưng họ vẫn kiên trì bôi nhắc thuốc để tăng sức đề kháng cho chồng mình. Và cam kết không cho chồng họ dính vào mấy món cần kiêng nữa. Chính vì vậy đối tượng này mới hết được.

Bạn muốn mình là 1/10 những người chữa hắc lào mãn tính thành công, Hay là 9/10 những người bỏ cuộc và phải sống chật vật với căn bệnh này cả đời?

Tóm lại, bạn hãy thôi đổ lỗi mà hãy nhìn nhận vào sự thật. Tại sao bạn lại không khỏi được bệnh hắc lào mãn tính? Câu trả lời chỉ là bạn quyết tâm đến đâu mà thôi.

#03 – Nguyên nhân bị bệnh hắc lào mãn tính thứ 3:

Di truyền do lúc mang bầu mẹ bạn ăn quá nhiều hải sản. Nguyên nhân này thì bạn không có cách này thay đổi, thể tạng nhạy cảm với hải sản đã có từ lúc bạn mới sinh ra. Do đó bạn chỉ có thể chấp nhận và xem nó là điều hiển nhiên mà thôi.

Thậm chí, lúc bạn còn nhỏ, do thể tạng đã nhạy cảm với hải sản. Nhưng bạn liên tục được cho bú sữa mẹ, mà dưỡng chất trong sữa mẹ thì được tổng hợp từ thực phẩm lúc mang thai mẹ bạn ăn vào. Mà những món này toàn là hải sản, đầy chất dị ứng, dẫn đến cơ thể bạn càng ngày càng dị ứng dữ hơn.

Khi tư vấn cho các mẹ bỉm sửa có trẻ dưới 18 tháng bị hắc lào thế này, mình rất ức chế …. Thật sự là nhiều trường hợp tư vấn mình rất ức chế. Sữa mẹ của các mẹ ấy đã gây dị ứng cho con rõ ràng, nhưng vẫn cố chấp và đè ra cho con ăn …. Đây quả thật là định mệnh mà bạn phải gánh chịu rồi.

Mình xin nói trước, bạn không cần đọc tiếp nếu bạn không dành 100% quyết tâm trị cho dứt. Mình rất bận, nhưng mỗi ngày đều phải dành thời gian chia sẽ lên web thế này. Chỉ vì nhiều khi tư vấn các ca khó đỡ làm mình ức chế luôn nguyên ngày. Do đó ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến việc khám chữa cho các ca tiếp theo.

Cách thì chỉ có vài bước, nhưng cần sự kiên trì, niềm tin và quyết tâm của bạn:

Bước 1 – Trị hết những hắc lào lan rộng, chàm hóa đang có trên cơ thể:

Bước 2 – Kích mầm bệnh ẩn bên dưới da để trị hắc lào lâu năm:

Bước 3 – Trị tiếp những đốm hắc lào mới được kích lên:

Bước 4 – Liệu trình sử dụng “nhắc thuốc” 3 tuần đầu, 3 tháng đầu, 3 năm đầu:

Chỉ có 4 bước, nhưng cũng chỉ có 1/10 bệnh nhân mà mình tư vấn toàn tâm toàn ý thực hiện theo. Còn lại đều bỏ cuộc giữa chừng và chấp nhận bỏ mặc cứ để căn bệnh phát triển tiếp….

Bước 1 – Trị hết những hắc lào lan rộng, chàm hóa đang có trên cơ thể:

Cách chữa hắc lào nặng có rất nhiều, nhưng lại tốn thời gian. Mà thời gian là cái mà ngày nay nhiều người vì làm biến sơ chế, chuẩn bị nguyên liệu mà bỏ qua. Chính vì thế trước khi bắt đầu điều trị, bạn phải xác định rõ cho mình 1 cách cụ thể mà bạn phải theo. Cách đó phải đảm bảo bạn không mất thời gian sơ chế và chuẩn bị nguyên liệu nhiều.

Tùy mức độ bệnh của cơ thể mà cần 1-2 liệu trình cho từng vùng.

Mỗi ngày bôi thuốc đặc trị hắc lào lâu năm 5-6 lần. Không siêng thì ít nhất cũng phải 2-3 lần mỗi ngày.

Lúc bôi thì nên bôi lan rộng ra những vùng xung quanh.

Mỗi liệu trình là 3 lọ thuốc và kéo dài 2-4 tuần tùy vào độ siêng bôi thuốc của bạn.

Bước 2 – Kích mầm bệnh ẩn bên dưới da để trị hắc lào lâu năm:

Nhưng như vậy chưa đủ, bạn cần phải siêng áp dụng thêm cách này để kích mầm bệnh. Dù thuốc đã có thành phần kích mầm bệnh ẩn cho nó trồi lên, nhưng chưa đủ nhanh. Vì thuốc là có giới hạn trong 1 vùng, nhưng bạn thì bị hắc lào mãn tính toàn thân đấy ạ.

Mỗi ngày nấu 20-30 lá trầu không với 10-15 quả bồ kết trong 2-3 lít nước.

Nấu sôi trong 20 phút rồi đổ thêm 2 lít nước vào cho ấm ấm rồi dùng để tắm toàn thân.

Quá trình này kéo dài cho đến tận khi bạn đã chữa hết bệnh hắc lào.

Thường là kéo dài 2-3 năm.

Trong thời gian điều trị hắc lào thì mỗi ngày tắm 1 lần.

Sau khi hết hắc lào, trong 3 tuần tiếp theo mỗi tuần tắm 1 lần để nhắc thuốc.

Trong 3 tháng đầu tiên, mỗi tháng tắm 1 lần.

Trong 3 năm đầu tiên, mỗi 6 tháng tắm lại 1 lần như thế.

Như vậy mới đảm bảo lúc nào cơ thể bạn bắt đầu tích tụ mầm bệnh mới. Là thuốc sẽ kích nó trồi lên ngay và luôn để trị ngay. Lâu dài như thế thì cơ thể bạn sẽ tạo ra khả năng đề kháng với bệnh hắc lào. Đây là cách trị về lâu về dài và hiện hiệu quả mà mình biết để trị dứt điểm căn bệnh này.

Bước 3 – Trị tiếp những đốm hắc lào mới được kích lên:

Trong quá trình bôi thuốc trị hắc lào ở bước 1, thuốc sẽ kích những mầm bệnh ẩn ở bên dưới da trồi lên. Lưu ý là chỉ những vùng được bôi thuốc mới được kích lên. Còn những vùng không có hắc lào nổi lên không có nghĩa là nó không có. Vì vậy mới cần có bước 2 để kích mầm bệnh ẩn toàn thân trồi lên.

Bạn chỉ cần bôi thuốc tiếp để trị hết những đốm mới nổi lên này là ok.

Bước 4 – Liệu trình sử dụng “nhắc thuốc” 3 tuần đầu, 3 tháng đầu, 3 năm đầu:

Sau khi đã trị hết những vùng da bị hắc lào trên bề mặt thì chưa xong đâu. Bạn cần tiếp tục làm như bước 2, tắm bằng lá trầu không theo thời gian như phần lưu ý cuối mục mình có ghi.

Việc bôi và tắm nhắc thuốc này rất quan trọng, nó mới có thể trị bệnh về lâu về dài cho bạn được.

Trong 3 tuần đầu sau khi điều trị dứt điểm hắc lào trên bề mặt. Mỗi tuần bạn bôi thuốc lại 1-2 lần là được.

Trong 3 tháng đầu, mỗi tháng bạn cứ tiếp tục bôi thuốc 1-2 lần là vừa đủ nhắc thuốc.

Và tuyệt đối kiêng luôn hải sản, bia rượu trong thời gian này. Sau thời gian điều trị 3 năm này, bạn có thể bắt đầu ăn lại chút ít. Cụ thể là có thể ăn lại mỗi tháng 3-4 lần gì đó đều không ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến với cơ thể bạn nữa.

GIẢI ĐÁP và TƯ VẤN NHANH NHẤT TẠI:

Hotline & Zalo tư vấn: 0934.288.144.

Kho thuốc độc quyền HCM tại: 258/22 Võ Văn Tần, P5, Q3, TP.HCM.

Website chính thức: ThuocNamHoang.com.

Bệnh Mãn Tính Là Gì ?

Bệnh mãn tính là loại bệnh không lây nhiễm đang trở thành mối lo ngại ngày càng lớn cho gia đình và xã hội. Do nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng nên việc điều trị gặp rất nhiều trở ngại. Ngoài ra, những hệ quả từ bệnh mãn tĩnh gây ra cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

Các nhà khoa học HOA KỲ đã phát hiện ra nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh mãn tính là do cách ăn uống và không lựa chọn đúng loại thức ăn có các tố chất phòng và kháng bệnh cho con người.

Theo WHO, bệnh mãn tĩnh là bệnh tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát, thời gian bị bệnh thường rất lâu. Bệnh mạn tính không thể ngừa bằng vắc xin, không thể chữa khỏi hoàn toàn và cũng không tự biến mất. Bệnh mạn tính phần lớn không do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc nấm gọi là bệnh mạn tính không lây nhiễm. Xu hướng thế giới là bệnh mạn tính không lây nhiễm ngày càng nhiều. Thống kê Bộ Y tế Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ mắc và chết do bệnh lý lây nhiễm và không lây nhiễm năm 1976 lần lượt là 56%, 53%, 43%, 45% thì đến năm 2003 các tỷ lệ này là 27%, 17%, 61%, 59%.

Bệnh có xu hướng tăng dần theo tuổi tác. Riêng nước Mỹ, ước tính đến năm 2049, số tàn tật chức năng do viêm xương khớp, đột quỵ, đái tháo đường, bệnh mạch vành, ung thư và suy tim tăng ít nhất 300 %. Thuật ngữ “mạn tính” có thể có hoặc không trong tên gọi bệnh lý.

Bốn loại bệnh không lây nhiễm chính là bệnh tim mạch (như nhồi máu cơ tim và đột quỵ), ung thư, bệnh hô hấp mãn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản) và đái tháo đường.

Chi tiết các loại bệnh trong bốn loại bệnh ở trên và một số nhóm bênh mãn tính khác:

· Bệnh hô hấp mãn tính: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản mãn, hen và khí phế thủng…

· Bệnh nội tiết: béo phì, đái tháo đường…

· Bệnh lý tâm thần kinh: sa sút trí tuệ, trầm cảm…

· Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh mạch máu não…

· Bệnh tự miễn như viêm loét đại tràng, lupus ban đỏ…

· Bệnh xương khớp mãn tính: viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp (thoái khớp), loãng xương…

· Hội chứng mệt mỏi mãn tính.

· Suy thận mãn tính.

· Ung thư.

· Viêm gan mãn tính.

Gánh nặng của bệnh mạn tính là gì? Bệnh mãn tính hiện nay là nguyên nhân tử vong và tàn tật chính trên thế giới. Các bệnh mạn tính không lây nhiễm chính như bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh đường hô hấp chiếm 57% trong 59 triệu tử vong hàng năm và 46% gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Mỗi năm, nhồi máu cơ tim gây chết 7,2 triệu người, đột quỵ (nhồi máu não và xuất huyết não) gây chết 5,5 triệu người còn tăng huyết áp và các bệnh tim khác gây chết 3,9 triệu người. Hiện nay thế giới có hơn một tỉ người cân nặng vượt chuẩn và ít nhất 300 triệu người bị béo phì. Ước tính có 177 triệu người đái tháo đường, phần lớn là đái tháo đường típ 2 và hai phần ba người đái tháo đường sống tại các nước đang phát triển. Khoảng 75% bệnh tim mạch do các yếu tố chính sau gây ra: loạn mỡ máu, tăng huyết áp, ít ăn rau và trái cây, ít vận động thân thể và hút thuốc lá. Năm trong số 10 yếu tố nguy cơ gánh nặng bệnh tật toàn cầu theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2002: béo phì, tăng huyết áp, loạn mỡ máu, uống rượu và hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh mạn tính. Thống kê Hoa Kỳ cho thấy người từ 65 tuổi trở lên, có 75% bị ít nhất một bệnh mạn tính và 50% bị ít nhất 2 bệnh mạn tính.

Tại sao lại mắc bệnh mạn tính? Do sự tác động lâu dài của các yếu tố (Các độc tố, quá tải chức năng, tuổi tác, thói quen sinh hoạt, tâm sinh lý…) đến cơ thể gây suy giảm, thoái hóa, rối loạn các chức năng sống của cơ thể. Nguyên lý điều trị bệnh mạn tính là gì? Giúp cơ thể phục hồi các chức năng sống để trở về trạng thái hoạt động bình thường phù hợp với sinh lý, tuổi tác và môi trường sống. Nguyên tắc chữa trị bệnh mạn tính như thế nào? – Đặc điểm nổi bật trong điều trị bệnh mạn tính là áp dụng những chế độ kiểm soát bệnh lâu dài nhằm phục hồi chức năng, cải thiện chất lượng sống và hạn chế tối đa biến chứng thực thể và chức năng. – Nên bắt đầu bằng tập luyện, phục hồi chức năng, thay đổi lối sống dùng thực phẩm chức năng hoặc thuốc có nguồn gốc tự nhiên. Đây là những biện pháp an toàn, không gây tác dụng phụ và phù hợp sinh lý. – Chỉ dùng thuốc Tây khi thật cần thiết và phải có chỉ định của bác sỹ. – Nâng cao kiến thức cho người bệnh để tự theo dõi, chăm sóc và kiểm soát bệnh. – Kết hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc và người bệnh trong việc áp dụng các chế độ điều trị: theo dõi bệnh, chế độ sinh hoạt, tập luyện, điều chỉnh thuốc.

Khi đã bị rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, gút…việc chữa trị giúp bình ổn bệnh, hạn chế biến chứng, giúp người bệnh sinh hoạt bình thường, đặc biệt là giảm chi phí; ví dụ: nếu không kiểm soát tốt tăng huyết áp thì người bệnh có thể bị nhồi máu cơ tim; lúc xảy ra biến chứng, người bệnh không những phải chữa trị tăng huyết áp mà còn thêm chi phí chữa trị nhồi máu cơ tim vốn tốn kém gấp bội và sau khi qua cơn nguy cấp thì chi phí chữa bệnh bao gồm chi phí chữa tăng huyết áp , cao huyết áp và chi phí chữa di chứng nhồi máu cơ tim.