Top 12 # Liên Quan Bệnh Nhân 1440 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Liên Quan Bệnh Nhân 1440: Tiền Giang Tạm Đóng Cửa 1 Quán Ăn, Cần Thơ Chỉ Đạo Khẩn

Sáng 27-12, Sở Y tế tỉnh Tiền Giang cho biết đã cách ly tại Trung tâm Y tế huyện Cai Lậy đối với 1 trường hợp được cho là F1 của bệnh nhân 1440 (BN 1440) và 1 trường hợp khác nghi có tiếp xúc với F1 nên cách ly Trung tâm Y tế huyện Cái Bè (Tiền Giang).

Ngoài ra, còn 12 trường hợp khác nghi ngờ F2 nên cũng cách ly tại nhà.

Trước đó, có thông tin BN 1440 có ghé vào một quán ăn xã Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè nên ngành y tế đã phun thuốc diệt khuẩn và tạm thời cho đóng cửa quán ăn này để phòng Covid-19. Tình hình sức khoe tất cả các trường hợp nghi ngờ đang cách ly đều ổn định.

Sáng cùng ngày, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết UBND TP đã ban hành công văn số 4049/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.

Theo đó, vào ngày 26-12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Cần Thơ tiếp nhận thông tin về trường hợp mắc Covid-19 (BN1440) nhập cảnh trái phép, đang được cách ly và điều trị tại Vĩnh Long.

Để kiểm soát tốt tình hình dịch trên địa bàn TP, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ yêu cầu giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện tiếp tục thực hiện nghiêm các biên pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Dương lịch 2021.

Giám đốc Sở Y tế khẩn cấp kích hoạt hệ thống phản ứng nhanh phòng, chống dịch, kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn.

Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự TP, Giám đốc Công an TP cần phối hợp với Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch UBND quận, huyện tăng cường thực hiện rà soát người dân về từ các địa phương khác lưu trú trên địa bàn TP, đặc biệt là những trường hợp nhập cảnh trái phép qua đường biên giới.

Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép, tổ chức nhập cảnh trái phép.

Giám đốc Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở lưu trú trên địa bàn. Yêu cầu tất cả những người lưu trú khai báo thông tin về lịch sử di chuyển, lịch sử tiếp xúc, tình trạng sức khoẻ.

Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PTTH TP Cần Thơ tăng cường tuyên truyền để người dân thực hiện đầy đủ biện pháp phòng, chống dịch bệnh, thực hiện 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông, tại các cơ sở khám chữa bệnh, khu dân cư tập trung, nơi công cộng như: chợ, siêu thị, sân bay…

Minh Sơn – Ca Linh

Theo Người lao động

Hemogolobin Và Các Bệnh Liên Quan

I, Bệnh Hemoglobin là gì:

Hemoglobin (huyết sắc tố) là protein chiếm ưu thế trong hồng cầu và chịu trách nhiệm vận chuyển oxy, carbon dioxide và proton giữa phổi và các mô. Hemoglobin được tạo từ phần nhân hem (chứa sắt) và phần protein (gồm các chuỗi globin). Protein Globin bao gồm các chuỗi acid amin, các chuỗi globin khác nhau được đặt tên là alpha, beta, delta và gamma.

Hình 1: Vai trò của Hemoglobin (vận chuyển O2 từ phổi tới các mô và vận chuyển CO2 từ mô trở về phổi) Hình 2: Cấu trúc phân tử Hemoglobin bình thường (gồm 2 chuỗi anpha (a) và 2 chuỗi beta (b) kết hợp với 4 nhóm nhân Heme chứa sắt) Hình 3: Sơ đồ cấu trúc bộ gen của locus α-globin và b-globin theo thời gian tạo các loại huyết sắc tố khác nhau. Trong đó, trình tự gen của locus α-globin nằm trên nhiễm sắc thể 16 và locus b-globin nằm trên nhiễm sắc thể 11. Ở mỗi giai đoạn (phôi, thai nhi, trưởng thành) các loại tetramer hemoglobin được sản xuất cho từng vị trí chỉ định. LCR là vùng kiểm soát; HbF: huyết sắc tố thai nhi và HbA/HbA2: huyết sắc tố trưởng thành.

Sự thay đổi di truyền (đột biến do thay thế hoặc mất những nucleotide mã hóa cho acid amin tổng hợp chuỗi) trong gen globin gây ra sự thay đổi protein globin, dẫn đến hemoglobin bị thay đổi cấu trúc, chẳng hạn như tạo hemoglobin S, gây ra tế bào hình liềm hoặc giảm sản xuất chuỗi globin (gây ra bệnh thalassemia).

II, Các dạng Hemoglobin (Hb) bất thường:

Một số loại phổ biến, có ý nghĩa lâm sàng

1, Hemoglobin S (còn gọi là thiếu máu hồng cầu hình liềm):

Thành phần: * 2 chuỗi alpha (a) bình thường; * 2 chuỗi beta (b) bất thường (do sự thay thế acid amin Valin thay cho acid amin Glutamic ở vị trí số 6 của chuỗi beta globin).

Đặc điểm chính: *Tế bào hồng cầu biến dạng và có dạng hình liềm khi lượng oxy giảm (như khi tập thể dục hoặc phổi bị nhiễm trùng). * C ác tế bào hồng cầu hình liềm cứng và có thể chặn các mạch máu nhỏ, gây đau, giảm lưu thông và cung cấp oxy đồng thời rút ngắn thời gian sống của hồng cầu.

Ghi chú: *Một bản sao beta (βS) thường không gây ra các triệu chứng đáng kể trừ khi nó được kết hợp với một đột biến hemoglobin khác, chẳng hạn như gây ra Hb C hoặc beta thalassemia.* Hb S xuất hiện phần lớn ở người Mỹ gốc Phi.

2, Hemoglobin E

Thành phần: Là biến thể của Hb, gây ra bởi sự thay thế acid amin Lysine thay cho acid amin Glutamic ở vị trí 26 của chuỗi beta globin.

Đặc điểm chính: * Dạng có 2 bản sao (đồng hợp tử Hb E) thường bị thiếu máu tán huyết nhẹ (mild hemolytic anemia), hồng cầu nhỏ (microcytic) và lách to nhẹ. * Dạng có 1 bản sao của gen Hb E không gây ra các triệu chứng trừ khi nó được kết hợp với một đột biến khác, chẳng hạn như beta thalassemia.

Ghi chú: *Phổ biến ở Đông Nam Á và cá thể có nguồn gốc Đông Nam Á. * Là dạng biến thể Hb phổ biến thứ hai sau HbS.

3, Hemoglobin C

Thành phần: Là biến thể của Hb, gây ra bởi sự thay thế acid amin Lysine thay cho acid amin Glutamic ở vị trí số 6 của chuỗi beta globin.

Đặc điểm chính:

Ghi chú: * Không có triệu chứng (nếu có 1 bản sao). * Thiếu máu nhẹ, lách to nhẹ đến trung bình (nếu có hai bản sao).

Một số loại ít phổ biến nhưng tùy mức độ nó có thể gây ra những hậu quả khác nhau

1, Hemoglobin F: (do thai nhi sản xuất)

Thành phần: * Hai chuỗi anpha (a). * Hai chuỗi gramma (g)

Đặc điểm chính: * Vận chuyển oxy hiệu quả trong môi trường oxy thấp. * Hb F giảm mạnh sau khi sinh và đạt đến mức trưởng thành từ 1-2 tuổi. * Hb F có thể tăng trong một số rối loạn bẩm sinh (mức độ tăng từ bệnh thường đến đáng kể trong beta Thalassemia).

Ghi chú: * Thường tăng ở những người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm và trong bệnh kết hợp beta thalassemia-hồng cầu hình liềm. * Những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm và có tăng Hb F thường bị bệnh nhẹ hơn, vì huyết sắc tố F ức chế sự hình thành hồng cầu.

2, HPFH- hereditary persistence of fetal hemoglobin – di truyền của huyết sắc tố thai nhi

Thành phần: Đây không phải là dạng chịu ảnh hưởng của sự mất cân bằng chuỗi anpha, nhưng đặc trưng bởi mức độ sản xuất cao chuỗi gramma Globin.

Đặc điểm chính: Đây là một nhóm các rối loạn di truyền, trong đó mức Hb F được tăng lên mà không có dấu hiệu hoặc đặc điểm lâm sàng của bệnh thalassemia.

Ghi chú: Các nhóm dân tộc khác nhau có đột biến khác nhau gây ra HPFH.

3, Hemoglobin H: (phát triển ở những người bệnh anpha Thalassemia)

4, Hemoglobin Barts (phát triển ở những thai nhi bệnh anpha Thalassemia)

Ghi chú: Mặc dù, người mắc Hb H thường bị thiếu máu nhưng các vấn đề y tế nghiêm trọng không phổ biến ở những người này.

Thành phần: Gồm chuỗi protein gamma (g) khi thiếu chuỗi alpha (a)

Đặc điểm chính: * Nếu phát hiện ra một lượng nhỏ Hb Barts, nó thường biến mất ngay sau khi sinh vì sự sản xuất chuỗi gamma suy giảm. * Nếu một đứa trẻ có một lượng lớn Hb Barts, nó thường bị bệnh huyết sắc tố H và mất ba gen. * Các thai nhi bị mất bốn gen thuộc dạng hydrops fetalis (phù thai) và thường không sống sót nếu không được truyền máu và cấy ghép tủy xương.

Ghi chú: Mặc dù, người mắc Hb H thường bị thiếu máu nhưng các vấn đề y tế nghiêm trọng không phổ biến ở những người này.

Một số dạng kết hợp do thừa hưởng hai gen bất thường khác nhau từ bố mẹ

1, Bệnh Hemoglobin SC

Thành phần: Di truyền một gen beta S và một gen beta C

Đặc điểm: * Gây thiếu máu tán huyết nhẹ và lách to vừa phải. * Có thể phát triển các biến chứng như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, nhưng hầu hết các trường hợp đều ít nghiêm trọng hơn.

2, Tế bào hình liềm – Bệnh Hemoglobin D

Thành phần: Thừa hưởng một bản sao của hemoglobin S và một trong các gen hemoglobin D-Los Angeles (hoặc D-Punjab).

Đặc điểm: Những người này có thể thỉnh thoảng bị liềm và thiếu máu tán huyết vừa phải.

3, Hemoglobin E – beta thalassemia

Thành phần: Dị hợp tử với Hb E và beta (b) Thalassemia

Đặc điểm: Mức độ thể hiện khác nhau từ nhẹ (hoặc không triệu chứng) đến nghiêm trọng, phụ thuộc vào đột biến beta Thalassemia.

4, Hemoglobin S – beta Thalassemia (hay còn gọi là tế bào hình liềm – beta Thalassemia)

Thành phần: Có hai dạng: * Tế bào hình liềm – b+ Thalassemia; * Tế bào hình liềm – b 0 Thalassemia

Đặc điểm: Những người có tế bào hình liềm – b 0 thalassemia có xu hướng có nhiều tế bào bị bệnh không thể phục hồi hơn, gặp nhiều vấn đề về mạch máu và thiếu máu nghiêm trọng hơn so với những người có tế bào hình liềm – b+ thalassemia.

III, Các xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán các bệnh Hemoglobin:

1, Đối tượng sàng lọc:

* Trẻ sơ sinh: việc sàng lọc các biến thể Hb phổ biến rất có ý nghĩa lâm sàng đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt đối với trẻ HbS sẽ được hưởng lợi trong việc phát hiện và điều trị sớm. Ở tất cả các bang của Mỹ, việc sàng lọc các biến thể Hb cũng trở thành mục tiêu hàng đầu trong các nhóm bệnh sàng lọc ở trẻ sơ sinh.

* Nhóm cha mẹ có nguy cơ cao: thuộc các dân tộc có tỷ lệ phân bố các nhóm bệnh hemoglobin cao (như người Mỹ gốc Phi, Đông Nam Á…).

Những người có triệu chứng thiếu máu không rõ nguyên nhân …

2, Các phương pháp:

Các xét nghiệm có thể bao gồm:

* Công thức máu toàn phần (CBC- complete blood count):

* Phết tế bào ngoại vi (Blood smear; a peripheral smear): vết máu mỏng được quan sát dưới kính hiển vi để đánh giá các chỉ tiêu của hồng cầu như:

* Đánh giá bệnh huyết sắc tố Hb (Hemoglobinopathy evaluation): bao gồm các xét nghiệm xác định loại và đo số lượng tương đối của các loại Hb khác nhau có trong các tế bào hồng cầu của một cá nhân, giúp chẩn đoán sự kết hợp của các biến thể Hb và bệnh thalassemia (dị hợp tử).

Agapidou A, King P, Ng C, Tsitsikas DA. Double heterozygocity for hemoglobin C and beta thalassemia dominant: A rare case of thalassemia intermedia, Hematol Rep. 2018 Jan 3;9(4):7447; doi: 10.4081/hr.2017.7447.

Andrew Wilber, Arthur W. Nienhuis, Derek A. Persons, Transcriptional regulation of fetal to adult hemoglobin switching: new therapeutic opportunities, Blood 2011 117:3945-3953; doi 10.1182/blood-2010-11-316893.

Bernard G. Forget, Franklin Bunn, Classification of the Disorders of Hemoglobin, Cold Spring Harb Perspect Med. 2013 Feb; 3(2): a011684; doi: 10.1101/ cshperspect.a 011684.

DoraBachir, Prof. Predecric G., Hemoglobin E, Orphanet, 11/2014.

Martin H Steinberg, MD, Sickle hemoglobin polymer: Structure and functional properties, 22-Jan-19.

V. Bhagavan, Chung-Eun Ha, Essentials of Medical Biochemistry, Chapter 26- Hemoglobin, tr.355-368, 2011.

Bệnh Thalassemia (các dạng và cấu trúc của anpha Thalassemia và Beta Thalassemia)

Vai trò của việc tầm soát sớm Thalassemia, các phương pháp chẩn đoán

Phụ nữ Thalassemia mang thai: Thách thức và giải pháp

‘Bệnh Nhân 1440’ Bị Khởi Tố

Lê Thúc Trí, 33 tuổi, nhập cảnh trái phép về nhà ở huyện Mang Thít bị khởi tố về hành vi Làm lây lan dịch bệnh.

Ngày 19/1, đại tá Huỳnh Thanh Mộng (Phó giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long) cho biết Trí bị điều tra theo Điều 240 BLHS. Bị can đang được cách ly điều trị, còn dương tính với nCoV nên việc tiếp xúc điều tra còn khó khăn.

Cùng ngày, Bác sĩ Văn Công Minh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, cho biết ” Bệnh nhân 1440 ” được tiếp tục được cách ly điều trị bệnh viện lao và bệnh phổi Vĩnh Long 25 ngày. Lần xét nghiệm thứ 11 của anh này (hôm 15/1) cho kết quả âm tính, sau 10 lần dương tính. Tuy nhiên, ở lần xét nghiệm thứ 12 mới đây kết quả dương tính trở lại.

Hiện sức khoẻ bệnh nhân ổn định, không có triệu chứng ho sốt, không có bất thường. “Cũng như những ca trước mà chúng tôi tiếp nhận, điều trị, ở giai đoạn gần hết bệnh hay xảy ra việc âm – dương tái đi tái lại. Tâm lý của bệnh nhân này đã ổn định. Hôm nay, chúng tôi tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm cho anh ấy”, bác sĩ Minh nói và cho biết nếu sau 3 lần liên tiếp cho kết quả âm tính, bệnh nhân sẽ được công bố khỏi bênh, cho xuất viện và vào khu cách ly tập trung 14 ngày.

“Bệnh nhân 1440” cùng 5 người từ Myanmar vượt biên vào Thái Lan, qua Campuchia. Rạng sáng 24/12, nhóm này cùng 3 phụ nữ khác vượt biên vào khu vực cửa khẩu Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Khi lên bờ, 6 người (từ Myanmar) thuê ôtô 7 chỗ lên TP HCM. Khi đến tỉnh Long An, “bệnh nhân 1440” cùng người phụ nữ 32 tuổi ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, xuống xe và đón ôtô về nhà.

Còn 3 người phụ nữ sau khi vượt biên vào huyện An Phú thuê taxi đến TP Châu Đốc. Một người bắt taxi khác về Cà Mau, hai người còn lại về TP HCM và Tây Ninh. Ba người lần lượt được tìm thấy và đưa đi cách ly, kết quả xét nghiệm lần đầu âm tính với nCoV.

Đến nay, cơ quan chức năng đã xác định được 9 người trong nhóm vượt biên. Trong đó, 4 người đã nhiễm nCoV gồm: “bệnh nhân 1440″, cô gái ở Đồng Tháp ( bệnh nhân 1452 , đã xuất viện hôm 11/1 sau ba lần liên tiếp có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV), hai nam thanh niên ở TP HCM ” bệnh nhân 1451 ” và ” bệnh nhân 1453 “.

Ngày 30/12, Cơ quan an ninh điều tra Công an An Giang khởi tố vụ án Tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép. Tiếp đó, Phan Thanh Hùng, 39 tuổi cùng 4 đồng phạm (29-31 tuổi) đưa nhóm người vượt biên từ Campuchia vào huyện An Phú bị khởi tố.

Ngày 1/1, Công an tỉnh Vĩnh Long khởi tố vụ án Làm lây lan dịch bệnh.

7 Căn Bệnh Liên Quan Đến Béo Phì

Tình trạng tích mỡ vượt quá mức cho phép và không bình thường tại một vị trí hay trên toàn thân. Béo phì được xem là trạng thái sức khỏe với nguyên nhân gây ra chủ yếu do chế độ dinh dưỡng.

1. Bệnh viêm xương khớp

Viêm xương khớp là căn bệnh làm cứng các khớp nên người bệnh rất khó chuyển động. Nếu hàm lượng béo trong cơ thể quá cao sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh viêm xương khớp vì trọng lượng cơ thể quá nặng.

2. Rối loạn nội tiết tố

Nội tiết tố được sản sinh từ các tuyến nội tiết mang lại nhiều chức năng khác nhau cho cơ thể. Nếu chất béo quá nhiều sẽ làm ngăn cản khả năng sản xuất hormone nội tiết tốt và gây ra hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố.

3. Tăng nguy có mắc bệnh tim và đột quỵ

Trọng lượng cơ thể quá cao sẽ làm huyết áp cũng như lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim và đột quỵ.

4. Bệnh tiểu đường loại 2

Đa số các bệnh nhân tiểu đường typ 2 đều mắc phải tình trạng thừa cân, béo phì. Do đó, để lượng đường trong cơ thể được ổn định thì người bệnh cần phải giảm cân và có chế độ sinh hoạt lành mạnh.

7. Bệnh túi mật

Những người thừa cân, béo phì thường dễ mắc phải các căn bệnh về túi mật như viêm túi mật, sỏi mật. Đồng thời, nếu giảm cân quá nhanh cũng sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh sỏi mật vì trọng lượng cơ thể giảm quá nhanh.

1. Nói không với tinh bột

Có thể nói, đối với người có thân hình quá khổ thì tinh bột là kẻ thù không đội trời chung. Do đó, để bảo vệ vóc dáng và giảm béo phì hiệu quả thì cần phải tránh xa những thực phẩm chứa nhiều tinh bột như cơm trắng, bánh mì,… Cách tốt nhất là chọn các thực phẩm thay thế và hỗ trợ giảm cân tốt hơn.

2. Chia nhỏ bữa ăn

Nhiều người lầm tưởng rằng phương pháp giảm cân hữu hiệu là để bụng đói hay nhịn ăn. Nhưng thực tế thì hoàn toàn ngươc lại. Càng nhịn ăn, cơ thể càng cần nạp nhiều năng lượng hơn để bù đắp vào. Do đó, phương pháp chia nhỏ bữa ăn được xem là hiệu quả nhất. Bạn nên chia bữa ăn thành nhiều lần. Cách này vừa giúp bạn chống lại các cơn đói vừa ngăn chặn hiện tượng tích lũy mỡ thừa.

3. Hạn chế tối đa thực phẩm chứa đường

Hầu hết người bị béo phì đều có sở thích ăn ngọt. Việc ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến đường tích tụ quá nhiều và làm tăng nguy cơ béo phì. Để kiểm soát được cân nặng của cơ thể thì điều quan trọng nhất là tránh xa các thực phẩm chứa nhiều đường hay quá ngọt như socola, bánh kẹo ngọt, các loại thức uống có gas… và tìm đến một chế độ ăn uống khoa học.