Top 10 # Lao Phổi Không Có Triệu Chứng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Bệnh Lao Phổi Là Gì? Bệnh Lao Phổi Có Triệu Chứng Gì?

Bệnh lao phổi là gì và triệu chứng của bệnh như thế nào là vấn đề nhiều người quan tâm và thắc mắc. Đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ lây lan cao hiện nay.

Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh được chia thành 2 thể là lao phổi và lao ngoài phổi.

Lao phổi còn được gọi là lao hoạt tính, chiếm đến hơn 80% những trường hộ mắc lao. Trong trường hợp này, người bệnh xét nghiệm đờm có vi khuẩn lao là nguồn lây nhiễm lao phổi cho những người xung quanh. Bệnh lao ngoài phối không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác, bao gồm nhiều loại như lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch- tiết niệu, lao xương khớp..

Bệnh lao phổi do một loại vi khuẩn tấn công và hủy hoại mô cơ thể. Đây được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm thứ hai trong danh sách những bệnh nhiễm trùng tử vong trên thế giới. Bệnh thường có những triệu chứng điển hình sau:

Ho được xem là triệu chứng phổ biến của bệnh phổi cấp và mãn tính. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm phổi, co giãn phế quản, lao…Những trường hợp ho trên 3 tuần, sử dụng thuốc kháng sinh không thuyên giảm thì nguy cơ mắc lao phổi là rất lớn.

Ho ra máu là triệu chứng bệnh lao phổi thường gặp ở 60% người bệnh, xuất hiện khi tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp.

Đau ngực là một trong những triệu chứng bệnh lao phổi dễ nhận thấy ở bệnh nhân. Ho nhiều sẽ dẫn đến ức chế lên phế quản, dẫn đến tình trạng khó thở, đau ngực.

Gầy, sụt cân: Đây là triệu chứng thường gặp ở số đông người bệnh lao phổi. Những người bệnh gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS… nhưng có các triệu chứng hô hấp như đã nêu trên thì phải đi khám ngay.

Bệnh lao phổi khiến đổ mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường hay gọi là ra mồ hôi trộm nhiều về ban đêm.

Do tác động tâm lý, stress gây nên các ức chế khiến người mắc bệnh lao cảm thấy mệt mỏi.

Khạc đờm là triệu chứng bệnh lao phổi thường gặp. Nguyên nhân do tình trạng tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản.

Bệnh lao phổi nên ăn gì? Bệnh lao phổi ăn gì tốt cho sức khỏe?

3. Tìm hiểu về bệnh lao phổi afb âm tính

Bên cạnh bệnh lao phổi là gì thì bệnh lao phổi afb là gì cũng là vấn đề nhiều người muốn tìm hiểu. Đây là căn bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Lao phổi là bệnh truyền nhiễm thường gặp do vu khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Bệnh lao phổi BK âm tính là hiện tượng người mắc bệnh không tìm thấy vi trùng lao. Nhưng sau khi thử mẫu đờm thì lại cho kết quả dương tính. Và nếu có thêm các dấu hiệu như ho ra máu, sút cân, chán ăn… thì chắc chắn bạn bị nhiễm vi khuẩn lao.

Lao phổi afb (-) là lao phổi thứ phát, về triệu chứng và cách điều trị không khác biệt so với lao phổi afb (+). Do đó, nếu được chẩn đoán lao phổi AFB (-) thì bắt buộc điều trị như người bị lao phổi AFB (+).

Vậy lao phổi afb có lây không?

Theo chia sẻ của những chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn: Lao phổi afb (-) âm tính rất dễ lây lan với tốc độ nhanh chóng mặt qua đường hô hấp. Người bệnh khi ho, hắt hơi, xì mũi, người xung quanh không để ý dễ hít phải vi khuẩn afb xâm nhập vào cơ thể và hình thành bệnh.

Vi khuẩn gây lao afb âm tính có thể đi vào máu, thận hoặc các bộ phận khác rồi dần hủy hoại các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Một số trường hợp, người bị nhiễm vi khuẩn có sức đề kháng tốt cơ thể có thể kháng cự lại, chúng sẽ ngủ yên chưa phát tác. Chỉ khi sức đề kháng giảm hoặc gặp điều kiện thuận lợi thì chúng sinh sôi và phát triển thành bệnh lao phổi.

Chính vì thế, người bị lao phổi AFB âm tính cần được cách li và biết cách đề phòng lây lan đến những người xung quanh.

Bệnh Lao Phổi Có Lây Không? Bệnh Lao Phổi Lây Như Thế Nào?

1. Bệnh lao phổi có lây không? Yếu tố tạo điều kiện để lao phổi lây lan

Bệnh lao phổi có lây không? Theo nhiều kết quả nghiên cứu, bệnh lao phổi bệnh lao phổi không tồn tại ổ chữa mầm bệnh trong tự nhiên và cũng không có vật trung gian truyền bệnh. Nguồn bệnh lao chủ yếu từ những người bị lao phổi, thanh quản, phế quản trong khi khạc đờm, khi ho ra vi khuẩn …Chính vì thế, bệnh lao phổi có khả năng lây lan từ người này sang người khác.

Vi trùng lao sẽ lan nhanh chóng từ không khí vào bên trong cơ thể khi người bệnh hắt hơi, ho, khạc nhổ…. Nếu cơ địa của bạn kém thì chỉ cần hít phải một lượng nhỏ vi khuẩn cũng đã nhiễm lao. Đây là lý do mà một bệnh nhân bị lao phổi có thể lây nhiễm sang cho khoảng 10 – 15 người mỗi năm thông qua những hoạt động giao tiếp hàng ngày. Thậm chí, nếu người bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỉ lệ lây lan còn tăng theo cấp số nhân.

Với những người có sức đề kháng tốt thì sẽ ngăn cản không cho vi khuẩn lao sinh sôi và phát triển. Tuy nhiên, những trường hợp sức đề kháng kém, sức đề kháng bị giảm sút ở người phụ nữ mang thai hay đang mắc phải bệnh suy giảm như ( cảm cúm, sốt, chóng mắt, suy giảm miễn dịch… ) đều sẽ nhanh chóng phát bệnh.

Vậy đâu là yếu tố tạo điều kiện để lao phổi lây lan? Đó là : Suy dinh dưỡng, bệnh mãn tính, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, sử dụng các loại thuốc, bệnh HIV/AIDS và những bệnh ung thư đều có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch dẫn tới sự lây lan của bệnh. Lâu dần, nhiễm trùng phổi ban đầu lan rộng ra đến tất cả các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả thận, cột sống và ảnh hương đến cả não.

Bên cạnh bệnh lao phổi có lây không thì cách thức lây truyền bệnh cũng là vấn đề nhiều người quan tâm. Vậy bệnh lao phổi lây qua đường nào?

Đây được xem là đường lây lan gần nhất và nhanh nhất để truyền căn bệnh từ người này sang người khác. Bạn chỉ cần tiếp xúc trực tiếp với người đang bị bệnh lao phổi như trò chuyện là nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập rất cao.

Bệnh lao phổi có sự truyền nhiễm lây lan cao hơn khi người bệnh ho, khạc nhổ hay hắt hơi. Những vi khuẩn này sẽ nhanh chóng xâm nhập vào người bệnh và hình thành bệnh.

Bên cạnh đường hô hấp thì khi bạn ở chung với người bị mắc bệnh lao phổi và dùng chung đụng với những đồ vật như khăn mặt, bát đũa hay thậm chí là ngồi ăn cơm chung. Trường hợp này có tỉ lệ lây bệnh là rất cao vì lúc này vi khuẩn rất dễ xâm nhập khi gặp điều kiện thích hợp như vậy.

Thực tế, bệnh lao phổi sẽ không lây qua đường quan hệ tình dục nhưng trong khi quan hệ tình dục, cả 2 người sẽ phát sinh những hành vi như hôn sâu, hôn trao đổi tuyến nước bọt thì cũng rất dễ gây bệnh cho người bạn tình của mình.

Chính vì thế, nếu muốn bạn tình của mình bị lây thì người bệnh thì cần phải hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian này, có thể quan hệ nhưng không hôn. Để đảm bảo an toàn thì không nên quan hệ tình dục trong thời gian này.

Bên cạnh đường hô hấp trên khiến người bệnh lo lắng bệnh lao phổi có lây không thì bệnh có thể lây lan qua những vết trầy xước, các vết thương khi cọ xát. Do vậy, tuyệt đối để không bị lây, không nên chủ quan tiếp xúc với người bệnh bị lao phổi.

Triệu Chứng Cảnh Báo Bệnh Lao Phổi

Khi xâm nhập cơ thể, vi khuẩn lao có thể theo đường máu và bạch huyết đến cư trú, phát triển và gây bệnh ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể

Khạc đờm

Khạc đờm là biểu hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản. Khạc đờm cũng như ho có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà các nguyên nhân thông thường nhất là viêm nhiễm.

Do vậy nếu sau khi dùng thuốc kháng sinh triệu chứng khạc đờm không giảm thì mọi bệnh nhân có triệu chứng ho khạc trên ba tuần phải nghĩ đến do lao phổi.

Sốt, ra mồ hôi

Sốt là triệu chứng hay gặp ở người lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng: sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ hoặc gai gai lạnh về chiều.

Trong lao phổi ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường gọi là ra mồ hôi trộm. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng khác như: chán ăn, mệt mỏi.

Đau ngực, khó thở

Đau ngực là triệu chứng dễ nhận thấy khi ta bị bệnh lao phổi. Ho nhiều sẽ gây ra ức chế lên phế quản, gây ra tình trạng khó thở, đau ngực, nhất là khi phổi đang bị tổn thương thì khả năng trao đổi khí sẽ càng khó khăn hơn.

Chán ăn, mệt mỏi

Là dấu hiệu rất phổ biến, có thể do tác động tâm lý, tình trạng sức khỏe, căng thẳng, stress gây nên các ức chế khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ không muốn ăn uống. Nhiều người bỏ qua dấu hiệu quan trọng này.

Khi có những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa lao và bệnh phổi để khám và xét nghiệm. Nếu được chẩn đoán mắc lao cần điều trị dứt điểm và thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người thân trong gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Theo Phunutoday

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Bệnh Lao Màng Phổi Có Nguy Hiểm Không, Có Lây Không, Trị Hết Không?

Lao màng phổi là dạng bệnh trong nhóm lao ngoài, không lây lan với biểu hiện thường thấy: đau ngực, khó thở tăng dần kèm theo sốt cao kéo dài & có dịch trong màng phổi. Phác đồ điều trị lao màng phổi tương tự lao phổi.

Lao màng phổi là gì?

Lao màng phổi là dạng bệnh gặp trong các bệnh lao ngoài phổi chiếm khoảng 5% trong các thể lao và đứng thứ 2 trong số bệnh lao ngoài phổi (sau lao hạch bạch huyết). Trong các bệnh tràn dịch màng phổi thì nguyên nhân do lao chiếm 70-80%. Bệnh xuất hiện ở tuổi trẻ nhiều hơn các lứa tuổi khác. Đối tượng dễ mắc bệnh là: Trẻ em chưa được tiêm vắc xin BCG để phòng lao, trẻ bị lao sơ nhiễm nhưng được phát hiện muộn, điều trị không đúng; những người tiếp xúc thường xuyên, trực tiếp với bệnh nhân lao phổi có AFB dương tính; những đợt tiến triển của lao phổi; nhiễm lạnh đột ngột; chấn thương lồng ngực.

Bệnh lao màng phổi có lây không?

Phải khẳng định rằng, lao màng phổi không lây trừ khi bạn bị lao màng phổi kèm theo lao phổi.

Triệu chứng lao màng phổi thường gặp là

Khi bị lao màng phổi, nếu ở thể khởi phát, bệnh nhân thường có triệu chứng cấp:

Đau ngực, khó thở tăng dần, sốt, khám có hội chứng 3 giảm vùng màng phổi bị tràn dịch.

Bệnh cũng có thể xuất hiện từ từ với các dấu hiệu: Sốt nhẹ về chiều, đau ngực ít hơn, ho khan và khó thở tăng dần.

Còn ở giai đoạn toàn phát, bệnh nhân có biểu hiện: Xanh xao, mệt mỏi, gầy sút, sốt liên tục, nhiệt độ dao động 39-40oC, mạch nhanh, huyết áp hạ, nôn, nước tiểu ít…

Cũng có trường hợp ho khan từng cơn, đau ngực, khó thở thường xuyên. Khi dịch màng phổi ít, bệnh nhân thường nằm nghiêng bên lành; dịch nhiều bệnh nhân thường nằm nghiêng bên bệnh hoặc ngồi dựa tường để thở.

Để chẩn đoán lao màng phổi trước tiên phải xác định xem màng phổi có dịch hay không bằng thăm khám và chụp X.quang phổi; siêu âm để xác định được các ổ dịch khu trú; hút dịch màng phổi để xét nghiệm tìm vi khuẩn lao. Bên cạnh đó có thể tìm vi khuẩn lao trong dịch màng phổi bằng kỹ thuật nuôi cấy, kỹ thuật sinh học phân tử như PCR, Genxpert, xét nghiệm mô bệnh học màng phổi.

Điều trị bệnh lao màng phổi như thế nào?

Nguyên tắc điều trị lao màng phổi là: Phải chọc hút dịch màng phổi sớm và triệt để; phải chẩn đoán và điều trị thuốc lao càng sớm càng tốt; phải tập phục hồi chức năng chống dày dính màng phổi và để lại di chứng sau này.

Để điều trị khỏi bệnh lao màng phổi, bác sĩ chỉ định dùng thuốc chống lao theo đường toàn thân và thuốc chống dính màng phổi. Bên cạnh đó, bệnh viện còn phải tiến hành hút dịch cho bệnh nhân (mỗi tuần 2-3 lần) cho tới khi hết dịch. Khi có biến chứng ổ cặn màng phổi, dày dính màng phổi nhiều, dò màng phổi – thành ngực, dò màng phổi – phế quản gây ho khạc mủ… cần điều trị kết hợp ngoại khoa.

Việc điều trị lao màng phổi cũng phải dùng thuốc dài ngày giống như điều trị lao phổi (6-8 tháng). Khi uống thuốc chống lao cần tuân thủ nguyên tắc là đúng liều, đúng thời gian, dùng thuốc đều đặn, theo hai giai đoạn tấn công và duy trì. Trong giai đoạn uống thuốc duy trì, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà, nhưng phải khám bệnh định kỳ theo hẹn và đến khám khi có bất thường.

[ratings]

tu khoa

lao màng phổi có lây không

bệnh lao tràn dịch màng phổi

cách điều trị bệnh lao màng phổi