Top 4 # Lý Do Bệnh Run Tay Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Lý Do Mắc Bệnh Chàm Khô Đầu Ngón Tay

   Thưa bác sĩ! Dạo gần đây trên tay tôi hay bị bong tróc da, kèm theo là cảm giác ngứa ngáy, qua các thông tin trên mạng tôi nghi ngờ mình bị bệnh chàm khô. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi lý do mắc bệnh chàm khô đầu ngón tay là gì?

   Bạn Tâm thân mến! nhiều người mắc bệnh chàm khô ngón tay nhưng không hiểu rõ nguyên nhân, cũng không điều trị kịp thời khiến bệnh trở nặng. Chính vì vậy, việc hiểu được nguyên nhân cũng như dấu hiệu của bệnh sẽ giúp người bệnh an tâm hơn khi chữa trị, nhằm trả lời thắc mắc về căn bệnh chàm các bác sĩ Da Liễu Âu Á có những chia sẻ sau đây:

  Theo các chuyên gia Da Liễu Âu Á bệnh chàm ở ngón tay là một dạng của chàm và khá phổ biến, đây là tình trạng tổn thương tại lớp biểu bì da gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho bệnh nhân.

  Nói về nguyên nhân gây bệnh chàm ở đầu ngón tay các bác sĩ cho biết:

   Những thay đổi quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể cũng là tác nhân gây nên bệnh chàm khô ở tay.

  Ngoài ra, phụ nữ trong thời kỳ mang thai lượng hoormon thay đổi, sự chuyển mùa đột ngột từ nóng sang lạnh cũng góp phần hình thành nên bệnh.

  Bệnh chàm khô ở tay rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh về da khác, vì vậy người bệnh cần chú ý đến một số biểu hiện sau:

  Ngứa ngoài da là dấu hiện đầu tiên của bệnh chàm móng tay.

Hình ảnh chàm khô ở ngón tay

   Sau khi da khô sẽ hình thành nên những lớp vảy bong tróc, lớp da non mới hình thành sẽ tự bong tróc vẩy trắng khiến da trở nên sần sùi, thô ráp.

  Bệnh chàm khô là một dạng viêm da mãn tính, tiến triển từng đợt và rất dễ tái phát, do đó muốn điều trị dứt điểm bệnh, bệnh nhân nên tìm đến các phòng khám chất lượng để được các bác sĩ giỏi hỗ trợ chữa bệnh.

Bạn đã biết gì về bệnh chàm khô chưa?

Dấu hiệu, đặc điểm nguyên nhân bệnh chàm khô ở môi

  Theo các chuyên gia da liễu, chàm khô xuất hiện với những biểu hiện khác nhau, mức độ nguy hiểm cao hơn so với những loại chàm khác.

  Bệnh chàm khô có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ và người lớn, biểu hiện của bệnh rất giống với nhiều bệnh ngoài da khác do đó khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên da người bệnh không nên chủ quan và cần phải đi thăm khám ngay.

  Hầu hết bệnh nhân hay chủ quan về dấu hiệu của bệnh vì nghĩ rằng bệnh không mang lại nguy hiểm gì và có thể tự khỏi sau một thời gian. Chính vì vậy mà bệnh trở nên trầm trọng hơn, khiến cho quá trình chữa trị bệnh chàm ở móng tay,trở nên tốn nhiều thời gian.

  Theo các chuyên gia da liễu có rất nhiều phương pháp điều trị chàm khô ở ngón tay.

   Chữa bệnh chàm khô bằng phương pháp dân gian

  Trong khoai tây có chứa các thành phần có tác dụng trong việc oxy hóa các chất bẩn, loại bỏ các chất độc hại, giữ ẩm và bảo vệ da. Đồng thời trong khoai tây còn chứa hàm lượng tinh bột và cellulose, giàu canxi, phốt pho, sắt, vitamin C, vitamin B1 và B2 rất tốt cho sức khỏe.

  Cách sử dụng: Lấy khoai tây ngâm vào nước sôi sau đó vớt ra nghiền nhuyễn đắp lên vùng nhiễm chàm. Đắp kín sau đó băng chặt và để trong 3 ngày sau khi tháo ra sẽ thấy vết chàm khô hết nước vàng, da non đã hồng.

  Từ lâu dưa chuột được biết đến có tác dụng chống khuẩn tốt, có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh chàm.

  Cách sử dụng: Cắt dưa chuột thành lát mỏng rồi bỏ vào tủ lạnh khoảng nửa giờ. Sau đó bạn sử dụng các miếng dưa chuột đó đắp lên khu vực bị chàm trong vòng từ 10 đến 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Áp dụng cách làm này 3 đến 4 lần/ ngày và duy trì trong vài tháng.

  Trong hạt nhục khấu có khả năng chống viêm tốt, có thể dùng 1 muổng hạt nhục khấu trộn đều với mật ong để trong vòng 1 phút đắp lên vùng nhiễm chàm chờ khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước.

  Trong dầu dừa có chứa lượng axit béo cũng có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt hàm lượng vitamin E dồi dào giúp dưỡng ẩm cho da, làm giảm tình trạng da khô bong tróc.

  Cách sử dụng rất đơn giản chỉ cần người bệnh lấy dầu dừa bôi trực tiếp lên vùng da bị nhiễm chàm mỗi ngày. Có thể kết hợp nên dùng dầu dừa để chế biến với đồ ăn hàng ngày, hoặc chế biến vào đố uống.

   Chữa bệnh chàm khô ở ngón tay bằng tây y

  Các loại thuốc tây y thường được áp dụng là kháng sinh, kháng viêm bôi ngoài ra để hạn chế tình trạng mất nước ngoài da và ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh một cách hợp lý nhất có thể.

  Bệnh chàm khô ở tay là một bệnh lý diễn biến khá phức tạp do đó bệnh nhân không nên tự ý điều trị tại nhà vì có thể làm tình trạng thêm trầm trọng.

  Theo những gì mà bệnh Tâm chia sẻ lời khuyên của bác sĩ dành co bạn lúc này là nên tìm đến các phòng khám chuyên khoa để thăm khám , để có phương án xử lý đúng. Về cơ bản bệnh chàm khô không khó để điều trị nếu như phát hiện sớm và đến đúng phòng khám uy tín, chất lượng.

  Chữa bệnh càng sớm thì càng tốt cho sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, với sự phân bố dày đặt các phòng khám như hiện nay thì tìm ra một địa chỉ điều trị uy tín, chất lượng không phải là điều đơn giản. Vậy chữa bệnh chàm khô ở đâu là tốt nhất là thắc mắc của không ít bệnh nhân.

  Và hiện nay Da Liễu Âu Á là một trong những địa chỉ uy tín được bệnh nhân tin tưởng vì đã điều trị thành công cho hàng trăm bệnh nhân mắc chứng bệnh chàm ở đầu ngón tay.

An tâm hơn khi điều trị bệnh chàm tại Da Liễu Âu Á

   Có chính sách hỗ trợ đối với những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, tạo mọi điều kiện cho ai cũng được chữa bệnh.

  Với những điểm nêu trên, Phòng Khám Da Liễu Âu Á là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai có ý định khám điều trị bệnh chàm ở ngón tay.

   Chị Thái ở Long An: ” Các bác sĩ Da Liễu Âu Á rất nhiệt tình, luôn tư vấn rõ với bệnh nhân phương pháp điều trị trước khi chữa bệnh”

  

   Tránh tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, nguồn nước ô nhiễm.

  Bên cạnh đó, người bệnh nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý, tránh xa các chất kích thích như rượu, bia,… để cho quá trình điều trị được tốt hơn.

   Địa chỉ: 425 Nguyễn Văn Luông, Phường 12, Quận 6 – chúng tôi

Phòng khám bệnh da liễu ở Vũng Tàu , Tây Ninh , Đắc Lắc , Long An , Bến Tre , Đà Lạt , Lâm Đồng , Nha Trang , Bình Thuận , Gia Lai , Bình Định , Bình Phước , Đồng Nai , Cần Thơ , Kiên Giang , An Giang , Bạc Liêu , Buôn Ma Thuột , Đà Nẵng , Đắc Nông , Ninh Thuận , Pleiku , Tiền Giang , Trà Vinh , Vĩnh Long , Cà Mau , Đồng Tháp , Phú Yên , Sóc Trăng , Huyện Hóc Môn , Quận Thủ Đức , Quận 9 , Quận Gò Vấp, Khánh Hòa , Kiên Giang , Kon Tum , Long An , Ninh Thuận , Quảng Bình , Quảng Nam , Quảng Ngãi , Quảng Ninh , Quảng Trị , Sóc Trăng , Thừa Thiên Huế , Đà Nẵng , TP HCM , Quận 1 , Quận 2 , Quận 3 , Quận 4 , Quận 5 , Quận 6 , Quận 7 , Quận 8 , Quận 9 , Quận 10 , Quận 11 , Quận 12 , Quận tân bình , Quận tân phú , Quận phú nhuận , Quận bình thạnh , Quận Bình Tân , Quận gò vấp , Quận bình chánh

* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Bệnh Run Vô Căn (Run Chân Tay)

Bệnh run vô căn (hay còn gọi là bệnh run chân tay hoặc run không rõ nguyên nhân) là tình trạng co cơ theo nhịp không có chủ ý. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận của cơ thể, nhưng thường xuất hiện nhất là ở bàn tay, đặc biệt là khi người bệnh đang cố gắng thực hiện những hành động đơn giản như cầm ly nước, buộc dây giày, viết chữ hoặc cạo râu. Đôi khi, tình trạng này cũng thường ảnh hưởng đến đầu, giọng nói, cánh tay và chân.

Mặc dù đây là một căn bệnh lành tính, tuy nhiên bệnh vẫn có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian ở một số trường hợp. Hiện tại, căn bệnh này không do bệnh lý nào khác gây ra, mặc dù mọi người thường bị nhầm lẫn đây là triệu chứng của bệnh Parkinson.

Nguyên nhân gây ra bệnh run vô căn (run chân tay) là gì?

Hiện nay nguyên nhân gây ra căn bệnh này vẫn chưa được xác định rõ. Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng các yếu tố gây ra bệnh có thể là sự trao đổi thông tin bất thường giữa các khu vực nhất định ở não. Và căn bệnh này không lây nhiễm nhưng có thể di truyền trong gia đình (cha mẹ có xác suất 50% di truyền bệnh cho con cái).

Mặc dù nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được xác định nhưng các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ bị run vô căn bao gồm:

Yếu tố di truyền: Nếu ba mẹ có đột biến gen gây ra run vô căn, thì con của họ có 50% nguy cơ cũng sẽ bị mắc phải căn bệnh này

Lớn hơn 65 tuổi: Tình trạng này cũng thường xuất hiện ở bệnh nhân trên 65 tuổi.

Những triệu chứng của bệnh run vô căn (run chân tay) là gì?

Cho đến nay, căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến tay, đầu, cấu trúc mặt, dây thanh quản, thân và chân. Tuy nhiên hầu hết các triệu chứng đều xảy ra ở bàn tay và cánh tay. Ngoài ra, các cơn rung thường ảnh hưởng cả hai bên cơ thể nhưng sẽ có một bên bị run nhiều hơn và xuất hiện khi người bệnh đang hoạt động hoặc đang ở trạng thái nghỉ ngơi.

Gật đầu liên tục.

Gây ra âm thanh nếu cơn run ảnh hưởng đến dây thanh quản.

Gặp khó khăn khi viết, vẽ, uống bằng ly hoặc sử dụng các dụng cụ sinh hoạt khác nếu run vô căn ảnh hưởng đến bàn tay.

Những phương pháp nào điều trị bệnh run vô căn (run chân tay) là gì?

Thông thường khi người bệnh xảy ra những cơn run nhẹ có thể không cần phải điều trị (bởi vì không gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động). Tuy nhiên đối với các cơn rung nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phải được điều trị bằng các phương pháp như sau:

Thuốc ức chế beta như propranolol (loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất), đây là loại thuốc dùng để điều trị cao huyết áp, nhưng cũng có thể giúp làm giảm các cơn run vô căn ở một số trường hợp.

Ngoài ra, các loại thuốc chống động kinh như primidone, gabapentin, topiramate cũng có thể được sử dụng.

Không những thế, một số loại thuốc an thần nhẹ như prazolam và clonazepam có thể được sử dụng nếu lo lắng hoặc căng thẳng khiến cho các cơn run trở nên tồi tệ hơn.

Chỉ xảy ra ở các trường hợp bệnh chuyển biến nặng, bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành phẫu thuật.

Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:

Xạ phẫu: Là một thủ thuật tập trung tia X-quang cường độ lớn lên một khu vực nhỏ ở não.

Cấy một thiết bị kích thích vào não để gửi tín hiệu đến khu vực điều khiển cử động của cơ thể.

Bệnh Hồi Hộp Run Tay

Run tay là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang lo âu. Triệu chứng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bạn.

1. Các tình huống kích hoạt run tay 2. Nguyên nhân gây hồi hợp run tay 3 .Điều trị hồi hợp run tay 4. Các giải pháp tích cực

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện ĐHYD

✍ Hà Nội: Đại Học Y Hà Nội, Viện 103

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng

===

Để biết bản thân mình có bị run tay khi hồi hộp hay không, bạn có thể làm một thử nghiệm quan trọng. Ví dụ: bạn có thể nói trước công chúng. Đây là cách tạo nên một không gian tự nhiên nhất để cảm thấy lo lắng. Trong trường hợp này, cho dù bạn có khỏe mạnh bình thường nhưng vẫn luôn có cảm giác hồi hộp và dễ dẫn đến run tay.

Các tình huống phổ biến mà bạn có thể thấy bàn tay hoặc cơ thể run rẩy bao gồm khi bạn:

Thuyết trình trước đám đông

Rót đồ uống

Nâng thức uống lên miệng

Cầm đồ bạc

Ký kết hợp đồng

Viết trước những người khác

Giữ giấy tờ trong khi trình bày

….

Theo bác sĩ Trần Đình Vũ – Bệnh viện Đại Học Y Dược chúng tôi Khi bạn run tay vì lo lắng, đó là phản ứng sinh lý bình thường của con người.

Trong trường hợp không có một tác động vật lý thực sự, cơ thể của bạn sẽ được cảm thấy an toàn và bình tĩnh. Nhưng nếu bạn đang ở trong một tình huống xã hội áp lực hoặc tình trạng kích động lo âu, cơ thể bạn sẽ giải phóng hormone epinephrine (còn được gọi là adrenaline). Epinephrine làm tăng lượng máu đến mô, gây tăng nhịp tim, huyết áp và lượng đường trong máu.

Các nguyên nhân khác của run tay:

Run tay có thể là kết quả của một bệnh lý như bệnh Parkinson hoặc là tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Những yếu tố khiến run tay tệ hơn (và bạn có thể tránh):

Thiếu ngủ

Lạm dụng cafein

Ăn uống không điều độ dẫn đến lượng đường trong máu thấp.

Lối sống không khoa học, không thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

– Những người run tay vì lo lắng, hồi hộp có thể được điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp trò chuyện.

– Các loại thuốc nhóm Beta-blockers đôi khi được sử dụng để đối phó với các tình huống kích động lo âu, tức là bạn có thể dùng thuốc trong những trường hợp khẩn cấp như trước buổi thuyết trình, phát biểu chẳng hạn. Những loại thuốc này điều trị các triệu chứng lo lắng bằng cách ngăn chặn tác dụng của adrenaline, nhưng chúng chỉ là giải pháp tạm thời.

Thực hành thở sâu

Hít thở chậm, bình tĩnh giúp cơ thể bạn trở lại trạng thái bình tĩnh hơn. Khi bạn đang lo lắng hoặc sợ hãi và tay bạn bắt đầu run, cơ thể bạn đã giải phóng adrenaline. Làm chậm hơi thở của bạn có thể giúp ngăn chặn cơn hoóc môn căng thẳng và giảm rung. Sau khi hít vào từ từ qua mũi, giữ hơi thở trong vài giây trước khi thở ra.

– Thiền 1 phút

Bạn có thể nghĩ rằng thiền đòi hỏi quá nhiều thời gian. Nhưng thực ra, bất kỳ thời gian thiền định nào cũng có thể giúp bạn thư giãn. Thực hiện thiền định 1 phút tập trung vào hơi thở của bạn có thể giúp bạn hướng sự chú ý của mình tránh khỏi sự lo lắng của bạn, khiến cho việc run biến mất. Thực hiện thường xuyên cố gắng duy trì hằng ngày, 2 lần mỗi ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng hồi hộp run tay của bạn.

– Đi dạo

Đi bộ sẽ giải phóng adrenaline trong cơ thể của bạn, điều này có thể giúp giảm các triệu chứng thần kinh. Bất kỳ bài tập nào cũng sẽ có ích, và đi bộ là một hoạt động dễ dàng có thể được thực hiện ở hầu hết mọi nơi. Đi bộ bên ngoài thậm chí còn có lợi hơn vì khi ra ngoài bạn sẽ cảm thấy thoải mái, không bị bó hẹp trong một không gian nào cả

– Yoga

Yoga là liệu pháp kết hợp hài hòa của thiền định và tập thể dục. Đồng thời, nhiều động tác trong Yoga có tác dụng kéo căng cơ, nó có thể làm giảm căng thẳng và giảm lượng adrenaline dư thừa.

– Massage

Mát-xa là một cách khác để giảm mức độ hormone căng thẳng. Nếu bạn được massage chuyên nghiệp khoảng một lần một tháng có thể giúp bạn thoải mái hơn. Hoặc bạn có thể yêu cầu một người bạn hoặc chuyên viên mát-xa giúp bạn.

Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.

Triệu Chứng Bệnh Run Tay Chân

Trong cuộc sống, bạn có thể bắt gặp triệu chứng run rẩy với rất nhiều biểu hiện khác nhau. Có những người bị run ở tay, chân; có những người lại run ở đầu, cổ, giọng nói run run hay run cả thân mình. Một số người run tăng lên khi nghỉ ngơi, nhưng một số người khác run lại tăng lên khi hoạt động. Dấu hiệu của bệnh run tay chân có thể rất khác nhau ở mỗi người tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nhưng chúng đều gây ra những rối loạn vận động ở một hay nhiều vùng của cơ thể, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.

1. Run vô căn với triệu chứng đặc trưng là run tăng lên khi vận động

Run vô căn khá phổ biến ở người có độ tuổi trên 40 với nguyên nhân không được xác định. Nếu bạn có bố hoặc mẹ bị run vô căn bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn 50%. Run vô căn tác động chủ yếu đến bàn tay. Ngoài ra còn có thể xuất hiện ở một số vị trí khác như lưỡi, đầu hoặc thân mình, hiếm khi run ở chân. Mức độ run có thể tăng dần theo tuổi tác, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động hàng ngày. Run đặc trưng là tăng khi vận động hoặc thay đổi cảm xúc như vui, buồn, căng thẳng, hồi hộp… Đầu có thể bị run theo kiểu run dọc (gật đầu) hoặc run ngang (lắc đầu).

Run vô căn với biểu hiện đặc trưng là run tăng khi hoạt động

2. Run do Parkinson với triệu chứng đặc trưng run tăng khi nghỉ

Run có thể là triệu chứng của bệnh Parkinson với đặc trưng là run tăng lên khi nghỉ ngơi. Bạn có thể tự tiến hành kiểm tra bằng cách ngồi ngay ngắn, để yên 2 tay lên đùi hoặc trên mặt bàn sẽ thấy run xuất hiện nặng hơn. Nhưng run có thể giảm, thậm chí là không còn khi bạn cầm một cốc nước hoặc nắm lấy bàn tay bên cạnh. Trong bệnh Parkinson, run thường theo kiểu lắc vẫy và có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận như tay, chân, cằm, môi,…

Bạn bị run tay chân dẫn đến nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể tham khảo sử dụng thêm TPCN Vương Lão Kiện để giảm run do mọi nguyên nhân. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0904.904.660 (Trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

3. Triệu chứng run do rối loạn trương lực cơ

Ở những người bị rối loạn trương lực cơ, các cơ trở nên co thắt liên tục, thường gây ra các cử động xoắn vặn và lặp đi lặp lại tạo dáng điệu bất thường. Rối loạn trương lực cơ có thể gây ra chứng co cứng cơ tay khi viết hoặc tật vẹo cổ. Nó khác với run vô căn do xảy ra không thường xuyên và có thể thuyên giảm bằng cách nghỉ ngơi hoàn toàn. Khi bạn chạm vào một phần cơ thể bị ảnh hưởng có thể giúp làm giảm biên độ run.

4. Run do tiểu não – run tăng lên khi thực hiện các động tác có chủ đích

Đặc trưng của run do tiểu não là thường xảy ra khi bạn cố gắng thực hiện các động tác yêu cầu có chủ đích, có mục đích như ấn nút, chạm ngón tay vào chóp mũi. Chình vì vậy, khi tiến hành thăm khám bạn có thể được bác sỹ yêu cầu thực hiện động tác này. Sự tổn thương của tiểu não sau đột quỵ, ung thư hoặc bệnh đa cơ cứng… là những nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng trên. Nó cũng có thể xảy ra ở một số người nghiện rượu nặng hoặc lạm dụng các chất kích thích. Một số dấu hiệu khác cũng có thể xuất hiện như giọng nói run, rung giật nhãn cầu, cử động dáng đi chậm chạp.

Người bệnh thực hiện động tác ngón tay chỉ mũi trong chẩn đoán run do tiểu não

5. Run do rối loạn thần kinh thực vật xuất hiện khi căng thẳng, hồi hộp

Run ở người trẻ phổ biến là run do rối loạn thần kinh thực vật, xuất hiện chủ yếu do các nguyên nhân như stress, căng thẳng kéo dài trong cuộc sống gia đình và công việc. Run sẽ xuất hiện và tăng lên khi bạn hồi hộp, lo lắng, căng thẳng hoặc đứng trước đám đông.

6. Nhận biết run do bệnh cường giáp

Run trong bệnh cường giáp thường là run tay và các ngón tay, kèm theo các biểu hiện nhịp tim nhanh (thường trên 100 nhịp/phút) hoặc không đều, vã mồ hôi, bứt rứt, căng thẳng, khó chịu.

7. Dấu hiệu run do lạm dụng chất kích thích

Lạm dụng các chất kích thích như cafe, rượu bia có thể gây tổn hại các tế bào thần kinh và dẫn tới các cơn chấn động là run tay, chân, lĩu lưỡi… Ngoài ra, cai rượu không đúng cách cũng làm bạn có nguy cơ phát sinh triệu chứng run. Một số trường hợp sau khi uống một ly rượu thấy cải thiện tình trạng run nhưng thực chất đây chỉ là trạng thái đánh lừa cơ thể. Nếu bạn muốn kiểm soát tốt chứng run của mình, tốt nhất nên từ bỏ rượu.

Lạm dụng rượu hoặc cai rượu không đúng cách làm tăng nguy cơ mắc bệnh run

Mặt khác, run còn có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân như run do tác dụng không mong muốn của một số thuốc, run do ngộ độc kim loại nặng (như chì, asen, thuỷ ngân), hay thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất (như các loại vitamin nhóm B, Magie)… Với các chứng run này, nếu khắc phục được nguyên nhân bằng cách ngưng sử dụng thuốc, loại bỏ độc tố và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, triệu chứng run có thể khỏi hoàn toàn.

Nhận biết sớm các dấu hiệu của run rất quan trọng để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả. Trên thực tế, hiện nay trên thế giới vẫn chưa có loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nào chữa dứt điểm triệu chứng run. Tuân thủ sử dụng thuốc điều trị của bác sỹ kết hợp với lối sống lành mạnh, chịu khó tập luyện và sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ có nguồn gốc từ thiên nhiên như Thiên Ma, Câu Đằng … sẽ giúp cải thiện chứng run và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.

Các bài viết khác