Top 11 # Không Có Triệu Chứng Nghén Khi Mang Thai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Triệu Chứng Nghén Khi Mang Thai

Nghén là hiện tượng không mấy dễ chịu mà phần lớn các mẹ bầu phải trải qua, đặc biệt là những tháng đầu của thai kỳ. Nghén đôi khi chỉ đơn giản là cảm giác khó chịu, buồn nôn hay đặc biệt thèm món ăn nào đó, nhưng cũng có khi trầm trọng hơn với việc nôn ói liên tục, sợ mùi thức ăn, thậm chí không thể ăn được gì… Phần lớn những bà bầu, tình trạng nghén sẽ không kéo dài quá tuần 12 đến 14 của thai kỳ, tuy nhiên có một số ít trường hợp nghén có thể kéo dài suốt thai kỳ.

NGUYÊN NHÂN CỦA NGHÉN

Khi mang thai bánh nhau tiết ra nội tiết tố hCG (Human chorionic Gonadotropin) giúp duy trì thai kỳ. Chính nội tiết tố hCG là nguyên nhân khiến người phụ nữ xuất hiện những triệu chứng nghén. Những người phụ nữ mang song thai hoặc thai trứng, nồng độ hCG cao nên triệu chứng ốm nghén thường trầm trọng hơn. Khi thai ngưng phát triển, sẩy thai, nồng độ hCG giảm xuống nên triệu chứng nghén cũng sẽ đột ngột kết thúc. Ngoài ra, progesterone trong thai kỳ giúp tử cung giảm co thắt duy trì thai kỳ suốt 9 tháng 10 ngày, không bị sẩy thai, không sinh non. Và cũng chính progesterone này làm giảm co thắt của cơ trơn đường tiêu hóa (bao tử, ruột non, ruột già, trực tràng). Đây là nguyên nhân khiến cho người phụ nữ mang thai hay bị đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, táo bón… Hơn nữa, nội tiết tố thai kỳ cũng làm tăng tiết dịch vị nên nhiều người phụ nữ mang thai có những triệu chứng giống như viêm bao tử (nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua…).

Ngoài ra, khi mang thai, mũi bạn trở nên cực kỳ nhạy cảm về mùi. Chính điều này khiến những mùi vốn bình thường trở nên khó chịu và ngược lại.

NGHÉN ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN BÉ?

Dù các triệu chứng nghén rất khó chịu và phiền phức, nó lại không gây hại đến các mẹ bầu hay em bé trong bụng. Ở một khía cạnh nào đó, nghén thậm chí còn là dấu hiệu tốt cho thấy nội tiết tố đủ để duy trì thai kỳ. Trên thực tế, những thai phụ bị nghén ít có nguy cơ sẩy thai hơn so với những người không hề nghén (tuy nhiên, điều này không có nghĩa những bà mẹ không nghén thì có vấn đề về mặt sức khỏe).

Vitamine B6 có thể giúp giảm triệu chứng nghén

Phần lớn phụ nữ mang thai sẽ không bị nghén suốt cả thai kỳ. Các triệu chứng thường xuất hiện từ tuần thứ 6 của thai kỳ, giảm dần và biến mất sau 14 tuần. Trong thời kỳ bị ốm nghén, cũng hiếm phụ nữ nào bị “hành” suốt cả ngày, triệu chứng ốm nghén thường nặng vào buổi sáng khi mới ngủ dậy. Mẹ bầu hãy tranh thủ khoảng thời gian mình cảm thấy dễ chịu nhất để ăn uống, nghỉ ngơi – những điều mà có thể bạn khó làm được lúc bị nghén.

Tuy nhiên, những thay đổi đột ngột về tình trạng nghén có thể là dấu hiệu cho thấy có sự bất ổn nào đó mà bạn cần quan tâm:

– Nếu các triệu chứng nghén của bạn quá tồi tệ, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của bạn, thì bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt. Đây có thể là dấu hiệu của thai trứng: có đầy đủ dấu hiệu mang thai như mất kinh, thử thai ghi nhận hai vạch nhưng không có phôi trong túi thai, gai nhau thoái hóa thành những túi nhỏ giống túi trứng. Phụ nữ mang thai trứng thường có triệu chứng nghén nặng do lượng nội tiết tố hCG tăng cao gấp nhiều lần so với mang thai bình thường.

– Nếu triệu chứng nghén của bạn bỗng nhiên biến mất một cách đột ngột, nên đi khám và siêu âm kiểm tra. Vì có thể thai nhi ngưng phát triển.

– Triệu chứng nghén nặng và kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, đôi khi cần phải nuôi ăn bằng cách truyền dịch (chỉ áp dụng đối với những trường hợp không thể ăn uống được).

LÀM SAO ĐỂ GIẢM NHẸ CÁC TRIỆU CHỨNG NGHÉN?

Mẹ bầu không thể tránh khỏi việc bị nghén trong thai kỳ, nhưng có những cách để giảm bớt sự khó chịu do các triệu chứng nghén gây ra.

– Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Điều này sẽ giúp dạ dày bạn dễ chịu vì không bị quá no, cũng không bao giờ để dạ dày trong tình trạng trống rỗng.

– Tránh nằm hay ngồi một chỗ sau khi ăn. Đi dạo sau mỗi bữa ăn, hít thở không khí trong lành sẽ giúp bạn sảng khoái hơn.

– Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, ăn chậm rãi, nhai kỹ: điều này làm cho thức ăn dễ tiêu hóa, không gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Các món ăn nhiều gia vị, đậm mùi cũng có thể khiến bạn khó chịu, nên tốt nhất hãy chọn loại càng ít gia vị càng tốt.

– Siêng ăn vặt: những món ăn vặt như bánh quy, trái cây, sữa chua, phô mai, các loại hạt (hạt dẻ, hạt điều, hạt óc chó…) đều là những loại thức ăn vặt rất tốt cho thai phụ. Đừng quên mang chúng trong giỏ xách để có thể lấy ra nhấm nháp bất cứ khi nào bạn cảm thấy đói. Một chiếc bao tử trống rỗng sẽ khiến cơn nghén của bạn trở nên rất tệ đấy.

– Tránh thức ăn hay mùi vị mà bạn không thích: nếu bạn không thể uống sữa dành cho các bà bầu, hãy thay thế bằng sữa tươi. Nếu bạn không chịu được mùi thịt nướng, hãy dùng các món ăn khác mà bạn thích.

– Đừng quên uống nhiều nước, đặc biệt là vào giữa những bữa ăn. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều nước trong cùng một lần, bởi điều này sẽ gây ra cảm giác no bụng, khiến bạn không muốn ăn thêm.

– Uống nước chanh ấm hoặc nước gừng ấm có thể sẽ giúp xoa dịu cơn nghén của bạn. Một số sản phụ cũng thấy rằng nước được làm mát hoặc nước khoáng có gas giúp họ dễ chịu hơn.

MỘT SỐ LƯU Ý

– Tình trạng nghén ở các bà bầu không hề giống nhau. Một số mẹ bầu có nguy cơ nghén bao gồm:

– Người mang đa thai. Bởi nồng độ nội tiết tố cao hơn, tình trạng nghén của họ cũng nghiêm trọng hơn.

– Người thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng.

– Người có mẹ hay chị em gái cũng bị nghén.

– Khi tình trạng nghén khiến bạn không ăn uống tốt, các viên uống vitamin có thể giúp bổ sung dưỡng chất còn thiếu, đặc biệt vitamine B6 có thể giúp giảm triệu chứng nghén..

– Các triệu chứng nghén có thể rất khó chịu và phiền phức, nhưng bạn cần giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ trong suốt thai kỳ. Chính vì vậy, hãy thư giãn, nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và đừng quên vận động thường xuyên.

– Bạn không cần phải cố ép mình phải chịu đựng những thứ khiến bạn không nuốt nổi chỉ vì mong muốn thực hiện một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho bé yêu. Bạn có thể linh hoạt lựa chọn những món khác thay thế.

– Khi bạn bị nghén ở lần mang thai này, không có nghĩa bạn sẽ bị nghén ở lần mang thai tiếp theo và ngược lại.

– Nếu tình trạng nghén quá nhiều không thể ăn được, có thể tạm thời ngưng ăn để dạ dày nghỉ ngơi và nuôi ăn đường tĩnh mạch vài ngày (truyền dịch).

Cách Làm Giảm Triệu Chứng Ốm Nghén Khi Mang Thai

Ốm nghén là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai chứ không phải bệnh tật nên không cần điều trị gì đặc biệt. Tuy nhiên, ốm nghén khiến chị em mệt mỏi, có người không ăn được gì, cũng chẳng làm được gì, ai cũng muốn giai đoạn “khủng khiếp” này chóng qua đi.

Nguyên nhân gây ốm nghén

– Tăng cảm giác về mùi làm bạn khó chịu và khiến bạn ốm và mệt mỏi.

– Dạ dày nhạy cảm

– Mang thai đôi, ba.

– Từng bị ốm nghén trong thai kỳ trước đó.

– Tiền sử bị chứng đau nửa đầu.

– Nếu mẹ hoặc chị em gái từng bị ốm nghén, bạn có nhiều khả năng bị ốm nghén.

Triệu chứng chung nhất của nghén là cảm giác buồn nôn và nôn, nhiều nhất là vào bu ổi sáng sớm hay những khi cảm thấy đói.

Nghén còn biểu hiện dưới hình thức thèm ăn một cái gì đó (có người thèm ăn chua, có người thèm ăn ngọt, thậm chí có người còn thèm ăn cả đất,…). Trong thời kỳ mang thai, cơ thể thiếu chất gì thì bà mẹ mang thai thường thèm ăn chất đó.

Nhiều phụ nữ mang thai chỉ thèm ngủ, gọi là “nghén ngủ”. Những người nghén ngủ có thể ngủ cả ngày mà vẫn thấy chưa đủ.

Một số biện pháp khắc phục ốm nghén

– Gừng, bạc hà và chanh tươi là những phương thuốc tự nhiên tốt giúp làm giảm tác động của ốm nghén. Uống nước pha gừng, bạc hà, nước chanh hay ăn các thực phẩm chứa gừng và chanh có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn.

– Luôn mang theo bánh quy, hoặc những thức ăn vặt như nho khô, bim bim, sữa chua để ăn mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.

– Sử dụng các thực phẩm giảm triệu chứng ốm nghén: Chuối, bơ, củ đậu, mẹ, khoai loang, cam buổi, bí đao, gừng, chanh…

-Nên uống nước thường xuyên để đề phòng tình trạng mất nước do nôn ói. Uống bất cứ thứ gì mà dạ dày thai phụ chấp nhận được; nước lọc, nước trái cây, sữa… Uống nửa giờ trước hoặc sau khi ăn, không uống trong khi ăn và nhớ phải uống từng ngụm nhỏ. Tuy nhiên cần tránh những loại đồ uống chứa caffein như cà phê và rượu.

– Bạn nên ăn nhạt, và ăn đồ ăn dễ tiêu hoá, ăn thực phẩm ít dầu mỡ là cách tốt nhất khi bạn đang ốm nghén. Không bắt ép mình ăn những thực đơn dinh dưỡng bắt buộc, cố gắng ăn món yêu thích và phù hợp cho bà bầu

– Nên chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn theo nhiều bữa trong ngày. Tránh ăn quá nhiều khi bạn đang đói. Vì vậy bạn nên dừng ăn khi thấy gần no.

-Tránh các sản phẩm có mùi nồng như nước hoa, chất khử mùi, nước xịt phòng, tẩy rửa. Luôn giữ cho nhà cửa thoáng đãng và vệ sinh và tránh nơi ngột ngạt. Thỉnh thoảng nên đi bộ và hít thở không khí trong lành.

– Sử dụng tinh dầu: Tinh dầu hoa oải hương có thể giúp bạn ngủ ngon, bạc hà có thể giảm buồn nôn.

– Ngủ đủ giấc vì khi thiếu ngủ khiến cho tình trạng ốm nghén tồi tệ hơn.

-Đeo vòng tay chống say tàu xe.

-Nếu bạn quá đau đớn và mệt mỏi hãy đến nhờ bác sĩ kê toa. Loại thuốc phổ biến nhất là Zofran, ngoài ra còn nhiều loại thuốc khác nữa.

– Đối với một số mẹ, sử dụng các phương pháp bấm huyệt trên cổ tay có thể có tác dụng tốt. Hãy tham khảo ý kiến của các y sĩ về các phương pháp này nếu hữu ích.

Thai nghén có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi?

Các bà mẹ thường lo sợ hiện tượng thai nghén có thể gây bất lợi cho sự phát triển của các bé. Với các biểu hiện buồn nôn hay kén ăn, họ băn khoăn không biết các bé có được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng trong các trường hợp thai nghén bình thường, thai nhi sẽ tự biết hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ. Chỉ trong những trường hợp nghiêm trọng như nôn mửa quá nhiều và không thể ăn uống thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm các loại vitamin hay nhập viện để theo dõi khi khẩn cấp.

Đối với hầu hết phụ nữ, tình trạng ốm nghén chỉ làm cho họ mệt mỏi. Sau ba tháng đầu tiên, bạn không tăng cân, không thể hấp thụ bất cứ thức ăn và loại nước uống nào, có thể có nguy cơ bị các biến chứng khác nhau.

Những Câu Hỏi Thường Về Triệu Chứng Bị Ốm Nghén Khi Mang Thai

Giải đáp 9 câu hỏi thường gặp về ốm nghén thai kỳ

1. Tại sao phụ nữ mang thai lại bị ốm nghén?

Bà bầu 3 tháng đầu sẽ gặp phải triệu chứng ốm nghén, buồn nôn, nôn ói khi mang thai. Vậy nguyên nhân khiến bà bầu bị ốm nghén là gì?

– Do Hormone nội tiết ß hCG (Human chorionic gonadotropin): khi mang thai, hormone nội tiết ß hCG tăng cao gấp 2 lần bình thường dẫn đến triệu chứng buồn nôn, nôn ói khi mang thai.

– Do sự nhạy cảm của khứu giác: Bà bầu mang thai 3 tháng đầu khi ngửi thấy các mùi lạ như khói thuốc, nước hoa, xăng dầu, đồ chiên, rán…đều cảm thấy buồn nôn, khó chịu. Các chuyên gia cho rằng, có một mối liên hệ mật thiết giữa khứu giác với hormone estrogen ở nữ giới. Khi mang thai 3 tháng đầu, hormone này ở nữ giới sẽ tăng gấp lên cũng là lúc khứu giác của bà bầu nhậy cảm hơn với các mùi lạ.

Ngoài các nguyên nhân chính trên, phụ nữ mang thai bị ốm nghén có thể do một số nguyên nhân khác như:

Mang đa thai.

Mẹ có tiền sử ốm nghén ở lần mang thai trước

Bị say xe, say sóng…

Gia đình đã có lịch sử bị nghén.

2. Ốm nghén từ tuần thứ mấy? Ốm nghén bao lâu thì hết?

Triệu chứng ốm nghén ở bà bầu thường bắt đầu trước tuần thứ 9 của thai kỳ, sớm nhất là từ tuần thứ 4 – 6 của thai kỳ và triệu chứng sẽ thuyên giảm sau 3 tháng đầu của thai kỳ và biến mất sau khoảng 14 tuần (trong tam cá nguyệt thứ 2). Tuy nhiên, có một số mẹ bị ốm nghén nặng có thể sẽ mất thêm một tháng nữa mới có thể thoải mái được, có khi kéo dài suốt cả thai kỳ.

Tình trạng ốm nghén khi mang thai khiến mẹ cảm thấy mỏi mệt, nhiều mẹ thắc mắc không biết ốm nghén là tốt hay xấu?. Ốm nghén thông thường được cho là không có hại. Về mặt sinh học thì thai nghén có tác dụng bảo vệ thai nhi. Còn các chuyên gia thì cho rằng, ốm nghén khi mang thai là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, các nội tiết tố tăng cao được cho là để bảo vệ thai nhi khi còn rất non, yếu.

Về mặt thực tế thì tình trạng ốm nghén khiến mẹ bầu phải hạn chế ăn nhiều loại thực phẩm. Chính điều này giúp mẹ có thể tránh được các truy cơ truyền bệnh qua đường thức ăn. Ngoài ra, bà bầu ốm nghén thường ít sảy thai hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ốm nghén trở nên nghiệm trọng khi mẹ có các biểu hiện nôn ói quá nhiều mà không thể ăn uống được gì thì hãy đến gặp ngay các bác sỹ chuyên khoa để được khám, điều trị, chăm sóc cũng như xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng tốt, đảm bảo dinh dưỡng khi ốm nghén thai kỳ.

4. Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu buồn nôn và nôn khi mang thai không gây hại tới sức khoẻ của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các mẹ cần tìm cách khắc phục tình trạng bằng cách bổ sung cho cơ thể đủ nước và điện giải để không bị mất nước, giảm cân quá mức. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của thai nhi khi sinh. Mất nước quá mức có thể dẫn tới tình trạng rối loại tuyến giáp, nước ối.

5. Ốm nghén nên và không nên ăn gì?

Để giảm triệu chứng ốm nghén khi mang thai, thực phẩm chính là phương thuốc hiệu quả, dinh dưỡng và an toàn nhất cho mẹ bầu giúp thuyên giảm và điều trị triệu chứng ốm nghén thai kỳ. Một câu hỏi được đặt ra là mẹ bầu nên và không nên ăn gì trong giai đoạn này. Blog Mẹ Yêu Con cũng đã có một bài đánh giá rất chi tiết, các mẹ có thể tham khảo ở đường link phía dưới ⤵️⤵️⤵️⤵️

Bà bầu bị ốm nghén nên làm gì để cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn? Blog cũng đã có bài chia sẻ 6 mẹo nhỏ giúp điều trị triệu chứng ốm nghén hiệu quả ⤵️⤵️⤵️⤵️. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị ốm nghén nặng thì hãy đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.

Giai đoạn đầu mang thai, do sự thay đổi của hormone HCG trong máu khiến bà bầu xuất hiện những dấu hiệu khác so với bình thường như buồn nôn, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, chán ăn, mệt mỏi, khó chịu…Đây là những triệu chứng mà các mẹ gói đó là ỐM NGHÉN.

Tuy nhiên, có mẹ thắc mắc sốt có là một triệu chứng của ốm nghén không? Bà bầu bị ốm nghén có bị sốt không? Câu trở lời và: Sốt không nằm trong danh sách các triệu chứng của ốm nghén. Sốt là một trong những phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng. Khi bà bầu bị sốt, nhiệt độ của cơ thể tăng cao hơn mức bình thường (36.5 độ C – 37 độ C) có thể sẽ đi kèm với một số triệu chứng khác của ốm nghén như đã được liệt kê ở trên khiến các mẹ nhầm tưởng.

Viêm nhiễm đường tiết niệu, cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc nhiễm trùng túi ối…là một trong số những nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt khi mang thai. Giai đoạn này, sức đề kháng của cơ thể không được tốt như bình thường cùng với thể trạng yếu trong giai đoạn ốm nghén là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh tấn công.

SỐT có ảnh hưởng tới thai nhi không? Mức độ ảnh hưởng của sốt còn phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ và nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt. Nếu mẹ chỉ sốt ở mức độ nhẹ khi nhiệt độ cơ thể chỉ cao hơn mức bình thưởng khoảng 0,5 độ thì sẽ ít ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé. Tuy nhiên, nếu mẹ sốt từ 38 độ trở lên và kéo dài sẽ là rất nguy hiểm cho bé, điều này có thể gây ra một số vấn đề như: doạ sảy thai, mẹ đẻ non, bị nhiễm khuẩn huyết thai kỳ hay có thể để lại những di tật cho bé…Điều này còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mẹ. Bởi vậy, nếu không được điều trị kịp thời thì SỐT nặng rất nguy hiểm tới sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi.

8. Ốm nghén có bị đau đầu không?

Nguyên nhân khiến bà bầu 3 tháng đầu bị đau đầu là do:

Do sự thay đổi hormone khiến bà bầu bị ốm nghén, xáo trộn tuần hoàn máu.

Do chế độ ăn uống không lành mạnh (uống quá nhiều caffein) tác động tới hệ thần kinh hay việc để cơ thể bị đói.

Thông thường, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu sẽ bị đau nửa đầu và vai gáy. Triệu chứng này là rất tự nhiên khi mang thai tuy nhiên mẹ cũng nên theo dõi, thăm khám tình trạng bệnh để tránh cách biến chứng không mong muốn.

Ngoài những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau đầu trên, còn một số nguyên nhân khác như:

Do stress, mệt mỏi

Do thiếu ngủ, thường xuyên phải hoạt động, làm việc quá sức

Do uống không đủ nước để bổ sung lượng nước thiếu hụt trong giai đoạn ốm nghén.

Do hạ đường huyết.

9. Phân biệt ốm nghén nặng và nhẹ

Đối với các mẹ bầu bị ốm nghén nhẹ thì tình trạng buồn nôn sẽ chỉ thoáng qua một hoặc hai lần trong ngày mà thôi. Còn đối với các mẹ bầu ốm nghén nặng thì cơn buồn nôn sẽ kéo dài hàng giờ mỗi ngày và có thể xảy ra tình trạng nôn ói thường xuyên.

Lưu ý: Việc điều trị tình trạng ốm nghén của bà bầu còn phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của ốm nghén tới cuộc sống, sinh hoạt, sức khoẻ của mẹ chứ không nằm ở vấn đề ốm nghén nặng hay ốm nghén nhẹ.

Nguồn TK:

– Vinmec: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/om-nghen-buon-non-va-non-khi-mang-thai-luc-nao-se-bat-dau/

– Huggies: https://www.huggies.com.vn/mang-thai/tam-ca-nguyet-dau-tien/co-thai-bao-lau-om-nghen-cach-giam-cac-trieu-chung-om-nghen

– chúng tôi https://yeutre.vn/bai-viet/om-nghen-va-tat-tan-tat-nhung-dieu-ban-nhat-dinh-phai-biet.23616/

Triệu Chứng Khi Mới Mang Thai

Triệu chứng khi mới mang thai điển hình nhất

Xuất hiện các dấu hiệu lạ trên cơ thể như

Màu sắc âm đạo và âm hộ thay đổi bất thường: Âm hộ và âm đạo thường có màu sắc hồng, tuy nhiên nó sẽ chuyển sang màu tím hay đỏ thẫm khi thai kỳ tiến triển. Sự thay đổi này là do sự gia tăng lượng máu được cung cấp tới các mô ở khu vực này.

Nếu chị em đang ở thời điểm mà lẽ ra là chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo, sẽ có thể nhận thấy một số thay đổi trong dịch tiết âm đạo. Cụ thể dịch tiết âm đạo sẽ nhiều hơn trong thai kỳ. Điều này là vô hại, và nó không khác gì so với thời gian trước khi chị em có thai.

Xuất hiện các đốm dịch: Bạn có thể thấy có đốm dịch màu hồng nhạt hay nâu trong quần lót, hoặc cảm thấy bị chuột rút nhẹ. Hầu hết các chuyên gia không xác định được chính xác nguyên nhân gây ra những đốm này trong thời kỳ đầu nữ giới mang thai, nhưng có khả năng nó là do trứng đã được thụ tinh làm tổ trong tử cung, hay các hormone kiểm soát trong chu kỳ kinh nguyệt gây ra.

Đau ngực: Đây cũng là một trong các triệu chứng khi mới mang thai khá chính xác. Khi nữ giới mang thai trong khoảng 1 – 6 tuần đầu sẽ có dấu hiệu đau tức và căng cứng ngực.

Tắc kinh nguyệt: Theo thống kê, tất cả nữ giới mang đều bị mất kinh nguyệt tạm thời trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, mất kinh cũng có thể là do một số nguyên nhân khác như stress, mất cân bằng hormone, đau ốm, bệnh tật hay dị ứng thực phẩm hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc mà chị em đang sử dụng. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn thì mất kinh chính là một hiện tượng có thai đáng tin cậy.

Ốm nghén: Hiện tượng ốm nghén có thể bắt đầu hai tuần sau khi thụ thai thành công, nghĩa là khi đó bạn đã thực sự mang thai bốn tuần. Những, bạn sẽ thấy cảm giác ốm nghén thường xuyên hơn khi thời kỳ mang thai sau khoảng sáu tuần. Cảm giác buồn nôn xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày và cả đêm.

Thay đổi cảm giác thèm ăn: Cảm giác chán ăn thường là triệu chứng khi mới mang thai phổ biến hơn, nhất là nếu bạn bị ốm nghén. Chị em nên chọn ăn các thực phẩm giúp giảm bớt cảm giác ốm nghén thay vì các thực phẩm mà bạn thèm ăn. Chị em có thể không chịu được mùi vị của những món ăn vẫn thường ăn, không thích những thứ có vị và mùi đặc biệt, chẳng hạn như trà, rượu, cà phê, gia vị hay những loại thực phẩm chiên và trứng.

Mệt mỏi: Chị em đang mang thai có thể thấy triệu chứng khi mang thai là mệt mỏi ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ. Họ cũng có thể cảm thấy muốn khóc và rất dễ xúc động, nhưng đôi khi lại rất phấn chấn. Mệt mỏi mặc dù không phải là một dấu hiệu riêng biệt nhưng lại phổ biến khi nữ giới mang thai, thường đi kèm với tình trạng ốm nghén.

Tính khí thất thường: Khi mang thai ở tuần đầu tiên hay trong cả quá trình mang thai, thì lượng hormone trong cơ thể bị thay đổi làm cho tâm trạng của chị em trở nên thất thường hơn. Nhiều người trước khi mang thai ít nói, hiền nhưng sau khi mang thai lại có thể thay đổi hẳn tính khí dễ bị kích thích, dễ bị kích động, dễ vui nhưng cũng dễ buồn. Cũng có những chị em hay quên, bị giảm sút trí nhớ trầm trọng, lúc thì ngủ li bì, lúc thì mất ngủ dài, rất dễ nóng giận, bứt rứt khó chịu trong người.

Khướu giác nhạy đến không ngờ: Khi mang thai, nữ giới trở nên cực kỳ thính mũi và rất nhạy cảm với các mùi, dù đó là mùi thuốc bạn ghét hay mùi một loài hoa yêu thích nào đó , bạn đều có thể ngửi được từ xa. Chính sự thay đổi về lượng hormone của thai kỳ đã cho bạn sự trải nghiệm mới mẻ và thú vị về mùi này.

Mùi hương của cam thảo, bạc hà, oải hương và gừng sẽ rất dễ chịu cho bạn đấy. Trường hợp bạn cảm thấy buồn nôn khi ở trong phòng, hãy cố gắng mở cửa số để cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời nên lưu ý với người thân và bạn bè về một số mùi khiến bạn khó ở để được hỗ trợ tốt nhất.

Triệu chứng khi mang thai ngoài tử cung chị em cần cảnh giác

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, thai ngoài tử cung là hiện tượng thai nhi nằm ngay chỗ nối giữa vòi trứng và tử cung vô cùng nguy hiểm vì rất khó chẩn đoán được sớm, nếu thai vỡ sẽ khiến thai phụ mất nhiều máu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản sau này cũng như tính mạng của bản thân.

Một số triệu chứng khi mang thai ngoài tử cung chị em cần đặc biệt cảnh giác bao gồm:

Chậm kinh: Chị em có dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt không đều như khi có thai bình thường, nếu thử nước tiểu cũng cho thấy triệu chứng mang thai, thậm chí chị em cũng có thể gặp các dấu hiệu ốm nghén.

Đau bụng: Tình trạng đau bụng thường là do hiện tượng căng giãn quá mức của vòi trứng. Chị em thường có biểu hiện đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn, cơn đau có thể giảm tạm thời với những thuốc giảm đau tuy nhiên sẽ đau trở lại sau khi thuốc giảm đau hết tác dụng. Một số trường hợp, có chị em còn có cảm giác đau vùng vai, là vì có hiện tượng tích tụ dịch hoặc máu trong ổ bụng, gây ra phản xạ trên thần kinh vùng bụng và làm đau vai.

Chảy máu âm đạo: Triệu chứng khi mới mang thai ngoài tử cung này xuất hiện muộn hơn, lượng máu ra ít và có màu đen sẫm, kéo dài. Có lúc chảy máu xuất hiện gần với ngày hành kinh, làm cho chị em nhầm tưởng là mình đang có kinh, hoặc đang bị rong kinh nên chủ quan không đi thăm khám.

Mang thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này, làm chị em phụ nữ bị vô sinh hiếm muộn mà nó còn có thể đe dọa tới tính mạng của thai phụ nếu không được xử lý kịp thời. Vì thế, riêng với triệu chứng khi mới mang thai ngoài tử cung thì chị em cần bắt buộc đi thăm khám để được nghe chỉ dẫn cụ thể từ các bác sĩ chuyên khoa

Những lưu ý khi thấy triệu chứng khi mới mang thai

Theo các chuyên gia phụ khoa, nếu chị em thấy mình xuất hiện các triệu chứng khi mang thai, để chắc chắn hãy tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa như thử máu, thử nước tiểu, siêu âm…để chắc chắn việc mang thai là có thật, và thai đã làm tổ trong tử cung hay chưa.

Nếu mang thai mà đang mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa thì chị em nên thực hiện chữa bệnh ngay, tránh kéo dài và ảnh hưởng tới thai nhi cũng như việc sinh nở về sau.

Hãy tìm hiểu các kiến thức về việc mang thai, những điều cần kiêng, chế độ ăn uống, những vi chất cần bổ sung…. Để đảm bảo sức khỏe cho thai phụ và thai nhi.

Hãy chú ý trong việc trang điểm, làm tóc, dùng thuốc,….hạn chế tiếp xúc với chất hóa học độc hại.

Cần đi siêu âm thai theo định kỳ để nắm được sự phát triển của thai nhi, giúp sàng lọc những bất thường và xử lý chúng.

Tại Phòng khám Đông Phương, chúng tôi đang áp dụng nhiều ưu đãi cho các gói khám thai định kỳ tổng quát chính xác và nhanh chóng. Nếu bạn muốn được các chuyên gia phụ khoa uy tín của chúng tôi tư vấn các kiến thức thai kỳ cần thiết cũng như triệu chứng khi mới mang thai thì hãy gọi ngay tới số 0962.299.497 hoặc chát tư vấn trực tuyến với chuyên gia của chúng tôi.