Top 5 # Lập Kế Hoạch Y Tế Bệnh Tay Chân Miệng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân U Xơ Tử Cung

“Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân u xơ tử cung” là bài viết dành cho các đối tượng là điều dưỡng viên phụ trách việc chăm sóc cho bệnh nhân. Thông tin trong bài viết này dùng để tham khảo đánh giá chung. Bệnh nhân u xơ tử cung, người nhà bệnh nhân có thể tham khảo để thực hiện chế độ chăm sóc cho người bệnh được tốt nhất! ➤ Tìm hiểu về bệnh trong bài: “U xơ tử cung và những điều cần biết”

Nhận định các vấn đề cần chăm sóc bệnh nhân u xơ tử cung

Chăm sóc về tinh thần

Chăm sóc về vệ sinh ăn uống, ngủ nghỉ

Trường hợp chưa có chỉ định phẫu thuật, khi đó vấn đề chăm sóc sẽ như một bệnh nhân điều trị nội khoa

14 nội dung chăm sóc bệnh nhân u xơ tử cung cơ bản

Giống như chăm sóc các bệnh nhân khác, kế hoạch chăm sóc bệnh nhân u xơ tử cung cũng phải đáp ứng được đầy đủ 14 nội dung cơ bản như sau:

1. Đáp ứng các nhu cầu về hô hấp

Bệnh nhân được hít thở không khí trong sạch, buồng bệnh thoáng mát, đủ oxy. Tư thế nghỉ ngơi thích hợp, đảm bảo lưu thông đường thở, chống ùn tắc đờm rãi, nếu cần phải cho thở oxy, thở máy. Trung bình mỗi giờ con người tiêu thụ 25 lít oxy. Đáp ứng thoả mãn các nhu cầu về hô hấp cho bệnh nhân là hành động đầu tiên, quan trọng nhất của mọi nhân viên y tế.

2. Giúp đỡ bệnh nhân về ăn uống, dinh dưỡng

Người trưởng thành cần 40ml nước/kg trọng lượng cơ thể, trẻ em có nhu cầu về nước tăng từ 2 – 2,6 lần so với người lớn.

Dinh dưỡng đủ cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo đủ 2000 – 3000kcal/ngày, đủ lượng protid, gluxit, lipid và các chất khoáng, sinh tố, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn theo chế độ bệnh lý. Khi có chỉ định ăn uống thực hiện qua ống thông dạ dày, truyền dịch dinh dưỡng.

3. Giúp đỡ bệnh nhân trong bài tiết

Quá trình bài tiết qua đường tiết niệu, hô hấp, tiêu hoá, da xảy ra liên tục hàng giờ, hàng ngày. Khi có chỉ định cần thông tiểu, thụt tháo, chăm sóc tốt các trường hợp bệnh nặng nằm viện nhiều ngày. Theo dõi, nhận định số lượng, tính chất phân, nước tiểu, chất nôn, đờm, mồ hôi… của bệnh nhân trong ngày để kịp thời điều chỉnh quá trình bài tiết.

4. Giúp đỡ bệnh nhân về tư thế, vận động và luyện tập

Hầu hết bệnh nhân đều có khó khăn trong vận động, điều dưỡng hỗ trợ họ vận động nhẹ nhàng, dần dần; vận động, thay đổi tư thế phù hợp với tình trạng bệnh lý; giúp bệnh nhân trong quá trình di chuyển trong buồng bệnh cũng như khi chuyển khoa, đi làm xét nghiệm, làm thủ thuật, phẫu thuật.

Vận động luyện tập để phòng chống loét, phục hồi di chứng, chống teo cơ cứng khớp, chống dính ở bệnh nhân sau phẫu thuật.

5. Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi

Tạo giấc ngủ thoải mái, hợp lý theo lứa tuổi.

Trẻ sơ sinh cần ngủ 20 – 22 giờ/ngày.

Người già cần ngủ 4 – 6 giờ/ngày.

Người trưởng thành cần ngủ 7 – 8 giờ/ngày.

Thời gian ngủ và nghỉ ngơi cũng cần được theo dõi, quản lý chặt chẽ, giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.

6. Giúp bệnh nhân mặc và thay quần áo

Quần áo sạch, gọn, đẹp phù hợp với từng mặt bệnh, với phong tục tập quán. Có kế hoạch thay quần áo định kỳ, giúp đỡ bệnh nhân nặng, người già, trẻ em trong việc mặc, thay quần áo.

7. Giúp bệnh nhân duy trì thân nhiệt

Đảm bảo đủ quần áo ấm, đủ chăn khi nằm viện vào mùa đông, thoán mát vào mùa hè. Khi có tăng hoặc giảm thân nhiệt, có biểu hiện bệnh lý cần phải theo dõi và xử trí kịp thời. Cùng với mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể là những dấu hiệu sinh tồn, duy trì chức năng sống của bệnh nhân.

8. Giúp bệnh nhân vệ sinh cá nhân hàng ngày

Vệ sinh răng miệng hàng ngày giúp bệnh nhân ăn ngon miệng, phòng chống viêm răng lợi, lưỡi, chống ùn tắc đờm rãi. Vệ sinh thân thể giúp bài tiết qua da được tốt, giúp bệnh nhân tắm khi cần thiết đảm bảo đủ nước dùng, có nước nóng trong mùa đông. Điều dưỡng cần giúp bệnh nhân nặng, bất động về đại tiểu tiện hàng ngày.

9. Giúp bệnh nhân tránh được mọi nguy hiểm trong khi nằm viện

Bảo đảm an toàn về thân thể và tài sản, đề phòng lây chéo, giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống. Ngăn ngừa phòng tránh các tai biến, biến chứng trong chăm sóc và điều trị.

10. Giúp bệnh nhân trong giao tiếp

Chủ yếu là giao tiếp bằng lời với thái độ ân cần, cởi mở, chân tình. Bệnh nhân nặng, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em thường gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp. Điều dưỡng cần biết những khó khăn của bệnh nhân trong giao tiếp để giúp đỡ họ hàng ngày.

11. Giúp bệnh nhân thoải mái về tinh thần

Khuyên nhủ bệnh nhân yên tâm điều trị, tin tưởng vào chuyên môn, không quá lo lắng về bệnh tật, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của bệnh nhân, tạo môi trường chăm sóc thích hợp.

12. Giúp bệnh nhân lao động, tránh mặc cảm

Lao động cũng là nhu cầu của con người: lao động chân tay, lao động trí óc. Bệnh nhân u xơ tử cung có thể tham gia vào vệ sinh cải tạo môi trường bệnh viện, khoa phòng, đọc sách, tài liệu trong chừng mực nhất định để tránh mặc cảm là người vô dụng.

13. Giúp bệnh nhân hoạt động vui chơi, giải trí

Bệnh viện có những hoạt động văn hóa xã hội, tổ chức cho bệnh nhân tham gia, có nhận xét khen thưởng và khuyến khích bệnh nhân xây dựng chương trình giải trí, văn nghệ, thể dục thể thao. Tạo điềukiện để bệnh nhân đọc báo, nghe đài, xem vô tuyến truyền hình.

14. Giúp bệnh nhân có kiến thức về y học

Bệnh nhân quan tâm đến nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, cách điều trị bệnh và phòng tránh. Một số bệnh nhân tìm kiếm tài liệu để tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng của bệnh cũng như các phương pháp chăm sóc, điều trị. Điều dưỡng có nhiệm vụ giúp bệnh nhân hiểu biết về các nội dung cơ bản của bệnh tật cũng như cách chăm sóc điều trị bệnh, tiên lượng bệnh để bệnh nhân giảm bớt lo lắng, yên tâm, tin tưởng vào chuyên môn, vào cách chữa bệnh của bệnh viện.

Biết được các thành phần của chăm sóc cơ bản sẽ lập được kế hoạch chính xác trong chăm sóc bệnh nhân. Tại các tuyến điều trị các bác sỹ cũng cần nắm chắc các thành phần chăm sóc cơ bản để có kế hoạch điều trị, chăm sóc hợp lý, phối hợp với điều dưỡng, giúp bệnh nhân hồi phục sức khoẻ một cách nhanh nhất.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ u xơ tử cung chi tiết

➤ Có thể bạn cần đọc trước: “Phương pháp mổ u xơ tử cung”

Tư thế nằm của người bệnh ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng hô hấp người bệnh. Nên để người bệnh nằm thẳng, cằm duỗi ra, hơi nghiêng mặt sang một bên, kê gối giữa hai chân. Đặc biệt cần nhẹ nhàng khi di chuyển tư thế cho người bệnh.

Bệnh nhân sau mổ nếu cần thở oxy thì phải chú ý theo dõi sát sao hô hấp, các chỉ số như nhịp thở, tần số thở của người bệnh. Luôn chú ý cung cấp đủ oxy, thường xuyên làm sạch đường thở, hút đàm ói khi cần. Nếu nhịp thở chậm hơn 15 lần / phút cần báo cáo ngay với bác sỹ phụ trách

3. Dấu hiệu sinh tồn

Theo dõi sát sao các dấu hiệu như hô hấp (nhịp thở 15-30 lần/ phút là ổn định), mạch, nhịp tim, huyết áp (trên 90/60 mmHg)… Ngoài các chỉ số trên màn hình cũng cần chú ý đến các dấu hiệu bên ngoài của người bệnh chứ không nên hoàn toàn tin tưởng máy móc. Các dấu hiệu mắt thường có thể thấy như mức độ giãn của lồng ngực, cánh mũi phập phồng, màu da tím tái, mồ hôi chảy bất thường, co giật, vết thương chảy máu…

4. Truyền dịch

Truyền dịch sau mổ là điều cần thiết để bổ sung nước và chất dinh dưỡng trong quá trình mổ và điều trị, cung cấp năng lượng để bệnh nhân mau chóng hồi phục sức khỏe. Các loại dung dịch cần cung cấp phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân, cũng như tính chất ca mổ, thông thường sẽ là dung dịch ringer lactate, dung dịch NaCl 0,9%, dung dịch glucose 5%, 10%…

5. Giảm đau sau mổ

Giảm đau sau mổ là vấn đề lớn trong chăm sóc sau mổ, nếu lạm dụng, không sử dụng đúng liều lượng có thể sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Thuốc giảm đau phải sử dụng theo giờ với liều lượng cố định, không được đợi đến lúc đau mới sử dụng, cũng không tùy tiện cho bệnh nhân sử dụng khi họ yêu cầu, mà cần làm theo chỉ định của bác sỹ.

Với các ca mổ nội soi u xơ tử cung thì vết mổ rất nhỏ, thường không cần cắt chỉ hay thay băng, nguy cơ nhiễm trùng cũng rất thấp, chỉ cần chú ý tránh các tác động mạnh lên vết mổ.

Với các ca mổ hở u xơ tử cung thì cần chú ý nhiều hơn, màu sắc vết mổ, tình trạng liền da, tình trạng chảy máu thấm băng đều cần phải chú ý quan sát hàng ngày. Thông thường sẽ cắt chỉ sau 5 – 7 ngày. Nếu vết mổ nặng có thể chậm hơn.

Việc vận động sau mổ cần chú ý nhẹ nhàng, tránh vận động quá mạnh gây rách vết thương. Nếu các bệnh nhân sau mổ vẫn hôn mê cần phải được xoay người và xoa bóp 30 phút một lần cho đến khi tự cử động được.

Hướng dẫn bệnh nhân cách thở sâu, cách ho, cách tập luyện các bài tập nhẹ nhàng khi nằm trên giường bệnh để máu lưu thông tránh các biến chứng sau này.

8. Dinh dưỡng sau mổ

Ngày đầu tiên sau khi mổ cần chú ý duy trì đầy đủ các chất dinh dưỡng qua dịch truyền và ăn uống bằng miệng. Chỉ nên ăn những món ăn lỏng, nhạt, ăn làm nhiều bữa, đa dạng từ uống sữa đến ăn các loại hoa quả, bánh trái.

Khuyến khích người bệnh ăn uống bằng đường miệng để sớm hồi phục các chức năng tiêu hóa, dạ dày và ruột. Cần có đánh giá chi tiết năng lượng cần thiết phải nạp vào cơ thể người bệnh mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe, sức đề kháng cho người bệnh.

Phát hiện và ngăn ngừa biến chứng sau mổ

Mổ u xơ tử cung cũng như các ca phẫu thuật khác đều có thể có những biến chứng hoặc rủi ro trong và sau quá trình mổ. Vì vậy để chăm sóc bệnh nhân mổ u xơ tử cung được tốt nhất, điều dưỡng cần có những hiểu biết về ” Biến chứng sau mổ u xơ tử cung “, cách phát hiện và giải pháp xử lý cụ thể.

Vấn đề chảy máu có thể xảy ra trong lúc mổ, trong những giờ đầu sau mổ hoặc vài ngày sau mổ. Triệu chứng thường là huyết áp giảm, nhiệt độ cơ thể hạ thấp, da lạnh, lúc này cần tìm nơi chảy máu và cầm máu ngay lập tức, nếu là vết mổ nội soi chảy máu bên trong cần có sự can thiệp đánh giá kịp thời ngay của bác sỹ điều trị.

Hiện tượng sốc, choáng sau mổ là do mất máu, mất nước trong quá trình mổ. Hiện tượng sốc sẽ khiến bệnh nhân thấy choáng váng đầu óc, chóng mặt khó mở mắt, lúc này cần để người bệnh nằm đầu thấp, chân cao hơn tim, hướng dẫn thở sâu ổn định nhịp thở.

Để phòng tránh ngăn ngừa thì nên giải thích rõ với người bệnh trước khi mổ, sau mổ cần giữ ấm, di chuyển nhẹ nhàng an toàn, tránh ồn ào kích thích mà cần yên tĩnh.

3. Biến chứng hô hấp

Biến chứng hô hấp sau phẫu thuật thường là sốt, mạch nhanh, khó thở, có đàm hay tức ngực khó thở. Người chăm sóc cần luôn chú ý sát sao đến nhịp thở, tần suất thở để thông báo kịp thời với bác sỹ nếu có triệu chứng viêm phổi.

4. Nhiễm trùng

Luôn chú ý đến tình trạng của vết mổ, dấu hiệu của vết mổ bị nhiễm trùng là người bệnh nóng sốt, vết mổ bị sựng, đỏ, đau đớn nhiều hoặc chảy máu, chậm lành… Để phòng tránh thì việc người chăm sóc vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc là rất cần thiết, thay băng và kiểm tra vết mổ đều cần sử dụng găng tay vô trùng, hạn chế để người bệnh tự ý chạm vào vết mổ.

Sử dụng thảo dược từ thiên nhiên làm giảm kích thước u xơ tử cung an toàn

Muốn ngăn chặn triệt để U xơ tử cung cần làm được 2 việc đó là: Cắt đứt mạch máu nuôi dưỡng tế bào U và ngăn chặn sự nhân lên của những tế bào này. Khiến chúng nhanh chóng chết đi do không được nuôi dưỡng và không còn khả năng sản sinh thêm nữa.

Vương Bảo Phụ là sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược kết hợp bộ ba thảo dược Náng hoa trắng – Thanh hao hoa vàng – Mãng cầu xiêm có tác dụng tiêu diệt U xơ mạnh mẽ. Các thành phần này có khả năng chặn tín hiệu nhân lên của tế bào U xơ. Hoạt chất Lycorine trong Náng hoa trắng còn giúp cắt đứt mạch máu nuôi dưỡng tế bào U.

Thành phần Trâu Cổ và Cỏ phụ nữ giúp cân bằng nội tiết tố, kích thích cơ thể tự sản sinh progesterone giúp giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, giảm triệu chứng khó chịu…

Nhận tư vấn trực tiếp từ Bác sĩ qua tổng đài miễn cước 18001591

Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Người Bệnh Lao Phổi

1. Tôi bị nhiễm vi khuẩn lao bằng cách nào?

N.hững người bị nhiễm lao không có triệu chứng và không thể truyền bệnh cho người khác.

Tuy nhiên, vị trùng có thể bộc phát thành bệnh lao trong tương lai.

Để ngăn ngừa bệnh lao phát triển, những người bị nhiễm lao tiềm ẩn có thể dùng thuốc.

Khi bạn đã nhiễm lao thì có rủi ro bị bệnh lao cao hơn nếu:

Nhiễm TB trong thời gian gần đây (trong hai năm gần đây).

Có vấn đề sức khỏe khác, như bệnh tiểu đường, sẽ làm cơ thể khó chống lại vi trùng.

Lạm dụng rượu hoặc chích thuốc phi pháp.

Không được chữa trị đúng cách khi nhiễm lao trước kia.

Vì vậy ở tất cả các bệnh nhân bị bệnh lao, xét nghiệm HIV là một chỉ định bắt buộc.

Những người mắc bệnh lao có thể truyền mầm bệnh cho người khác nếu không được dùng thuốc ngay. Bệnh lao cần được điều trị bằng thuốc theo đúng phác đồ. Nếu KHÔNG được điều trị, một người mắc bệnh lao có thể gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và tử vong.

Dùng thuốc đúng theo cách bác sĩ dặn

Dùng thuốc ngay cả khi cảm thấy khỏe.

Cho bác sĩ biết về bất cứ tác dụng ngoại ý nào khi dùng thuốc

Thuốc điều trị lao phổ biến là:

Thông thường, sau khi dùng thuốc được vài tuần thì triệu chứng sẽ giảm. Bác sĩ sẽ cho biết khi nào bạn không còn lây vi trùng lao cho người khác. Ngay cả khi cảm thấy khá hơn thì vẫn cần dùng thuốc để trị dứt bệnh. Bạn sẽ cần dùng thuốc trị lao đúng cách ít nhất 6 tháng để trị dứt bệnh lao.

Phương pháp quan sát trực tiếp (Directly Observed Therapy – DOT)

Một số trạm xá, tổ chức phòng chống lao có chương trình này để giám sát việc sử dụng thuốc của bạn. Tuỳ từng địa phương, từng giai đoạn, bạn sẽ được phát thuốc tận tay và uống tại chỗ dưới sự quan sát của nhân viên y tế. Bạn có thể sẽ được lên lịch hẹn trong vài ngày hay vài tuần để theo dõi việc dùng thuốc. Người thân, gia đình cũng có thể giúp đỡ nhắc nhở bạn tuân thủ dùng thuốc hằng ngày

Các chỉ dẫn giúp tuân thủ dùng thuốc

Nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc hoặc quên uống thuốc

Nếu bạn bỏ lỡ một liều thuốc hoặc quên uống thuốc MỘT LẦN thì không nên lo lắng. Hãy uống liều tiếp theo như bình thường.

Nếu bạn quên uống thuốc hơn một lần thì gọi cho bác sĩ hoặc người chăm sóc sức khỏe TRƯỚC KHI uống liều tiếp theo. Họ sẽ cho bạn biết cần làm gì sau đó.

4.3. Nếu bạn ngưng dùng thuốc trị lao sớm hoặc không dùng đúng cách

Bạn có thể bị bệnh lại và bệnh trong thời gian lâu hơn.

Lao kháng thuốc : Thuốc bạn dùng trước đây có thể không có hiệu quả. Và phải dùng loại thuốc khác có nhiều tác dụng ngoại ý hơn.

Ngay cả thuốc mới có thể không có hiệu quả trị dứt bệnh lao.

Bạn có thể lây lại vi trùng lao cho người khác

Như tất cả các loại thuốc khác, thuốc chữa lao có thể có tác dụng ngoại ý. Tuy nhiên, hầu hết mọi người dùng thuốc chữa lao mà không có vấn đề gì gì. Cho bác sĩ của bạn biết nếu có tác dụng ngoại ý. Một trong những tác dụng ngoại ý phổ biến : Rifampin làm nước tiểu, nước miếng và ngay cả nước mắt có màu cam nhạt. Ngoài ra còn có thể dễ bị sạm da khi tiếp xúc với ánh nắng. Ở phụ nữ độ tuổi sinh sản, Rifampin có thể làm giảm hiệu quả một số biện pháp tránh thai.

Nếu bạn đang điều trị bệnh lao thì cho bác sĩ biết ngay khi có các triệu chứng:

Hầu hết mọi người có thể dùng thuốc chữa lao mà không có vấn đề gì.

6. Làm sao để tôi có thể bảo vệ người thân khỏi bị lây bệnh từ tôi?

Biện pháp hiệu quả nhất để không lây lan vi trùng lao là uống thuốc đúng theo chỉ dẫn bác sĩ. Bạn nên nói với người nhà về tình trạng bệnh để nhận được sự hỗ trợ và chăm sóc. Khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà cần lưu ý:

Cách ly tại nhà cho đến khi bác sĩ cho biết bạn có thể trở lại trường học hoặc nơi làm việc.

Yêu cầu bạn bè không đến thăm cho đến khi bác sĩ cho biết người khác có thể đến thăm

Cách ly trong phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với những thành viên khác trong gia đình

Vì đang mang mầm bệnh nên tốt nhất là không tiếp xúc với những người có hệ miễn dịch kém như trẻ em, người già, bệnh nhân HIV/AIDS, bị các bệnh đái tháo đường, suy thận.

Luôn mang khẩu trang che mũi, miệng khi phải giao tiếp với người khác.

Khi ho hoặc hắt hơi cần phải che miệng, khạc đàm đúng nơi quy định.

Hủy bệnh phẩm theo đúng phương pháp: Vứt tất cả khăn giấy dùng rồi trong thùng rác. Đóng túi lại cho đến khi bạn vứt túi đi.

Dùng chung đĩa, uống chung ly hoặc ăn chung chén đĩa.

Hút thuốc hoặc dùng chung điếu thuốc với người khác.

Dùng chung đồ ăn với người khác.

Chạm vào khăn trải giường.

Dùng chung bàn chải đánh răng, Bồn cầu

Cách duy nhất để bị nhiễm vi trùng TB trong người là hít phải chúng.

Nếu bệnh nhân ho ra máu phải làm sao?

Người bệnh nghỉ ngơi tại giường yên tĩnh, tránh di chuyển, tránh lo lắng, kích động

Nằm ở tư thế đầu cao, thoải mái, khi ho khạc đỡ đầu nghiêng qua một bên

Chuẩn bị sẵn bên cạnh một chiếc cốc cạnh bên; có vạch đo để biết số lượng máu thoát ra của bệnh nhân. Tránh nuốt vào trong vì sẽ kích thích người bệnh gây nôn.

Nếu BN ho ra máu nhiều cần đưa đến khoa cấp cứu để kịp thời điều trị.

7. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của bệnh nhân lao

Cần chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân để thúc đẩy quá trình hồi phục, nâng cao tổng trạng cho người bệnh. Bệnh nhân lao thường ăn ít, ăn không ngon nên cần nấu ăn hợp khẩu vị; động viên người bệnh ăn nhiều, đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.

Năng lượng: Nhu cầu năng lượng của bệnh nhân lao tăng lên do mắc bệnh. Thường năng lượng từ khẩu phần ăn tăng từ 20-30% để duy trì trọng lượng cơ thể.

Bổ sung các loại đạm, vitamin và khoáng chất, vượt 50 – 150% lượng thức ăn khuyến nghị hàng ngày của người bình thường

Kẽm: Người bệnh lao cần bổ sung kẽm từ thịt bò, gan và hạt bí ngô, ngũ cốc, hạt hướng dương…

Vitamin A, E, C: Các chất này có nhiều trong rau, củ, quả, cá biển, thịt, gan.

Sắt: Bệnh nhân cần ăn nhiều mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành, lòng đỏ trứng…

Vitamin K, B6: có nhiều trong rau xanh, gan, thịt lợn, đậu, đỗ, khoai tây, chuối, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt

Trong khi điều trị bằng thuốc, người bệnh lao phổi hay bị phản ứng phụ là chán ăn. Vì vậy cần phải đa dạng các món ăn, lựa chọn những món ăn mà họ thích và chia nhỏ bữa ăn hàng ngày.

Trong giai đoạn đầu, tốt nhất là nên cho bệnh nhân lao ăn nhẹ, thức ăn lỏng thì dễ tiêu hóa hơn, ví dụ như cháo hay súp, canh. Tuyệt đối không cho bệnh nhân uống rượu, bia thuốc lá chất kích thích và ăn những thức ăn cay, nóng vì có thể khiến bệnh nhân ho nhiều hơn.

Nghỉ ngơi: Ngủ đủ mang lại hiệu quả hồi phục sức khoẻ. Thời gian ngủ lý tưởng của bệnh nhân lao phổi là trưa ngủ 1-2 tiếng, tối ngủ 7-8 tiếng.

Khi đã vào giai đoạn ổn định, hết triệu chứng, có thể thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng như tập thể dục, đọc sách, đi dạo nhưng tránh nơi đông người. Lúc này, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân có thể trở lại gần giống như bình thường.

Việc bị cách ly với mọi người, tuân thủ uống thuốc hằng ngày là một việc khó khăn, một ngày nào đó bạn có thể muốn từ bỏ. Tuy nhiên, nó sẽ trở thành thói quen dễ dàng và giúp bạn chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Bên cạnh đó ,nên giữ thái độ bình tĩnh và tích cực, nghỉ ngơi và tập thể dục. Sự chăm sóc động viên về mặt tinh thần lẫn thể chất của gia đình, bạn bè sẽ giúp bạn chiến thắng vi khuẩn lao.

Bác sĩ Phan Thị Hoàng Yến

Nguồn: youmed.vn Từ khóa tìm kiếm: Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc người bệnh lao phổi

Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Cho Bệnh Nhân Suy Tim

Suy tim là con đường cuối của các bệnh tim mạch. Vì vậy, việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim là vô cùng cần thiết giúp cải thiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau ngực triền miên…. nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Giảm triệu chứng khó thở ở người bệnh suy tim do tăng áp lực ở phổi

Người bệnh suy tim dẫn đến chức năng co bóp của tim không hiệu quả, máu không về hết đến tim và ứ lại một phần ở phổi, gây tăng áp lực trong các mao mạch phổi, làm chèn ép vào các tiểu phế quản và hạn chế quá trình trao đổi khí, khiến người bệnh khó thở thường xuyên. Trong trường hợp này, để chăm sóc bệnh nhân suy tim chúng ta cần phải làm gì?

– Trước tiên cần làm thông thoáng đường thở: mở rộng quần áo, hút đờm hay rỉ mũi nếu có.

– Cho người bệnh suy tim nằm nghỉ ở tư thế nửa ngồi, nửa nằm. Nếu người bệnh có cơn khó thở kịch phát về đêm thì ngay từ đầu tối khuyên người bệnh nằm ngủ ở tư thế nửa ngồi.

– Sử dụng thuốc lợi tiểu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Chú ý khi chăm sóc bệnh nhân suy tim nên cho người bệnh uống thuốc vào buổi sáng để tránh mất ngủ do tiểu đêm. Một số loại thuốc lợi tiểu có thể gây hạ Kali máu, vì vậy cần theo dõi các biểu hiện thiếu Kali máu như mệt mỏi, chóng mặt, đau cơ… và khuyến khích người bệnh nên ăn các loại rau quả chứa nhiều Kali như súp lơ xanh, cải bó xôi, chuối…

– Cho người bệnh thở oxy khi có khuyến cáo của bác sĩ. Sau đó theo dõi tần số, tính chất thở, theo dõi tình trạng da niêm mạc? Lồng ngực có di động theo nhịp thở không?

Khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim cần lưu ý cả tư thế giúp người bệnh giảm khó thở về đêm

Chăm sóc người bệnh suy tim khi có dấu hiệu xanh tím do giảm độ bão hoà oxy máu

– Để người bệnh nằm nghỉ, tránh các hoạt động gắng sức. Tuy nhiên cần khuyên người bệnh vận động nhẹ nhàng các chi để phòng biến chứng tắc mạch.

– Sử dụng thuốc trợ tim khi có chỉ định của bác sĩ. Nhưng cần chú ý theo dõi tần số tim và tác dụng phụ của thuốc.

– Sử dụng thuốc giãn mạch, đồng thời chú ý theo dõi huyết áp và tác dụng phụ của thuốc.

Lưu ý khi số lượng nước tiểu ít do giảm lưu thông tuần hoàn trong cơ thể

Suy tim làm giảm lượng máu đến thận, giảm khả năng bài trừ nước tiểu ở thận, dẫn đến lượng nước tiểu ít. Trong trường hợp này người bệnh cần chú ý:

– Nằm nghỉ nhiều.

– Sử dụng thuốc lợi tiểu với liều và cách dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng nên chú ý bù Kali và các chất điện giải.

– Người bệnh không ăn mặn, hạn chế nước uống.

– Theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày.

Lượng muối tùy từng mức độ suy tim khác nhau mà sẽ có quy định phù hợp. Theo đó, chế độ ăn giảm muối cho bệnh nhân suy tim sẽ tuân thủ theo nguyên tắc: Suy tim độ 1, suy tim độ 2 lượng muối ăn dưới 2 g /ngày, suy tim độ 3 và suy tim độ 4 lượng muối ăn dưới 0,5 g/ngày.

Giảm lo lắng cho người bệnh vì có thể làm bệnh tim trở nên trầm trọng hơn

Mặc dù suy tim là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi và có thể làm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, thay vì lo lắng người bệnh nên lạc quan, yêu đời, vui vẻ, bởi lo lắng sẽ làm tình trạng bệnh nặng lên. Vì vậy, hãy giải thích cho bệnh nhân về tình trạng bệnh theo hướng tích cực, nếu có một phương pháp điều trị phù hợp người bệnh hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này.

Theo dõi nguy cơ phù phổi cấp do suy tim trái

Suy tim trái, gây ứ máu ở phổi, dẫn đến tăng áp lực lên mạch máu ở phổi, và nếu không được phát hiện và giải quyết kịp thời có thể gây phù phổi cấp.

Vì vậy trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim bạn cần theo dõi các cơn khó thở: đặc điểm của khó thở do suy tim: lúc đầu khó thở khi gắng sức, về sau khó thở từng cơn, có khi khó thở đột ngột, khó thở tăng dần.

Theo dõi tính chất ho: Ho do suy tim hay xảy ra vào ban đêm khi bệnh nhân gắng sức, đôi khi đờm có lẫn máu bọt hồng.

Đặc biệt khi nằm cơ hoành nâng cao trong lúc nằm, kết hợp dồn máu tư thế dẫn đến làm tăng áp lực lên mao mạch phổi hơn. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng khó thở.

Phù phổi cấp ở người suy tim thường ho khi gắng sức và đờm có thể lẫn máu hồng

Chế độ ăn và tập luyện cho người bệnh suy tim

Đặc biệt, trong kế hoạch chăm sóc người bệnh suy tim, chế độ ăn và tập luyện cũng vô cùng cần thiết. Vấn đề tiên quyết đầu tiên trong suy tim là phải ăn nhạt, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho người bệnh. Tuy nhiên cần hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò… Bên cạnh đó, người bệnh suy tim cũng cần tập thể dục điều độ, vừa sức giúp máu lưu thông được tốt hơn.

Có rất nhiều người bệnh, mặc dù suy tim nặng, tuổi đã cao nhưng nhờ áp dụng đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp với một chế độ chăm sóc bệnh nhân suy tim hợp lý và sử dụng thêm Ích Tâm Khang mà sức khỏe đã được cải thiện rõ rệt.

Cục Y Tế Dự Phòng Khuyến Cáo Phòng Chống Bệnh Tay Chân Miệng

Ngày 27/4, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Hiện nay đã xuất hiện một số trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Trước thực trạng đó, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo cả người lớn và trẻ em phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hay cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Người dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Đặc biệt, trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác. Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác

Cục Y tế dự phòng cho biết: Bệnh tay chân miệng là một bệnh do vi rút gây nên, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, đau miệng; loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi; phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não- màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, để phòng chống bệnh sởi lây lan trong cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo: Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày 1/5/2014, người có các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc sởi như sốt, ho, khó thở, phát ban không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Trong quá trình đi du lịch, nếu có các triệu chứng nghi ngờ mắc sởi như sốt, ho, phát ban, đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời và hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan.

Các gia đình chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi hoặc trẻ từ 9 tháng đến 10 tuổi theo ở những nơi có nguy cơ cao đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Không nên đưa trẻ chưa được tiêm vắc xin sởi đến những nơi tập trung đông người như khu vui chơi, giải trí để tránh bị nhiễm sởi; tăng cường dinh dưỡng cho trẻ, thường xuyên vệ sinh răng miệng, mũi, họng, mắt và thân thể cho trẻ; rửa tay với xà phòng khi chăm sóc trẻ; giữ nhà ở, nhà vệ sinh sạch sẽ./.