Top 9 # Khi Nào Mới Có Triệu Chứng Ốm Nghén Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Khi Nào Mới Hết Ốm Nghén? _ Tư Vấn Sức Khỏe Bà Bầu

Rate this post

” Trong lần đầu tiên mang thai, N bị nghén khá nặng. Khi thấy mùi lạ là y như rằng cô ba chân bốn cẳng chạy vào “làm bạn” với vệ sinh. Có hôm đang ăn cơm ngon miệng, N cứ tưởng thế là khỏe, nhưng rồi khoảng 15 phút sau cô lại nôn thốc, nôn tháo. Cô luôn trong tình trạng mệt mỏi, bị sút cân rất nhanh và da dẻ xanh xao. Thậm chí có khi cô còn than vãn với chồng rằng ” biết khổ thế này em đã không mang thai cho rồi” …” : Trích câu chuyện của bạn N đã gửi đến Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội.

Khi chị em bị ốm nghén sẽ có một số những biểu hiện như: buồn nôn, nôn, chán ăn… Với một số chị em thì ốm nghén còn là nỗi sợ hãi, lo lắng,… của chị em. Vì vậy, khi nào mới hết ốm nghén là điều mà rất nhiều chị em đặc biệt quan tâm.

Trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội thì các bác sĩ cho biết rằng, thông thường, khi chị em mang thai hết 3 tháng đầu thì sẽ chấm dứt nghén. Thời điểm chị em mang thai giữa tuần 12- 14 của thì beta hCG không tăng cao là khi nghén giảm và sẽ mất hẳn. Hơn nữa mỗi phụ nữ mang thai sẽ trải qua một cách ốm nghén khác nhau về mức độ cũng như thời gian.

Tuy nhiên, cũng có một số hiếm trường hợp, thai phụ có thể bị nghén trong suốt thai kỳ. Do đó, nếu sau tuần 12- 14 mà thai phụ vẫn nghén nhiều, nghén nặng thì chị em cần sớm đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và khắc phục kịp thời.

Để có thể giúp cho chị em khắc phục tình trạng này hiệu quả, chị em có thể ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày (khoảng 6- 8 bữa/ngày). Chị em cần tránh ăn những đồ ăn chứa nhiều chất béo, có mùi nặng. Chị em cũng có thể uống một tách trà gừng, ngửi chút hương bạc hà để làm giảm cảm giác buồn nôn.

Chị em cũng cần uống nước thường xuyên để có thể phòng tình trạng mất nước do nôn ói. Bạn có thể uống nước lọc, nước trái cây, sữa… Bạn nên uống trước hoặc sau khi ăn khoảng nửa giờ, không nên uống trong khi ăn và phải uống từng ngụm nhỏ một

Bên cạnh đó chị em cần tránh để tâm lý ở trạng thái căng thẳng, stress…, do nó có thể làm tăng triệu chứng nghén. Thay vào đó chị em nên cố gắng nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan…

Hi vọng rằng, bài viết này đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc khi nào mới hết ốm nghén, cũng như cách khắc phục tình trạng này được hiệu quả. Từ đó giúp cho bạn chăm sóc cho bản thân cũng như bé được tốt hơn.

Ốm Nghén Bắt Đầu Từ Khi Nào?

Rate this post

Các bác sỹ cho biết rằng: thời điểm xuất hiện những triệu chứng ốm nghén của mỗi chị em sẽ không hề giống nhau, có người đến sớm, có người đến muộn. Tuy nhiên về cơ bản ốm nghén sẽ xuất hiện trong thời gian đầu của thai kỳ.

Có thể chị em sẽ thấy những dấu hiệu của tình trạng ốm nghén ngay tuần đầu khi chậm kinh, một số trường hợp khác có thể xuất hiện muộn hơn. Các bác sỹ cho biết, phần lớn chị em có thể thấy những triệu chứng ốm nghén sớm từ tuần thứ 4-6 hoặc muộn hơn ở tuần thứ 8-10 của thai kỳ. Những triệu chứng xuất hiện sớm hay muộn thường sẽ phụ thuộc phần lớn vào tình trạng sức khỏe và nhất là sự thay đổi hormone của cơ thể thai phụ. Thông thường chị em sẽ thấy những triệu chứng của tình trạng rõ nét nhất ở tuần thứ 8-12.

Những dấu hiệu đặc trưng của ốm nghén là buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi. Chị em cảm thấy mẫn cảm hơn với các mùi của thức ăn, có thể buồn nôn hoặc nôn ngay lập tức. Những cơ buồn ngủ thường cũng có thể ập đến bất cứ lúc nào. Thông thường đa số chị em đều cảm thấy hết sức mệt mỏi, khó tập trung, ăn uống kém hơn bình thường.

Nhiều chị em thường lo lắng không biết rằng liệu tình trạng ốm nghén có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hay không? Các bác sỹ chuyên khoa cho biết chị em không nên quá lo lắng. Những dấu hiệu ày sẽ dần giảm đi và có thể chấm dứt ở tuần thứ 20, có thể sớm hơn hoặc muộn hơn vài tuần. Trong thời điểm này, kích thước thai nhi còn khá nhỏ và nhu cầu dinh dưỡng chưa cao, do đó mà ốm nghén sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Và một thông tin có thể nhiều chị em không biết rằng ở những thai phụ xuất hiện triệu chứng ốm nghén có tỷ lệ sẩy thai rất thấp. Trong trường hợp nếu chị em gặp phải những triệu chứng của tình trạng ốm nghén nặng nề cần có sư can thiệp của các bác sỹ chuyên khoa.

Trang tư vấn sức khỏe: http://intellitape.com

Kiến thức được tìm kiếm:

ốm nghén bắt đầu từ khi nào

Ốm Nghén Thai Kỳ Và Các Triệu Chứng Ốm Nghén

Có đến hơn 80 % phụ nữ gặp phải tình trạng ốm nghén thai kỳ. Tuy nhiên, họ có những biểu hiện và mức độ ốm nghén khác nhau. Tình trạng ốm nghén thai kỳ có thể sẽ biến mất sau ba tháng đầu, tuy nhiên, cũng có trường hợp kéo dài đến tận tuần tứh 20 hoặc thậm chí là hết cả thai kỳ.

Nguyên nhân gây ra ốm nghén có thể do Oestrogen tăng, Hormone HCG cao, nhạy cảm với các loại mùi hay thiếu hụt dinh dưỡng đặc biệt là vitamin B6…. Ốm nghén thai kỳ dễ khiến mẹ mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và nôn, thậm chí là gặp các biến chứng nguy hiểm nếu mức độ ốm nghén nghiêm trọng.

– Buồn nôn và nôn: Đây là triệu chứng hầu hết mẹ bầu sẽ gặp phải. Triệu chứng này thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng và cũng có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng bởi đây là hiện tượng bình thường. Nó sẽ kết thúc hoặc giảm dần sau 3 tháng đầu thai kỳ nhưng cũng có người kéo dài suốt thai kỳ.

– Chán ăn, không muốn ăn: Mẹ sẽ cảm thấy kinh sợ mùi thức ăn, đồng thời khẩu vị cũng có nhiều thay đổi do cơ thể mẹ đang có nhiều sự thay đổi. Bạn có thể ăn những thứ chưa bao giờ ăn, cũng có thể sẽ chán ghét những món thường ngày vẫn thích.

– Mệt mỏi: Mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, đôi khi là thiếu sức sống. Do đó, mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp ký, tránh làm việc nặng, làm việc quá sức.

– Chóng mặt, hoa mắt: Nhiều mẹ bầu có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt là khi đứng lên ngồi xuống. Đây là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang gặp tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Cần phải bổ sung sắt bằng việc ăn uống hoặc uống vitamin tổng hợp có chứa sắt.

Ngoài ra, trong thai kỳ mẹ có thể gặp một số vấn đề khác như đau lưng, rạn da, táo bón….

– Buồn nôn, nôn ói liên tục và kéo dài.

– Nôn ói đến mức khiến cơ thể mất nước.

– Giảm cân nhanh chóng, khó kiểm soát.

– Hạ huyết áp, hoa mắt, chóng mặt liên tục khi đứng lên ngồi xuống.

– Nước tiểu tối màu hoặc không đi tiểu trong 8 giờ liền.

– Nhịp tim đập nhanh bất thường.

Vitamin B6 có thể làm giảm các triệu chứng ốm nghén thai kỳ

Giải pháp đẩy lùi ốm nghén thai kỳ cho mẹ bầu tốt nhất là thay đổi chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Chia chế độ ăn hàng ngày thành các bữa nhỏ để tránh tình trạng ăn quá nhiều cũng một lúc, gây cảm giác khó chịu, đồng thời tránh để dạ dày rơi vào tình trạng trống rỗng. Việc chia nhỏ bữa ăn cũng giúp ổn định đường huyết trong cơ thể. Nên ăn nguội sẽ tốt hơn ăn nóng.

Tránh các thực phẩm cay nóng, chiên rán, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị.

Ăn gừng, uống nước gừng hoặc thực phẩm chứa gừng, vitamin B6 để làm giảm các triệu chứng ốm nghén.

Dùng vitamin tổng hợp có chứa tổ hợp gừng, vitamin B6, vitamin C để giúp làm giảm các triệu chứng ốm nghén và cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Trong trường hợp mẹ bầu bị nghén nặng cần nhập viện để được kiểm tra, bù nước và có biện pháp khắc phục tình trạng.

Các Triệu Chứng Của Ốm Nghén

Các triệu chứng của ốm nghén thường bắt đầu vào tuần thứ 8 của thai kì, một số phụ nữ có thể bị ốm nghén sớm hơn từ 3 – 4 tuần trước đó. Nguyên nhân của tình trạng ốm nghén là do sự gia tăng của hormone HCG (Human Chorionic Gonadotropin). Các hormone HCG này có thể phát hiện trong máu chỉ 10 ngày sau khi thụ tinh, còn ở nước tiểu thì chỉ khoảng 1 tuần sau khi thụ tinh. Bên cạnh đó sự thiếu hụt dinh dưỡng, sự nhạy cảm của dạ dày và cảm giác khó chịu với một số mùi hương cũng là nguyên nhân gây ra nghén.

Phụ nữ mang thai thường sẻ bị ra một vệt máu nhỏ sau khi trứng được thụ tinh thành công từ 6 – 12 ngày và nó thường kéo dài trong khoảng 1 – 2 ngày, do lớp niêm mạc tử cụng bị bong ra.

Các mẹ bầu thường xuyên bị buồn nôn và nôn, triệu chứng này thường bắt khoảng tuần thứ 8 hoặc thứ 9 và giảm dần sau 12 -14 tuần. Buồn nôn và nôn nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Việc các dây chằng ở lưng bị kéo căng, các cơ bụng trở nên thiếu linh hoạt gây ra cảm giác nhức mỏi và đau lưng.

Cơ thể bị mất nước trầm trọng và mỗi thai phụ cần uống 2 -3 lít nước mỗi ngày. Ở một số mẹ có thể có thêm tình trạng đi tiểu nhiều lần hơn so với trước đây. Và đây là tình trạng bình thường ở phụ nữ mang thai nguyên nhân là do sự chèn ép củ tử cung lên bàng quang.

Các bà bầu có thể trở nên mệt mỏi, xanh xao và không tập trung được nguyên nhân là do cơ thể của người mẹ trong giai đoạn đầu này phải làm việc liên tục để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể thai nhi mới hình thành.

Sự gia tăng hormone progesterone và sự thiếu hụt lượng hồng cầu gây ra sự buồn ngủ, nhức đầu.

Bên cạnh đó còn một số triệu chứng như nhiệt độ cơ thể thay đổi, kích thước vòng một tăng lên.

Để hạn chế tình trạng ốm nghén này các mẹ bầu có thể hạn chế ăn các loại thịt sống, các loại rau củ, trái cây còn sống và các loại thức ăn có mùi.

Để các triệu chứng ốm nghén giảm bớt cần có sự điều trị đúng cách. Phụ nữ mang thai cần đến khám bác sĩ định kỳ để được chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Ngoài ra thai phụ cần bổ sung các chất dinh dưỡng và các loại vitamin cần thiết như A, E, D, C… Đặc biệt là các mẹ luôn giữ cho cơ thể thư giản thoải mái, như vậy thì tâm lý của thai phụ mới tốt và đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc giảm các triệu chứng nghén trong thai kỳ.

chúng tôi – Kênh thông tin giúp mẹ:

Chăm sóc thai kì

Làm đẹp

Kinh nghiệm ở cữ

Những điều cần biết khi nuôi dưỡng bé.

chúng tôi là website thuộc chủ quản của Cty TNHH Quốc Hưng

Hãy kết nối với chúng tôi qua email:

mail.earthmama@gmail.com

Hotline: 1900 58 58 69