Các biểu hiện như không định vị được nơi chốn, thời gian, quên dần một số thứ… là dấu hiệu của bệnh alzheimer. Có nhiều câu hỏi về bệnh alzheimer có chữa được không? Làm thế nào để phòng tránh?.
Những vấn đề này mọi người rất quan tâm đến dù là đã bị mắc hay là chưa. Bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ về căn bệnh này và cách phòng tránh nó.
Ban đầu chỉ là lúc nhớ lúc không, chỉ khi nào bình thường thì mới nhớ còn đế khi phát bệnh sẽ không nhớ được gì. Để lâu dần trí nhớ hoàn toàn mất không nhớ được gì nữa và khả năng nhớ lại là rất thấp.
Bệnh alzheimer liệu có cách chữa không? Đối với vấn đề này thì những nhà nghiên cứu tìm tòi và chưa có cách chữacho khỏi bệnh nhưng có thể chữa làm giảm khả năng bệnh tái phát nhanh hơn mức bình thường.
Dựa vào lộ trình mà các bác sĩ đưa ra sẽ có ích cho bệnh nhân. Cho nên khi xuất hiện những biểu hiện của bệnh alzheimer bạn nên đi khám để được chữa trị đúng thời điểm. Yếu tố này sẽ góp phần đánh giá được mức độ mất trí, nhất là khả năng sống độc lập của bệnh nhân; từ đó đưa ra kế hoạch điều trị, chăm sóc hợp lý về cả cơ thể lẫn tinh thần cho người bệnh.
Theo lộ trình bác sĩ đưa ra sẽ giúp người bệnh mà bị nặng sẽ giảm đáng kể những biểu hiện xấu như là không nhớ nổi con cái và tên của mình. Điều trị giúp họ minh mẩn hơn, không mơ hồ chẳng biết gì giống như trẻ con.
– Đối với những bệnh nhân rối loạn tâm thần như hoang tưởng, ảo giác, trầm cảm, kích động… có thể được bác sĩ cho sử dụng các loại thuốc như thuốc an thần kinh, chống trầm cảm, giải lo âu… nhưng phải lưu ý khả năng dung nạp thuốc của người bệnh và những tác dụng phụ của thuốc. Đa số các phản ứng phụ này đều là tạm thời và có thể chữa được qua sự giúp đỡ của một bác sĩ tâm thần.
– Đối với những bệnh nhân bệnh cơ thể Lewy, ví dụ, có các loại thuốc để làm chậm tốc độ suy giảm và cải thiện chức năng bộ nhớ. Các loại thuốc này được gọi là chất ức chế cholinesterase và dường như có hiệu quả đối với một số bệnh nhân.
– Đối với những bệnh nhân mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer, sự suy giảm lượng acetylcholintrong não được xem là một cơ chế chủ yếu của bệnh. Các thuốc tác động theo cơ chế này, đã được sử dụng phổ biến hiện nay là Tacrine (tetrahydroaminoacridine); Donepezil và Rivatigmin (Exlon).
Ngoài ra có một số loại thuốc đã được nghiên cứu, thử nghiệm điều trị suy giảm nhận thức và duy trì trí nhớ ở các bệnh nhân mất trí là: các thuốc dinh dưỡng thần kinh cùng các thuốc tăng cường chuyển hóa, tuần hoàn não…
Bên cạnh đó, việc giải quyết các vấn đề về dinh dưỡng, hỗ trợ các hoạt động hàng ngày kể cả tắm rửa, vệ sinh cá nhân đối với bệnh nhân nặng… cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp phòng tránh các biến chứng, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh tốt hơn
Làm thế nào để phòng tránh bệnh alzheimer
Dù có bị bệnh hay không bị bệnh đi nữa thì bạn cũng cần phải tìm cách phòng tránh. Nhất là đối với căn bệnh alzheimer thì càng phải tìm cách phòng hơn. Vì mọi người thường quan niệm “phòng bệnh” còn hơn “chữa bệnh”. Đúng như thế không đến lúc nằm ra đó mới tìm cách điều trị đôi khiddax là muộn rồi. Với những phương pháp đơn giản gắn liền với sinh hoạt là bạn đã đẩy lùi được bệnh rồi.
Ăn uống đúng cách, hợp vệ sinh là cách phòng tránh được bệnh hiệu quả nhất. Cần lưu ý bổ sung đủ chất chứ không được thiên vị chất nào đó. Đến lúc chất này thừa, chất kia lại thiếu.
Còn cần nghỉ ngơi hợp lý nữa, phải cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi. Không nên làm quá sức như thế sức khỏe rất nhanh bị kéo xuống. Ngủ đủ giấc là rất quan trọng, ngủ 8 tiếng/ngày như thế bạn không thiếu ngủ. Vì thiếu ngủ dẫn đến tình trạng mệt mỏi toàn thân gây ra rất nhiều bệnh khác.
Biết kết hợp cả tập thể dục để cả thiện sức khỏe, thể chất. Nên tập những bài tập nhẹ: đi bộ, chạy bộ, yoga… cùng với một số bài tập tăng cường trí nhớ như chơi nhạc, giải câu đố… Các bài tập sẽ làm não của bạn hoạt động liên tục tránh trường hợp để não lười hoạt động cục bộ.
Biết cách chăm sóc nhất là người cao tuổi trong gia đình để phòng tránh căn bệnh này.
Bài viết giải thích rõ ràng cho bạn những thắc mắc về căn bệnh Alzheimer và nêu rõ một số cách phòng tránh bệnh để bạn biết thêm.