Top 6 # Lịch Sử Bệnh Nhân 1694 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Bệnh Nhân 1694 Ở Nam Từ Liêm Lây Cho 8 F1 Lịch Trình Phức Tạp, Lời Khai Quanh Co

Lãnh đạo quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, BN1694 trú ở Xuân Phương lây cho 8 F1 có lịch trình di chuyển phức tạp, lời khai quanh co.

Chiều 3/2, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP. Hà Nội, lãnh đạo quận Nam Từ Liêm cho biết, trường hợp bệnh nhân 1694 có lịch trình di chuyển phức tạp, “lời khai quanh co, gây khó khăn cho ngành y tế”.

“Đối với các trường hợp này chúng tôi đề nghị, các phường khi lấy lời khai có công an đi cùng”, lãnh đạo quận Nam Từ Liêm nói.

Theo vị lãnh đạo quận, TP. Hà Nội đã xác định được 666 trường hợp đi từ Hải Dương, Quảng Ninh về, sau khi lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả 4 trường hợp dương tính.

Bệnh nhân 1694 là N.Q.M (40 tuổi, nghề nghiệp bộ đội) có địa chỉ ở số 479 đường Phúc Diễn, tổ 1, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, đã có 8 F1 của bệnh nhân này mắc COVID-19 gồm các bệnh nhân 1695, 1719, 1720, 1721, 1722, 1723, 1724, 1725. Trong đó, 5 người trong gia đình BN 1694 đã bị lây COVID-19 từ bệnh nhân này.

Việt Nam có 86% ca nhiễm COVID-19 không có triệu chứng

Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, trong số 372 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, trong đó, 322 ca (chiếm 86,6%, tại Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Gia Lai…) là không có triệu chứng lâm sàng, biểu hiện nhẹ là 44 ca (11,8%), tiên lượng nặng 1 ca (0,3%), nguy kịch (dùng ECMO) 1 ca (0,3%).

Tỉ lệ bệnh nhân không triệu chứng như trên là cao hơn so với khảo sát ở nhóm bệnh nhân nhiễm chủng virus cũ, thông thường là trên 60%.

Theo kết quả giải trình tự gen tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong 16 mẫu gửi đến có 11 mẫu đạt yêu cầu để giải trình tự gen thì cả 11 mẫu đều là chủng virus biến thể ghi nhận lần đầu tại Anh.

Tại phiên họp chiều 2/2, đại diện tỉnh Gia Lai cũng cho biết, đến chiều 2/2 tỉnh ghi nhận 13 ca mắc Covid-19, nhưng 12/13 ca này không có triệu chứng, chỉ 1 ca có vài triệu chứng nhẹ.

Chuyên gia truyền nhiễm, BS Trương Hữu Khanh đánh giá, với con số hơn 86% bệnh nhân không có triệu chứng thì việc phát hiện các ca bệnh càng khó hơn mà chủ yếu qua truy vết và xét nghiệm.

Những Mốc Lịch Sử Đáng Ghi Nhớ Trong Lĩnh Vực Sốt Rét

1.Ký sinh trùng sốt rét 1880 Charles Louis Alphonse Laveran, bác sỹ ngoại khoa quân đội Pháp, lần đầu tiên tìm thấy ký sinh trùng có trong máu bệnh nhân bị sốt rét. 1885 Ettore Marchiafava, Angelo Celli và Camil

·1912 ký sinh trùng sốt rét ở người lần đầu tiên được nuôi cây trong phòng thí nghiêm, nhưng mãi đến năm 1976 mới thành công được toàn bộ các giai đoạn của Ký sinh trùng.

·1890 Giovanni Batista Grassi và Raimondo Feletti (Ý) khám phá có 2 loài KST sốt rét ở người, đó là: Plasmodium vivax và P. malariae. Trong khi đó Laveran tin tưởng chỉ có một loài KST, đó là: Oscillaria malariae. William H. Welch (Mỹ) 1897 đặt tên cho KST gây sốt ác tính là P. falciparum. Đến năm 1922, John William Watson Stephens mô tả loại KST thứ tư gây sốt rét cho người đó là P. ovale.

2.Vector truyền bệnh và biện pháp phòng chống

·1897 Sir Ronald Ross – người Anh – chứng minh sốt rét được truyền bởi muỗi.

·1939, Paul Hermann Müller tái tổng hợp và phát hiện tính diệt côn trùng của DDT (dichlorodiphenyl trichloroethylene) [DDT lần đầu được tổng hợp bởi Othmar Zeidler (Áo) năm 1874].

3.Điều trị sốt rét

·1638 Quinine được dùng điều trị bệnh sốt rét cho nữ bá tước Peru, năm 1742 được Linnaeus đặt tên cho vỏ cây này là Cinchona, năm 1820 hai nhà hóa học Pháp Pierre Joseph Pelletier và Joseph Bienaimé Caventou chiết xuất Quinine từ vỏ cây Cinchona dùng để điều trị sốt cơn trên toàn thế giới.

·1934 Hans Andersag, nhà hóa học Đức chế xuất chất thay thế Quinine là Chloroquine (Resochin). 1957, kháng chloroquin đầu tiên được thông báo ở biên giới Thái-Camwpuchia, sau đó là Nam Mỹ, Việt nam, Đông nam Á

·1951 tổng hợp được Primaquine·1952 tổng hợp được Pyrimethamine·1974 quân đội Mỹ tổng hợp nên Mefloquine. Kháng Mefloquine được thông báo đầu tiên năm 1985 tại châu Á.·1972 Artermisinin được các nhà khoa học Trung quốc chiết xuất từ cây Qinghao.

4.Chương trình phòng chống sốt rét

·1955 – 1972, DDT và chương trình tiêu diệt sốt rét (Malaria Eradication Programme)·1992 Hội nghị Amsterdam (Hà Lan) và Chương trình PCSR Toàn cầu (Global Malaria Control Programme)·1998 Roll Back Malaria (RBM) được thành lập bởi tổng thư ký WHO, UNICEF và WORLD BANK, hiện có hơn 100 thành viên tham gia, bao gồm các thành viên phát triển song phương, đa phương, lĩnh vực tư nhân, các tổ chức hiệp hội phi chính phủ, các viện hàn lâm và nghiên cứu.·11/1996 ACTMalaria (The Asian Collaborative Training Network for Malaria) được thành lập tai Chiangmai – Thailand bao gồm các chương trìnhquốc gia phòng chống sốt rét: Bangladesh, Cambodia, PR China, Republic of Indonesia, Lao PDR, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thailand và Vietnam.·1/7/1957 thành lập Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương.·08/03/1977 thành lập Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn.·18/1/1977 Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng thành phố Hồ Chí Minh·Ngày 25 hàng năm là ngày kỷ niệm sốt rét thế giới, được WHO công nhận. Năm 2008 là năm kỷ niệm đầu tiên.

·Giáo sư Đặng Văn Ngữ: -Tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1937 tại Trường Y – Dược thuộc Đại học Đông Dương.-Năm 1942, ông trở thành Trưởng phòng thí nghiệm ký sinh trùng và là giảng viên Sinh học Ban Dược…-Năm 1936, ông đã phát hiện ra loài sán Clonorchis sinensis có thể ký sinh ở tụy…-Ông đã công bố 4 công trình giá trị: “Xác định loại nấm có tính kháng sinh cao”(1947); “Xác định công thức kháng nguyên Salmonella” (1945); “Đặc điểm tiến hóa của D.mansoni” (1943) và hoàn chỉnh một số xét nghiệm miễn dịch để chuẩn đoán.-Năm 1957, ông sáng lập Viện sốt rét Ký sinh trùng và Côn trung.-Năm 1964, ông đã tìm ra muỗi An.sinensis

5.Giải Nobel về sốt rét

Có 4 giải Nobel về lĩnh vực sốt rét trên toàn thế giới·Ronald Ross, nhà phẫu thuật thuộc quân đội Anh, được nhận Nobel năm 1902. Ông khám phá ra muỗi là vector truyền bệnh sốt rét tại Secunderabad – Ấn độ.·Alphonse Laveran, nhà phẫu thuật thuộc quân đội Pháp khi đang phục vụ tai Algeria, được nhận Nobel năm 1907. Ông khám phá ra ký sinh trùng sốt rét có trong máu bệnh nhân sốt cơn.·Julius Wagner-Jauregg, bác sỹ người Áo, nhận Nobel năm 1927, Ông đã khám phá ra gây bệnh sốt rét thực nghiệmcó thể điều trị bệnh giang mai thần kinh.·Paul Hermann Müller, nhà hóa học Thụy sỹ, được nhận Nobel năm 1948, Ông đã khám phá ra độc tính đối với côn trùng của DDT, góp phần loại trừ sốt rét ở châu Âu.

Hà Nội: Bn 1694 Lây Covid

Phó Chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng.

Trường hợp lây nhiễm cho 8 người có lời khai quanh co

Chiều 3/2, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 Hà Nội đã tiếp tục họp triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Tại cuộc họp, đại diện UBND quận Nam Từ Liêm cho biết, đến nay, qua điều tra, truy vết đã xác định được 666 trường hợp đi từ Hải Dương, Quảng Ninh về, sau khi lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả 4 trường hợp dương tính.

Theo vị này, toàn bộ công tác phòng chống dịch bệnh đã được truy vết nhanh. Đặc biệt, trong phần báo cáo của mình, lãnh đạo UBND quận Nam Từ Liêm cũng cho biết, trường hợp bệnh nhân N.Q.M (bệnh nhân 1694) có lịch sử di chuyển phức tạp “lời khai quanh co, gây khó khăn cho ngành y tế”.

“Đối với các trường hợp này chúng tôi đề nghị, các phường khi lấy lời khai có công an đi cùng”, đại diện UBND quận Nam Từ Liêm nói.

Trường hợp bệnh nhân 1694 là N.Q.M (40 tuổi, nghề nghiệp bộ đội) có địa chỉ ở số 479 đường Phúc Diễn, tổ 1, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Quang cảnh buổi họp.

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, đã có 8 F1 của bệnh nhân này mắc Covid-19 gồm các bệnh nhân 1695, 1719, 1720, 1721, 1722, 1723, 1724, 1725.

Trong đó, 5 người trong gia đình BN 1694 đã bị lây Covid-19 từ bệnh nhân này.

Không tiến hành phong toả tràn lan

Trước đó, Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh cho biết, đến 14h ngày 3/2, Hà Nội ghi nhận 21 mắc mới tại cộng đồng. Các đơn vị đã khẩn trương xác minh được 757 trường hợp F1, tất cả đã được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm.

Kết quả có 17 mẫu dương tính; 711 mẫu âm tính lần 1; còn 29 đang xét nghiệm. Ngoài số F1 nêu trên, đã điều tra được 6.013 trường hợp F2, các trường hợp này đều được cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà theo quy định.

Thành phố cũng đã xét nghiệm 17.502/17.884 người về từ vùng dịch. Trong đó, có 4 mẫu dương tính, 17.498 mẫu âm tính; còn 342 mẫu mới lấy trong ngày đang tiếp tục được xét nghiệm

Lý giải việc còn chậm trong việc trả kết quả xét nghiệm, ông Hạnh cho biết, để phục vụ các sự kiện lớn của đất nước và tập trung xét nghiệm gần 18.000 người về từ vùng dịch, trong 4 ngày qua, Hà Nội đã phải làm đến gần 40.000 mẫu xét nghiệm và tất cả các trường hợp F0, F1 đều được trả kết quả ngay chỉ có các trường hợp F2 còn có nơi chậm và thời gian tới sẽ khắc phục triệt để.

Sở đã có văn bản gửi các địa phương quy định rõ thời gian lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm với từng trường hợp tiếp xúc.

Ông Hạnh cho rằng cần bình tĩnh, không quá lo lắng, hoang mang không cần thiết.

“Anh em y tế là người có chuyên môn cần tham mưu cho lãnh đạo địa phương thế nào là F1, F2 cho chính xác. F1 là tiếp xúc trong khoảng 2m. F1 phải cách ly tập trung. F2 cách ly tại nhà và phải lấy mẫu xét nghiệm. F3 theo dõi chặt chẽ sức khỏe tại nhà, tránh tình trạng quá lo lắng, làm công việc rối”, ông Hạnh nói..

Phó Chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng nêu rõ quan điểm của TP về việc thực hiện phong tỏa không làm tràn lan mà cần dựa trên cơ sở khoa học.

“Phong tỏa diện rộng thì an toàn cho chúng ta nhưng người dân rất khổ. Phong tỏa rộng mà ở trong lỏng lẻo thì còn nguy hiểm hơn. Phải khoanh vùng phong tỏa chính xác, an toàn”, ông Dũng nói.

Phó Chủ tịch Hà Nội cũng đồng ý với đề xuất của sở GTVT về việc xe buýt Hà Nội phải giảm 50% công suất, mỗi chuyến chỉ được chở không quá 20 khách để đảm bảo khoảng cách phòng dịch.

Trước đó, tại buổi kiểm tra ở hai huyện Thanh Oai, Chương Mỹ, Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh nêu rõ, việc truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm tiếp tục là giải pháp quan trọng hàng đầu.

Thành phố đã nỗ lực nâng cao năng lực xét nghiệm và cơ bản đã xét nghiệm xong các đối tượng trong diện nghi ngờ.

“Chúng ta đã đi đúng hướng và quan trọng là không mất dấu F0”, ông Chu Ngọc Anh nói.

Hoàng Đan

Doanh nghiệp tiếp thị

An Giang Xác Minh Lịch Trình Di Chuyển Của Bệnh Nhân 1440

Ngày 27/12, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước cho biết sau khi nhận được thông tin bệnh nhân 1440 thay đổi lời khai về lịch trình nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, ông đã yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 của tỉnh liên hệ với cơ quan chức năng tại Vĩnh Long để nắm thông tin.

Hiện, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Vĩnh Long đang cử lực lượng lấy lời khai của bệnh nhân 1440, khi có kết quả chính xác sẽ thông báo cho tỉnh An Giang.

Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang cũng yêu cầu công an và bộ đội biên phòng chỉ đạo UBND các huyện, thị xã biên giới trong tỉnh tiến hành rà soát kỹ lại tình hình xuất nhập cảnh trên địa bàn, nhất là trong đêm 24/12 ở tất cả các đường mòn lối mở.

Lực lượng công an tỉnh An Giang đi đến nhà người dân để phối hợp công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Ảnh: Tiến Tầm.

“Nếu sau khi xác minh lại thông tin mà đúng là bệnh nhân 1440 nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua khu vực cửa khẩu Long Bình, thì tỉnh An Giang sẽ tổ chức họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 gấp để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định”, ông Phước khẳng định.

Tối 26/12, UBND tỉnh An Giang có công văn yêu cầu các địa phương và cơ quan chức năng tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Theo công văn, tình hình tình hình dịch bệnh tại địa phương này đang được kiểm soát tốt.

Tuy nhiên, thời gian tới cả nước chuẩn bị đón Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Tân Sửu, việc đi lại của người dân các tỉnh giáp biên giới tăng lên. Để tăng cường công tác phòng chống dịch, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, ban ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, TP tiếp khuyến cáo khuyến cáo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và người dân không được lơ là, chủ quan. Mọi người phải thực hiện nghiêm giải pháp 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế) theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, đặc biệt là 5 huyện biên giới nâng lên một mức trong tất cả các biện pháp phòng, chống dịch đã triển khai trong thời gian qua. Tăng cường công tác kiểm tra đường bộ, quản lý chặt chẽ biên giới, tổ chức chốt chặn 24/24, nhất là các đường mòn, lối mở; quản lý chặt chẽ các hoạt động nhập cảnh, ngăn chặn triệt để các trường hợp nhập cảnh trái phép.

Các lực lượng chức năng ở An Giang tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh cho người dân các huyện, thị vùng biên giới. Ảnh: Tiến Tầm.

Các lực lượng biên phòng, công an khu vực cửa khẩu, chính quyền cơ sở và nhân dân vùng biên giới phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định phòng, chống dịch bệnh. Người dân chủ động thông báo với cơ quan chính quyền để kiên quyết xử lý các đối tượng, tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép.

Sở Công Thương An Giang được UBND tỉnh giao chỉ đạo các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà máy, xí nghiệp thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh. Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo các đơn vị kinh doanh phương tiện giao thông công cộng phải đảm bảo công tác phòng chống dịch, có kiểm soát chặt chẽ thông tin cơ bản của hành khách để thuận lợi cho công tác quản lý, truy vết khi phát hiện có ca mắc.

Sở Y tế An Giang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh mỗi ngày trên thế giới và trong nước để kịp thời tham mưu UBND tỉnh giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả; chuẩn bị sẵn sàng các phương án, kể cả tình huống xấu.

Theo thông tin dịch tễ, rạng sáng ngày 24/12, bệnh nhân được đưa lên xe tải từ Campuchia đi về phía cửa khẩu tại tỉnh Tây Ninh.

Khoảng 5h cùng ngày, bệnh nhân đến cửa khẩu sau đó lên xe tải chở hàng về đến chúng tôi và về Vĩnh Long bằng xe 16 chỗ. Trên xe lúc đó có 4 người nhưng không ngồi cùng hàng ghế.

Quá trình di chuyển, bệnh nhân có ghé trạm dừng chân Minh Phát ở huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang). Đến 8h ngày 24/12, bệnh nhân dừng chân tại khu vực cổng chào tỉnh Vĩnh Long ở phường Tân Ngãi (TP Vĩnh Long), sau đó được xe ôm chở về thị trấn Cái Nhum (huyện Mang Thít).

Bệnh nhân có ghé về nhà mẹ để lấy chìa khóa và xe cá nhân. Trên đường về nhà riêng, người này ghé mua thuốc lá tại tiệm tạp hóa. Sau đó gia đình đã báo cơ quan chức năng.

Bệnh nhân được giám sát và đưa đi cách ly tập trung vào tối 24/12.

Đến chiều 26/12, bệnh nhân khai với cơ quan chức năng là không đi vào tỉnh Tây Ninh như lời khai ban đầu mà là tỉnh An Giang. Lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long cho rằng anh T. còn hoảng loạn, lời khai chưa chính xác.

Việt Tường – Tiến Tầm