Top 11 # Làm Sao Để Biết Triệu Chứng Bệnh Thận Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Làm Sao Để Nhận Biết Bệnh Thận Một Cách Sớm Nhất?

Bệnh thận là một căn bệnh phổ biến và khá dễ chữa trị ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu không sớm phát hiện thì rất dễ khiến cho bệnh trở nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho cơ thể. Vậy, làm sao để nhận biết bệnh thận một cách sớm nhất?

Bệnh thận là bệnh cảnh lâm sàng của rất nhiều hình thái tổn thương thận, do nhiều nguyên nhân gây ra, có khi từ thận như viêm cầu thận, thận hư, thận đa nang… Nhưng cũng có khi là biến chứng của bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm độc thận do thuốc…

Vấn đề đặt ra là bệnh thận thường diễn biến âm thầm nên có khi phát hiện được bệnh thì đã ở giai đoạn suy thận và cần phải tiến hành điều trị phức tạp hơn… Vậy điều gì xảy ra nếu thận bị ảnh hưởng? Làm sao để nhận biết bệnh thận một cách sớm nhất?

Chức năng, cấu tạo của thận

Thận là một cơ quan có kích thước khá nhỏ (9-11cm) nhưng lại đảm nhiệm một số chức năng vô cùng quan trọng trong cơ thể người. Nó hoạt động như một máy lọc tự nhiên, lọc chất thải và chất lỏng dư thừa cũng như các độc tố gây hại ra khỏi máu.

Một quả thận được tạo thành từ hàng triệu đơn vị được gọi là lọc cầu thận, thông qua đó máu trong cơ thể sẽ được thanh lọc các chất thải được đào thải ra ngoài qua đường tiểu và bổ sung các thành phần quan trọng như các tế bào máu và albumin glucose, amino axit được tái hấp thu vào cơ thể.

Trong thực tế, nó đảm nhiệm vị trí như một chiếc “thùng rác” của cơ thể. Thận cũng thực hiện một số chức năng tổng hợp như sản xuất erythropoietin (EPO), một hormon điều khiển sự tạo hồng cầu.

Ngoài ra, nó còn tổng hợp vitamin D, tạo ra calcitriol (một trong những chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin D 3), chuyên điều tiết lượng nước trong cơ thể và kiểm soát huyết áp với sự giúp đỡ của các hormon. Thận giúp giải quyết rất nhiều vấn đề nan giải, nó là một cơ quan vô cùng quan trọng với cơ thể.

Thận sẽ ra sao nếu bị ảnh hưởng xấu?

Chính vì thận đảm nhiệm một chức vụ hết sức quan trọng trong cơ thể, cho nên nếu thận bị ảnh hưởng, thì cơ thể cũng vì thế bị suy yếu rất nhiều. Sự giảm bài tiết và tích tụ các chất thải trong cơ thể sẽ dẫn đến cảm giác buồn nôn, và đôi khi là cả nôn nữa. Suy giảm sự hình thành tế bào máu (hồng cầu) sẽ dẫn đến mệt mỏi và suy nhược.

Nồng độ canxi và phốtpho bất thường gây ra các bệnh xương và canxi lắng đọng trong cơ thể. Huyết áp cao dẫn đến bệnh tim. Tích tụ nước dẫn đến phù và khó thở. Nếu thận bị ảnh hưởng lâu dài, mạn tính có thể dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn và các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp và một số bệnh di truyền như thận đa nang.

Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về thận

Các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp… gây tổn hại các cầu thận, dẫn đến sự bài tiết bất thường của các tế bào máu và albumin, kết quả là việc giảm hình thành nước tiểu. Các bệnh nhiễm khuẩn hoặc dị ứng và một số loại thuốc như thuốc giảm đau làm hỏng các ống dẫn nước tiểu (ống lượn gần và ống lượn xa) của cầu thận. Điều này dẫn đến chất lượng nước tiểu không được đảm bảo. Những bệnh nhân này thường được xác định và điều trị muộn.

Một nguyên nhân khác của suy thận là sỏi, gây trở ngại và gây áp lực cho hệ thống bài tiết và thận. Sỏi thận cũng có thể gây nhiễm khuẩn thận tái phát, là một yếu tố dẫn đến nguy cơ suy thận. Nam giới cao tuổi có nguy cơ bị phì đại tuyến tiền liệt gây tắc nghẽn đường ra của nước tiểu.

Làm sao để nhận biết bệnh thận sớm?

Bệnh thận thường sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu cơ bản sau đây. Tuy nhiên, những dấu hiệu này khá dễ nhầm và bị bỏ qua do khó nhận biết cụ thể. Do đón, hãy thực sự chú ý đến cơ thể mình nếu có một trong những biểu hiện như sau:

Những thay đổi như tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn (tiểu buốt tiểu dắt)… Thường gặp trong viêm tiết niệu do sỏi.

Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay. Gặp trong bệnh thận hư, viêm cầu thận cấp, mạn…

Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn, gặp trong bệnh sỏi thận gây giãn đài bể thận hoặc thận đa nang làm cho các nang ứ nước to to lên và gây đau.

Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon tạo ra các hồng cầu trong máu mang oxy tới các tế bào. Khi thận bị suy sẽ dẫn đến thiếu máu nên sự vận chuyển oxy kém hơn các cơ và não của bạn mệt đi nhanh chóng.

Khi thận suy, chức năng loại bỏ các chất thải ra khỏi máu kém, sự tích tụ của các chất thải trong máu có thể gây ngứa ở da.

Sự tích tụ của các chất thải trong máu do thận lọc kém dẫn tới tăng urê trong máu (được gọi là chứng urê huyết) khiến hơi thở có mùi. Và người bệnh cảm giác sợ ăn thịt.

Khi urê huyết tăng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.

Đó là do phù các màng trong cơ thể trong đó có phổi và chứng thiếu máu do sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy dẫn tới chứng thở nông.

Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.

Thiếu máu khiến bạn bị hoa mắt chóng mặt và não không được cung cấp đủ ôxy, có thể ảnh hưởng đến trí nhớ.

Khi có một trong các biểu hiện trên bạn nên đến khám, xét nghiệm (xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…) và các xét nghiệm cần thiết khác để sớm phát hiện bệnh và điều trị triệt để tránh biến chứng suy thận.

Làm gì để phòng ngừa biến chứng bệnh thận?

Để phòng ngừa biến chứng bệnh thận vô cùng đơn giản, nó phụ thuộc chủ yếu vào lối sống và chế độ ăn uống sao cho hợp lý và khoa học.

Theo dõi diễn biến của bệnh thận một cách kịp thời.

Có chế độ ăn uống hợp lý.

Không uống bia, rượu.

Không hút thuốc lá.

Ăn ít thịt, giảm mỡ và tăng cường rau quả.

Tránh lao động quá nặng nhọc.

Phòng ngừa tăng huyết áp, nếu bị tăng huyết áp phải điều trị và kiểm soát huyết áp.

Điều trị sỏi tiết niệu và hạn chế muối.

Đề phòng nhiễm khuẩn tiết niệu và điều trị kịp thời viêm nhiễm tiết niệu.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để giúp duy trì thận ở trạng thái khỏe mạnh chúng ta cần:

Uống đủ nước (1,5-2 lít/ngày).

Tập thể dục thể thao mỗi ngày.

Tránh dùng thuốc không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận.

Nếu bị bệnh thận mạn tính vô cùng nguy hiểm, khi tiến tới giai đoạn cuối bệnh thận, thậm chí bạn phải áp dụng các phương pháp như thay thận hoặc chạy thận nhân tạo.

Vì vậy hãy giữ cho quả thận luôn khỏe bằng một lối sống lành mạnh.

Phúc Nguyên ĐườngĐịa chỉ: Số 6B Trần Quốc Toản – Q. Hoàn Kiếm – TP. Hà Nội. Điện thoại: 024.6275.5355 – 0966.588.858 Website: https://nhanbietthuonghieu.com/

Bài viết đang theo dõi:

Xem các bài khác trong chuyên mục: Sức khỏe

Nguồn: PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG

Làm Sao Để Chữa Triệu Chứng Mất Ngủ

Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là chứng bệnh gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.

Nữ bị mất ngủ nhiều hơn Nam nhất là ở tuổi gần mãn kinh, nhưng nguyên nhân có lẽ do những bệnh liên hệ hơn là do thiếu hormone.

Càng lớn tuổi càng dễ bị mất ngủ, có thể do những bệnh phát sinh do lớn tuổi .

Yếu tố tạo khuynh hướng mất ngủ (Tại sao tôi bị mất ngủ?)

– Thói quen, thái độ về giấc ngủ do giáo dục từ nhỏ – Các chứng sợ sệt, lo nghĩ – Di truyền (cha me bị mất ngủ)

Yếu tố tạo mất ngủ (Tại sao đến lúc này tôi mới bị mất ngủ?)

– Một thay đổi cấp tính nào đó sẽ tạo mất ngủ: lo nghĩ (tiền bạc, gia đình, tình yêu, nghề ghiệp), chỗ ở ồn ào, lộn múi giờ v.v…) – nếu thay đổi này chỉ trong thời gian ngắn, chứng mất ngủ có thể sẽ không thành kinh niên.

Yếu tố kéo dài chứng mất ngủ (Tại sao tôi bị mất ngủ lâu như vậy?)

* Tâm lý: – Nhầm lẫn về lý do mất ngủ – Quá lo sợ vì mình bị mất ngủ (theo dõi đồng hồ suốt đêm; càng tức bực vì mất ngủ càng khó ngủ) – Chưa đi ngủ đã cho rằng mình sẽ không ngủ được – Lo nghĩ, chật vật, buồn rầu * Cách sinh sống và thói quen: – Ngủ, thức không có giờ giấc đều – khi sớm, khi muộn – Đi làm nhiều ca khác nhau (sáng – đêm) – Thức dậy nhưng vẫn nằm lâu trên giường * Ngủ trưa quá nhiều : – Không có thời gian thư giãn trước khi ngủ – Không có thời giờ lo nghĩ trong ngày, chờ đến đêm, leo lên giường rồi mới bắt đầu suy tính công việc – Hay ăn đêm làm bụng no khó chịu, chà răng trước khi ngủ làm tỉnh táo

Phân loại

Mất ngủ có thể phân loại như sau :

* Mất ngủ nguyên phát (primary insomnia) có 3 dạng: – Không rõ nguyên nhân (idiopathic): từ thời thơ ấu không có lý do chính xác – Tâm sinh lý (psycho-physiological): do bất thường trong khả năng thích ứng với điều kiện của hoàn cảnh (thí dụ: cái giường trở thành một nơi tạo kích thích hơn là nơi để nghỉ ngơi) – Nghịch lý (paradoxical): dù kết quả thử nghiệm (dùng máy đo ngủ – polysomnography) cho thấy bệnh nhân ngủ ngon, nhưng khi thức dậy vẫn cho là mình mất ngủ * Mất ngủ thứ phát (secondary) do những lý do bên ngoài: – Thiếu khả năng giải quyết vấn đề đang làm lo nghĩ – Thói quen làm mất ngủ (ăn khuya, làm ca đêm, nghe nhạc ồn khi ngủ, chà răng trước khi ngủ v.v…) – Bệnh tâm thần (trầm cảm…) – Bệnh tật thể chất (đau, mỏi, tê v.v…) – Dùng thuốc hay hóa chất (cà phê, trà, quen dùng thuốc ngủ, thuốc cấm v.v…)

Chứng mất ngủ ở trẻ em

Mất ngủ ở trẻ em có hai loại:

* Do thiếu kỷ luật từ cha mẹ (Limit-Setting Sleep Disorder): Trẻ ngủ không đúng giờ, hay đòi thức và chơi tới khuya và chỉ ngủ khi quá nệt * Do thiếu dấu hiệu (Sleep-Onset Association Disorder): Trẻ không ngủ vì không có hay thấy một vật mình thích, như búp bê, mền, hay được hát ru, đu đưa v.v… – Đi vào giấc ngủ là một động tác sinh lý tự nhiên của cơ thể nhưng lúc còn sơ sinh cần được rèn luyện. Trẻ phải học cách cảm nhận một số dấu hiệu làm ngủ tự nhiên và tập ngủ theo những dấu hiệu ấy.

– Khi cha mẹ chăm lo vỗ về quá độ sẽ làm trẻ bị mất khả năng ngủ tự nhiên và trẻ sẽ chỉ ngủ khi có những dấu hiệu đặc biệt do cha mẹ làm ra như hát ru, đu đưa, vỗ về.

– Một số nghiên cứu gần đây về giấc ngủ của trẻ sơ sinh cho thấy trẻ sẽ ngủ ngon hơn nếu cha mẹ không đu đưa hay vỗ về.

– Theo Tập San Y Học Úc (MJA 2005; 1825-18), nếu cha mẹ tuân theo chỉ dẫn trong một tiết giảng dạy về phương pháp ru con, trẻ sơ sinh ngủ thêm được 80 phút mỗi ngày. Cha mẹ không nên động chạm đến trẻ khi gần ngủ và khi trẻ khóc, cha mẹ cố gắng cứ để cho khóc trong khoảng ít nhất là 5 phút.

– Gần một nửa số cha mẹ than phiền về tình trạng con mình ngủ không ngon làm quấy giấc ngủ cả nhà, có thể đem đến bệnh trầm cảm sau khi sanh cho người mẹ, tan vỡ hạnh phúc gia đình và những vụ đối xử tệ hại với con cái v.v…

Một Số Cách Điều Trị

Chữa mất ngủ bằng hoa quả

– Dùng nho ngâm với rượu trắng uống chữa mất ngủ Có rất nhiều loại hoa quả không chỉ ngon miệng mà còn giúp bạn ngon giấc nữa, chẳng hạn như nhãn, lạc, nho, hoa nhài…

– Hoa nhài: Để chữa chứng mất ngủ, hằng ngày dùng 3-5 g hoa nhài hãm lấy nước uống, sẽ giúp ngủ ngon.

– Quả vải: Nếu mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần ăn 8-10 quả vải khô thì vừa chữa được chứng mất ngủ, vừa làm lợi trí nhớ.

– Lạc (đậu phộng): Hằng ngày dùng lá lạc tươi sắc lấy nước uống trước khi đi ngủ. Lạc giúp an thần tốt nên sẽ chữa được chứng mất ngủ.

– Quả nhãn: Dùng long nhãn 50 g, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống hằng ngày.

– Hoặc dùng 9 g long nhãn, 9 g nhân táo, 15 g khiếm thực, sắc lấy nước thuốc uống trước khi đi ngủ. Cần uống 3-5 ngày liền.

– Quả nho: Dùng nho ngâm với rượu trắng, ngày uống 10-20 ml trước lúc ngủ hoặc buổi tối.

Bị mắc bệnh mất ngủ – Hãy tập Yoga

Theo một nghiên cứu mới đây thì 63% phụ nữ trên thế giới bị mắc chứng mất ngủ và 12% trong số họ thường xuyên phải nhờ cậy đến thuốc ngủ ít nhất một vài lần trong tháng. Những loại thuốc ngủ dù cho tốt đến mấy cũng sẽ khiến cho người sử dụng bị stress do hậu quả của những mệt mỏi lâu ngày tích tụ. Một khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hoóc môn cortisol khiến cho cơ thể trở nên bồn chồn và không chợp mắt được. Đối với nhiều người, thuốc Tây chính là bài toán cho căn bệnh mất ngủ, thế nhưng các bác sĩ vẫn khuyến cáo người bệnh không nên phụ thuộc quá nhiều vào thuốc ngủ. Sử dụng thuốc ngủ trong một thời gian dài sẽ khiến cho thuốc bị nhờn, đó là chưa kể những tác dụng phụ có thể xảy ra. Phương cách chữa trị hiệu quả nhất và không hề gây hại cho sức khỏe chính là yoga. Từ lâu, những bài tập yoga đã được biết đến là bài thuốc giúp cho cơ thể và trí não của bạn được thư giãn hoàn toàn. Chính vì thế, sau khi luyện tập yoga bạn sẽ chìm vào giấc ngủ sâu một cách tự nhiên thoải mái.

* Nếu bạn không thể tham dự lớp học yoga, bạn có thể:

+ Châm cứu: Biện pháp châm cứu sẽ giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Châm cứu hai lần một tuần, liên tục trong vòng một tháng và chứng mất ngủ của bạn sẽ biến mất hoàn toàn. + Giữ cho đôi chân được ấm áp: Nhiều người bị mất ngủ là do nhiệt độ cơ thể giảm sút trong khi ngủ, đặc biệt là đôi chân. Để ngủ dễ hơn, bạn nên ngâm chân bằng nước ấm, lau khô và đi tất để đôi chân khỏi bị lạnh.

Đông y gọi mất ngủ là “bất mị”. Nguyên nhân mất ngủ chủ yếu là do căng thẳng về tâm lý (stress), áp lực công việc, áp lực tình cảm, lo nghĩ quá độ, làm việc quá sức, ăn uống không điều độ, tổn thương Tâm Tỳ, Tâm Thận bất giao, Âm hư hoả vượng, Can dương nhiểu động, Tâm đởm khí hư v.v… Lời khuyên: – Hằng ngày không nên dùng chè, cà phê, rượu, thuốc lá, ớt, hạt tiêu…… – Ăn nhiều rau quả và ngủ cốc hạn chế thịt mỡ khó tiêu làm nhiễu loạn giấc ngủ. – Buổi tối không nên ăn quá no. – Nên thể dục dưỡng sinh hoặc đi bộ hong thả trong 20 – 30 phút vào lúc chiều tối. – Có thể tắm nước ấm, hoặc ngâm chân bằng nước ấm để tạo sự thư giãn trước khi ngủ. – Không xem phim kinh dị, nhạc kích động v.v…không lo nghĩ căng thẳng quá mức trước khi ngủ. – Phòng ngủ yên tĩnh sạch sẽ, thoáng mát. Bài thuốc tham khảo + Phương 1 : Nhuận táo giao tâm thang – Thành phần : Bạch thược, Đương qui, Thục địa, Huyền sâm mỗi vị 30g, Sài hồ, Thạch xương bồ mỗi vị 3g. – Cách dùng : Sắc uống 02 lần, chiều 3h, tối 8h mỗi buổi uống 1 lần. – Chứng thích ứng :Mất ngủ tính ngoan cố thuộc can khí quá thịnh, thủy không nuôi mộc.

+ Phương 2 : Gia vị Hoàng liên A giao thang – Thành phần : Hoàng liên, Thược dược mỗi vị 9g, Hoàng cầm 6g, Lòng đỏ trứng gà 2 cái, A giao 9g. – Cách dùng : Sắc trước 3 vị, lấy nước thuốc hòa tan với A giao, rồi bỏ vào lòng đỏ trứng gà quấy đều, uống ấm. Lâm sàng tùy chứng gia giảm. – Chứng thích ứng : Mất ngủ thuộc Tâm Thận bất giao.

+ Phương 3 : Khổ sâm Toan táo nhân hợp tể – Thành phần : Khổ sâm 30g, Toan táo nhân 20g. – Cách dùng : Thêm nước 100ml, sắc đặc còn 15 ~20ml, mỗi lúc trước khi đi ngủ 20 phút quấy uống, 10 ~15 ngày là 1 liệu trình. – Chứng thích ứng : Mất ngủ tính ngoan cố. – Hiệu quả trị liệu: Trị liệu 20 ca, bệnh khỏi 6 ca, hiệu quả rõ 7 ca, chuyển biến tốt 7 ca.

+ Phương 4 : Long nhãn Liên Khiếm trà – Thành phần : Long nhãn nhục 4 ~6 trái, Hột sen, Khiếm thực mỗi vị 20g. – Công dụng : Bổ huyết an thần – Cách dùng : Long nhãn lấy thịt, Hột sen và Khiếm thực dùng chày giã, dùng nước lượng vừa phải sau khi nấu sôi, đổ vào trong phích giử nóng, đậy kín cho ngấm 20 phút, dùng cả xác và nước thuốc. Mỗi ngày 1 thang. – Chứng thích ứng: (1) Suy nhược thần kinh, tim hồi hộp đánh trống ngực, tự ra mồ hôi, đổ mồ hôi trộm, đêm ngủ không ngon; (2) sau khi bệnh nhiệt, tim hồi hộp, mất ngủ, tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm.

+ Phương 5 : Liên tử tâm trà – Thành phần : Liên tử tâm, Cam thảo mỗi vị 3g. – Công dụng : Liên tâm trừ phiền, thanh nhiệt giải độc. – Cách dùng : Liên tử tâm, Cam thảo bỏ vào trong ly giử nhiệt, pha nước sôi vào, sau khi đậy kín cho ngấm 10 ~15 phút, thay trà uống nhiều lần, sớm tối mỗi buổi pha 1 lần. – Chứng thích ứng: Tâm hỏa tích thịnh gây ra phiền táo không ngủ, lòng bàn tay bàn chân nóng, miệng khát cổ họng khô và miệng lưỡi lở loét.

Bệnh nhân cần tư vấn thầy thuốc trước khi sử dụng bài thuốc!

Chứng mất ngủ có nhiều nguyên nhân, cho nên để trả lời chính xác bạn cần phải trả lời thêm 1 số câu hỏi như: Cân nặng, chiều cao, huyết áp, ăn uống, các bệnh mạn tính ảnh hưởng v.v…

Về nguyên tắc điều trị: 1. Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân gây mất ngủ, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc… Sau khi tìm biết được nguyên nhân, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc. 2. Vệ sinh giấc ngủ Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v… 3. Dùng thuốc ngủ, kết hợp với dùng thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh Theo y học cổ truyền (YHCT), việc điều trị cũng theo các nguyên tắc như trên, tuy nhiên ngoài thuốc, YHCT còn có các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, dưỡng sinh để giúp cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn. a. Không dùng thuốc: Dưỡng sinh: Tập các động tác như thư giãn, thở 4 thì, động tác tam giác, xoa đầu mặt cổ, bấm huyệt (Xoa, day, bấm huyệt Nội quan, Túc tam lý, Tam âm giao). b. Dùng thuốc: A. Dùng theo kinh nghiệm: Để chỉ định điều trị, cần phải có chẩn đoán thật chính xác của các nhà chuyên môn. Tuy nhiên, có một số cây cỏ là rau ăn vừa có thể dùng làm thuốc và không độc. Chẳng hạn như hạt sen, long nhãn, mật ong, đậu xanh, đậu đen, táo tàu… có tác dụng an thần, trị mất ngủ; Một số thức ăn như chuối, các loại hạt quả, đậu phộng (lạc)… giúp điều hòa giấc ngủ. Các loại cây cỏ như lạc tiên (chùm bao, nhãn lồng) có thể dùng riêng, luộc hoặc hấp và dùng ăn như rau giúp ngủ ngon, hoặc phối hợp với lá dâu tằm, lá vông, tim sen nấu nước uống trị mất ngủ; Trúc diệp (lá tre); Toan táo nhân (hột trái táo ta, táo chua) nấu nước uống thay nước trà, giúp giấc ngủ mau đến, có thể xem là một loại thuốc ngủ.

Làm Sao Để Biết Mèo Của Tôi Có Thai?

Mặc dù bụng của một con mèo không bắt đầu sưng lên cho đến khi mang thai rất tiến triển, có những triệu chứng khác cho thấy thú cưng của chúng ta đang mang thai. Đây là cả hai dấu hiệu hoàn toàn về thể chất và hành vi, vì sự thay đổi nội tiết tố mà động vật trải qua trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của nó.

Nếu bạn có một con mèo và nó không được khử trùng, bạn có thể nghi ngờ về việc làm thế nào để biết con mèo của tôi có thai hay không, vì lý do này trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải quyết nó và cung cấp cho bạn thêm chi tiết.

Sức nóng và mang thai ở mèo

Con cái của mèo bước vào động dục lần đầu tiên trong khoảng từ 6 đến 9 tháng tuổi, kể từ thời điểm đó, có thể chúng có thai nếu chúng ở cùng với một con đực. Khi họ vượt qua giai đoạn này xảy ra nhiều lần trong năm, họ trở nên rất tình cảm, họ than van mọi lúc và họ tìm cách rời khỏi nhà để tìm một người đàn ông. Do đó, nếu bạn có một và bạn chưa khử trùng nó, nó có thể sẽ thoát ra và mang thai vào một lúc nào đó. Nếu bạn không muốn có lứa nhiều lần trong năm hoặc thú cưng của bạn trốn thoát, chúng tôi khuyên bạn nên khử trùng nó.

Thời gian mang thai của một con mèo

Trong số những điều quan trọng khác mà chúng ta phải biết là việc mang thai của một con mèo kéo dài hơn hai tháng, đặc biệt là trong khoảng từ 60 đến 69 ngày. Ngoài ra, một con mèo mang thai có thể có cùng nhiệt huyết cùng một lúc trong hai tuần đầu sau khi thụ tinh. Chính vì lý do này mà nếu cô ấy mang thai, trong 15 ngày sau đó, cô ấy có khả năng tiếp tục rời khỏi nhà và những con đực khác đi cùng cô ấy, sinh ra một lứa có nhiều hơn một người cha.

Làm thế nào để biết con mèo của tôi có thai trong những ngày đầu tiên và không đi đến bác sĩ thú y

Nhiều người tự hỏi liệu có thể được biết trong những ngày đầu tiên của thai kỳ nếu con mèo có thai hay không, cũng như có thể biết mà không cần đến bác sĩ thú y .

Trong hai tuần đầu tiên, sẽ không có triệu chứng rõ ràng của thai kỳ. Ngoài ra, như chúng tôi đã nói nếu cô ấy thường trốn khỏi nhà do nắng nóng, cô ấy sẽ ngừng làm việc đó sau vài ngày sau khi mang thai, nhưng một lần nữa nó lại xảy ra sau 15 ngày đầu tiên . Nói tóm lại, trước 15 ngày là không thể biết chắc chắn liệu con mèo của bạn có mang thai hay không và cách duy nhất bạn biết có hay không mà không đến bác sĩ thú y là chờ đợi đủ lâu để các triệu chứng bắt đầu rõ ràng, như sưng bụng, nhưng chưa bao giờ trước hai tuần đầu.

Thay đổi thể chất của một con mèo mang thai

Từ lúc cô mang bầu, cơ thể của mèo bắt đầu thay đổi để chuẩn bị cho toàn bộ quá trình mang thai, sinh nở và cho con bú và cũng để chăm sóc những chú chó con của chúng ngay khi chúng được sinh ra.

Trước tháng mang thai, những thay đổi về thể chất khó có thể được chú ý hoặc thậm chí chưa xuất hiện. Nhưng sau ba hoặc bốn tuần thai, chúng ta có thể nhận thấy những thay đổi trực quan dễ phát hiện. Vì vậy, các triệu chứng thể chất chính trong thai kỳ là:

Vú và núm vú: cả hai đều bị viêm, vì vậy chúng trông sưng và hồng. Ngực trở nên to hơn và núm vú thay đổi màu sắc vì chúng đang được sửa đổi để có thể sản xuất sữa sau khi sinh và những đứa trẻ có thể dễ dàng tìm thấy sự nuôi dưỡng của chúng. Vài ngày trước khi sinh, chúng đặc biệt sưng và có thể chúng lấy ra một ít sữa non, sữa mẹ đầu tiên.

Vulva: phần này của bộ phận sinh dục trở nên rõ ràng hơn vì nó viêm và mở rộng ra một chút.

Bụng: sau bốn tuần thai, bụng bắt đầu trở nên rõ ràng và từ lúc đó, nó sẽ trở nên nổi bật hơn, khiến lưng của nữ cong nhẹ xuống.

Ngay khi bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào một cách rõ ràng, chúng tôi khuyên bạn nên đi ngay đến bác sĩ thú y đáng tin cậy, họ sẽ xác nhận và họ sẽ bắt đầu theo dõi và các khuyến nghị cần thiết theo tình trạng sức khỏe của thú cưng của bạn.

Ngoài ra, trong bài viết khác này, chúng tôi giải thích mọi thứ về cách chăm sóc mèo mang thai của bạn.

Thay đổi hành vi của mèo mang thai

Song song với các triệu chứng thực thể, mèo mang thai của chúng ta sẽ bắt đầu có một số hành vi khác với các hành vi thông thường, đó là do hormone và các khía cạnh khác như bản năng. Vì vậy, để nhận ra nếu thú cưng của chúng ta mong đợi mèo con, chúng ta cũng nên xem xét các thay đổi khác nhau trong hành vi của điều này:

Thay đổi khẩu vị

Điều thông thường nhất là những ngày đầu tiên phụ nữ ăn ít và có thể, ngay cả khi cô ấy hỏi bạn và bạn đưa cho cô ấy món ăn yêu thích, cô ấy không có cảm giác thèm ăn. Sau một vài ngày bạn sẽ bắt đầu ăn uống bình thường trở lại và bạn sẽ tăng lượng thức ăn hàng ngày trong những tuần đầu tiên của thai kỳ và bạn sẽ phải cung cấp cho nó thức ăn rất bổ dưỡng như thức ăn đặc biệt cho mèo con. Với thai kỳ tiên tiến nhất và ruột lớn nhất sẽ bắt đầu ăn ít hơn, vì dạ dày sẽ hơi bị ép. Ngoài ra, một vài ngày hoặc một vài giờ trước khi giao hàng, bạn có thể ngừng ăn.

Ngủ nhiều hơn

Vì một thời gian ngắn sau lần gặp gỡ cuối cùng với một người đàn ông, nếu phụ nữ mang thai, hãy bắt đầu tìm kiếm sự nghỉ ngơi và yên tĩnh hơn. Trong thực tế, cô ấy sẽ thờ ơ hơn, cô ấy sẽ ngừng đi ra ngoài, cô ấy sẽ ngừng tìm kiếm vật nuôi khác hoặc những người trong nhà để chơi, cô ấy sẽ đi và tìm những nơi tốt đẹp và nóng để nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Do đó, việc mèo mang thai ít hoạt động hơn trước và ngủ nhiều giờ mỗi ngày là điều bình thường. Sự thay đổi này có thể rất đột ngột hoặc rất tiến bộ, nó sẽ phụ thuộc vào từng người.

Tình cảm hơn hoặc arisca

Một số con mèo trở nên bình tĩnh hơn trước và đòi hỏi nhiều hơn tình yêu của chúng tôi. Mặt khác, những người khác đi theo hướng ngược lại và thích dành nhiều thời gian một mình hơn là đi cùng, thậm chí là không lịch sự trước bất kỳ sự vuốt ve nào. Hành vi này có thể nhẹ hơn lúc đầu và khi mang thai tiến triển có thể được đánh dấu nhiều hơn, nhưng điều bạn phải suy nghĩ là điều này phụ thuộc hoàn toàn vào tính cách của mỗi người và cả mối quan hệ với những người sống với nó.

Triệu chứng của các vấn đề trong thai kỳ

Bạn không chỉ có thể nhận ra nếu con mèo của bạn đang chờ một lứa, bạn nên biết khi nào bạn cần đến bác sĩ thú y. Ngoài chuyến thăm để xác nhận rằng thú cưng của bạn đang mang thai và theo dõi bình thường bằng xét nghiệm máu và nước tiểu, siêu âm và tất cả các xét nghiệm mà chuyên gia tin rằng cần thiết, bạn sẽ có thể nhận ra một số triệu chứng của các vấn đề có thể xảy ra trong thai kỳ :

Chóng mặt

Buồn bã

Nôn

Tiêu chảy

Sốt

Không hoạt động quá mức

Giảm cân

Ngất xỉu

Chảy máu

Những dấu hiệu cho thấy việc mang thai không suôn sẻ, có thể được đưa ra một cách riêng biệt hoặc một số cùng nhau. Ngoài ra, một tín hiệu rõ ràng khác là việc sinh nở quá xa hoặc có sự phá thai tự nhiên của những chú chó con. Nếu bạn quan sát bất kỳ điều nào trong số những điều này, điều quan trọng là bạn phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ thú y càng sớm càng tốt và bạn kiểm tra thú cưng của mình, bằng cách này bạn sẽ chắc chắn rằng cả mèo con và cô ấy đều khỏe hoặc bạn có thể hành động càng sớm càng tốt nếu có vấn đề.

Làm thế nào để biết con mèo của tôi sẽ sinh con – triệu chứng

Mặc dù việc sinh thường sẽ diễn ra từ ngày 60, nhưng khi những tuần cuối cùng của thai kỳ bạn nên chú ý đến một số dấu hiệu cho thấy thời điểm sinh nở đã đến . Vì vậy, bạn có thể tham dự với thú cưng của bạn và liên hệ với bác sĩ thú y để giám sát việc sinh nở nếu có thể và kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ và con. Khi giao hàng gần, thậm chí hai ngày trước đó, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy những triệu chứng sau:

Nó sẽ bồn chồn và khó chịu, thậm chí nó sẽ kêu lên rất nhiều vì vậy bạn sẽ nghe thấy những tiếng rên rỉ, tiếng rên rỉ hoặc tiếng khóc, khi thời gian tiếp cận sẽ trở nên thường xuyên hơn.

Bắt đầu liếm bộ phận sinh dục rất thường xuyên và nhấn mạnh.

Bạn sẽ tìm một nơi để làm tổ để sinh con, một nơi an toàn mà bạn cũng có thể cho con bú một cách lặng lẽ. Thật tốt khi bạn biết trạng thái của mình và chuẩn bị một khu vực làm tổ với các vật liệu phù hợp và nằm ở một nơi tối ưu, để lại thức ăn, nước và hộp cát gần đó. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng giường ấm, hộp các tông, đệm, chăn và ga trải giường sạch sẽ.

Một vài giờ trước khi bắt đầu sinh con, con cái sẽ ngừng ăn do co thắt và khó chịu.

Nhiều con mèo thường cảnh báo, kêu meo hoặc gãi chân, những người sống với chúng và chúng rất tự tin, nhưng những con khác thích ở một mình và tách biệt ở nơi an toàn, vì vậy chúng không cảnh báo.

Bạn sẽ thấy rằng bạn có những cơn co thắt, bụng của thú cưng của bạn sẽ có những cơn co thắt mà bạn có thể nhìn thấy một cách hoàn hảo và điều đó sẽ ngày càng được theo dõi nhiều hơn.

Nó trục xuất các chất nhầy qua âm hộ, có màu hơi vàng hoặc trắng và điều này cho chúng ta biết rằng chuyển dạ bắt đầu.

Nhiệt độ của nó giảm xuống và nó có thể làm điều đó cho đến 36, 5-37 CC; Nhiệt độ bình thường của một con mèo trưởng thành là từ 38-39ºC.

Tại thời điểm này, những con chó con sẽ bắt đầu ra từng con một, bạn có thể phải giúp con mèo của bạn sinh con hay không, vì vậy thật tốt khi có sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa. Nếu các biến chứng không xảy ra, chúng ta phải để cô ấy làm mọi thứ một mình, đó là điều tự nhiên nhất có thể.

Hãy nghĩ rằng trong mỗi lứa thường có từ 1 đến 6 con chó con, nhưng có thể có nhiều hơn, vì vậy bắt buộc chúng ta phải có một ngôi nhà có trách nhiệm sẵn sàng chào đón tất cả những chú mèo con khi chúng sẵn sàng.

Suy Thận Độ 1 Nguy Hiểm Ra Sao? Làm Thế Nào Để Điều Trị Bệnh?

Suy thận độ 1 là giai đoạn bệnh suy thận mãn tính mới khởi phát. Do đó, các dấu hiệu nhận biết bệnh lý này vẫn chưa thực sự rõ ràng cho đến khi bệnh phát triển xấu. Vậy, suy thận 1 là gì? Tình trạng suy thận này có chữa khỏi được không? Điều trị như thế nào?

Suy thận độ 1 là gì? Biểu hiện ra sao?

Suy thận là bệnh lý nguy hiểm, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, tương ứng với tình trạng suy giảm chức năng thận. Bệnh suy thận thường được chia thành 5 giai đoạn, trong đó cấp độ 1 là tình trạng suy thận nhẹ nhất.

Các dấu hiệu của bệnh thường không thể hiện rõ ràng, do đó, rất ít người biết được mình đang mắc chứng bệnh này. Một số triệu chứng thường gặp ở người mắc chứng suy thận 1 bao gồm:

Cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, thiếu máu, chân tay uể oải.

Người xanh xao, nước tiểu thay đổi màu sắc trở nên đậm hơn hoặc nước tiểu có xuất hiện protein và hồng cầu.

Buồn nôn khi ăn, chán ăn.

2 bên sườn đau tức, đặc biệt là phần hố lưng.

Ngoài ra, để xác định chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cần tiến hành một số xét nghiệm để chẩn đoán người bệnh có đang mắc phải suy thận 1. Một số xét nghiệm và thông số kèm theo sau đây có thể cho thấy bạn đang bị suy thận ở cấp độ 1:

Nồng độ hemoglobin ở trong máu <130 mmol/l, hệ số thanh thải là 60-41ml/phút.

Siêu âm, chụp X quang và CT scan thấy thận có dấu hiệu bị tổn thương.

Suy thận độ 1 có nguy hiểm không? Suy thận độ 1 có chữa khỏi được không?

Suy thận độ 1 có hồi phục không chắc hẳn là mối quan tâm của nhiều người bệnh chẳng may mắc phải. Mặc dù suy thận ở cấp độ này là mức độ nhẹ nhưng chức năng của thận đã suy giảm dần dần và không thể hồi phục 100% như bình thường. Nếu phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tỷ lệ hồi phục chức năng thận có thể lên tới 90%.

Ngoài ra, điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp điều trị mới có thể biết được bệnh có phục hồi được hay không. Ở một số trường hợp, người bệnh chỉ có thể áp dụng một số biện pháp để làm chậm và kiểm soát sự phát triển của bệnh. Đồng thời, nếu không chữa trị kịp thời mà để bệnh tiến triển nặng hơn thì tính mạng của bệnh nhân có thể bị đe dọa.

Cách điều trị bệnh suy thận độ 1 hiệu quả

Việc điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào các nguyên nhân gây ra bệnh. Chính vì vậy, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để chỉ định phương pháp chữa bệnh phù hợp. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ được tùy chỉnh phác đồ hợp lý với tình hình tiến triển của bệnh.

Áp dụng các mẹo dân gian

Ở giai đoạn suy thận nhẹ, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để áp dụng một số mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà. Các bài thuốc này đều xuất phát từ thành phần thiên nhiên nên dễ kiếm, an toàn và dễ thực hiện, đồng thời hiệu quả mang lại cũng khá cao. Người bệnh cần kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định để mang lại hiệu quả cao.

Một số bài thuốc nam giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh và tăng cường hoạt động của chức năng thận người bệnh có thể tham khảo như:

Kim tiền thảo

Kim tiền thảo là bài thuốc quý được biết đến trong việc điều trị các bệnh lý về thận rất tốt. Thảo dược này còn có tên gọi khác như Mắt Trâu, Đậu Rồng, Bạch Nhĩ Thảo,…

Vị thuốc này có tính hàn, vị ngọt mặn, có khả năng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt và giải độc. Ngoài ra, kim tiền thảo còn chứa nhiều hoạt chất như Coumarin, Lysimachinae Christinae,… có vai trò đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể nhanh chóng.

Đỗ đen kết hợp với cỏ mực

Cây cỏ mực và đỗ đen là những vị thuốc quý có tác dụng chữa suy thận vô cùng hiệu quả. Cỏ mực có vị chua, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt và tăng cường chức năng thận. Còn đỗ đen có tính hàn, vị ngọt, đồng thời chứa nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể, bổ thận. Ngoài ra, đỗ đen cũng chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của người bệnh.

Sử dụng râu ngô, mã đề, rau má

Râu ngô, rau má, mã đề là các thảo dược phổ biến được sử dụng để điều trị các bệnh lý về thận. Các loại dược liệu này có tính bình, có khả năng lợi tiểu, thanh nhiệt và giải độc rất tốt. Chính vì vậy, người bệnh có thể kết hợp các nguyên liệu này nấu thành nước uống để điều trị suy thận cấp 1.

Suy thận độ 1 nên uống thuốc gì – Điều trị bằng thuốc Tây y

Ở giai đoạn đầu của bệnh, mục đích điều trị tập trung vào việc đảm bảo chức năng thận được duy trì tốt nhất có thể. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giúp kiểm soát nguyên nhân gây bệnh, hạn chế tối đa sự phát triển bệnh cũng như ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.

Các loại thuốc thường được kê đơn cho bệnh nhân suy thận giai đoạn 1 bao gồm:

Thuốc hạ đường huyết, khắc phục tình trạng cao huyết áp ở người bị suy thận do cao huyết áp hoặc tiểu đường.

Thuốc chống rối loạn toan kiềm natri, thuốc lợi tiểu Furosemid để hạn chế tình trạng phù nề, huyết áp cao.

Thuốc điều trị vấn đề thiếu máu như Sắt, thuốc tăng cường sức khỏe cho xương khớp như Vitamin D3.

Thuốc giúp hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ tim mạch.

Bệnh nhân cần tuân thủ theo mọi chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc để phòng ngừa tác dụng phụ. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện hiện tượng bất thường nào để xử lý nhanh chóng.

Các bài thuốc Đông y chữa suy thận

Trong Đông y, thận có chức năng nạp khí, chủ cốt tủy, tàng tinh và làm chủ việc sinh sản và lão hóa ở con người. Nguyên nhân gây ra tình trạng suy thận có thể là do thận hư tổn, tạng tỳ mất kiện vận hoặc lao động quá độ cũng như ngoại tà xâm nhập.

Đông y điều trị suy thận theo chứng bệnh, thông qua việc xác định các thể và triệu chứng bệnh cụ thể mà bệnh nhân mắc phải. Các bài thuốc Đông y thường mang lại hiệu quả chậm hơn các phương pháp điều trị khác nhưng vô cùng an toàn và có thể điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh.

Bài thuốc 1: Bài thuốc 2: Bài thuốc 3:

Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân suy thận độ 1 và phương án phòng ngừa bệnh

Người suy thận độ 1 nên ăn gì? Bệnh nhân nên bổ sung nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc vào thực đơn hàng ngày của mình.

Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, từ 2-3 lít nước để giúp thận hoạt động tốt hơn.

Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, muối, kali, natri, photphat.

Không ăn nội tạng động vật hoặc các loại thực phẩm chế biến sẵn để tránh gây ảnh hưởng đến chức năng của thận.

Người bệnh cần kiêng cữ các loại thực phẩm được chế biến nhiều gia vị hoặc cay nóng…

Không uống các chất kích thích và đồ uống có cồn như rượu bia, cà phê, trà đặc hoặc các loại chất kích thích khác.

Bệnh nhân nên sử dụng thuốc đúng giờ, đúng cách và đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về vào sử dụng để giảm đau.

Bệnh nhân cần kiểm soát tốt đường huyết và bệnh tiểu đường của mình để phòng ngừa nguy cơ mắc suy thận mãn tính.

Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm được tình trạng sức khỏe của cơ thể và phát hiện sớm nếu có bệnh.

Luyện tập các môn thể dục thể thao vừa sức như đi bộ, bơi lội, yoga… thường xuyên, đều đặn.