Top 7 # Kim Jong Un Bệnh Nặng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Ông Trump: ‘Nói Ông Kim Jong Un Bệnh Nặng Là Không Chính Xác’

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục bác bỏ các thông tin trên truyền thông nói Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đang bệnh nặng. Ông Trump trước đó cho biết có thể gọi cho Triều Tiên để hỏi thăm tình hình.

“Tôi nghĩ các bài báo đó không chính xác”, Tổng thống Trump nhấn mạnh trong cuộc họp báo ngày 23-4 (giờ Mỹ), tức sáng 24-4 theo giờ Việt Nam.

Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết ông đã nghe có người báo cáo rằng thông tin ông Kim Jong Un đang bệnh nặng thực chất là “dựa trên những tài liệu cũ rích”. Tổng thống Trump trước đó cho biết ông có thể sẽ gọi cho các quan chức Triều Tiên để hỏi thăm tình hình thực tế của ông Kim Jong Un.

“Chúng tôi có mối quan hệ khá tốt với Triều Tiên. Bản thân tôi cũng có mối quan hệ tốt với ông Kim Jong Un. Hi vọng ông ấy sẽ ổn”, ông Trump nhắn gửi qua truyền thông nhưng im lặng khi được hỏi đã gọi điện tới Bình Nhưỡng hay chưa.

Đây là lần thứ hai Tổng thống Trump lên tiếng về tình trạng sức khỏe của ông Kim Jong Un sau khi có các thông tin nói nhà lãnh đạo Triều Tiên đang trong tình trạng nguy hiểm hậu phẫu thuật. Hôm 21-4, ông Trump lập luận các thông tin ông Kim Jong Un nguy kịch vẫn chưa được xác nhận và khẳng định ông không có nhiều niềm tin vào những tin đồn kiểu này.

Hai nhà lãnh đạo đã gặp trực tiếp 3 lần vào các năm 2018, 2019 tại Singapore, Việt Nam và khu phi quân sự liên Triều cùng nhiều lần trao đổi thư từ.

Tình trạng sức khỏe của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un trở thành đề tài bàn tán, suy đoán khi ông liên tục vắng mặt trong những ngày gần đây, bao gồm cả ngày kỷ niệm sinh nhật của ông nội ông – lãnh tụ Kim Nhật Thành.

Tuy nhiên, theo Hãng tin Reuters, ông Kim Jong Un đã nhiều lần vắng mặt dài ngày trước đó và mỗi lần như vậy các tin đồn lại xuất hiện.

Một số quan chức an ninh Mỹ cho biết việc nhà lãnh đạo Triều Tiên thừa cân có thể dẫn tới một số vấn đề về sức khỏe, song bác bỏ khả năng ông bị đau tim hoặc gặp nguy hiểm sau phẫu thuật như một số tờ báo đã đưa tin.

BẢO DUY/TTO

Chuyện Gì Xảy Ra Nếu Kim Jong Un Qua Đời ?

Tin đồn hay sự thật ? Theo National Interest, cho dù sự vắng mặt của Kim Jong Un cho thấy có điều gì đó không ổn, thì sự cố dường như không lớn lắm, và cuộc sống ở Bắc Triều Tiên có thể tiếp tục như trước.

Các chính khách ở Mỹ và trên toàn châu Á đang quan tâm đến thông tin ” tình báo ” cho rằng ” Lãnh tụ tối cao ” Kim Jong Un (Kim Chính Ân) có thể ” đang trong tình trạng hết sức nguy hiểm “ sau một cuộc phẫu thuật tim. Bằng cớ chủ yếu là ông Kim không thể xuất hiện trong dịp lễ lớn ” Ngày của Mặt Trời ” thứ Tư tuần trước – ngày lễ sinh nhật của ông nội Kim Jong Un là “ Lãnh tụ vĩ đại ” Kim Il Sung (Kim Nhật Thành).

Sự vắng mặt của Kim Jong Un rất đáng chú ý. Ông Kim được trông thấy lần cuối cách đó bốn ngày, trong một hội nghị của đảng Lao Động Triều Tiên. Tuy nhiên tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chẳng mấy ai biết được sự thật, còn bên ngoài thì lo tìm kiếm những thông tin được hé lộ.

Có rất nhiều giả thiết được đưa ra, dựa theo một hay nhiều nguồn tin. Một số không đề cập đến vụ phẫu thuật, số khác cho biết các bác sĩ Pháp đã được mời sang để giải phẫu tim, cả giả thiết Kim Jong Un bị nhiễm virus corona chủng mới cũng được đưa ra.

Phủ tổng thống Hàn Quốc thông báo : ” Chúng tôi không có bất kỳ thông tin nào để xác nhận tin đồn về sức khỏe của chủ tịch Kim Jong Un như một số báo chí đã loan “. Tóm lại, chả ai biết.

Nhìn vào thì dường như không có chuyển động nào về phía quân đội hay lực lượng an ninh cho thấy một sự bất ổn chính trị hay đấu tranh quyền lực. Trong quá khứ, Kim Jong Un đã từng biến mất trong suốt 40 ngày, rồi sau đó tái xuất hiện với một cây gậy – ông ta đã được phẫu thuật chân.

Một sự chuyển giao quyền lực lần thứ ba không có họ nhà Kim ?

Trường hợp cha của ông thì trầm trọng hơn. Tháng 8/2008, Lãnh tụ kính yêu Kim Jong Il (Kim Chính Nhật), 66 tuổi, đã từng bị đột quỵ và không thể làm việc trong nhiều tháng trời. Người anh rể Jang Song Thaek đã xuất hiện xử lý công việc thay Kim Jong Il (Ông Jang sau đó đã bị Kim Jong Un xử tử, có thể là do mưu toan giành quyền lực).

Cho dù không có sự bất ổn nào trong lúc Kim Jong Il bị bệnh, có lẽ ông ta đã cảm thấy cái chết đến gần. Sau khi hồi phục, ông chỉ định Kim Jong Un làm người kế vị và bắt đầu sửa soạn cho việc nối ngôi. Kim con chỉ có vài năm để chuẩn bị trước khi Kim cha qua đời tháng 12/2011, và thời gian này rõ ràng chưa đủ. Sự chuyển giao quyền lực diễn ra êm thấm, và Kim Jong Un củng cố được quyền hành, mặc dù đa số những người hướng dẫn cho Jong Un do người cha chỉ định cuối cùng đều mất tích hoặc chết.

Việc chuyển giao quyền lực duy nhất trước đó tại Bắc Triều Tiên là vào năm 1994, khi Kim Il Sung qua đời. Ông ta không nối ngôi ai cả, mà được Liên Xô chỉ định. Vào cuối Đệ nhị Thế chiến, Hồng quân chiếm đóng nửa nước phía bắc bán đảo Triều Tiên, trước đó do quân Nhật chiếm giữ. Là thủ lãnh du kích có uy tín, Kim Il Sung siết chặt quyền kiểm soát và giữ được ngôi vị sau vụ xâm lăng miền nam bất thành. Nhờ có Trung Quốc can thiệp, ông củng cố quyền hành và sau đó khôn khéo hóa giải tất cả các lực lượng đối lập, đặc biệt là phe thân Trung và phe thân Nga, tiến tới nắm quyền tuyệt đối.

Kim Il Sung bắt đầu chuẩn bị cho con trai lên nối ngôi trong nhiều năm trời, qua việc hất cẳng những nhân vật đối lập tiềm năng, đưa Jong Il lên làm tổng bí thư đảng, nhờ đó có quyền bổ nhiệm các quan chức và điều hành đất nước. Kim Jong Il được chính thức chỉ định làm người kế vị vào năm 1980. Có tin cho rằng thực ra Jong Il đã nắm quyền rộng rãi thay cha từ trước đó, nhưng khó kiểm chứng những thông tin này.

Rõ ràng không có lực lượng nào chống lại Kim Jong Il sau cái chết của Kim Il Sung. Jong Il dành cho người em cùng cha khác mẹ – một đối thủ tiềm năng – một chế độ lưu đày sang trọng với việc cử đi làm đại sứ Bắc Triều Tiên lần lượt ở nhiều nước châu Âu. Chính sách ” quân đội trên hết ” của Kim Jong Il chừng như nhắm vào việc duy trì lòng trung thành của lực lượng có thể đe dọa chế độ của ông (và ông không hề có kinh nghiệm, khác với người cha).

Như vậy nếu Kim Jong Un qua đời hoặc trở nên tàn phế, lần đầu tiên Bắc Triều Tiên công khai có cuộc tranh giành quyền lực kể từ 72 năm qua (nếu tính cả thời kỳ Liên Xô chiếm đóng là 75 năm). Và đây sẽ là cuộc chuyển giao đầu tiên mà một thành viên của gia tộc có ít cơ hội chiến thắng.

Các con của Kim Jong Un còn quá nhỏ và không được công chúng biết tới. Vợ ông thường thấy xuất hiện, nhưng không có quyền lực chính trị nào. Người anh Kim Jong Chul (Kim Chính Triết) không hề có ý định chấp chính, thế nên Kim Jong Il mới chọn con trai út Kim Jong Un làm người kế vị.

Em gái của Jong Un, cô Kim Yo Jong (Kim Dư Chính) đóng vai trò quan trọng và mới được thăng chức, nhưng quyền lực của cô phụ thuộc vào người anh. Nếu Kim Jong Un qua đời, khó thể tin rằng cô có thể nhân cơ hội này bước lên ngôi vị cao nhất, đặc biệt là trong một xã hội trọng nam khinh nữ như Bắc Triều Tiên. Những người phụ nữ có ảnh hưởng chính trị quan trọng xưa nay đều là vợ hay chị, em gái của nhà lãnh đạo.

Nguy cơ đấu đá giữa các phe phái

Nếu không phải họ nhà Kim, thì là ai ? Cuộc chiến đấu sẽ rất dữ dội và khó đoán. Kim Jong Un thường xuyên cho luân chuyển và thay thế các nhân vật lãnh đạo đảng và quân đội, nhằm làm giảm nguy cơ tạo phản. Công khai trở thành nhân vật số hai có thể là một vinh dự đáng ngờ. Không có người kế vị rõ ràng, những lãnh đạo ngành an ninh có thể nắm lợi thế, tuy nhiên hệ thống này được tổ chức để mọi người kiểm soát lẫn nhau, cũng là để hạn chế mối đe dọa cho người lãnh đạo chính trị.

Ngay cả những nhân vật nhiều ảnh hưởng nhất cũng khó thể khóa chặt cánh cửa quyền lực. Sau khi Joseph Stalin chết năm 1953, các ủy viên Bộ Chính trị đã cùng nhau chống lại Lavrentiy Beria, người lãnh đạo bộ máy an ninh mật vụ từ nhiều năm, bị nghi là sẽ thâu tóm quyền hành. Phía quân đội cũng trợ giúp nhóm này.

Một sự lãnh đạo tập thể có thể diễn ra trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên dù mọi người mong như vậy hơn là độc tài cá nhân, theo với thời gian chế độ sẽ trở nên bất ổn. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên luôn chịu đựng sự thống trị của một con người duy nhất kể từ khi được thành lập cho đến nay. Ngay cả Hàn Quốc dân chủ cũng từng quen lệ thuộc vào một tổng thống có quyền uy bao trùm cả hệ thống. Hơn nữa, với tính chất toàn trị của chế độ Bắc Triều Tiên, những nhân vật có tham vọng chính trị phải dòm ngó ngôi vị cao nhất : đứng thứ nhì không thể an toàn !

Kết quả có thể là một cuộc chiến kéo dài đầy bất ổn. Cho dù người ta hy vọng vào một người kế vị tân tiến và tự do, đây là giả thiết ít có khả năng xảy ra nhất. Tốt nhất có thể là một sự chuyển đổi kéo dài, trong đó không ai mạo hiểm chọc giận các tầng lớp ăn trên ngồi trước và các phe phái thống trị, đừng nói gì đến việc có đủ thẩm quyền để áp đặt giải trừ vũ khí hoặc những cải cách khác gây bất bình. Điều này khiến cho các cuộc đàm phán Kim-Trump bị dở dang, không thể kết thúc được.

Trên thực tế, một sự kiện tương tự đã diễn ra vào năm 1994. Kim Il Sung sẽ phải gặp gỡ tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam (Kim Vịnh Tam). Tuy nhiên nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên qua đời hai tuần trước đó, và quan hệ giữa hai nước Triều Tiên nhanh chóng xấu đi. Kim Jong Il sau đó đã gặp người kế nhiệm tổng thống Kim Young Sam là ông Kim Dae Jung (Kim Đại Trung), nhưng cuộc tiếp xúc này không mang lại nhiều lợi ích về lâu về dài. Cuộc gặp thượng đỉnh sau đó với người kế nhiệm của ông Kim Dae Jung cũng vậy. Mười một năm trôi qua trước khi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh liên Triều giữa Kim Jong Un và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In.

Trường hợp xấu nhất trong chuyển đổi quyền lực là một cuộc đấu tranh kịch liệt giữa các phe phái, một sự sụp đổ thô bạo của hệ thống chính trị Bắc Triều Tiên. Kết quả là luồng người tị nạn ồ ạt, các vũ khí nguyên tử, hóa học và sinh học được buông lỏng, các trận đánh vượt ra ngoài biên giới và áp lực khiến cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều can thiệp. Cách đây bảy năm, chuyên gia Bruce Bennett khi chuẩn bị một báo cáo chi tiết cho Rand Corporation về khả năng Bắc Triều Tiên sụp đổ, đã cảnh báo : ” Có một khả năng hợp lý là chế độ toàn trị Bắc Triều Tiên sẽ kết thúc trong tương lai gần, và rất có thể kèm theo bạo lực, biến động đáng kể “.

Điều này có thể không tốt cho người dân Bắc Triều Tiên, nhưng một sự chuyển đổi lộn xộn lại còn tồi tệ hơn. Một sự sụp đổ chế độ không nhất thiết diễn ra một cách êm ái hay được thay thế bằng một chế độ khác hòa dịu hơn.

National Interest kết luận, bây giờ tất cả những gì người dân Bắc Triều Tiên cũng như thế giới có thể làm là chờ đợi. Và hy vọng rằng tập mới nhất của bộ phim đang diễn ra ở Bắc Triều Tiên kết thúc một cách hòa bình.

Xung Quanh Thông Tin Về Sức Khỏe Ông Kim Jong

Các thông tin nhà lãnh đạo hàng đầu của Bắc Triều Tiên Kim Jong-un “đang ở trong tình trạng nguy kịch sau khi trải qua phẫu thuật tim mạch”; ông Tống Đào (Song Tao), Trưởng Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dẫn một đội y tế đến Triều Tiên, rồi tin “bà Kim Yo Jong sẽ kế vị anh trai”…đang gây xôn xao trên mạng. Nhiều cơ quan truyền thông lớn đã tham gia vào bữa tiệc thông tin này. Tất cả các bên đều đang đặt câu hỏi, ông Kim Jong-un có thực sự bị bệnh nguy vì đau tim giống như cha và ông nội? Có đúng là tin tức về sự qua đời của ông sẽ được công bố vào ngày gần đây như một số phương tiện truyền thông lan truyền? Nếu ông qua đời, liệu bà Kim Yo-jong có lên thay?

Tin ông Kim Jong-un bệnh tình nguy cấp đến từ đâu?

Tin đưa sớm nhất về ông Kim Jong-un đã nguy cấp là của trang Daily NK của Hàn Quốc, cơ quan truyền thông chuyên đưa tin về tình hình nội bộ Triều Tiên. Trang tin này ngày 20/4 dẫn “các nguồn tin nội bộ ở Bắc Triều Tiên” nói, ông Kim Jong-un ngày 12/4 đang nằm ở bệnh viện gia đình họ Kim ở khu vực Myohyangsan (Diệu Hương Sơn) tỉnh Pyeong’anbuk-do (Bình An Bắc Đạo) sau khi trải qua phẫu thuật tim mạch. Hiện ông đang nghỉ ngơi trong biệt thự Hyangsan (Hương Sơn). Hầu hết các thành viên đội ngũ y tế tham gia phẫu thuật cho ông Kim Jong-un đã trở lại Bình Nhưỡng vào ngày 19/4, hiện chỉ còn một số ít người vẫn đang theo dõi sự phục hồi của ông.

Trang này cũng cho biết, hôm ông Kim Jong-un được mổ, một chiếc trực thăng đã bay ra khỏi Bình Nhưỡng và chiếc chuyên xa số 1 của Kim Jong-un cũng bị phát hiện có dấu hiệu di chuyển. Nói cách khác, Kim Jong-un rời Bình Nhưỡng sau khi tham dự cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên vào ngày 11/4 chỉ vài giờ trước khi trải qua ca phẫu thuật vào ngày 12/4.

Daily NK là một cơ quan truyền thông của những người đào thoát khỏi Triều Tiên có trụ sở tại Seoul, là trọng điểm đưa tin vụ ông Kim Jong-un đang được phẫu thuật và truyền thông Mỹ đã thực sự kích hoạt đưa tin rộng rãi về tình trạng nguy kịch của ông.

CNN ngày 20/4 đưa tin, “Chính phủ Hoa Kỳ đang theo dõi thông tin tình báo nói rằng Kim Jong-un đang nguy cấp (grave danger) sau khi trải qua phẫu thuật”. Đài truyền hình này cũng dẫn lời một quan chức Mỹ nói: “Tuy những lo ngại về sức khỏe của Kim Jong-un là đáng tin cậy, nhưng rất khó để đánh giá mức độ nghiêm trọng (của bệnh tình)”.

Sau đó, Bloomberg News cũng đưa tin ông Kim Jong-un bệnh nguy sau phẫu thuật, nhưng các cơ quan truyền thông đã trích dẫn các thông tin của Bloomberg News lại có sự khác biệt nhau.

Sau khi CNN, Bloomberg, Associated Press và các cơ quan truyền thông khác đưa tin, tin tức về ca phẫu thuật của Kim Jong-un và Kim Jong-un bệnh nguy đã được các cơ quan truyền thông quốc tế lớn đăng lại. Trọng điểm của các bản tin trên truyền thông là ngoài Kim Jong-un phẫu thuật và gặp nguy hiểm, tất cả họ đều cho rằng Kim Jong-un bị thừa cân nên mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não; việc ông không đến tham bái Taeyang Gungjeon (Cung điện Thái Dương) trên Geumsusan (Cẩm Tú Sơn) ngày 15/4 là rất không bình thường.

Ai đưa tin về Kim Yo-jong và Tống Đào đến Triều Tiên?

Sau đó, một số cơ quan truyền thông bắt đầu tập trung đưa tin Kim Yo Jong kế vị. Tiêu đề bài báo ngày 21/4 của VOA sử dụng cụm từ “Địa vị của người kế nhiệm Kim Yo Jong sắp ra mắt”.

Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản ngày 22/4 viết, Triều Tiên đã chuẩn bị để Kim Yo-jong chuẩn bị kế vị kể từ năm 2019 và chỉ ra vụ này có thể đang mở đường cho sự kế vị của bà. Bài báo trích dẫn các nguồn tin của Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản nói rằng Triều Tiên đã quyết định tại cuộc họp của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động năm 2019 rằng, một khi ông Kim Jong-un chết hoặc không thể thực hiện công việc lãnh đạo thì Kim Yo-jong sẽ lên thay.

Đài Deutsche Welle của Đức đề cập việc ông Kim Jong-un có ít nhất hai con, nhưng họ còn quá nhỏ để trở thành lãnh đạo quốc gia. Kim Jong-chul, người anh trai của Kim Jong-un, được đồn đại là không có hứng thú với chính trị và được biết đến như một kẻ ăn chơi ở Bình Nhưỡng. Mặc dù em gái của Kim Jong-un, bà Kim Yo-jong đã nhiều lần tham dự các sự kiện chính trị và ngoại giao cùng anh trai và được coi là người thân thiết với Kim Jong-un, nhưng bà chỉ mới 31 tuổi và e rằng kinh nghiệm chính trị còn thiếu.

Sự việc càng phát triển, đến ngày 22/4, một số cơ quan truyền thông còn đưa tin ông Tống Đào, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc đã dẫn đầu đội ngũ y tế 50 người đến Triều Tiên. Nhiều cơ quan truyền thông của người Trung Quốc ở nước ngoài như NTDTV và Apollo News đã đưa tin: trên Twitter ngày 21/4 có tin Tống Đào đã dẫn các chuyên gia từ Bệnh viện Phụ Ngoại và Bệnh viện Quân y 301 đáp chuyên cơ tới Triều Tiên.

Thông tin trên mạng xã hội Twitter cho thấy, tin tức về Tống Đào đi Triều Tiên được đưa bởi một tài khoản có tên “老灯@ laodeng89″, trong đó hiển thị địa chỉ IP là ở Mỹ. Video về chuyến đi tới Triều Tiên của Tống Đào được lưu hành trên Twitter đã được xác minh là video quay chuyến đi vào năm 2017, không phải là video về chuyến đi mới đây của ông tới Bình Nhưỡng.

Đến ngày 23/4, các thông tin trên Internet quanh tin đồn về ông Kim Jong-un nguy cấp đã tăng lên đáng kể với đủ loại tin đồn và giả thuyết chưa được xác nhận. Một bức ảnh được truyền bá rất nhiều là một ảnh đã được lưu hành trong các nhóm WeChat khác nhau ở Trung Quốc. Tin trong bức ảnh này viết: “Kim Jong-un phẫu thuật đặt stent tim thất bại, đã chết ngày 22/4; ngày mai (23/4) sẽ được chính thức đưa tin”. Sự thật là cho đến hôm nay, cũng không có thông tin chính thức nào bất thường về ông Kim Jong-un cả.

Truyền thông đặt câu hỏi nghi vấn

Reuters ngày 21/4 dẫn lời một quan chức của Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc nói rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un được cho là không bị bệnh nặng.

Đài Deutsche Welle ngày 23/4 cho biết ông Ra Jong-yil, cựu Phó giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc, cho rằng các phương tiện truyền thông chính thức của Triều Tiên lần này đã không ngay lập tức ra mặt bác bỏ hoặc phủ nhận các thông tin bên ngoài là điều không bình thường. “Trước đây, truyền thông Bắc Triều Tiên thường phản ứng rất nhanh chóng trước các thông tin về nhà lãnh đạo Triều Tiên. Mặc dù Ra Jong-yil đồng ý rằng sự im lặng của Bắc Triều Tiên là không bình thường, nhưng ông cũng cho rằng các nguồn tin của CNN về ông Kim Jong-un bệnh nguy và tại sao Kim Jong-un không được điều trị ở Bình Nhưỡng là “đáng nghi ngờ”.

VOA đã đưa trong một bản tin rằng một người giấu tên gần gũi với chính phủ Hàn Quốc nói rằng nơi đó (Myohyangsan) không phù hợp để phục hồi các bệnh nhân vừa trải qua một ca phẫu thuật tim. “Họ có ba cơ sở y tế chính ở Bình Nhưỡng dành cho nhà lãnh đạo tối cao và các nhà lãnh đạo cấp cao sử dụng. Tôi rất nghi ngờ việc ông ấy (Kim Jong Un) phẫu thuật tim ở đó”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/4 nói, ông gần đây đã nhận được một “tin nhắn tốt đẹp” (nice note) từ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Nhà Xanh của Hàn Quốc ngày 19/4 nói ông Trump đã thông báo trước cho người Hàn Quốc trước khi công khai tin tức về tin nhắn của Kim Jong-un.

Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Nga đã lên tiếng

Trong khi dư luận tiếp tục sôi động, nhiều phóng viên truyền thông đã yêu cầu một số quan chức quốc gia chứng minh tin ông Kim Jong-un đang trong tình trạng nguy kịch.

Nhà Xanh – Phủ Tổng thống Hàn Quốc ngày 21/4 đã tuyên bố về vấn đề sức khỏe của ông Kim Jong-un, bày tỏ cho đến hiện tại, chưa phát hiện bất kỳ động thái bất thường nào trong nội bộ Triều Tiên. Người phát ngôn của Nhà Xanh, ông Kang Min-seok nói: “Hiện tại tôi không có bất kỳ thông tin nào về việc sức khỏe của Kim Jong-un có vấn đề gì hay không”.

Các quan chức cấp cao của Nhà Xanh tiết lộ rằng có thông tin về thành phố nơi Kim Jong-un và những người thân của ông hiện đang ở không có dấu hiệu nào cho thấy sức khỏe ông có gì khác thường. “Đảng Lao động Triều Tiên, Quân đội và Nội các đều không có dấu hiệu gì khẩn cấp. Kim Jong-un dường như vẫn hoạt động bình thường. Một số người đã quan sát thấy Kim Jong-un có thể đang ở khu vực Myohyangsan”.

Một số quan chức chính phủ Hàn Quốc nói không có bất kỳ động tĩnh bất thường nào ở Triều Tiên và tin tức về sức khỏe của Kim Jong-un không phải là sự thật. Cố vấn an ninh của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, ông Moon Chung-in cũng nói rằng ông chưa nghe thấy bất kỳ tin tức nào về sức khỏe của Kim Jong-un.

Nhà Xanh tuyên bố trong thông tin báo chí vào ngày 23/4 rằng ông Chung Eui-yong, giám đốc Cục An ninh Quốc gia, đã chủ trì cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Hội đồng An ninh Quốc gia, xác nhận rằng không có bất kỳ chuyển động bất thường nào ở Triều Tiên.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói tại cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 21/4,: “Tôi đã xem một số bản tin, nhưng tôi không biết nguồn tin của họ lây từ đâu. Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là những nước láng giềng hữu hảo liền núi liền sông. Trung Quốc mong muốn hợp tác với Triều Tiên để thúc đẩy quan hệ Trung – Triều không ngừng phát triển”.

Tổng thống Mỹ Trump ngày 21/4 đã trả lời về sức khỏe của Kim Jong-un, tại một cuộc họp báo: “Mặc dù có tin ông ấy (Kim Jong-un) bị bệnh nặng, nhưng không ai có thể xác nhận tin này. Nếu đúng như tin tức nói (ông Kim Jong-un) đang trong tình trạng nghiêm trọng, thì tôi chúc ông ấy hồi phục nhanh chóng”.

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien khi được hỏi về người thừa kế của Kim Jong-un trong một cuộc họp báo vào ngày 21/4 đã nói rằng giả thiết cơ bản là có thể là ai đó trong gia đình Kim Jong-un. “Tuy nhiên, còn quá sớm để nói về vấn đề này, vì chúng tôi chưa biết tình hình của Chủ tịch Kim ra sao, chúng tôi phải chờ xem tình hình sẽ phát triển như thế nào”.

Tại một cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Mỹ vào ngày 22/4, khi nói về tình trạng sức khỏe của Kim Jong-un, ông John E. Hyten, Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Lầu Năm Góc nói: “Những gì tôi có thể nói với bạn là, về mặt tin tình báo, tôi không có gì để xác nhận hay phủ nhận về điều này”, “Tôi cho rằng ông Kim Jong-un vẫn hoàn toàn kiểm soát lực lượng hạt nhân và lực lượng quân sự của Triều Tiên “.

Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov hôm 21/4 nói, Điện Kremlin đã xem các tin tức trên truyền thông về bệnh tình của ông Kim Jong-un, nhưng ông không biết mức độ phù hợp của các tin tức với thực tế và đang chờ các thông tin chính thức.

Các thông tin chính thức về ông Kim Jong-un của Triều Tiên không hề dừng lại. Tờ Rodong Sinmun của Đảng Lao động Triều Tiên ngày 12/4 đưa tin rằng Kim Jong-un đã chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị vào ngày 11/4. Ngày 17/4 báo này đưa tin ông Kim Jong-un đã gửi quà sinh nhật cho một cụ già 100 tuổi ở huyện Ko’pong, tỉnh Chagang; ngày 18/4 đưa tin ông Kim Jong-un đã gửi điện cho Tổng thống Syria Bashar Assad vào ngày 17/4 để chúc mừng kỷ niệm 74 năm độc lập của Syria; ngày 23/4 lại đưa tin ông Kim Jong-un đã trao đổi điện với Tổng thống Syria Assad trong ngày 22/4.

Tóm lại, từ các thông tin trên có thể thấy rằng tin đồn về ông Kim Jong-un nguy cấp sau phẫu thuật là do các tin từ cơ quan truyền thông của những người Triều Tiên đào thoát sang Hàn Quốc đưa ra và các cơ quan truyền thông Mỹ đã trích dẫn lời các quan chức Mỹ tuyên truyền, được báo chí đưa tin đẩy lên cao trào. Khác với sự sôi động trên báo chí, tiếng nói chính thức của các quốc gia khác nhau có vẻ tỉnh táo, hợp lý hơn.

3 Bệnh Nhân Nặng Mắc Covid

Theo Tiểu Ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19, hiện tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng gồm: Bệnh nhân 20, bệnh nhân 161 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và bệnh nhân 91 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh đã có tiến triển.

Bệnh nhân 20 (bác ruột bệnh nhân 17) đang thở máy qua ống mở khí quản, phổi còn tổn thương nhưng oxy hóa máu đã cải thiện. Tim còn rối loạn nhịp, nhưng mức độ nhẹ hơn, huyết áp ổn định, tri giác tốt, giao tiếp được, không phù, đi tiểu nhiều. Bệnh nhân ăn qua ống thông dạ dày, không trào ngược, không có tình trạng xuất huyết, không sốt.

Bệnh nhân 161 còn thở máy qua ống mở khí quản, thông khí 2 bên rõ, phổi tiến triển tốt, ngày qua tiếp tục cho bệnh nhân tập tự thở qua máy. Tim mạch bình thường, huyết áp bình thường. Gọi hỏi bệnh nhân có giao tiếp chậm, ăn tiêu qua sonde, không có biểu hiện xuất huyết, không sốt.

Bệnh nhân 91 không sốt, thở máy. Không chảy máu mũi miệng, hút đàm có ít máu; tiểu nhiều 3000ml/24 giờ. Vấn đề hiện tại: Rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn. X-Quang phổi không tổn thương xấu thêm.

Hiện, cả nước còn 45 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị tại 8 cơ sở y tế, trong đó: 39 bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương; 4 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh; 2 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện tuyến huyện.

Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với virus SARS-CoV-2 là 3 ca; số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 8 ca. Tính đến 6h sáng nay, Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới.

Số ca mắc COVID-19 ở Việt Nam. Ảnh: BYT

Khi dịch bệnh bùng phát mạnh, nhu cầu sử dụng máy thở tăng cao, khả năng đáp ứng máy thở sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, khả năng sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài cũng không đủ cung ứng nhu cầu các nước trên thế giới, gây khó khăn cho việc đặt mua máy thở của Việt Nam từ nước ngoài.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao một số doanh nghiệp trong nước đã tích cực, khẩn trương nghiên cứu, sản xuất các trang thiết bị y tế phòng chống dịch như camera đo thân nhiệt từ xa, máy thở. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, cần nhanh chóng chuẩn bị đủ các trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh, đặc biệt là máy thở, sẵn sàng các phương án ứng phó, kể cả với tình huống xấu nhất.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế rà soát lại toàn bộ số lượng các loại máy thở hiện đang sử dụng và dự trữ, đồng thời đánh giá đầy đủ nhu cầu máy thở cho các kịch bản và xây dựng kế hoạch huy động, đặt hàng sản xuất mới. Bộ Y tế chủ động phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất máy thở trong nước để chủ động trong nghiên cứu và sản xuất; nghiên cứu kiến nghị của các doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ sản xuất máy thở trong nước như ban hành tiêu chuẩn về máy thở, hỗ trợ thiết bị đo lường, thực hiện thủ tục thông quan và miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu để sản xuất máy thở.

Từ đó, Bộ Y tế sẵn sàng đào tạo, tập huấn cho đội ngũ nhân lực sử dụng, vận hành máy thở; chủ động phương án cung ứng các nguyên liệu, phụ tùng thay thế trong quá trình sử dụng máy thở đảm bảo an toàn tuyệt đối.