Top 9 # Khi Nào Hết Triệu Chứng Ốm Nghén Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Kidzkream.com

Khi Nào Mới Hết Ốm Nghén? _ Tư Vấn Sức Khỏe Bà Bầu

Rate this post

” Trong lần đầu tiên mang thai, N bị nghén khá nặng. Khi thấy mùi lạ là y như rằng cô ba chân bốn cẳng chạy vào “làm bạn” với vệ sinh. Có hôm đang ăn cơm ngon miệng, N cứ tưởng thế là khỏe, nhưng rồi khoảng 15 phút sau cô lại nôn thốc, nôn tháo. Cô luôn trong tình trạng mệt mỏi, bị sút cân rất nhanh và da dẻ xanh xao. Thậm chí có khi cô còn than vãn với chồng rằng ” biết khổ thế này em đã không mang thai cho rồi” …” : Trích câu chuyện của bạn N đã gửi đến Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội.

Khi chị em bị ốm nghén sẽ có một số những biểu hiện như: buồn nôn, nôn, chán ăn… Với một số chị em thì ốm nghén còn là nỗi sợ hãi, lo lắng,… của chị em. Vì vậy, khi nào mới hết ốm nghén là điều mà rất nhiều chị em đặc biệt quan tâm.

Trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội thì các bác sĩ cho biết rằng, thông thường, khi chị em mang thai hết 3 tháng đầu thì sẽ chấm dứt nghén. Thời điểm chị em mang thai giữa tuần 12- 14 của thì beta hCG không tăng cao là khi nghén giảm và sẽ mất hẳn. Hơn nữa mỗi phụ nữ mang thai sẽ trải qua một cách ốm nghén khác nhau về mức độ cũng như thời gian.

Tuy nhiên, cũng có một số hiếm trường hợp, thai phụ có thể bị nghén trong suốt thai kỳ. Do đó, nếu sau tuần 12- 14 mà thai phụ vẫn nghén nhiều, nghén nặng thì chị em cần sớm đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và khắc phục kịp thời.

Để có thể giúp cho chị em khắc phục tình trạng này hiệu quả, chị em có thể ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày (khoảng 6- 8 bữa/ngày). Chị em cần tránh ăn những đồ ăn chứa nhiều chất béo, có mùi nặng. Chị em cũng có thể uống một tách trà gừng, ngửi chút hương bạc hà để làm giảm cảm giác buồn nôn.

Chị em cũng cần uống nước thường xuyên để có thể phòng tình trạng mất nước do nôn ói. Bạn có thể uống nước lọc, nước trái cây, sữa… Bạn nên uống trước hoặc sau khi ăn khoảng nửa giờ, không nên uống trong khi ăn và phải uống từng ngụm nhỏ một

Bên cạnh đó chị em cần tránh để tâm lý ở trạng thái căng thẳng, stress…, do nó có thể làm tăng triệu chứng nghén. Thay vào đó chị em nên cố gắng nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan…

Hi vọng rằng, bài viết này đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc khi nào mới hết ốm nghén, cũng như cách khắc phục tình trạng này được hiệu quả. Từ đó giúp cho bạn chăm sóc cho bản thân cũng như bé được tốt hơn.

Ốm Nghén Bắt Đầu Từ Khi Nào?

Rate this post

Các bác sỹ cho biết rằng: thời điểm xuất hiện những triệu chứng ốm nghén của mỗi chị em sẽ không hề giống nhau, có người đến sớm, có người đến muộn. Tuy nhiên về cơ bản ốm nghén sẽ xuất hiện trong thời gian đầu của thai kỳ.

Có thể chị em sẽ thấy những dấu hiệu của tình trạng ốm nghén ngay tuần đầu khi chậm kinh, một số trường hợp khác có thể xuất hiện muộn hơn. Các bác sỹ cho biết, phần lớn chị em có thể thấy những triệu chứng ốm nghén sớm từ tuần thứ 4-6 hoặc muộn hơn ở tuần thứ 8-10 của thai kỳ. Những triệu chứng xuất hiện sớm hay muộn thường sẽ phụ thuộc phần lớn vào tình trạng sức khỏe và nhất là sự thay đổi hormone của cơ thể thai phụ. Thông thường chị em sẽ thấy những triệu chứng của tình trạng rõ nét nhất ở tuần thứ 8-12.

Những dấu hiệu đặc trưng của ốm nghén là buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi. Chị em cảm thấy mẫn cảm hơn với các mùi của thức ăn, có thể buồn nôn hoặc nôn ngay lập tức. Những cơ buồn ngủ thường cũng có thể ập đến bất cứ lúc nào. Thông thường đa số chị em đều cảm thấy hết sức mệt mỏi, khó tập trung, ăn uống kém hơn bình thường.

Nhiều chị em thường lo lắng không biết rằng liệu tình trạng ốm nghén có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hay không? Các bác sỹ chuyên khoa cho biết chị em không nên quá lo lắng. Những dấu hiệu ày sẽ dần giảm đi và có thể chấm dứt ở tuần thứ 20, có thể sớm hơn hoặc muộn hơn vài tuần. Trong thời điểm này, kích thước thai nhi còn khá nhỏ và nhu cầu dinh dưỡng chưa cao, do đó mà ốm nghén sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Và một thông tin có thể nhiều chị em không biết rằng ở những thai phụ xuất hiện triệu chứng ốm nghén có tỷ lệ sẩy thai rất thấp. Trong trường hợp nếu chị em gặp phải những triệu chứng của tình trạng ốm nghén nặng nề cần có sư can thiệp của các bác sỹ chuyên khoa.

Trang tư vấn sức khỏe: http://intellitape.com

Kiến thức được tìm kiếm:

ốm nghén bắt đầu từ khi nào

Cách Làm Giảm Triệu Chứng Ốm Nghén Khi Mang Thai

Ốm nghén là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai chứ không phải bệnh tật nên không cần điều trị gì đặc biệt. Tuy nhiên, ốm nghén khiến chị em mệt mỏi, có người không ăn được gì, cũng chẳng làm được gì, ai cũng muốn giai đoạn “khủng khiếp” này chóng qua đi.

Nguyên nhân gây ốm nghén

– Tăng cảm giác về mùi làm bạn khó chịu và khiến bạn ốm và mệt mỏi.

– Dạ dày nhạy cảm

– Mang thai đôi, ba.

– Từng bị ốm nghén trong thai kỳ trước đó.

– Tiền sử bị chứng đau nửa đầu.

– Nếu mẹ hoặc chị em gái từng bị ốm nghén, bạn có nhiều khả năng bị ốm nghén.

Triệu chứng chung nhất của nghén là cảm giác buồn nôn và nôn, nhiều nhất là vào bu ổi sáng sớm hay những khi cảm thấy đói.

Nghén còn biểu hiện dưới hình thức thèm ăn một cái gì đó (có người thèm ăn chua, có người thèm ăn ngọt, thậm chí có người còn thèm ăn cả đất,…). Trong thời kỳ mang thai, cơ thể thiếu chất gì thì bà mẹ mang thai thường thèm ăn chất đó.

Nhiều phụ nữ mang thai chỉ thèm ngủ, gọi là “nghén ngủ”. Những người nghén ngủ có thể ngủ cả ngày mà vẫn thấy chưa đủ.

Một số biện pháp khắc phục ốm nghén

– Gừng, bạc hà và chanh tươi là những phương thuốc tự nhiên tốt giúp làm giảm tác động của ốm nghén. Uống nước pha gừng, bạc hà, nước chanh hay ăn các thực phẩm chứa gừng và chanh có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn.

– Luôn mang theo bánh quy, hoặc những thức ăn vặt như nho khô, bim bim, sữa chua để ăn mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.

– Sử dụng các thực phẩm giảm triệu chứng ốm nghén: Chuối, bơ, củ đậu, mẹ, khoai loang, cam buổi, bí đao, gừng, chanh…

-Nên uống nước thường xuyên để đề phòng tình trạng mất nước do nôn ói. Uống bất cứ thứ gì mà dạ dày thai phụ chấp nhận được; nước lọc, nước trái cây, sữa… Uống nửa giờ trước hoặc sau khi ăn, không uống trong khi ăn và nhớ phải uống từng ngụm nhỏ. Tuy nhiên cần tránh những loại đồ uống chứa caffein như cà phê và rượu.

– Bạn nên ăn nhạt, và ăn đồ ăn dễ tiêu hoá, ăn thực phẩm ít dầu mỡ là cách tốt nhất khi bạn đang ốm nghén. Không bắt ép mình ăn những thực đơn dinh dưỡng bắt buộc, cố gắng ăn món yêu thích và phù hợp cho bà bầu

– Nên chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn theo nhiều bữa trong ngày. Tránh ăn quá nhiều khi bạn đang đói. Vì vậy bạn nên dừng ăn khi thấy gần no.

-Tránh các sản phẩm có mùi nồng như nước hoa, chất khử mùi, nước xịt phòng, tẩy rửa. Luôn giữ cho nhà cửa thoáng đãng và vệ sinh và tránh nơi ngột ngạt. Thỉnh thoảng nên đi bộ và hít thở không khí trong lành.

– Sử dụng tinh dầu: Tinh dầu hoa oải hương có thể giúp bạn ngủ ngon, bạc hà có thể giảm buồn nôn.

– Ngủ đủ giấc vì khi thiếu ngủ khiến cho tình trạng ốm nghén tồi tệ hơn.

-Đeo vòng tay chống say tàu xe.

-Nếu bạn quá đau đớn và mệt mỏi hãy đến nhờ bác sĩ kê toa. Loại thuốc phổ biến nhất là Zofran, ngoài ra còn nhiều loại thuốc khác nữa.

– Đối với một số mẹ, sử dụng các phương pháp bấm huyệt trên cổ tay có thể có tác dụng tốt. Hãy tham khảo ý kiến của các y sĩ về các phương pháp này nếu hữu ích.

Thai nghén có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi?

Các bà mẹ thường lo sợ hiện tượng thai nghén có thể gây bất lợi cho sự phát triển của các bé. Với các biểu hiện buồn nôn hay kén ăn, họ băn khoăn không biết các bé có được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng trong các trường hợp thai nghén bình thường, thai nhi sẽ tự biết hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ. Chỉ trong những trường hợp nghiêm trọng như nôn mửa quá nhiều và không thể ăn uống thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm các loại vitamin hay nhập viện để theo dõi khi khẩn cấp.

Đối với hầu hết phụ nữ, tình trạng ốm nghén chỉ làm cho họ mệt mỏi. Sau ba tháng đầu tiên, bạn không tăng cân, không thể hấp thụ bất cứ thức ăn và loại nước uống nào, có thể có nguy cơ bị các biến chứng khác nhau.

Triệu Chứng Nhiễm Độc Thai Nghén (Ốm Nghén) Ba Tháng Đầu

Hiện nay, có rất nhiều giả thuyết về tình trạng nhiễm độc thai nghén của mẹ bầu:

Thuyết nội tiết: Khi mang bầu ba tháng đầu, nồng độ HCG của mẹ bầu tăng lên đột biến, dẫn đến các biểu hiện của ốm nghén. Tuy nhiên khi người phụ nữ chửa trứng, sinh đôi, đa thai hoặc có yếu tố cơ địa, sẽ có tình trạng nôn ói, nôn thức ăn, mật xanh mật vàng suốt cả ngày. Tình trạng này được coi là bệnh lý được gọi là nhiễm độc thai nghén.

Thuyết dị ứng: Thai nhi tuy có hệ gen là sự kết hợp giữa mẹ và cha. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, đây lại là một vật thể lạ đối với cơ thể của người mẹ. Chính vì thế, người mẹ sẽ phản ứng lại như: buồn nôn, nôn ọe, sợ mùi, thậm chí xảy ra các triệu chứng nhiễm độc thai nghén mức độ nặng như: sụt cân, nôn mật xanh vàng, khiến cho mẹ bầu mất nước trầm trọng.

Thuyết tiêu hoá: Những thai phụ có tiền sử mắc viêm ruột thừa, viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh đường mật… sẽ có những tổn thương cũ tại đường tiêu hóa. Khi mang thai, những người này sẽ có tình trạng buồn nôn, nôn nhiều hơn những thai phụ khác.

Triệu chứng nhiễm độc thai nghén ba tháng đầu

Triệu chứng lâm sàng

Ban đầu: Thai phụ chỉ tiết nước miếng, nhạt mồm, khó chịu. Mẹ cũng có hiện tượng thay đổi khẩu vị như: sợ cơm, thèm chua, hay thèm ăn một loại thức ăn bất thường nào đó. Nước bọt ngày càng ứa ra nhiều.

Sau đó: Mẹ bầu sẽ có tình trạng buồn nôn, nôn ói nhiều, thậm chí nôn ra thức ăn. Có một số mẹ nôn nhiều vào buổi sáng nhưng cũng có mẹ nôn suốt cả ngày. Mẹ nhạy cảm với mùi thức ăn hoặc một số mùi đặc biệt, thậm chí, chỉ nghĩ đến những điều này cũng buồn nôn. Với một số thai phụ, nôn ói kéo dài dẫn đến đau vùng thượng vị, kích thích dạ dày và có biểu hiện như thể đau dạ dày.

Đặc biệt, bệnh nôn nặng – triệu chứng nhiễm độc thai nghén

Trong khoảng thời gian trước, bệnh nôn nặng còn gọi là bệnh nôn không cầm được do chưa có thuốc chống nôn hiệu quả. Bệnh này còn có tên là nhiễm độc thai nghén – trong thời gian đó có tỷ lệ tử vong thai phụ cao, thậm chí nhiều thai phụ còn cần phá thai để điều trị.

Triệu chứng nhiễm độc thai nghén

Trong những năm 1850 Paul Dubois đã mô tả các triệu chứng lâm sàng một cách chi tiết và chia làm ba giai đoạn

Thai phụ ban đầu nôn nhiều vào buổi sáng, nôn sau bữa ăn. Sau một thời gian bệnh nhân nôn suốt ngày, có khi, buồn nôn đến nỗi không ngủ được hoặc đang ngủ phải thức dậy để nôn.

Mới đầu, mẹ bầu nôn ra nước nhạt, nôn ra thức ăn, chất nôn có vị chua của dịch vị, rồi nôn ra mật xanh, mật vàng. Tình trạng nôn càng nhiều, dạ dày càng đau do phải co bóp liên tục, có hiện tượng ợ chua như đau dạ dày.

Vì nôn ngày càng nhiều, bệnh nhân ngày càng gầy mòn, hốc hác, mất nước do không thể ăn uống đầy đủ. Lượng nước tiểu ngày càng ít, sậm màu và dẫn đến rối loạn điện giải trong cơ thể.

Giai đoạn này có thể diễn ra từ 4 đến 6 tuần.

Đối với các bệnh nhân gặp các biểu hiện này, điều cấp thiết là tìm cách giải quyết sớm để hạn chế độ nặng của nghén.

Tìm hiểu về cách giảm nghén an toàn, hiệu quả

Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, sẽ có sự chuyển biến thành thể nặng gây nguy hiểm ở giai đoạn 2 và 3

Giai đoạn mạch nhanh và rối loạn chuyển hoá:

Bệnh nhân nôn ngày càng nhiều gần như liên tục, kể cả khi trong dạ dày không con gì bệnh nhân vẫn nôn kéo dài từng đợt, nôn ra nước bọt – gọi là nôn khan.

Triệu chứng nhiễm độc thai nghén ở giai đoạn này là bệnh nhân sụt cân, gầy mòn, mắt lõm, miệng lưỡi khô, hơi thở có mùi chua của aceton. Mạch tượng nhanh nhỏ từ 100 đến trên 120 lần/phút.

Tinh thần cũng ảnh hưởng nghiêm trọng: sợ sệt, bi quan, sợ cho đứa con trong bụng, sợ không tiếp tục được thai nghén và hạnh phúc gia đình…

Giai đoạn có biến chứng thần kinh:

Khi mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng kéo dài, bệnh nhân lâm vào giai đoạn biến chứng thần kinh. Triệu chứng nôn khan gần như không còn. Bệnh nhân lâm vào trầm cảm. Đôi khi, bệnh nhân hốt hoảng, mê sảng, thậm chí hôn mê, rồi co giật.

Nhịp thở nhanh nông 40 – 50 lần/phút, hơi thở chua hăng. Lượng nước tiểu ít dần đến nỗi gần như vô niệu. Giai đoạn này, bệnh nhân có tỷ lệ tự vong rất cao

Bệnh nôn nặng có thể tiến triển triệu chứng nhiễm độc thai nghén từ giai đoạn nhẹ chuyển sang nặng khi không được điều trị kịp thời.

Thai phụ cần chẩn đoán và đề phòng từ sớm để giảm tình trạng nghén gia tăng. Hiện nay, nhờ khoa học, kỹ thuật hiện đại, ta có thể giữ được thai hoặc tránh được tử vong cho mẹ nếu được điều trị sớm.

Mẹ cần làm gì để hạn chế tiến triển đến triệu chứng nhiễm độc thai nghén?

Điều tốt nhất cho mẹ và thai nhi là giảm nghén từ sớm để giảm thiểu nguy cơ này. Người mẹ nên được nằm trong phòng yên tĩnh, thoáng, sạch sẽ, không có mùi thức ăn. Thay đổi chế độ ăn thành nhiều bữa, ăn đồ nguội ít gây kích thích nôn.

Thuốc điều trị:

Thường là các thuốc chống nôn, thuốc giảm tiết dịch, các chế phẩm từ gừng và B6 để hạn chế buồn nôn, khó chịu từ sớm. Khi bệnh nhân có triệu chứng nhiễm độc thai nghén, mất nước, rối loạn điện giải, mẹ bầu cần vào viện điều trị tích cực và giữ tinh thần thoải mái, tránh kích động.

Rất hy vọng các mẹ bầu cần đánh giá đúng độ nặng nhẹ của ốm nghén mà có biện pháp thích hợp. Thai phụ nên giảm nghén sớm, tránh tình trạng tiến triển nhiễm độc và gây hậu quả đáng tiếc.

Chúc mẹ sức khỏe!