Top 12 # Không Có Triệu Chứng Gì Khi Mang Thai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Làm Gì Khi Gặp Triệu Chứng Chuột Rút Khi Mang Thai

Triệu chứng chuột rút khi mang thai là gì?

Ở tháng thứ 3 của thai kỳ, các chị em sẽ thường gặp phải những cơn chuột rút ở vùng bắp chân hoặc cẳng chân, gây ra những đau đớn nhất định. Tình trạng chuột rút này sẽ còn kéo dài và có dấu hiệu nặng hơn khi bụng bầu ngày càng lớn.

Biểu hiện cụ thể của hiện tượng này có thể kể đến như: các mẹ bầu cảm thấy đau nhói một cách đột ngột và rõ ràng, cảm giác như xuất hiện một khối u ngay dưới da của vùng bị chuột rút.

Chuột rút trong thai kỳ sẽ tự biến mất sau khoảng thời gian nhất định. Trên thực tế, tình trạng này được xem là những biểu hiện bình thường khi mang thai, hầu như thai phụ nào cũng khó tránh khỏi, tuy nhiên, nếu đi kèm những dấu hiệu sau, các chị em cần đến các cơ sở y tế nhằm có sự hỗ trợ cần thiết:

Chuột rút đi kèm với ửng đỏ và sưng tại khu vực xuất hiện tình trạng này

Cơn đau xảy ra thường xuyên và không tự phục hồi được

Xảy ra hơn 6 cơn đau trong vòng 1 tiếng

Chuột rút, co thắt đi kèm với cơn đau bụng dữ dội, buồn nôn và sốt

Chưa có một nghiên cứu nào chứng minh rõ ràng được nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng chuột rút trong thai kỳ. Có thể là khi mang thai, cơ chân của các mẹ bầu phải mang một khối lượng quá tải, hoặc cũng có thể do kích thước tử cung lớn dần, gây chèn ép lên tĩnh mạch và khiến máu không thể về tim nên làm xuất hiện tình trạng này.

Có nhiều cách mà mẹ bầu có thể lựa chọn áp dụng, nhằm giảm thiểu tình trạng chuột rút khi mang thai , có thể kể đến như:

Ngâm chân bằng nước ấm

Rửa và ngâm chân bằng nước ấm mỗi tối trước khi đi ngủ, đi kèm với đó là một vài thao tác massage nhẹ nhàng duy trì trong khoảng 10 – 15 phút được xem là phương pháp cực kỳ hữu hiệu, giúp ngăn ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai.

Tập thể dục và vận động nhẹ thường xuyên

Các mẹ bầu cần cực kỳ lưu ý, trong suốt giai đoạn mang thai, không nên ngồi hoặc đứng quá lâu vì như thế sẽ tăng nguy cơ chuột rút. Thay vào đó, chị em có thể thực hiện tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng, duy trì khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày.

Việc vận động nhẹ không chỉ đem lại tác dụng trong việc thư giãn, tạo cảm giác thoải mái trong giai đoạn mang thai mà nó còn giúp cải thiện tình trạng chuột rút rõ rệt.

Sau cả ngày làm việc, các mẹ bầu có thể dành thời gian để thư giãn cho bản thân kết hợp với đó là các thao tác massage cho đôi chân, giúp cơ thể được thả lỏng và nhẹ nhàng hơn.

Khi tiến hành massage, các mẹ nên thực hiện từ đùi đến bắp chân, sau đó đến mắt cá chân và ngón chân nhằm tăng sự lưu thông máu, khắc phục triệt để tình trạng chuột rút đầy khó chịu.

Triệu Chứng Khi Mới Mang Thai

Triệu chứng khi mới mang thai điển hình nhất

Xuất hiện các dấu hiệu lạ trên cơ thể như

Màu sắc âm đạo và âm hộ thay đổi bất thường: Âm hộ và âm đạo thường có màu sắc hồng, tuy nhiên nó sẽ chuyển sang màu tím hay đỏ thẫm khi thai kỳ tiến triển. Sự thay đổi này là do sự gia tăng lượng máu được cung cấp tới các mô ở khu vực này.

Nếu chị em đang ở thời điểm mà lẽ ra là chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo, sẽ có thể nhận thấy một số thay đổi trong dịch tiết âm đạo. Cụ thể dịch tiết âm đạo sẽ nhiều hơn trong thai kỳ. Điều này là vô hại, và nó không khác gì so với thời gian trước khi chị em có thai.

Xuất hiện các đốm dịch: Bạn có thể thấy có đốm dịch màu hồng nhạt hay nâu trong quần lót, hoặc cảm thấy bị chuột rút nhẹ. Hầu hết các chuyên gia không xác định được chính xác nguyên nhân gây ra những đốm này trong thời kỳ đầu nữ giới mang thai, nhưng có khả năng nó là do trứng đã được thụ tinh làm tổ trong tử cung, hay các hormone kiểm soát trong chu kỳ kinh nguyệt gây ra.

Đau ngực: Đây cũng là một trong các triệu chứng khi mới mang thai khá chính xác. Khi nữ giới mang thai trong khoảng 1 – 6 tuần đầu sẽ có dấu hiệu đau tức và căng cứng ngực.

Tắc kinh nguyệt: Theo thống kê, tất cả nữ giới mang đều bị mất kinh nguyệt tạm thời trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, mất kinh cũng có thể là do một số nguyên nhân khác như stress, mất cân bằng hormone, đau ốm, bệnh tật hay dị ứng thực phẩm hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc mà chị em đang sử dụng. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn thì mất kinh chính là một hiện tượng có thai đáng tin cậy.

Ốm nghén: Hiện tượng ốm nghén có thể bắt đầu hai tuần sau khi thụ thai thành công, nghĩa là khi đó bạn đã thực sự mang thai bốn tuần. Những, bạn sẽ thấy cảm giác ốm nghén thường xuyên hơn khi thời kỳ mang thai sau khoảng sáu tuần. Cảm giác buồn nôn xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày và cả đêm.

Thay đổi cảm giác thèm ăn: Cảm giác chán ăn thường là triệu chứng khi mới mang thai phổ biến hơn, nhất là nếu bạn bị ốm nghén. Chị em nên chọn ăn các thực phẩm giúp giảm bớt cảm giác ốm nghén thay vì các thực phẩm mà bạn thèm ăn. Chị em có thể không chịu được mùi vị của những món ăn vẫn thường ăn, không thích những thứ có vị và mùi đặc biệt, chẳng hạn như trà, rượu, cà phê, gia vị hay những loại thực phẩm chiên và trứng.

Mệt mỏi: Chị em đang mang thai có thể thấy triệu chứng khi mang thai là mệt mỏi ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ. Họ cũng có thể cảm thấy muốn khóc và rất dễ xúc động, nhưng đôi khi lại rất phấn chấn. Mệt mỏi mặc dù không phải là một dấu hiệu riêng biệt nhưng lại phổ biến khi nữ giới mang thai, thường đi kèm với tình trạng ốm nghén.

Tính khí thất thường: Khi mang thai ở tuần đầu tiên hay trong cả quá trình mang thai, thì lượng hormone trong cơ thể bị thay đổi làm cho tâm trạng của chị em trở nên thất thường hơn. Nhiều người trước khi mang thai ít nói, hiền nhưng sau khi mang thai lại có thể thay đổi hẳn tính khí dễ bị kích thích, dễ bị kích động, dễ vui nhưng cũng dễ buồn. Cũng có những chị em hay quên, bị giảm sút trí nhớ trầm trọng, lúc thì ngủ li bì, lúc thì mất ngủ dài, rất dễ nóng giận, bứt rứt khó chịu trong người.

Khướu giác nhạy đến không ngờ: Khi mang thai, nữ giới trở nên cực kỳ thính mũi và rất nhạy cảm với các mùi, dù đó là mùi thuốc bạn ghét hay mùi một loài hoa yêu thích nào đó , bạn đều có thể ngửi được từ xa. Chính sự thay đổi về lượng hormone của thai kỳ đã cho bạn sự trải nghiệm mới mẻ và thú vị về mùi này.

Mùi hương của cam thảo, bạc hà, oải hương và gừng sẽ rất dễ chịu cho bạn đấy. Trường hợp bạn cảm thấy buồn nôn khi ở trong phòng, hãy cố gắng mở cửa số để cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời nên lưu ý với người thân và bạn bè về một số mùi khiến bạn khó ở để được hỗ trợ tốt nhất.

Triệu chứng khi mang thai ngoài tử cung chị em cần cảnh giác

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, thai ngoài tử cung là hiện tượng thai nhi nằm ngay chỗ nối giữa vòi trứng và tử cung vô cùng nguy hiểm vì rất khó chẩn đoán được sớm, nếu thai vỡ sẽ khiến thai phụ mất nhiều máu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản sau này cũng như tính mạng của bản thân.

Một số triệu chứng khi mang thai ngoài tử cung chị em cần đặc biệt cảnh giác bao gồm:

Chậm kinh: Chị em có dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt không đều như khi có thai bình thường, nếu thử nước tiểu cũng cho thấy triệu chứng mang thai, thậm chí chị em cũng có thể gặp các dấu hiệu ốm nghén.

Đau bụng: Tình trạng đau bụng thường là do hiện tượng căng giãn quá mức của vòi trứng. Chị em thường có biểu hiện đau bụng âm ỉ ở một bên vùng bụng dưới rốn, cơn đau có thể giảm tạm thời với những thuốc giảm đau tuy nhiên sẽ đau trở lại sau khi thuốc giảm đau hết tác dụng. Một số trường hợp, có chị em còn có cảm giác đau vùng vai, là vì có hiện tượng tích tụ dịch hoặc máu trong ổ bụng, gây ra phản xạ trên thần kinh vùng bụng và làm đau vai.

Chảy máu âm đạo: Triệu chứng khi mới mang thai ngoài tử cung này xuất hiện muộn hơn, lượng máu ra ít và có màu đen sẫm, kéo dài. Có lúc chảy máu xuất hiện gần với ngày hành kinh, làm cho chị em nhầm tưởng là mình đang có kinh, hoặc đang bị rong kinh nên chủ quan không đi thăm khám.

Mang thai ngoài tử cung vô cùng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sau này, làm chị em phụ nữ bị vô sinh hiếm muộn mà nó còn có thể đe dọa tới tính mạng của thai phụ nếu không được xử lý kịp thời. Vì thế, riêng với triệu chứng khi mới mang thai ngoài tử cung thì chị em cần bắt buộc đi thăm khám để được nghe chỉ dẫn cụ thể từ các bác sĩ chuyên khoa

Những lưu ý khi thấy triệu chứng khi mới mang thai

Theo các chuyên gia phụ khoa, nếu chị em thấy mình xuất hiện các triệu chứng khi mang thai, để chắc chắn hãy tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa như thử máu, thử nước tiểu, siêu âm…để chắc chắn việc mang thai là có thật, và thai đã làm tổ trong tử cung hay chưa.

Nếu mang thai mà đang mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa thì chị em nên thực hiện chữa bệnh ngay, tránh kéo dài và ảnh hưởng tới thai nhi cũng như việc sinh nở về sau.

Hãy tìm hiểu các kiến thức về việc mang thai, những điều cần kiêng, chế độ ăn uống, những vi chất cần bổ sung…. Để đảm bảo sức khỏe cho thai phụ và thai nhi.

Hãy chú ý trong việc trang điểm, làm tóc, dùng thuốc,….hạn chế tiếp xúc với chất hóa học độc hại.

Cần đi siêu âm thai theo định kỳ để nắm được sự phát triển của thai nhi, giúp sàng lọc những bất thường và xử lý chúng.

Tại Phòng khám Đông Phương, chúng tôi đang áp dụng nhiều ưu đãi cho các gói khám thai định kỳ tổng quát chính xác và nhanh chóng. Nếu bạn muốn được các chuyên gia phụ khoa uy tín của chúng tôi tư vấn các kiến thức thai kỳ cần thiết cũng như triệu chứng khi mới mang thai thì hãy gọi ngay tới số 0962.299.497 hoặc chát tư vấn trực tuyến với chuyên gia của chúng tôi.

Bị Sởi Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không

Bị sởi khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Khi bị sởi, hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm nên rất dễ mắc phải một số bệnh lý như: Viêm phổi, viêm đường tiết niệu… Đặc biệt, bệnh viêm phổi sẽ khiến việc cung cấp oxy cho thai nhi gặp trở ngại – điều này rất dễ dẫn đến tình trạng suy tim, dị dạng ở thai nhi.

Cấu trúc virus gây bệnh sởi

Khi mẹ bầu bị sởi kèm theo sốt sẽ khiến thân nhiệt tăng cao, dao động ở mức từ 39 – 40 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ buồng tử cung bao giờ cũng cao hơn thân nhiệt từ 1 – 1,5 độ C. Điều này đồng nghĩa với việc, thai nhi phải sống trong môi trường có nhiệt độ cao từ 40 – 41,5 độ C. Mức nhiệt cao này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, dễ gặp nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu.

Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của bệnh sởi đến thai nhi còn phụ thuộc vào số tuần tuổi của bào thai. Bị sởi lúc mang bầu có thể gặp một số tác động, ảnh hưởng cụ thể như:

Khi mang thai bị bệnh sởi dễ gặp biến chứng nguy hiểm

– Trong 3 tháng đầu thai kỳ: Người mẹ mắc bệnh sởi thì tỷ lệ thai nhi bị dị dạng rất cao. Một số trường hợp nếu may mắn, đứa trẻ sinh ra không bị dị tật thì cũng dễ bị suy dinh dưỡng, hay ốm đau, hệ miễn dịch kém,…

– Trong ba tháng giữa thai kỳ: Nếu người mẹ bị sởi thì tỷ lệ dị dạng thai nhi thấp, nhưng khả năng sinh non lại rất lớn.

– Trong ba tháng cuối thai kỳ bà bầu bị sởi, tỷ lệ dị dạng hầu như không còn nhưng lúc này vẫn có thể xảy ra nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu, sẽ rất nguy hiểm.

Cách phòng tránh bệnh sởi khi mang thai

– Tiêm vắc xin phòng sởi trước 3 tháng khi mang thai là cách tốt nhất giúp cơ thể mẹ bầu chống lại virus gây bệnh sởi.

– Vệ sinh thân thể, nhà ở, nơi làm việc, học tập,… luôn sạch sẽ để loại bỏ các tác nhân, mầm mống gây bệnh.

Tiêm vắc xin sởi là cách phòng bệnh tốt nhất hiện nay

– Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang y tế, bạn nên vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với người bị sởi.

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn để loại bỏ các vi khuẩn, virus gây hại.

– Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch cho cơ thể. Nhất là trong giai đoạn mang thai.

– Thể dục nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút để tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch cơ thể.

– Luôn đảm bảo mắt, mũi, họng được sát trùng bằng nước muối sinh lý.

– Hạn chế và không nên tiếp xúc với người mắc bệnh sởi và các bệnh truyền nhiễm khác.

– Nếu bị sốt, cần đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và có phương án xử lý kịp thời, phù hợp nhằm hạn chế cũng như những biến chứng nguy hiểm.

– Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Hỗ trợ điều trị sởi an toàn, hiệu quả bằng sản phẩm thảo dược

Bệnh sởi hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, với những người bình thường, việc điều trị sẽ đơn giản hơn so với phụ nữ mang thai. Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh khi đang mang thai, ngoài việc tiêm phòng trước khi có dự định sinh con, thì giải pháp lựa chọn các phương pháp hỗ trợ điều trị sởi an toàn, cho hiệu quả cao như sử dụng sản phẩm bôi da nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên được giới chuyên gia đánh giá cao. Hiện nay, nhiều chuyên gia khuyên mọi người, nhất là các mẹ bầu nên sử dụng ngay sản phẩm

Có được công dụng tốt như vậy là nhờ, gel Subạc chứa thành phần chính là kết hợp với các dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, thu nhỏ ổ loét, nhanh liền sẹo khác như: Chitosan, dịch chiết neem (xoan Ấn Độ), đã tạo nên một công thức độc đáo, giúp đẩy nhanh quá trình hỗ trợ điều trị sởi cho trẻ em, phụ nữ mang thai hay bất kì đối tượng nào bị bệnh. Khi bôi gel Subạc, người mắc sẽ cảm thấy dễ chịu và tổn thương da mau lành, sức khỏe nhanh chóng được cải thiện. Sản phẩm gel Subạc an toàn với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và thân thiện với sức khỏe con người. Đồng thời, giúp tái tạo da, ngăn ngừa sẹo trong những trường hợp bị bỏng nhẹ, các vết thương do côn trùng cắn,…

Gel Subạc giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị virus sởi an toàn và hiệu quả

Cảm nhận của người dùng sau khi vượt qua bệnh ngoài da do virus

Lời khuyên của chuyên gia: “Khi mắc các tổn thương ngoài da do virus, bạn nên sử dụng gel Subạc để đem lại hiệu quả tốt” – Để hiểu rõ hơn về tác dụng của gel Subạc và cách cải thiện sởi, mời bạn nghe tư vấn từ TS.Nguyễn Thị Vân Anh trong tại video này:

Bệnh sởi khi mang thai dễ gây những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi, chính vì vậy, bạn hãy áp dụng các cách phòng ngừa như đã nêu trên. Nếu chẳng may mắc sởi khi mang thai, bạn đừng quá lo lắng vì đã có sự đồng hành của gel Subạc giúp cải thiện virus sởi hiệu quả, an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Phù Nề Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?

Phù nề khi mang thai là hiện tượng xảy chủ yếu trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, khiến không ít mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.

Mang thai là một quá trình dài mà người mẹ sẽ trải nghiệm được hết những thay đổi của cơ thể từ khi em bé bắt đầu thành hình cho đến khi con lớn dần. Cũng như ốm nghén, phù nề khi mang thai là một trong những vấn đề phổ biến mà rất nhiều thai phụ phải đối mặt.

Tần suất chân phù nề khi mang thai

Mặc dù phù nề khi mang thai khá phổ biến, tuy nhiên mức độ sưng phù còn tùy từng người, thời điểm trong ngày và thời tiết. Đôi khi chân sẽ phù to hơn vào buổi tối và những khi nhiệt độ tăng cao. Ngoài ra tình trạng sưng quanh mắt cá, bàn chân và bắp chân cũng có thể nghiêm trọng hơn vào những tháng cuối thai kỳ. Ngoài phù nề chân thì ngực, môi, mũi, mặt phù nề khi mang thai cũng là hiện tượng mà các mẹ cần hết sức lưu ý.

Phù nề khi mang thai là hiện tượng phổ biến

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến độ sưng phù khi mang thai:

Thời tiết nắng nóng khiến tình trạng sưng phù nặng hơn

Ăn mặn khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều muối, gây nên hiện tượng trữ nước

Đứng trong thời gian dài làm máu và chất lỏng khó lưu thông, dồn nhiều xuống chân

Chế độ ăn uống thiếu kali khiến mẹ bầu bị phù nề

Hoạt động thể chất liên tục cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng sưng phù trầm trọng hơn

Uống cà phê hoặc các thức uống chứa caffeine thường xuyên.

Nguyên nhân phù nề khi mang thai

Theo các bác sĩ cho biết, trong thời kỳ mang thai, cơ thể thai phụ sản xuất thêm 50% lượng máu và chất lỏng bổ sung cho cơ thể để đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển của thai nhi. Đây là nguyên nhân chính phổ biến gây nên hiện tượng phù nề khi mang thai.

Thai nhi càng lớn khiến tử cung cũng lớn dần, làm gia tăng áp lực chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới, gây khó khăn cho việc vận chuyển máu về tim. Máu dồn nhiều ở chân gây phù nề, đặc biệt là ở các vị trí bàn chân, mắt cá.

Sự thay đổi hoóc-môn thai kỳ cũng là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng phù. Hoóc-môn thay đổi khiến thành mạch mềm hơn, từ đó quá trình vận chuyển máu từ chi về tim của tĩnh mạch cũng sẽ khó khăn hơn gây nên phù.

Có 3 nguyên nhân chủ yếu gây ra phù nề khi mang thai

Những cách làm giảm phù nề khi mang thai

Mẹ bầu cần tránh đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ. Nếu phải đứng lâu thì có thể ngồi xuống một lúc để nghỉ giải lao. Hoặc nếu mẹ phải ngồi lâu thì hãy đứng dậy và đi lại một chút. Ngoài ra mẹ cũng nên tránh ngồi bắt chéo hai chân.

Tư thế nghiên bên trái khi ngủ khiến áp lực lên các tĩnh mạch dẫn máu về tim giảm, giúp giảm bớt hiện tượng phù nề. Ngoài ra mẹ cũng có thể kê cao chân bằng một chiếc gối khi ngủ để giảm đau và sưng phù.

Ngủ nghiêng bên trái để máu lưu thông dễ dàng hơn

Trong thai kỳ, bàn chân to lên do phù nề khiến những đôi dép cũ có thể không vừa nữa. Lúc này mẹ hãy thay những đôi dép thoải mái cho mình, lưu ý không nên đi giày cao gót trong thời gian mang thai. Mẹ cũng có thể đi giày thể thao để làm giảm đau lưng.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong thai kỳ có thể làm giảm sưng đau do phù nề:

Ăn nhiều trái cây và rau quả

Giảm muối đường, chất béo

Tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn

Ăn nhạt vì muối, đồ ăn mặn làm cơ thể trữ nước

Bổ sung nhiều loại vitamin cần thiết

Quan trọng nhất là uống nhiều nước trong thời gian mang thai. Nước giúp cơ thể đào thải độc tố ra ngoài cơ thể đồng thời giúp các cơ quan trọng trong cơ thể hoạt động nhịp nhàng, tránh tích lũy chất lỏng gây phù nề.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp mẹ tránh phù nề khi mang thai

Tránh mặc quần áo hoặc tất bó chặt quanh chân hoặc tay để máu và các chất lỏng lưu thông dễ dàng hơn. Mang các loại quần tất không quá bó chặt và đặc biệt không bó bụng.

Tập thể dục thường xuyên giúp máu lưu thông trong cơ thể. Mẹ có thể duy trì các bài tập nhẹ nhàng trong thời gian mang bầu như đi bộ hoặc các bài tập có sự đồng ý của bác sĩ.

Ngoài ra bơi cũng là một cách tốt để đối phó với phù nề khi mang thai. Khi bơi, nước bao phủ và vỗ về lên toàn bộ cơ thể, tạo áp lực nhẹ nhàng lên da giúp kích thích các mạch bạch huyết trong cơ thể lưu thông dễ dàng.

Bơi ngửa là cách tốt nhất vừa thắt chặt mông vừa thư giãn được vùng dưới lưng, là vùng phải chịu nhiều áp lực của bà bầu. Khi bơi, hoạt động của cơ bắp chân cũng tăng cường kích thích lưu thông máu từ chân trở về tim. Mẹ bầu có thể đi bơi khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tập yoga khi mang thai cũng là một cách giảm sưng phù hiệu quả

Nếu như tình trạng phù nề quá nặng thì mẹ cũng có thể thử những liệu pháp điều trị theo ý kiến của bác sĩ như massage chân, ngâm chân sưng với các loại thảo dược để làm dịu sự khó chịu hoặc uống các loại trà tốt cho lưu thông máu do bác sĩ chỉ định.

Ngâm chân giúp làm dịu sự khó chịu của phù nề

Thư giãn bằng cách ngâm mình trong bồn nước hoặc ngâm chân trong nước lạnh cũng có thể tạo lực ép lên các mô chân, làm giảm bớt các cơn đau.

Thuốc lá, đồ uống có cồn và caffeine là những thứ cần tránh xa trong giai đoạn mang thai vì chúng có thể làm tăng thêm triệu chứng sưng phù và gây ra đau đớn hơn.

Mặc dù mẹ bầu không thể hoàn toàn thoát khỏi những triệu chứng khó chịu điển hình khi mang thai nhưng có thể khắc phục được một phần nào đó nhờ những phương pháp trên. Và các hiện tượng này cũng chỉ là tạm thời và sẽ hết sau khi sinh nở. Đây là quãng thời giạn mà mẹ bầu cần để ý chăm sóc bản thân nhiều hơn, ngoài việc bảo vệ bé yêu, mẹ cũng có thể tận hưởng thai kỳ một cách vui vẻ và hạnh phúc.

Tránh xa thuốc lá, đồ uống có cồn và caffeine để thai kỳ khỏe mạnh

Phù nề có nguy hiểm không?

Ngoài phù nề sinh lý đã kể ở trên, mẹ bầu còn có thể bị phù nề do bệnh lý. Phù nề sinh lý chủ yếu xảy ra ở chân hoặc bàn tay và sẽ giảm dần khi có các phương pháp khắc phục, nghỉ ngơi hợp lý. Phù bệnh lý khiến cho mẹ có nguy cơ đối mặt với các bệnh tiền sản giật, bệnh thận… ảnh hưởng tới thai nhi. Trong trường hợp thai phụ có sẵn tiền sử các bệnh như bệnh tim, bệnh thận thì đây cũng là nguyên nhân gây ra phù và phù nề xảy ra trước khi bụng to gây chèn ép, có thể phù nhiều ở mặt và tay.

Những trường hợp phù nề nguy hiểm mà mẹ cần đi gặp bác sĩ ngay:

Phù nề liên tục nhiều ngày dù nghỉ ngơi cũng không thuyên giảm

Phù nặng ở tay, mặt hay các bộ phận khác

Phù nề kèm theo đau đầu, rối loạn thị giác, đau bụng

Phù nề kèm nôn với bất kỳ triệu chứng nào.